Em xin chân thành cảm ơn Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Thắng, chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở Sở Y Tế Hà Nội “Đánh giá thực trạng, tình hình sử dụng trang thiết bị y tế tại các trạm y tế khu vực phí
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
……….***………
LÊ THỊ HỒNG LÊ
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI
CÁC TRẠM Y TẾ XÃ THUỘC TỈNH HÀ TÂY CŨ NĂM 2010
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2005 - 2011
HÀ NỘI - 2011
Trang 3Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban giám hiệu, các thầy,
cô giáo Trường Đại Học Y Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em kiến thức chuyên môn, hết lòng giúp đỡ em trong sáu năm học tại trường
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Bộ môn Giáo Dục Sức Khỏe, Trường Đại Học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, đóng góp những ý kiến quý báu cho em thực hiện và hoàn thành bản Khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Thắng, chủ nhiệm
đề tài cấp cơ sở (Sở Y Tế Hà Nội) “Đánh giá thực trạng, tình hình sử dụng trang thiết bị y tế tại các trạm y tế khu vực phía tây Hà Nội (Hà Tây cũ)” đã
cho phép em được tham gia và sử dụng một phần số liệu của đề tài để thực hiện Khóa luận tốt nghiệp này
Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS Lê Thị Tài, Phó trưởng bộ môn Giáo Dục Sức Khỏe - Người thầy kính mến đã dìu dắt em từ những bước đi chập chững đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học, đã dành nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ cũng như động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu
để hoàn thành Khóa luận này
Con luôn luôn ghi nhớ gia đình thân yêu đã luôn luôn động viên, cổ vũ con trong cuộc sống, trong học tập và trong quá trình hoàn thành Khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn của tôi đã giúp đỡ, đã cùng tôi chia
sẻ những khó khăn, kiến thức cũng như những kinh nghiệm để hoàn thành Khóa luận này
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Lê Thị Hồng Lê
Trang 4Đây là một phần số liệu của Đề tài cấp cấp cơ sở: “Đánh giá thực trạng,
tình hình sử dụng trang thiết bị y tế tại các trạm y tế khu vực phía Tây Hà
Nội” , em đã được chủ nhiệm đề tài BSCKII Nguyễn Văn Thắng cho phép em
tham gia nhập số liệu và sử dụng một phần số liệu để thực hiện Khóa luận này
Số liệu, kết quả nêu trong Khóa luận được tính toán trung thực, chính
xác và chưa được công bố trong công trình, tài liệu nào
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Lê Thị Hồng Lê
Trang 5TTBYT Trang thiết bị y tế
TTYTH Trung tâm y tế huyện
Trang 6NỘI DUNG TRANG
ĐẶT VẤN ĐỀ ………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ……….4
1.1 Phân loại trang thiết bị y tế 4
1.2 Danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu cho trạm y tế xã 5
1.3 Quản lý trang thiết bị y tế 6
1.4 Vấn đề mua sắm, hiệu quả và đánh giá hiệu quả TTB 8
1.5 Tình hình sử dụng và quản lý trang thiết bị 10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…… 11
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11
2.2 Đối tượng nghiên cứu 11
2.3 Phương pháp nghiên cứu 11
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 11
2.3.2 Mẫu nghiên cứu 11
2.4 Nội dung nghiên cứu và kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu 14
2.5 Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 15
2.6 Nhập, xử lý và phân tích số liệu 16
2.7 Sai số và hạn chế sai số 17
2.8 Đạo đức nghiên cứu 18
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……… 19
3.1 Thực trạng sử dụng và quản lý trang thiết bị y tế tại các TYTX thuộc tỉnh Hà Tây cũ năm 2010 19
3.1.1 Thực trạng sử dụng TTBYT tại các TYTX 19
3.1.2 Thực trạng quản lý TTBYT tại các TYTX 33
Trang 74.1.1 Thực trạng sử dụng TTBYT tại các TYTX 47
4.1.2 Về thực trạng quản lý TTBYT tại các TYTX 48
4.2 Các ý kiến đề xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng TTBYT tại TYTX 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8Tên bảng Trang
Bảng 3.1 Tần suất sử dụng TTB khám chữa bệnh chung 19
Bảng 3.2 Tần suất sử dụng TTB y học cổ truyền 21 Bảng 3.3 Tần suất sử dụng TTB chuyên khoa Tai Mũi Họng- Răng
Hàm Mặt- Mắt
22 Bảng 3.4 Tần suất sử dụng TTB dụng cụ xét nghiệm 23 Bảng 3.5 Tần suất sử dụng TTB khám, điều trị sản- phụ khoa- đỡ đẻ 24
Bảng 3.6 Tần suất sử dụng dụng cụ tiệt khuẩn 25
Bảng 3.7 Tần suất sử dụng thiết bị thông dụng 26 Bảng 3.8 Những trang thiết bị được sử dụng nhiều nhất (ngày nào
cũng sử dụng đến/sử dụng nhiều lần trong ngày)
27
Bảng 3.9 Những trang thiết bị không sử dụng đến hoặc rất ít khi sử
Bảng 3.10 Lý do không sử dụng đến hoặc rất ít sử dụng 28
Bảng 3.11 Trang thiết bị cần thiết cho khám chữa bệnh tại tuyến xã
theo quy định của Bộ Y tế mà các trạm y tế chưa có
28
Bảng 3.12 Trang thiết bị ngoài danh mục thiết yếu theo quy định của
Bộ Y tế mà các trạm tự mua
29 Bảng 3.13 Lý do các trạm y tế tự bỏ tiền mua những TTB này 30
Bảng 3.15 Ý nghĩa của việc có những TTB mà TYTX tự mua sắm
thêm
31 Bảng 3.16 Thực trạng về quản lý, bảo quản TTBYT tại các TYTX 33
Trang 9Bảng 3.18 Tự đánh giá của các trạm về thực trạng công tác quản lý để
phát huy hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế 34
Bảng 3.19 Kết quả quan sát tình hình chung về TTBYT tại 12 TYT 34
Bảng 3.20 Kết quả quan sát cụ thể một số TTBYT tại 12 TYTX
Bảng 3.21 Những TTBYT cần đầu tư cho trạm y tế trong thời gian tới
để thực hiện chức năng KCB theo quy định tại tuyến xã (theo đề xuất
của trạm trưởng)
39
Bảng 3.22 Những TTBYT không sử dụng đến cần thanh lý (theo đề
xuất của trạm trưởng)
41 Bảng 3.23 Kiến nghị về công tác quản lý của trạm y tế 42 Bảng 3.24 Kiến nghị về vai trò giám sát của trung tâm y tế huyện 42
Bảng 3.25 Kiến nghị về công tác đào tạo liên quan đến TTBYT cho
cán bộ các TYTX
43
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao Trang thiết bị y tế (TTBYT)
là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh Do vậy, lĩnh vực trang thiết bị y tế cần được tăng cường đầu tư cả
về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả [2]
Trang thiết bị (TTB) hiện đại hỗ trợ đắc lực cho cán bộ, nhân viên y tế trong chẩn đoán, điều trị có hiệu quả các căn bệnh phức tạp, hiểm nghèo Hiện nay nước ta đang có sự ra đời của rất nhiều các trung tâm y tế chuyên sâu với việc
sử dụng các TTBYT kỹ thuật cao, hiện đại đã giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị đạt hiệu quả cao hơn ví dụ như máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp đa dãy dựng hình, siêu âm doppler màu, dao mổ Gammar, máy gia tốc điều trị ung thư… Với vai trò là nòng cốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành y tế, trang thiết bị y tế đã và đang được nghiên cứu phát triển, sử dụng và đang hỗ trợ tích cực cho các nhà y dược học không ngừng thu được những kỳ tích lớn lao trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và thách thức lớn trong thực tế hoạt động của ngành y tế trong lĩnh vực trang thiết bị y tế Do Việt Nam là một nước còn nghèo, nền kinh tế đang phát triển, nguồn ngân sách cho y tế của nước ta còn hạn chế, trong nhiều năm qua TTBYT ở Việt Nam được cung cấp
từ nhiều nguồn viện trợ khác nhau nhưng không được đánh giá đúng nhu cầu nên có tình trạng vừa thừa vừa thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước
Trang 11trong khu vực Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh tật, từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong hơn mười năm thực hiện đổi mới vừa qua, Ngành Y Tế đã đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các cơ sở y tế Trong đó đặc biệt quan tâm đến trạm y tế xã (TYTX) - tuyến cơ sở trực tiếp gần dân nhất, nhằm đem lại hiệu quả tạo công bằng trong chăm sóc sức khỏe, giảm tải cho tuyến trên, tạo niềm tin cho nhân dân Các TYTX đã được cung cấp các thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
Từ năm 1990 đến nay, TTBYT của các TYTX thuộc tỉnh Hà Tây cũ (khu vực phía tây Hà Nội) được cung cấp từ nhiều nguồn như: ngân sách nhà nước, quỹ BHYT, từ viện trợ của UNFPA, viện trợ ODA của Tây Ban Nha, viện trợ của
WHO, hay từ các dự án hỗ trợ y tế quốc gia, dự án phòng chống HIV/AIDS…
Do đó, TTBYT hiện có tại các TYTX mang tính chồng chéo, chắp vá Có khi cùng một chủng loại TTB lại được cung cấp bởi 3- 4 tổ chức tài trợ Có TTB rất cần nhưng lại không có… nhiều mặt hàng viện trợ nhận về nhưng không có tài liệu hướng dẫn sử dụng, không được chuyển giao công nghệ nên không vận hành, sử dụng được Về đội ngũ cán bộ làm công tác sử dụng, bảo hành, bảo dưỡng TTB tại tuyến xã không đồng đều, vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng và trình độ Hiệu quả sử dụng TTBYT còn thấp và không đồng đều, chưa đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác khám chữa bệnh (KCB) [5] Nâng cao hiệu quả sử dụng TTBYT sẽ nâng cao chất lượng KCB tại các TYTX, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế, từ đó thu hút người dân đến KCB, góp phần làm giảm sự quá tải cho bệnh viện tuyến Trung Ương, đồng thời người dân được hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại tuyến y tế
cơ sở, vì vậy giảm được phần chi phí cho việc đi lại không cần thiết, việc này rất có ý nghĩa với người nghèo, những người ở vùng sâu, vùng xa, ở nơi xa với
Trang 12những bệnh viện lớn Do đó, việc khảo sát thực trạng sử dụng, quản lý TTBYT
và ý kiến đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng các TTBYT tại các TYTX là rất cần thiết
Chính vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại các trạm y tế xã thuộc tỉnh Hà Tây cũ năm 2010”
Mục tiêu nghiên cứu:
1 Mô tả thực trạng sử dụng và quản lý trang thiết bị y tế tại các trạm y tế xã
thuộc tỉnh Hà Tây cũ năm 2010
2 Thu nhận ý kiến đề xuất về giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết
bị y tế tại các trạm y tế xã
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Phân loại trang thiết bị y tế:
Hiện nay, nhiều loại TTBYT hiện đại- con đẻ của sự ứng dụng khoa học- công nghệ- đã giúp cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả cao và do đó ít gây biến chứng cho người bệnh Xét về phương diện tinh thần, các TTBYT còn giúp cho người thầy thuốc thêm vững tin và yên tâm trong công việc khám chữa bệnh, đồng thời còn giúp cho người
bệnh thêm lạc quan, hy vọng hơn với việc đẩy lùi căn bệnh đang điều trị
Trang thiết bị y tế bao gồm tất cả các dụng cụ (DC), thiết bị kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, vật tư chuyên dụng và thông dụng phục vụ cho các hoạt động
phòng bệnh, khám và chữa bệnh của ngành y tế
Dựa vào các nội dung chuyên môn của y học, ngày nay người ta có thể phân ra
10 nhóm thiết bị như sau: [1]
- Nhóm I: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh bao gồm các thiết bị đặc trưng là: máy Xquang các loại, máy chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch
số hóa xóa nền, máy chụp cắt lớp positron (PET/CT), máy siêu âm…
- Nhóm II: Thiết bị chẩn đoán điện tử sinh lý bao gồm các loại máy: máy điện
tâm đồ (ECG), điện não đồ (EEG), điện cơ đồ, máy đo lưu huyết não…
- Nhóm III: Thiết bị labo xét nghiệm bao gồm các thiết bị như máy đếm tế bào,
máy ly tâm
- Nhóm IV: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ bao gồm các thiết bị như máy thở, máy gây mê, máy theo dõi (monitoring), máy tạo nhịp tim, máy
sốc tim, dao mổ điện, thiết bị tạo oxy…
- Nhóm V: Thiết bị vật lý trị liệu như điện phân, điều trị sóng ngắn, tia hồng
ngoại, laser trị liệu…
Trang 14- Nhóm VI: Thiết bị quang điện tử y tế như Laser CO2, Laser YAG, Nd, Ho,
Laser hơi kim loại, phân tích máu bằng Laser…
- Nhóm VII: Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng như máy đo công năng phổi,
đo thính giác, tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thư, thiết bị cường nhiệt,
thận nhân tạo…
- Nhóm VIII: Các thiết bị điện từ y tế phương đông như máy dò huyệt,
massage, châm cứu, điều trị từ phổi…
- Nhóm IX: Nhóm thiết bị điện tử y tế thông thường dùng ở gia đình như huyết
áp kế điện tử, nhiệt kế điện tử, điện tim…
- Nhóm X: Nhóm các loại thiết bị thông dụng phục vụ cho hoạt động của cơ sở
y tế như thiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, trung tâm quản lý thông tin (hệ
thống máy tính), xe ôtô cứu thương, lò đốt rác thải y tế, xử lý nước thải…
Ngoài phân loại có tính chất tương đối trên đây, để đảm bảo sự thống nhất trong toàn ngành, Bộ trưởng Bộ y tế đã ban hành danh mục thiết bị y tế cụ thể
được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân 1.2 Danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu cho trạm y tế xã:
Để tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực trang thiết bị y tế, Bộ trưởng Bộ y tế đã ký quyết định số 1020/QĐ- BYT ngày 22/03/2004 ban hành kèm theo quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 về việc ban hành Danh
mục trang thiết bị y tế tại trạm y tế xã (phụ lục 14)
Danh mục trang thiết bị y tế do Bộ y tế ban hành đối với tuyến xã có khoảng
176 chủng loại, được phân vào 7 nhóm chính là: [3], [4]
- Các trang thiết bị khám điều trị chung (69 chủng loại)
- TTB y học cổ truyền (24 chủng loại)
- TTB chuyên khoa tai mũi họng- răng hàm mặt- mắt (17 chủng loại)
- TTB dụng cụ xét nghiệm (6 chủng loại)
- TTB khám điều trị sản phụ khoa, đỡ đẻ (35 chủng loại)
- Dụng cụ tiệt khuẩn (9 chủng loại)
Trang 15- Thiết bị thông dụng (16 chủng loại)
Dựa vào danh mục này mà các TYTX các trạm trưởng hay cán bộ được giao công tác quản lý vật tư- thiết bị của trạm cần xây dựng các mẫu biểu, sổ sách theo dõi, cập nhật hàng tháng và báo cáo tình hình trang thiết bị cho tuyến trên
nhằm đáp ứng được các mục tiêu quản lý sau: [1]
- Hạn chế hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của trang thiết bị
- Tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ y tế (đảm bảo trang thiết bị của
trạm luôn hoạt động ổn định, chính xác, và an toàn cho bệnh nhân)
- Nắm chắc tình hình trang thiết bị và xây dựng nhu cầu trang bị mua sắm cho
năm sau, báo cáo lên tuyến trên (trung tâm y tế huyện)
- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và tiến hành kiểm tra,
đánh giá chất lượng trang thiết bị y tế theo đúng quy định
1.3 Quản lý trang thiết bị y tế:
Cũng như các lĩnh vực kỹ thuật, chuyên môn trong ngành y tế, lĩnh vực TTBYT như trên đã trình bày, thực chất là một chuyên ngành kỹ thuật phức tạp, đa dạng với giá trị kinh tế lớn, là một phần tài sản quý giá của ngành y tế
Vì vậy vấn đề quản lý là hết sức quan trọng và phải được quán triệt trong toàn
ngành, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở y tế
Những nguyên tắc trong quản lý vật tư tài sản TTBYT tại các cơ sở y tế: [4]
- Nắm chắc tình hình tài sản TTBYT cả về số lượng chất lượng và trị giá, trên
cơ sở đó có kế hoạch sản xuất, mua sắm, sửa chữa, phân phối và điều hòa
- Bảo đảm việc nhập, xuất, bảo quản và dự trù TTB theo đúng chế độ:
+ Nhập tài sản TTB: tất cả những tài sản mua về, nhập về đều phải tổ chức kiểm nhận nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, phải có phiếu nhận hợp lệ và biên bản cụ thể khi hàng thừa hàng thiếu
+ Xuất tài sản TTB: xuất hàng để dùng, để nhượng bán, điều chuyển, hủy bỏ Khi xuất phải có phiếu hợp lệ và đúng chế độ
Trang 16+ Bảo quản tài sản TTB: tất cả các loại TTB dù mua hay nhận từ bất kỳ nguồn nào đều phải tổ chức kho tàng, phương tiện, người chịu trách nhiệm vào sổ theo dõi để phải giữ gìn và sớm phát hiện ra sự mất mát, thất lạc hoặc hư hỏng, kém phẩm chất để xử lý kịp thời
+ Dự trù: mọi loại tài sản TTB đều cần phải có một lượng dự trữ vừa đủ để đảm bảo nhiệm vụ thường xuyên của cơ sở y tế không bị ngắt quãng do cung cấp chưa kịp hoặc dự trữ quá lớn gây ra tình trạng hư hỏng và lãng phí
- Phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu, kiểm kê để xác định tình hình tài sản TTB và phát hiện những sai sót trong quản lý, bảo quản TTB của cơ sở y tế + Mục đích của kiểm kê:
• Đảm bảo việc quản lý tài sản TTB được chính xác
• Đảm bảo quyết toán có căn cứ
+ Nguyên tắc kiểm kê:
• Khi kiểm kê phải cân, đong, đo, đếm bằng những dụng cụ hợp pháp
• Khi kiểm kê phải xét, đánh giá tình hình tài sản TTB
• Phải đối chiếu giữa sổ sách với thực tế kiểm kê để xác định đúng mức tồn kho hoặc thừa thiếu
• Phải giải quyết dứt điểm khi có tình trạng thừa thiếu
- Tất cả các cán bộ trong trạm đều phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản TTB Bảo vệ tài sản, TTB được coi là nghĩa vụ, là quyền lợi thiết thân của mỗi cán
bộ trong đơn vị Những người được trực tiếp phân công quản lý, sử dụng, bảo quản, vận chuyển thì phải luôn chú ý tính toán sử dụng cho thật hợp lý, hết công suất bảo đảm cho tài sản được an toàn về số lượng và chất lượng
Dựa trên những nguyên tắc cơ bản trên các TYTX phải thực hiện công tác quản lý TTBYT theo những quy định như sau: [6]
- Hàng năm dưới sự hướng dẫn của trung tâm y tế huyện (TTYTH), mỗi TYTX cần chủ động kiểm tra lại TTB và lập kế hoạch dự trù mua sắm theo thứ
tự ưu tiên
Trang 17- Mỗi TYTX phải cử cán bộ có trách nhiệm theo dõi, quản lý TTB của trạm và
chịu trách nhiệm về thống kê, kiểm kê, báo cáo tình hình TTB hàng năm
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ quản lý nhằm nắm vững quy trình vận hành, sử dụng
TTB
- Mỗi TYTX cần có sổ tài sản quản lý TTBYT, có biên bản ghi chép, kiểm kê
TTBYT, có kế hoạch sửa chữa hay thanh lý những TTB bị hỏng
TYTX chịu sự quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của TTYTH nên TTYTH có vai trò hướng dẫn các TYTX sử dụng và quản lý TTBYT, cấp phát các TTB dựa vào nhu cầu thực tế, hướng dẫn ngay cách sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng cho cán bộ trạm, xây dựng công tác đào tạo và kế hoạch giám sát định kỳ việc
sử dụng TTB tại các TYTX
1.4 Vấn đề mua sắm, hiệu quả và đánh giá hiệu quả TTB: [1]
Trong nội dung mua sắm, việc lựa chọn những thiết bị mới thích hợp với nhu cầu chuyên môn hiện nay đã trở thành một vấn đề có tầm quan trọng và mang tính chiến lược cho cơ sở y tế hoạt động tốt Chúng ta đã thừa nhận, TTBYT là một loại hàng hóa đặc biệt, đa dạng, đồng thời là những thiết bị đo cao cấp có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người Do vậy, TTBYT đòi hỏi rất
nghiêm ngặt về độ an toàn, độ chính xác và ổn định
Trong tình hình đó, vấn đề sử dụng có hiệu quả và cân nhắc các yếu tố chi phí hiện nay đang là vấn đề bức xúc trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực TTBYT Đối với việc đầu tư mua sắm TTB, nhất là những thiết bị hiện đại, giá trị kinh tế lớn, chúng ta phải hết sức thận trọng trong việc thực hiện quy trình, phải xác định rõ chức năng cụ thể của người quyết định mua, người chi tiền và người sử dụng, ở đây 3 chức năng trên không phải là một người mà là những
tập thể và cơ quan khác nhau
Đối với các TYTX để có được một quyết định mua TTBYT đúng đắn, phù hợp
cần có những thông tin điều kiện cần thiết như:
Trang 18- Nhu cầu sử dụng TTB đó của trạm
- Đội ngũ cán bộ được đào tạo, vận hành, sử dụng và sửa chữa TTB đó
- Khả năng tài chính, sự thông qua, phê duyệt của các đơn vị quản lý cao hơn
- Nhà cung cấp thiết bị, có sự tham gia của các chuyên gia tư vấn kỹ thuật…
Kết quả của sự lựa chọn chính xác vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa kinh tế rất lớn, góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước, nâng cao được hiệu quả sử dụng các TTB và từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng của dịch vụ
khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở gần dân nhất
Sau một thời gian lắp đặt và đưa vào sử dụng TTBYT, đơn vị phải tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng và báo cáo với đơn vị quản lý định kỳ 6 tháng, 1
năm theo các chỉ tiêu sau:
- Hiệu suất sử dụng: Số lần sử dụng trong 6 tháng/1 năm x thời gian trung bình
vận hành trong một lần sử dụng
- Hiệu suất dương: Tức là số lần sử dụng dương/ tổng số lần sử dụng trong thời
gian 6 tháng/1 năm
- Số lần hỏng hóc (tổng thời gian) nếu có
Việc phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng TTBYT là hết sức quan trọng, giúp cho TYTX, TTYTH, sở y tế nắm được tình hình và từ đó, trên cơ sở tổng hợp chung cho toàn ngành để tiếp tục xây dựng, vạch ra kế hoạch đầu tư trong
những năm tiếp theo
Để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng của từng loại TTB cần dựa vào nhiều yếu tố như giá trị lúc mua sắm, độ bền thiết bị, số lượng kỹ thuật sử dụng trong ngày, trình độ người sử dụng… tuy nhiên trong phạm vi đề tài này chúng tôi
mới chỉ đề cập đến:
- Tần suất sử dụng của các TTB trong danh mục thiết yếu và TTB ngoài danh
mục thiết yếu tại TYTX (hàng ngày, hàng tuần, vài lần trong tháng…)
- Ý nghĩa của việc có những TTB này (chúng đã giải quyết được những vấn đề
thực tế gì tại trạm)
Trang 191.5 Tình hình sử dụng và quản lý trang thiết bị:
- Tình hình sử dụng và quản lý TTBYT tại các cơ sở y tế còn là một mảng chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và ở một cấp độ cao hơn, hầu hết hiện nay vấn đề này chỉ được thực hiện và báo cáo trong nội bộ các cơ
sở y tế, vì vậy chúng ta chưa có một cái nhìn chung về tình hình sử dụng và quản lý TTBYT hiện nay ở các cơ sở y tế Đây cũng là một lý do mà chúng tôi thực hiện đề tài này
- Qua nghiên cứu và tìm hiểu đề tài nghiên cứu “nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại tỉnh Hà Tây” (2006) của Nguyễn Trung Khảm cho thấy
tình hình sử dụng và quản lý TTBYT còn rất nhiều tồn tại, yếu kém và bất hợp
lý, việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên toàn bộ các TYT xã/phường tại tỉnh Hà Tây cũ (khu vực phía Tây Hà Nội) sẽ giúp đưa ra một bức tranh toàn diện và chân thực về tình hình sử dụng và quản lý TTBYT tại cơ sở y tế
mà cụ thể ở đây là tuyến xã; từ đó giúp các đơn vị quản lý xây dựng những kế hoạch, giải pháp để tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TTBYT tại trạm y tế xã và tại các cơ sở y tế nói chung
Trang 20CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2010
- Địa điểm nghiên cứu: tại các trạm y tế xã /phường thuộc 14 huyện/quận /thị
xã thuộc tỉnh Hà Tây cũ gồm: Thường Tín, Phúc Thọ, Mỹ Đức, Sơn Tây, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Đan Phượng, Thanh Oai, Hà Đông, Ứng Hòa, Quốc
Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Hoài Đức
2.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Toàn bộ các TTBYT và các sổ sách kiểm kê, ghi chép báo cáo về công tác
quản lý, tình hình sử dụng TTBYT tại các TYTX
- Đại diện cán bộ lãnh đạo và cán bộ phụ trách TTBYT của các trung tâm y tế
huyện/quận thuộc Hà Tây cũ
- Các trưởng trạm, trạm phó, các cán bộ của các trạm y tế xã/phường ở các xã thuộc Hà Tây cũ
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu:
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định lượng
và định tính
2.3.2 Mẫu nghiên cứu:
2.3.2.1 Cỡ mẫu:
- Nghiên cứu định lượng:
+ 325 mẫu phiếu về thực trạng sử dụng, quản lý TTBYT
+ 325 mẫu phiếu về thu nhận ý kiến đề xuất về giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TTBYT tại các TYTX
Mẫu 1 và mẫu 2 đã thu thập được của 325/327 xã/phường, cụ thể là:
Trang 21Bảng 2.1 Số xã/phường cung cấp thông tin:
• 12 cuộc thảo luận nhóm về tình hình sử dụng và quản lý trang thiết bị y
tế với cán bộ y tế của 12 TYT, gồm: La Khê, Kiến Hưng, Phú Lâm
(Quận Hà Đông); Lam Điền, Hữu Văn, Tân Tiến (Huyện Chương Mỹ);
Chu Minh, Đông Quang, Cam Thượng (Huyện Ba Vì); Đức Thượng,
Sơn Đồng, Song Phượng (Huyện Hoài Đức)
• 2 cuộc thảo luận nhóm với 23 trạm trưởng của 23 TYT xã/phường đại
diện cho 10 huyện/quận/thị xã thuộc tỉnh Hà Tây cũ về tình hình sử
dụng và quản lý TTBYT
Trang 22• 1 cuộc thảo luận nhóm với đại diện lãnh đạo của 12 Trung tâm y tế của
12 huyện/quận thuộc tỉnh Hà Tây cũ
• 37 mẫu quan sát tình hình chung về quản lý, sử dụng TTBYT tại 12 TYTX của 4 huyện/quận được chọn là: quận Hà Đông, huyện Chương
Mỹ, huyện Ba Vì, huyện Hoài Đức Tại mỗi trạm y tế được chọn dự kiến quan sát 3-4 TTB Thực tế đã quan sát được 37 TTB, bao gồm: 2 bàn đẻ, 1 cân trẻ em, 2 đèn gù, 2 máy xông họng, 6 nồi hấp ướt, 3 nồi luộc dụng cụ, 5 máy hút đờm dãi người lớn, 1 máy hút đờm dãi trẻ em,
6 tủ lạnh, 8 tủ sấy khô, 1 máy phát điện Cụ thể là:
Tên TYT xã/phường n Tên TTB được quan sát
La Khê 4 đèn gù, máy xông họng, tủ sấy khô, tủ lạnh
Kiến Hưng 3 tủ sấy khô, cân trẻ em, nồi hấp ướt
Phú Lãm 3 bàn đẻ, tủ sấy khô, máy hút đờm dãi người
Tân Tiến 2 bàn đẻ, nồi hấp ướt
Chu Minh 2 tủ lạnh, nồi luộc dụng cụ
Đông Quang 3 đèn gù, nồi hấp ướt, tủ lạnh
Cam Thượng 3 máy hút đờm dãi người lớn, tủ lạnh, nồi
luộc dụng cụ
Đức Thượng 3 máy hút đờm dãi người lớn, tủ lạnh, tủ sấy
khô
Sơn Đồng 4 máy hút đờm dãi người lớn, nồi hấp ướt,
nồi luộc dụng cụ, tủ sấy khô
Song Phượng 2 nồi hấp ướt, máy phát điện
Tổng cộng 37
Trang 232.3.2.2 Chọn mẫu:
- Nghiên cứu định lượng: Không chọn mẫu, số liệu được thu thập tại tất cả các trạm y tế xã/phường
- Nghiên cứu định tính:
+ Chọn huyện: Chủ động chọn 4 huyện/quận đại diện cho 4 khu vực của tỉnh
Hà Tây cũ, bao gồm: Quận Hà Đông: khu vực thành phố
Huyện Chương Mỹ: Khu vực bán sơn địa
Huyện Hoài Đức: Khu vực đồng bằng
Huyện Ba Vì: khu vực miền núi
+ Chọn xã: Trong 4 huyện/quận được chọn, tiến hành chọn 3 xã ở mỗi huyện/quận đó, các xã đại diện cho tình hình sử dụng và quản lý TTBYT ở 3 mức là tốt/trung bình/yếu Các xã cụ thể là:
• Quận Hà Đông: TYT phường Kiến Hưng, La Khê, Phú Lãm
• Huyện Chương Mỹ: TYTX Lam Điền, Hữu Văn, Tân Tiến
• Huyện Hoài Đức: TYTX Sơn Đồng, Song Phượng, Đức Thượng
• Huyện Ba Vì: TYTX Chu Minh, Đông Quang, Cam Thượng
2.4 Nội dung nghiên cứu và kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu:
Mục tiêu Nội dung nghiên cứu Kỹ thuật và công
- Loại TTB thiết yếu mà trạm chưa có
- TTB ngoài danh mục thiết yếu mà trạm
tự bỏ tiền mua hoặc được tặng
+ Lý do trạm tự mua + Hiệu quả sử dụng những TTB này
- Mẫu phiếu thu thập thông tin tự điền (mẫu 1, 2)
- Thảo luận nhóm (mẫu 3, 4)
Trang 24Mục tiêu Nội dung nghiên cứu Kỹ thuật và công
- Kiểm kê/bảo dưỡng/sửa chữa TTB
- Theo dõi, bảo quản TTB
- Thuận lợi/khó khăn, điểm mạnh/điểm yếu trong sử dụng và quản lý TTB tại trạm
- Mẫu phiếu thu thập thông tin tự điền (mẫu 2)
- Thảo luận nhóm (mẫu 3, 4)
- Bảng kiểm quan sát tình hình
- Loại TTB thiếu cần đầu tư cho trạm
- Loại TTB không sử dụng đến cần thanh lý/ không nên đầu tư
- Chế độ bảo hành, hình thức bảo dưỡng/
sửa chữa TTB được thực hiện như thế nào
- Những đề xuất khác:
+ Về công tác quản lý của trạm + Vai trò giám sát của TTYTH + Công tác đào tạo
+ Ý kiến khác
- Mẫu phiếu thu thập thông tin tự điền (mẫu 2)
- Thảo luận nhóm (mẫu 3, 4,5)
2.5 Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu:
- Các kỹ thuật thu thập số liệu:
+ Thu thập thông tin sẵn có bằng cách sử dụng các biểu mẫu thu thập thông tin được thiết kế sẵn về thực trạng TTB và sử dụng TTB của các TYT xã/phường + Thảo luận nhóm về quan điểm đầu tư, sử dụng TTBYT tế tại các TYTX, nhu cầu được đào tạo, hướng dẫn về vận hành, bảo dưỡng TTB… (thành phần trạm trưởng TYTX, cán bộ trung tâm y tế)
Trang 25+ Phỏng vấn sâu cán bộ y tế trực tiếp sử dụng TTB nhằm tìm hiểu thực trạng
sử dụng, nguyên nhân và những ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TTB
+ Quan sát thực trạng TTBYT và việc quản lý, sử dụng, bảo quản TTB ở các TYT: sử dụng bảng kiểm, chụp ảnh…
- Công cụ thu thập số liệu được sử dụng trong nghiên cứu:
+ Mẫu 1: Phiếu điều tra thực trạng thiết bị y tế tuyến xã
+ Mẫu 2: Phiếu khảo sát tình hình sử dụng trang thiết bị y tế tại tuyến xã (dành cho Trạm trưởng trạm y tế)
+ Mẫu 3: Hướng dẫn thảo luận nhóm về tình hình sử dụng và quản lý trang thiết bị y tế (dành cho Trạm trưởng trạm y tế)
+ Mẫu 4: Hướng dẫn thảo luận nhóm về tình hình sử dụng và quản lý trang thiết bị y tế (dành cho các cán bộ trạm y tế)
+ Mẫu 5: Hướng dẫn thảo luận nhóm về tình hình quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế tại các trạm y tế xã (dành cho đại diện lãnh đạo các Trung tâm y tế huyện)
- Thông tin định tính được tổng hợp, phân tích theo các nhóm nội dung nghiên
cứu: thực trạng sử dụng và quản lý, ý kiến đề xuất…
Trang 262.7 Sai số và hạn chế sai số:
Nghiên cứu này của chúng tôi có thể mắc phải những sai số sau đây:
- Sai số trong quá trình thu thập số liệu:
+ Sai số do điều tra viên: Sai số do kỹ năng phỏng vấn, ghi chép thông tin không đầy đủ, không thống nhất giữa các điều tra viên
+ Sai số do đối tượng nghiên cứu: Có thể đối tượng cung cấp thông tin không phải là người biết nhiều về tình hình sử dụng và quản lý TTBYT tại TYTX
- Sai số trong quá trình nhập, phân tích số liệu: Số liệu chưa được làm sạch, nhập sai, nhập thiếu thông tin
Cách hạn chế sai số:
- Hạn chế sai số trong quá trình thu thập số liệu:
+ Phiếu hỏi, bảng kiểm được thử nghiệm trước khi đi thu thập số liệu chính thức
+ Hướng dẫn cho người cung cấp thông tin (cán bộ quản lý, trạm trưởng) điền
đầy đủ thông tin vào phiếu hỏi
+ Các phiếu hỏi, bảng kiểm được kiểm tra để bổ sung đầy đủ thông tin trước
+ Chọn đối tượng cung cấp thông tin là người biết nhiều về tình hình sử dụng
và quản lý TTBYT tại TYTX
- Hạn chế sai số trong quá trình xử lý, phân tích số liệu:
+ Làm sạch số liệu: phát hiện số liệu vô lý, mã hóa trước khi nhập, tạo file check để hạn chế sai số trong quá trình nhập số liệu
+ Kiểm tra toàn bộ số liệu trước khi phân tích
Trang 272.8 Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu này đã được sự phê duyệt của Sở Y Tế Hà Nội và được sự đồng
ý của các cán bộ y tế tại các xã/phường, quận/huyện sau khi nghe giải thích về nội dung, ý nghĩa và mục đích của nghiên cứu
- Các thông tin, kết quả của nghiên cứu chỉ được sử dụng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng các trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế mà không ảnh hưởng đến uy tín hay quyền lợi của các cá nhân và đơn vị tham gia nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ được tiến hành khi các cá nhân và đơn vị hoàn toàn tự nguyện, đồng ý tham gia nghiên cứu
Trang 28CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng sử dụng và quản lý trang thiết bị y tế tại các TYTX thuộc tỉnh Hà Tây cũ năm 2010:
3.1.1 Thực trạng sử dụng TTBYT tại các TYTX:
Bảng 3.1 Tần suất sử dụng TTB khám chữa bệnh chung
TT Tên trang thiết bị
Số trạm
có
Tần suất sử dụng
Sử dụng hàng ngày
Sử dụng hàng tuần
Sử dụng hàng tháng
SD 1 vài lần/năm
Trang 29TT Tên trang thiết
Sử dụng hàng tuần
Sử dụng hàng tháng
SD 1 vài lần/năm
Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấy trong số 62 loại TTB KCB chung hiện có tại các
trạm y tế xã thì có khoảng 31 loại TTB được từ trên 50% số trạm đang sử dụng các TTB đó hàng ngày Các loại TTB còn lại xem thêm trong phụ lục 8
Trang 30Sử dụng hàng tuần
Sử dụng hàng tháng
SD 1 vài lần/năm
Trang 31Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy trong số 21 loại TTB y học cổ truyền hiện có tại
các trạm y tế xã thì có từ trên 27% số trạm đang sử dụng các TTB này hàng ngày
Bảng 3.3 Tần suất sử dụng TTB chuyên khoa Tai Mũi Họng-
Răng Hàm Mặt - Mắt
TT Tên trang thiết bị Số trạm có
Tần suất sử dụng
Sử dụng hàng ngày
Sử dụng hàng tuần
Sử dụng hàng tháng
SD 1 vài lần/năm
12 Bẩy răng cong 55 16,9 9 16,4 11 20,0 15 27,3 18 32,7
13 Bơm tiêm nha khoa 39 12,0 6 15,4 8 20,5 4 10,3 14 35,9
Trang 32Nhận xét: Bảng 3.3 cho thấy trong 17 loại TTB chuyên khoa Tai Mũi Họng-
Răng Hàm Mặt- Mắt hiện có tại các trạm y tế xã thì có tỷ lệ số trạm đang sử dụng hàng ngày dao động từ 9,2% đến 43,7%, trừ bộ DC hàn răng sâu ngà đơn giản là không được trạm nào sử dụng hàng ngày mà đa số là chỉ sử dụng một vài lần trong năm
Sử dụng hàng tuần
Sử dụng hàng tháng
SD 1 vài lần/năm
4 Máy XN sinh hóa
5 Máy XN huyết
học loại đơn giản 0 0,0
6 Máy ly tâm nước
Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy các TTB dụng cụ xét nghiệm hiện có ở các TYT
còn rất thiếu (3/6 loại không có), trong 3 loại có thì tủ lạnh 150 lít chiếm nhiều nhất cũng chỉ chiếm 47,7% số xã và được 88% các trạm có đang sử dụng hàng ngày
Trang 33Bảng 3.5 Tần suất sử dụng TTB khám, điều trị sản- phụ khoa- đỡ đẻ
Sử dụng hàng tuần
SD hàng tháng
SD 1 vài lần/năm
Trang 34Nhận xét: Bảng 3.5 cho thấy trong 32 TTB khám, điều trị sản- phụ khoa - đỡ
đẻ hiện có tại các trạm thì có khoảng 19 TTB được từ trên 27,3% trạm sử dụng các TTB này hàng ngày (xem thêm trong phụ lục 9)
Bảng 3.6 Tần suất sử dụng dụng cụ tiệt khuẩn
Sử dụng hàng tuần
Sử dụng hàng tháng
SD 1 vài lần/năm
Nhận xét: Bảng 3.6 cho thấy trong 9 loại TTB tiệt khuẩn hiện có tại các TYT
thì có từ trên 20% trạm y tế đang sử dụng các TTB này hàng ngày
Trang 35Bảng 3.7 Tần suất sử dụng thiết bị thông dụng
Sử dụng hàng tuần
Sử dụng hàng tháng
SD 1 vài lần/năm
Nhận xét: Bảng 3.7 cho thấy trong số 17 loại TTB thông dụng hiện có tại các
trạm y tế xã thì được trên 14,5% số trạm đang sử dụng các TTB này hàng ngày, trừ đèn bão không có trạm nào sử dụng TTB này hàng ngày, mà hầu hết chỉ sử dụng vài lần trong năm
Trang 36Bảng 3.8 Những trang thiết bị được sử dụng nhiều nhất
(ngày nào cũng sử dụng đến/sử dụng nhiều lần trong ngày)
STT Tên trang thiết bị được sử dụngnhiều nhất Số xã %
1 Máy đo huyết áp 316 96,9
8 Giường, tủ đầu giường 104 31,9
Nhận xét: Từ bảng 3.8 cho thấy trong số các TTB được các TYT cho là được
sử dụng nhiều nhất thì có 9 loại chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 29,8% đến 96,9% ,
trong đó TTB được sử dụng nhiều nhất ở các TYT là máy đo huyết áp: 96,9%;
ống nghe: 96,3%; nhiệt kế: 82,5% Các TTB khác có số trạm cho là sử dụng
nhiều nhất chiếm tỷ lệ thấp hơn dao động từ 0,3% đến 25,5% (phụ lục 10)
Bảng 3.9 Những trang thiết bị không sử dụng đến hoặc rất ít khi sử dụng
Nhận xét: Bảng 3.9 cho thấy có tới 45 loại TTB mà các trạm ít khi sử dụng đến
hoặc không sử dụng đến, có 10 loại TTB chiếm tỷ lệ cao nhất từ 6,4% đến
29,8%, (phụ lục 11)
Trang 37Nhận xét: Lý do chính được nêu lên về các TTBYT rất ít hoặc không được sử
dụng đến tại các TYT là do ít, hoặc không có bệnh nhân (chiếm tỷ lệ cao nhất
47,5%) Một lý do khác nữa là không có cán bộ sử dụng được các TTB đó
(chiếm 10%)
Bảng 3.11 Trang thiết bị cần thiết cho khám chữa bệnh tại tuyến xã theo
quy định của Bộ Y tế mà các trạm y tế chưa có
4 Bộ khám tai mũi họng, bộ khám ngũ quan 92 28,2
5 Nồi hấp, tủ sấy, nồi luộc dụng cụ, nồi áp suất 86 26,4
6 Bộ khám răng, làm răng, kìm nhổ răng, ghế răng 80 24,5
7 Giường, thùng nhôm có vòi, cáng đẩy BN có bánh xe,
giá treo dịch truyền, bàn ghế 75 23,0
8 Máy châm cứu, máy điện châm, giường châm cứu xoa bóp 66 20,2
9 Huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, đè lưỡi, HA trẻ em, xe
đẩy cấp phát thuốc
64 19,6
Trang 38Nhận xét: Kết quả bảng 3.11 cho thấy có tới 49 loại TTBYT theo danh mục
của Bộ Y Tế mà các TYTX chưa có Các loại TTB mà tỷ lệ số trạm chưa có cao nhất là: máy siêu âm (75,5%), máy xét nghiệm (55,5%), bộ dụng cụ, bàn tiểu phẫu (31,6%) Các loại TTBYT khác mà trạm chưa có tỷ lệ dao động từ 0,3% đến 28,2% (phụ lục 12)
Bảng 3.12 Trang thiết bị ngoài danh mục thiết yếu theo quy định của
Nhận xét: Bảng 3.12 cho thấy để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh hàng
ngày tại trạm, các TYTX cũng đã tự mua sắm tới 35 loại TTBYT khác nhau
Tỷ lệ các trạm tự mua ti vi là cao nhất chiếm 22,1%, sau đó là đến tủ lạnh chiếm 16,3%, tỷ lệ các trạm tự mua sắm các loại TTBYT khác dao động từ 0,3% đến 7,7% (phụ lục 13)
Trang 39Bảng 3.13 Lý do các trạm y tế tự bỏ tiền mua những TTB này
12 Dụng cụ cần đảm bảo vô khuẩn 1 0,7
Nhận xét: Lý do các trạm tự bỏ tiền mua TTB chiếm tỷ lệ cao nhất là: các TTB
này cần thiết phục vụ KCB (chiếm 48,2%), phục vụ cần thiết cho công việc
hàng ngày (33,8%), và để cập nhật thông tin (15,8%), các lý do khác tỷ lệ dao
4 Có nhiều thiết bị ít dùng nhưng cần thiết 6 4,3
Nhận xét: Từ bảng 3.14 cho thấy có 66,9% các TTBYT cần thiết mà các TYT
tự mua được sử dụng hàng ngày Đáng lưu ý là có 4,3% ý kiến của các TYTX
nêu có loại TTB tuy ít được dùng đến nhưng lại rất cần thiết
Trang 40Bảng 3.15 Ý nghĩa của việc có những TTB mà TYTX tự mua sắm thêm
STT Những lợi ích do các trạm đưa ra Số xã %
1 Phục vụ công tác khám chữa bệnh 61 43,9
3 Hoạt động và cập nhật thông tin hiệu quả hơn 15 10,8
4 Đảm bảo công việc hàng ngày 13 9,4
5 Phục vụ truyền thông 11 7,9
6 Giảm tải cho tuyến trên 9 6,5
7 Giải trí lúc nghỉ, phục vụ đời sống tinh thần 8 5,8
8 Làm thống kê báo cáo 6 4,3
11 Nâng cao trình độ chuyên môn 3 2,2
12 Đảm bảo ánh sáng, độ bền và tuổi thọ cho các phương tiện 3 2,2
14 Tăng cường vẻ đẹp, khang trang của trạm 2 1,4
Nhận xét: Có khá nhiều các ý kiến của đại diện cán bộ các TYTX nêu lên về ý
nghĩa của việc mua sắm thêm các TTB cho các TYTX Ý nghĩa quan trọng
nhất là các TTBYT này phục vụ cho công tác KCB (chiếm 43,95%), quản lý
vacxin (20,1%), hoạt động và cập nhật thông tin hiệu quả hơn (10,8%)
Kết quả từ các cuộc thảo luận nhóm với các trưởng trạm, các cán bộ y tế
công tác tại các TYT xã/phường về tình hình sử dụng TTBYT cho thấy:
- Nhìn chung hiện nay TTBYT tại các TYTX còn thiếu về số lượng, chưa
được đảm bảo về chất lượng, việc cung cấp TTB chưa được đồng bộ, việc đào
tạo hướng dẫn sử dụng TTB chưa được thực hiện tốt, vì vậy chưa đáp ứng
được nhu cầu nâng cao hoạt động khám chữa bệnh và phòng bệnh của TYT
- Các TTBYT trong danh mục thiết yếu theo quy định của Bộ Y Tế hiện có tại
các trạm đều đang được sử dụng thường xuyên hàng ngày vì nhu cầu chuyên
môn