STT Thực trạng Số xã % 1 Hàng năm trạm có tiến hành kiểm kê TTB y tế 317 97,2 2 Hiện tại có sổ quản lý TTB y tế 315 96,6 3 Hàng năm có tiến hành bảo dưỡng TTB của các TYT 215 66,0 4 Hàng năm được đào tạo về sử dụng TTBYT 40 12,3 5 Được qua lớp tập huấn/đào tạo về quản lý, bảo hành,
bảo dưỡng TTBYT
36 11,0
Nhận xét: Bảng 3.16 cho thấy hầu hết (97,2%) TYTX có tiến hành kiểm kê TTBYT hàng năm và có sổ quản lý TTBYT (96,6%). Tuy nhiên, hàng năm số TYTX có cán bộ được đào tạo về sử dụng, quản lý, bảo hành, bảo dưỡng TTBYT chiếm tỷ lệ thấp chỉ chiếm 12,3% và 11%.
Bảng 3.17. Thực trạng sửa chữa khi có TTB hỏng STT Thời gian sửa chữa Số xã % 1 Không sửa chữa 186 57,1 2 Sủa chữa trong 6 tháng 71 21,8 3 Sủa chữa trong 3 tháng 10 3,1 4 Sủa chữa trong 1 tháng 8 2,5
Nhận xét: Khi có TTBYT hỏng thì có tới 57,1% TYT không sửa chữa gì, 21,8% sửa chữa trong vòng 6 tháng, chỉ có 2,5% sửa chữa trong vòng 1 tháng.
Bảng 3.18. Tựđánh giá của các trạm về thực trạng công tác quản lý để phát huy hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế
STT Mức độ Số xã %
1 Tốt 76 23,3
2 Khá 165 50,6
3 Trung bình 60 18,4
4 Kém 1 0,3
Nhận xét: Nhìn chung tỷ lệ các TYT đánh giá công tác quản lý TTBYT ở mức khá là cao nhất (50,6%), mức tốt là (23,3%), và mức trung bình là 18,4%.
Bảng 3.19. Kết quả quan sát tình hình chung về TTBYT tại 12 TYT Số TT Nội dung quan sát Số xã %
1. Có biên bản kiểm kê TTB hàng năm 10 83,3
2. Có sổ theo dõi các trang thiết bị 9 75,0
3. Có biên bản giao nhận TTB 8 66,7
4. Có biện pháp bảo vệ TTB 8 66,7
5. Nơi để TTB hợp lý (khô ráo, an toàn, thuận tiện…) 7 58,3 6. Phân công cán bộ chịu trách nhiệm quản lý TTB 6 50,0
7. Có biên bản thanh lý TTB 6 50,0
8. Có biên bản ghi chép những bất thường khi sử dụng TTB 1 8,3 9. Nội quy, quy định về sử dụng chung các TTB 0 0 10. Lý lịch ghi chép tình trạng TTB hiện tại 0 0
Nhận xét: Kết quả quan sát trực tiếp tại 12 TYT cho thấy các TYT có biên bản kiểm kê TTB hàng năm chiếm 83,3%, số TYT có sổ theo dõi các TTB chiếm 75%. Đáng chú ý là cả 12 TYT được quan sát đều chưa có nội quy, quy định về sử dụng chung các TTB và lý lịch ghi chép tình trạng TTB hiện tại.
Bảng 3.20. Kết quả quan sát tình hình chung một số TTBYT tại 12 TYT (n=37)
Số TT Nội dung quan sát Số TTB
đạt %
1 Có đăng ký trong danh mục tài sản của TYT 35 94,6
2 Thiết bịđược vệ sinh sạch sẽ 30 81,1
3 Để nơi khô ráo, an toàn, sử dụng thuận tiện 24 64,9 4 TTB được bảo vệ (có khăn phủ, hộp bảo vệ …) 22 59,5
5 Ghi rõ tên, nguồn gốc máy/TT 18 48,6
6 Ghi rõ họ tên cán bộđược phân công quản lý 10 27,8 7 Bản hướng dẫn sử dụng máy/TTB 8 21,6
8 Ghi rõ tên người sử dụng cho mỗi lần sử dụng 6 16,2
9 Ghi rõ thời gian mỗi lần sử dụng? 5 13,5
10 Có sổđăng ký, theo dõi sử dụng 4 10,8
11 Ghi rõ tình trạng máy/TTB sau mỗi lần sử dụng 4 10,8
Nhận xét: Bảng 3.20 cho thấy trong số 37 TTB được quan sát thì các TTBYT có đăng ký trong danh mục tài sản của TYT chiếm 94,6%. Đa số các TTB được vệ sinh sạch sẽ (81,1%) và để nơi khô ráo, an toàn, sử dụng thuận tiện (64,9%). Tỷ lệ các TTB có sổ đăng ký, theo dõi sử dụng thấp (chỉ có 10,8%) và việc ghi rõ tình trạng TTB sau mỗi lần sử dụng cũng chỉ là 10,8% trong số 37 TTB được quan sát.
Kết quả từ các cuộc thảo luận nhóm với các trưởng trạm, các cán bộ y tế tại trạm về tình hình quản lý TTBYT cho thấy:
- Về đào tạo hướng dẫn sử dụng TTB: Qua ý kiến thảo luận của các cán bộ TYTX nhận thấy một tình trạng chung là các cán bộ tại trạm chưa được đào tạo, hướng dẫn sử dụng TTBYT, đặc biệt khó khăn hơn khi máy có tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng nước ngoài. “…cán bộ y tế chỉ truyền miệng cho nhau sau đó tự tìm hiểu cách sử dụng TTB mà không có văn bản quy chuẩn nào…”
hay còn có ý kiến: “…hướng dẫn sử dụng TTB là người bán TTB hướng dẫn cách sử dụng chứ chưa có lớp đào tạo nào về cách sử dụng TTB…”. “… máy có tờ hướng dẫn bằng tiếng Trung Quốc cán bộ không đọc được, phải đi nhờ
người dịch…”.“...tủ sấy không có hướng dẫn sử dụng nên không biết dùng…”
Việc tập huấn về sử dụng và bảo quản các TTB cũng chưa được thực hiện, ngay cảở trung tâm y tế huyện cũng chưa bao giờ có khóa tập huấn nào về sử dụng TTBYT.
- Về cung cấp các TTBYT cho các TYTX:
+ Việc cung cấp TTBYT nhìn chung không đồng bộ, có cán bộ khi thảo luận đã nêu ý kiến “... họ cấp cho bàn đẻ nhưng lại thiếu ghế cho sản phụ leo lên bàn đẻ...” hoặc “...trạm được cung cấp bàn làm rốn cho trẻ sơ sinh nhưng kích thước lại to quá không đưa vào phòng đẻ được...”, “...tủ sấy thì kích thước nhỏ mà hộp dụng cụ thì kích thước lớn nên không cho vào tủ sấy
được...”, “... nồi hấp ướt đã được cung cấp quá lâu và đã hỏng không sử dụng
được... dụng cụ thì cần phải luộc để sử dụng hàng ngày mà dụng cụ luộc cũng thiếu...”, “… cấp nồi đựng nước chín nhưng khi nhận đã mất vòi để vặn nước ra nên lĩnh về vứt xó luôn không đựng được nước chín…”,“...máy hút đờm dãi cho trẻ sơ sinh là đặc biệt quan trọng trong các trường hợp cấp cứu, tuy nhiên
ở đây không có... chính vì thiếu TTBYT này mà người dân thường xuyên phải lên bệnh viện tuyến trên để khám và điều trị và vì thế việc quá tải ở bệnh viện tuyến trên là đương nhiên...”.
+ Tình trạng các trang thiết bị hỏng đôi khi không được cung cấp kịp thời là khá phổ biến : “ống nghe, máy đo huyết áp sử dụng hàng ngày nhưng hỏng lại không được cấp ngay”,“... xông họng ngày xưa có cấp nhưng nay hỏng không
được bổ sung... ống hút đờm ở trạm có một cái to nên không phù hợp với trẻ
sơ sinh và không sử dụng được…”. Mặt khác các thủ tục hành chính xin cấp các TTBYT không thuận lợi: “... thủ tục hành chính đề nghị cấp trên cấp các TTBYT rất rườm rà, phải đợi lâu..., máy sưởi rất cần thiết sử dụng trong phòng đẻ, thời gian chờ cấp từ cấp trên rất lâu” nên một số TYTX tự bỏ tiền ra mua để sử dụng.
+ Các TTBYT được cung cấp nhiều khi chưa đảm bảo chất lượng: trong quá trình thảo luận đã có các ý kiến phản ánh chất lượng của các dụng cụ được cung cấp chưa đảm bảo chất lượng, mới dùng đã hỏng hoặc thời hạn sử dụng không được lâu: “...ống nghe, máy đo huyết áp mới nhận về đã hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh, giường, tủ, bàn ghế... mới đưa vào sử
dụng đã rỉ ...”, “... ống nghe , máy đo huyết áp chất lượng không tốt nên nghe không rõ...”... “... các trang thiết bị được cung cấp chất lượng kém nhưng không đổi được do cơ chế quản lý hiện nay...”.
+ Còn nhiều loại trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn mà các TYTX đã có đề nghị nhiều lần nhưng không được cung cấp.
Gần đây khi chuyển Hà Tây về thành phố Hà Nội, việc cung cấp các TTBYT cho TYTX đã được cải thiện, việc dự trù mua sắm được đáp ứng nhanh hơn và được cấp nhiều hơn.
+ Hàng năm các TYTX có lập kế hoạch mua sắm TTBYT nhưng thường được cấp không theo đúng kế hoạch dự trù. Tình trạng khá phổ biến là “... mua các
trang thiết bị y tế cho tất cả các TYTX đều nhau mà có thể nhu cầu của các trạm y tế là rất khác nhau ...”. Cần cung cấp TTBYT theo nhu cầu ưu tiên của các TYTX, không nên mua TTBYT đồng loạt cho mọi trạm.
Nhìn chung tất cả các TYTX đều thực hiện quản lý TTB theo quy định của các TTYT là:
+ Có sổ tài sản ghi chép các TTBYT
+ Hàng năm đều có kiểm kê tài sản, có sổ ghi chép mỗi lần kiểm kê, thanh lý tài sản.
+ Có phân công cán bộ chịu trách nhiệm quản lý TTB tại trạm.
Các điểm mạnh trong công tác quản lý TTBYT tại TYTX:
+ Các TYTX đều có sổ tài sản ghi chép các TTBYT
+ Hầu hết các TYTX đều tiến hành kiểm kê TTB 6 tháng một lần, có biên bản kiểm kê.
+ Đa số các TYTX đều có phân công cán bộ chịu trách nhiệm quản lý TTBYT: giao cho các cán bộ sử dụng TTB theo chuyên môn, ai sử dụng thường xuyên TTB nào thì quản lý TTB đó. Những TTB sử dụng chung thì giao cho một cán bộ quản lý, hoặc giao cho ca trực quản lý và có bàn giao về tình hình TTB cho tua sau. Có trạm lại giao quản lý tất cả TTB cho 1 cán bộ.
Các điểm yếu trong quản lý các TTBYT tại TYTX:
+ Hầu hết các TYTX chưa có nội quy, quy định, bản hướng dẫn sử dụng chung về sử dụng, bảo quản, quản lý TTBYT.
+ Các TYTX đều chưa có lý lịch ghi chép tình trạng TTB hiện tại (với các TTB giá từ 1 triệu đồng trở lên)
+ Một số TYTX còn chưa chú trọng công tác quản lý TTBYT: “….trạm không có sổ sách theo dõi, ghi chép lý lịch tình trạng TTB, không có sự phân công rõ ràng, không phân công quản lý TTB cho cụ thể cá nhân nào vì trưởng trạm không phân công…”. “… trạm không có định kỳ xem xét, kiểm kê TTB, chỉ khi nào TTB hỏng, mất thì cán bộ sử dụng báo cho trạm trưởng…” hay có ý kiến là … trạm chưa có thói quen, chưa làm được những sổ theo dõi, bàn giao ghi chép tình trạng TTB…”
3.2. Các ý kiến đề xuất về giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng TTBYT tại các TYTX:
3.2.1. Đề xuất về các TTBYT cần mua sắm thêm và thanh lý trong thời gian tới của các TYTX:
Bảng 3.21. Những TTBYT cần đầu tư cho trạm y tế trong thời gian tới để thực hiện chức năng khám chữa bệnh theo quy định tại tuyến xã
(theo đề xuất của trạm trưởng)
STT Tên trang thiết bịđược đề xuất Số xã %
1. Tủ sấy, nồi hấp 254 77,9 2. Ti vi 201 61,7 3. Tủ lạnh 111 34,0 4. Giường 105 32,2 5. Máy vi tính, máy in 96 29,4 6. Máy bơm nước 89 27,3 7. Bình ôxy, dây thở 79 24,2 8. Máy xét nghiệm 80 24,5 9. Máy phát điện 76 23,3 10. Bàn, ghế làm việc 78 23,9 11. Máy hút đờm, hút nhớt, hút dịch 71 21,8 12. Hộp chống shock 66 20,2 13. Bình acquy 66 20,2 14. Hộp chống shock 68 20,9 15. Bộ khám phụ khoa 63 19,3 16. Ổn áp (Lioa) 93 18,5 17. Ti vi 55 16,9 18. Điện thoại 50 15,3 19. Tủ thuốc đông y 47 14,4 20. Máy châm cứu 44 13,5 21. Bình acquy 38 11,7 22. Điện thoại 34 10,4 23. Máy châm cứu 33 10,1 24. Ghế răng, bộđồ chuyên khoa răng 31 9,5 25. Bàn, ghế làm việc 31 9,5 26. Tủ thuốc đông y 30 9,2 27. Tủ sấy, nồi hấp 26 8,0
STT Tên trang thiết bịđược đề xuất Số xã %
28. Ghế răng, bộđồ chuyên khoa răng 20 6,1
29. Máy bơm nước 20 6,1
30. Máy hút đờm, hút nhớt, hút dịch/bình ô xy, dây thở 18 5,5
31. Máy chụp Xquang 14 4,3 32. Máy xét nghiệm 13 4,0 33. Búa phản xạ 6 1,8 34. Máy phát điện 5 1,5 35. Lò sưởi điện 5 1,5 36. Máy điều hòa 5 1,5 37. Bảng thị lực điện tử 4 1,2
38. Máy nội soi tai mũi họng 3 0,9
39. Túi chườm nóng lạnh 3 0,9
40. Bộ HSSS 3 0,9
41. Bơm hút sữa bằng tay 2 0,6
42. Thiết bị hô hấp 1 0,3
Nhận xét: Bảng 3.21 cho thấy có tới 42 loại TTBYT mà các TYTX đề xuất cần được đầu tư thêm trong tương lai để TYT có thể thực hiện tốt chức năng KCB theo quy định. Trong số 42 loại thì các loại TTB cần đầu tư có tỷ lệ đề xuất cao nhất là: tủ sấy, nồi hấp (77,9%), ti vi (67,7%), tủ lạnh (34%), giường (32%), máy vi tính – máy in (29,4%). Và các loại khác có tỷ lệ TYT đề xuất khác nhau, dao động từ 0,3% đến 27,3%. Kết quả này cũng phần nào phản ánh nhu cầu về TTBYT của các TYTX là khác nhau, vì vậy khi lập kế hoạch mua sắm, cung cấp TTBYT cho các TYTX cần dựa vào nhu cầu thực tế của từng TYTX.
Bảng 3.22. Những TTBYT không sử dụng đến cần thanh lý (theo đề xuất của trạm trưởng)
STT Tên trang thiết bịđược đề xuất Số xã %
1. Giường 11 3,4 2. Nồi luộc dụng cụ than củi, điện, nồi hấp 11 3,4 3. Tủ sấy 8 2,5 4. Tủ, bàn ghế cũ 4 1,2 5. Cáng tay 4 1,2 6. Cân 120 kg 2 0,6
7. Thuyền tán thuốc đông y 1 0,3
8. Bốc thụt 1 0,3
9. Máy khí dung 1 0,3
10. Bộ dụng cụ rửa dạ dày 1 0,3
11. Bộ hút ĐHKN, mỏ vịt 2 0,6
12. Máy li tâm, xét nghiệm sinh hóa, huyết học 1 0,3
13. Các dụng cụđã hỏng 1 0,3
14. Kính hiển vi 1 0,3
Nhận xét: Bảng 3.22 cho thấy có một số TTBYT mà trạm không dùng đến và đề xuất cần được thanh lý như giường, nồi luộc dụng cụ than củi và điện, nồi hấp, tủ sấy và một số dụng cụ khác, nhưng có thể thấy tỷ lệ các TYTX đề xuất các TTBYT cần thanh lý là rất thấp, chỉ dao động từ 0,3% đến 3,4%. Phần lớn đây là các TTB đã cũ, hỏng, không còn sử dụng được.
3.2.2. Đề xuất về công tác quản lý, đào tạo và giám sát để nâng cao hiệu quả sử dụng TTBYT:
Bảng 3.23. Kiến nghị về công tác quản lý của trạm y tế
STT Nội dung kiến nghị Số xã %
1 Cử cán bộđi tập huấn về sử dụng máy móc 138 42,3
2 Tăng cường công tác quản lý 43 13,2
3 Có sổ sách theo dõi tài sản, TTB, kiểm kê định kỳ 34 10,4
4 Có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ 26 8,0
5 Có cán bộ chuyên trách 21 6,4
6 Kiểm tra định kỳ 19 5,8
7 Phân công quản lý TTB theo chức năng nhiệm vụ 13 4,0
8 Hàng năm bổ sung TTB phù hợp 12 3,7
9 Kiểm tra và thanh lý những TTB hỏng 11 3,4
10 Tăng thêm cán bộ 5 1,5
Nhận xét: Bảng 3.23 cho thấy tỷ lệ các trạm có kiến nghị cử cán bộđi tập huấn về sử dụng TTBYT là cao nhất (chiếm 42,3%). Các kiến nghị khác đều liên quan đến công tác quản lý thông thường như: tăng cường công tác quản lý, có cán bộ chuyên trách, phân công quản lý TTB theo chức năng nhiệm vụ, có sổ sách theo dõi, kiểm kê định kỳ, kiểm tra thanh lý những TTB hỏng…
Bảng 3.24. Kiến nghị về vai trò giám sát của trung tâm y tế huyện
STT Nội dung kiến nghị Số xã % 1 Giám sát, hỗ trợ, chỉđạo kỹ thuật 135 41,4 2 Dụng cụ loại bỏ cần thanh lý, bổ sung kịp thời 18 5,5 3 Tăng cường tập huấn, bảo hành, bảo dưỡng 6 1,8 4 Thành lập đội thợ chuyên đi bảo dưỡng, sửa chữa máy móc cho các trạm 6 1,8 5 Có mẫu biểu kiểm tra thống nhất thống kê, báo cáo 3 0,9
6 Tăng hỗ trợ về kinh phí, nhân lực 2 0,6
Nhận xét: Bảng 3.24 cho thấy có 41,4% TYTX đã nêu ra vai trò quan trọng của trung tâm y tế huyện trong hoạt động giám sát, hỗ trợ, chỉ đạo kỹ thuật về sử dụng và quản lý TTBYT. Đây là thông tin mà các trung tâm y tế huyện cần quan tâm để giúp cho các TYTX có thể sử dụng, quản lý tốt hơn các TTBYT để phục vụ cho công tác chuyên môn.
Bảng 3.25. Kiến nghị về công tác đào tạo liên quan đến TTBYT cho cán bộ các TYTX.
STT Nội dung kiến nghị Số xã %