CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 Sự lớn mạnh về mọi mặt của đất nước cho phép nhà Lý đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống một cách kiên quyết chủ động, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và ý chí tự lập tự cường mạnh mẽ của cả dân tộc. Bằng cách tranh thủ các tù trưởng thiểu số, nhà Lý thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa triều đình trung ương và các dân tộc miền núi, củng cố khối đoàn kết dân tộc, làm thất bại thủ đoạn mua chuộc, chia rẽ của nhà Tống. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất, con lên nối ngôi là Lý Nhân Tông mới 7 tuổi. Công việc triều chính lúc bấy giờ ở trong tay thái úy Lý Thường Kiệt(3), cương vị như tể tướng. Ông là một người yêu nước tha thiết, có ý thức độc lập tự chủ mãnh liệt, là một nhà chính trị lỗi lạc và một nhà quân sự tài ba. Theo dõi chặt chẽ âm mưu và hành động của nhà Tống, ông chủ trương: "Ngồi đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc"(4). Chủ trương "tiên phát chế nhân" đó là một sáng tạo độc đáo của Lý Thường Kiệt, xuất phát từ sự nhận thức vững vàng về sức mạnh vật chất và tinh thần của dân tộc, sự phân tích đánh giá đúng những chỗ mạnh, chỗ yếu của địch. Nhà Tống tuy là một nước lớn, có quyết tâm xâm lược nhưng đang đứng trớc một số khó khăn về đối nội đối ngoại, không thể hành động một cách kiên quyết, đối phó một cách kịp thời. Chủ trương đó biểu thị một tư tưởng chiếnlược tích cực, lấy tiến công để tự vệ một cách chủ động. Cuối năm 1075, 10 vạn quân thủy bộ của ta do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, bất ngờ tập kích vào các căn cứ xâm lược của quân Tống mà trung tâm là thành Ung Châu. Ngày 18 tháng 01 năm 1076, quân ta bao vây thành Ung Châu và sau 42 ngày công phá dữ dội, ngày 01 tháng 3 năm 1076, quân ta hạ thành. Lý Thường Kiệt ra lệnh hủy thành luỹ, phá kho tàng trong cả vùng Tả Giang và lấy đá lấp sông để ngăn chặn đường cứu viện của quân Tống. Mục đích của cuộc tiến công đã đạt được, Lý Thường Kiệt lập tức rút quân về nước trong lúc vua tôi nhà Tống đang bị động bàn bạc cách đối phó. Bằng cuộc tập kích táo bạo, tiến công vào kẻ dịch đang chuẩn bị xâm lược, Lý Thường Kiệt đã “chặn mũi nhọn của giặc” đẩy kẻ thù vào thế bị động ngay từ đầu và tạo ra nhiều điều kiện có lợi cho cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc ta. Bao nhiêu căn cứ quân sự và hậu cần nhà Tống chuẩn bị bấy lâu nay, trong chốc lát bị phá hủy tan tành. Những khó khăn của nhà Tống bị khoét sâu thêm. Các nước Liêu, Hạ được dịp coi thường "thiên tử". Nhân dân Trung Quốc càng thêm oán ghét triều đình Tống. Mâu thuẫn trong nội bộ triều Tống lại sâu sắc thêm. Phái chủ chiến bị đã kích mạnh và tháng 10 năm 1076, tể tướng Vương An Thạch phải từ chức trong một thời gian. Cuộc tiến công thành Ung Châu là một bộ phận và là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Thắng lợi của cuộc tiến công để tự vệ đó đã dập tắt được ý đồ xâm lược của nhà Tống, nhng đã cổ vũ quân dân ta thừa thắng đập tan những đạo quân xâm lược Tống trong một thế chiến lược có lợi cho ta. Đầu tháng 3 năm 1076 (1), quân ta rút hết về nước. Biết thế nào quân Tống cũng sẽ kéo sang xâm lược, Lý Thường Kiệt cùng với triều đình nhà Lý lo xúc tiến ngay công việc chuẩn bị chống giặc. Bằng một mạng lưới thám tử tung sang hoạt động trên đất Tống dưới nhiều hình thức như nhà sư, lái buôn, dân chài , Lý Thường Kiệt nắm chắc tình hình địch và theo dõi từng bước hành động của quân Tống. Nhà Tống rất bất ngờ trước cuộc tập kích của quân đội nhà Lý. Lúc đầu họ hoang mang, lúng túng rồi sau mới đề ra được chủ trương: lợi dụng khi quân Lý Thường Kiệt đang bị giam chân Ở Ung Châu, điềuđại quân đánh thẳng sang chiếm lấy nước ta. Nhưng chủ trương đó chưa kịp thực hiện thì quân ta đã hạ xong thành Ung Châu và ung dung rút về nước. Nhà Tống lại một lần nữa phải bị động thay đổi kế hoạch xâm lược và lo chuẩn bị kỹ hơn cho cuộc viễn chinh. Vua Tống cử Quách Quỳ là một võ tướng cao cấp đã từng giúp Phạm Trọng Yêm giữ biên thùy phía bắc chống lại nước Hạ, làm chánh tướng. Triệu Tiết giữ chức viên ngoại lang bộ lại đang coi Diên Châu (Thiểm Tây) được điều về làm phó tướng. Dưới trướng Quách Quỳ và Triệu Tiết, có nhiều tướng đã quen chiến trận ở miền bắc. Về quân số, Quách Quỳ muốn huy động một lực lượng thật lớn, càng nhiều càng tốt. Trả lời câu hỏi cần bao nhiêu quân, Quách Quỳ nói: "Cần nhiều, miễn sao cho đủ dùng, chứ nói ra không hết” (2). Cuối cùng, nhà Tống quyết định điều 10 vạn quân chiến đấu gồm bộ binh và kỵ binh, 1 vạn ngựa và 20 vạn phu vận chuyển lương thực. Ngoài ra, nhà Tống còn tổ chức một đội thuỷ binh tiến sang để cùng hiệp đồng với bộ binh, kỵ binh trong hành quân và chiến đấu vì địa hình nước ta có bờ biển dài, sông ngòi chằng chịt. Như vậy toàn bộ quân xâm lược Tống lên đến trên 30 vạn, trong đó có 10 vạn quân chiến đấu tinh nhuệ. Theo kế hoạch, bộ binh và kỵ binh địch sẽ tập trung ở Ung Châu rồi đột nhập vào vùng biên giới đông - bắc nước ta. Thủy binh địch sẽ từ cửa biển Khâm, Liêm vượt biển tiến vào cửa sông Bạch Đằng để phối hợp với bộ binh. Các căn cứ xâm lược ở vùng châu Ung, Khâm, Liêm lại được lệnh gấp rút xây dựng. Vua Tống Thần Tông căn dặn Quách Quỳ: "bốn phương nhìn về" cuộc viễn chinh này nên “nếu không vạn toàn thắng hẳn thì bất tiện cho nước nhà” (3). . CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 Sự lớn mạnh về mọi mặt của đất nước cho phép nhà Lý đối phó. chủ chiến bị đã kích mạnh và tháng 10 năm 1076, tể tướng Vương An Thạch phải từ chức trong một thời gian. Cuộc tiến công thành Ung Châu là một bộ phận và là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến. xâm lược. Thắng lợi của cuộc tiến công để tự vệ đó đã dập tắt được ý đồ xâm lược của nhà Tống, nhng đã cổ vũ quân dân ta thừa thắng đập tan những đạo quân xâm lược Tống trong một thế chiến lược