1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 doc

6 261 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 123 KB

Nội dung

CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 Trong hoàn cảnh so sánh lực lượng chênh lệch giữa ta với địch và trước cuộc tiến công ào ạt của hàng chục vạn quân viễn chinh Tống, rõ ràng nếu ta đưa toàn bộ lực lượng ra quyết chiến với địch ngay từ đầu là hết sức bất lợi Vì vậy Lý Thường Kiệt không chủ trương chặn địch ở biên giới. Nhưng, Lý Thường Kiệt cũng không chủ trương tạm thời rút lui chiến lược để cho quân địch tiến quá sâu vào lãnh thổ của đất nước. Trên cơ sở cân nhắc, tính toán kỹ thế và lực của ta và địch, đồng thời phát huy thắng lợi vừa giành được của cuộc tiến công để tự vệ, ông đề ra một kế hoạch kháng chiến rất chủ động, tích cực nhằm hạn chế đến mức cao nhất sự tàn phá của quân xâm lược và giành thắng lợi oanh liệt cho dân tộc. Nhà Tống phải lo đối phó nhiều mặt và luôn luôn phải duy trì lực lượng quân sự lớn ở biên thùy phía bắc và tây bắc để đề phòngnhững cuộc đột nhập của hai nước Liêu, Hạ. Tình hình quốc phòng đó không cho phép nhà Tống huy động nhiều lực lượng vào cuộc chiến tranh xâm lược nước ta và khi gặp khó khăn, ít có khả năng tăng viện. Nhà Tống hết sức giữ bí mật cuộc Nam chinh này và muốn đánh nhanh thăng nhanh vì không thể kham nôi cuộc hành binh lâu ngày trên đất nước ta. Vua Tống đã nói rõ những khó khăn và ý đồ chiến lược đó: "Tuy ở biên thùy phía bắc, Quách Quỳ đã phân phát kế hoạch đề phòng cho các tướng ở lại, nhưng người bắc thấy triều đình bận việc Nam chinh chắc muốn quấy. Vậy phải lo việc An Nam cho chóng xong" (Lý Đào, Tục tư trị thông giám trường biên, sách đã dẫn; xem Lý Thường Kiệt sách đã dẫn, tr. 243). Như thế là quân Tống tiến hành xâm lược trong thế bị động, lại ít khả năng tiếp viện và không thể kéo dài chiến tranh. Còn quân dân ta thì bước vào cuộc kháng chiến với tư thế chủ động, với quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và chiến đấu ở ngay trên đất nước quê hương của mình. Do những điều kiện khách quan, chủ quan như vậy, Lý Thường Kiệt chủ trương lập chiến tuyến ở nơi có lợi nhất để chặn đứng bước tiến của quân xâm lược bảo vệ an toàn kinh thành Thăng Long và địa bàn cơ bản của đất nước, rồi sau một thời gian đánh bại mọi cuộc tiến công của địch, giam hãm chúng vào tình trạng tiêu hao, mệt mỏi, cuối cùng, sẽ tiến lên phản công, thực hành quyết chiến chiến lược giành thắng lợi quyết định. Chủ trương chiến lược đó lại là một sáng tạo độc đáo nữa của Lý Thường Kiệt, nói lên tư tưởng tiến công chủ động, tích cực của ông. Binh lực chủ yếu và tinh nhuệ của quân Tống vẫn là bộ binh và kỵ binh. Trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, các đạo bộbinh trong đó có kỵ binh cũng giữ vai trò những mũi tiến công quyết định. Còn thủy binh chỉ là lực lượng phối hợp nhằm hiệp đồng với bộ binh, tổ chức vượt sông để tiến sâu vào nước ta. Nhà Tống đề ra nhiệm vụ của thủy binh là vượt biển tiến vào nước ta để ”ghé thuyền vào bờ bắc chờ đại quân qua sông, vì trên đường bộ tiến binh đến kinh thành giặc còn cách sông lớn, người Giao lại giỏi thuỷ chiến, sợ thuyền giặc giữ các chỗ hiểm, đại binh khó lòng qua được" (Lý Đào, Tục tư trị thông giám trường biên, sách đã dẫn). Lực lượng thúy binh này mới được tổ chức gồm những người dân chài ven biển Quảng Đông bị nhà Tống bắt vào lính. Họ chưa quen chiến trận, lại không có tinh thần chiến đấu. Thủy binh địch tập trung ở cửa biển Khâm Châu rồi vượt biển vào nước ta. Theo sách Lĩnh ngoại đai đáp của Chu Khứ Phi (một tác giả đời Tống) thì từ Khâm Châu thuyền đi theo hướng tây - nam một ngày đến châu Vĩnh An (Móng Cái, Quảng Ninh) ở địa đầu nước ta. Từ Vinh An, thuyền theo sông Đông Kênh vào cứa sông Bạch Đằng lên Vạn Xuân rồi vào Thăng Long. Sông Đông Kênh là dải nước ven biển giữa đất liền và các hải đào vùng biền đông - bắc nước ta, từ Móng Cái đến cửa sông Bạch Đằng, mà lúc đó người ta coi như một con sông. Lý Thường Kiệt bố trí một lực lượng thủy binh đóng ở Đông Kênh do tướng Lý Kế Nguyên chỉ huy. Nhiệm vụ của đoàn chiến thuyền này là kiên quyết ngăn chặn không cho thủy binh địch tiến vào đất liền, làm thất bại hoàn toàn kế hoạch hiệp đồng quân thủy bộ của địch, gây những khó khăn lớn cho cuộc tiến quân của bộ binh địch. Bộ binh nhà Tống định tập kết ở Ung Châu rồi theo nhiều đường qua vùng đông - bắc nước ta tiến vào Thăng Long. Kinh thànhThăng Long là mục tiêu tiến công chủ yếu của địch vì theo quan niệm chiến tranh chung lúc đó thì phải chiếm được kinh thành, bắt được vua, tiêu diệt được quân chủ lực cua đối phương mới giành được thắng lợi. Cũng theo Chu Khứ Phi, từ Ung Châu có ba đường tiến vào Thăng Long. Con đường chính tiện lợi hơn cả là qua Bằng Tường vào Lạng Sơn rồi theo lưu vực sông Thương và vượt sông Cầu vào Thăng Long. Đó là con đường thiên lý, con đường sứ thần hai nước qua lại, gần trùng với đường xe lửa và quốc lộ 1A hiện nay. Đường này đi bộ mất 4 ngày đến Thăng Long. Phía tây con đường chính có một đường phụ từ trại Thái Bình (thuộc Ung Châu) vào Lạng Châu (Lạng Sơn, Bắc Giang) rồi cũng phải qua sông Cầu vào Thăng Long. Đường này đi mất 6 ngày. Một con đường phụ nữa cũng ở phía tây đường chính, từ trại Ôn Nhuận thuộc đạo Hữu Giang vào vùng Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Đường này quanh co, đi mất 12 ngày và cũng phải qua sông Cầu vào Thăng Long. Lý Thường Kiệt đã nghiên cứu kỹ địa hình và các đường giao thông vùng đông - bắc để bày một thế trận lợi hại nhằm đánh kiềm chế, tiêu hao rồi chặn đứng các mũi tiến công của bộ binh địch. Các đường tiến quân của địch đều phải đi qua vùng núi rừng đông - bắc có địa thế hiểm trở và là khu vực cư trú của các dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Tày - Nùng. Lý Thường Kiệt giao cho những đội quân của các dân tộc thiểu số - lúc đó gọi là quân thượng du - do các tù trưởng của họ chỉ huy, lợi dụng địa hình đón đánh các mũi tiến công của địch. Sát biên giới phía bắc, Lưu Kỷ cùng 5.000 quân người thiểu số đóng ở Quảng Nguyên đón đánh đạo quân địch từ Ôn Châu tiến vào Cao Bằng. Dưới Quảng Nguyên, trên đường Cao Bằng, Thái Nguyên, một vạn quân đóng ở hai động CổLộng, Hạ Liên (vùng Ngân Sơn, Bắc Cạn) làm nhiệm vụ ngăn chặn đường tiếp tế uy hiếp vùng sau lưng địch. Phò mã Thân Cảnh Phúc, đóng quân ở động Giáp (vùng Kép, Bắc Giang) trên con đường chính qua Lạng Sơn vào Thăng Long. Con đường này tuy gần nhưng qua nhiều chỗ hiểm yếu, nhất là đèo Quyết Lý (khoảng làng Nhân Lý, phía bắc Ôn Châu) và ải Giáp Khẩu (tức ải Chi Lăng, Lạng Sơn). Đạo quân của Thân Cảnh Phúc lợi dụng các vị trí hiểm yếu đó để chặn đánh mũi tiến công chủ yếu của địch theo con đường chính. Phía tây Thân Cảnh Phúc, các tù trưởng Sầm Khánh Tân, Nùng Thuận Linh, Hoàng Kim Mãn trấn giữ vùng Môn Châu (Đông Khê) và ngăn chặn con đường từ Bình Gia đến Thái Nguyên. Phía đông, Vi Thu An trấn giữ châu Tô Mậu và ngăn chặn con đường từ Tư Lăng đến Lạng Châu. Đồng thời, ông còn có nhiệm vụ chỉ huy một đạo quân chặn thủy quân của địch từ Quảng Đông tiến xuống. Vi Thủ An là vị tướng có nhiệm vụ trấn giữ miền đất nước từ trước. Trong cuộc tiến công để tự vệ vào năm 1075, ông chỉ huy một đạo quân thủy theo Lý Thường Kiệt đánh sang Khâm Châu. Tại đình làng Cựu Điện (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), nơi thờ ông, có đôi câu đối ghi lại sự tích đánh Tống của ông: “Nhất sóc định giang san, Tống binh lạc phủ Bách niên quang tự điển, Cựu Điện lưu hương" (Một giáo định non sông, Tống binh rơi mật Trăm năm ngời lễ lớn, Cựu Điện hương thơm). (Theo Thần tích thành hoàng làng Cựu Điện (chữ Hán)). Những đạo quân miền núi trên đây khá mạnh và đặc biệt rất am hiểu địa hình, thông thạo đường đi lối lại, chiến đấu ngay trên quê hương của mình. Phó tướng quân Tống là Triệu Tiết phải công nhận: “Lưu Kỷ ở Quảng Nguyên, Thân Cảnh Phúc ở động Giáp đều cầm cường binh” (Lý Đào, Tục tư trị thông giám trường biên, sách đã dẫn; xem Lý Thường Kiệt, sách đã dẫn, tr.268). Nhiệm vụ của các đạo quân thượng du là đánh kiềm chế tiêu hao các đạo quân địch khi chúng tiến sang và sau đó đẩy mạnh hoạt động vùng sau lưng địch nhằm quấy rối và nhất là ngăn chặn đường vận chuyển, tiếp tế của địch, đồng thời sẵn sàng phối hợp với quân chủ lực khi chuyến sang phản công. . CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 Trong hoàn cảnh so sánh lực lượng chênh lệch giữa ta với. tiêu hao, mệt mỏi, cuối cùng, sẽ tiến lên phản công, thực hành quyết chiến chiến lược giành thắng lợi quyết định. Chủ trương chiến lược đó lại là một sáng tạo độc đáo nữa của Lý Thường Kiệt,. huy thắng lợi vừa giành được của cuộc tiến công để tự vệ, ông đề ra một kế hoạch kháng chiến rất chủ động, tích cực nhằm hạn chế đến mức cao nhất sự tàn phá của quân xâm lược và giành thắng

Ngày đăng: 25/07/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w