CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 pot

5 414 3
CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 Hai tháng trôi qua. Quân Tống càng ngày càng bị tiêu hao về số lượng, và đặc biệt nghiêm trọng là càng ngày càng bị mệt mỏi, hoang mang. Tin tức thủy quân, niềm hy vọng và chờ đợi của chúng vẫn mờ mịt. Lương thực thiếu thốn, ăn uống không đủ. Thời tiết lại bắt đầu chuyển từ xuân sang hè, không thích hợp với người phương bắc. Nhà Tống đã sai chọn một số bài thuốc chữa lam chướng chế thành tễ và phái một số lương y chuyên trị bệnh lam chướng đi theo quân viễn chinh. Nhưng khí hậu ẩm thấp và các thứ bệnh nhiệt đới vẫn hoành hành quân Tống, làm cho nhiều người ốm đau và một số chết. Vua Tống lo lắng sai lập đàn cầu cúng, nhưng làm sao ngăn nổi bệnh tật? Mệt mỏi và căng thẳng. Thế suy, lực giảm. Quân Tống bị dồn vào một tình thế khốn quẫn, tiến thoái đều khó. Tiến công thì từ hai tháng trước đây đã là cố gắng tuyệt vọng cua quân địch. Rút lui thì nhục nhã và mang tội với triều đình. Đóng quân lại chờ đợi thì thủy binh không thấy tăm hơi mà bộ binh và kỵ binh thì có nguy cơ mòn mỏi, tan rã. Chính vào lúc đó, vào khoảng cuối mùa xuân năm l077, Thái úy Lý Thường Kiệt đã kịp thời nắm lấy thời cơ, lãnh đạo quân dân ta chuyển sang phản công chiến lược đánh tan quân xâm lược. Quân địch tuy đã suy yếu và gặp nhiều khó khăn, nhưng số lượng vẫn đông. Chúng vẫn đóng quân trên một trận tuyến kéo dài khoảng 30 ki-lô-mét ở bờ bắc sông Như Nguyệt với hai khối quân chính đóng ở hai phía đông, tây, do chính Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy. Từ khi chuyển sang thế tạm thời cố thủ, chúng lo phòng thủ cẩn mật hơn để đề phòng những cuộc tiến công của quân ta. Chúng không dám tiến công dù bị quân ta khiêu khích, nhưng vẫn có âm mưu nhử quân ta lên bắc để tiêu diệt. Chúng đã từng bàn tính với nhau: “Nhử người tới đất mình lợi hơn mình tới đất người. Vậy nên giả cách không phòng bị, chúng nó (chỉ quân ta - T.G) ắt tới đánh" (Vương Xung, Đông Đô sử lược, bản chép tay). Tương quan lực lượng và tình hình bố phòng của địch không cho phép quân ta mở một cuộc tiến công bao vây tiêu diệt toàn bộ quân địch. Quách Quỳ đã chủ trương không tiến công nhưng cũng không rút lui, mà chỉ lo cố thủ, đóng quân chờ đợi. Do đó, quân ta cũng không thể nhử địch rời khỏi căn cứ để tiêu diệt theo lối đánh vận động sở trường của dân tộc. Trên cơ sở nghiên cứu thận trọng tình hình mọi mặt, nhất là lực lượng và sự bố phòng của địch, Lý Thường Kiệt đề ra một kế hoạch phản công rất mưu trí, táo bạo. ông chủ trương mở những cuộc tập kích lớn để tiêu diệt quân địch, nh¬ng phải làm sao chia sẻ, phân chúng ra mà tiêu diệt và tạo nên yếu tố hành động chiến lược có ý nghĩa quyết định. Ở bờ bắc sông Như Nguyệt, quân địch đóng thành hai khối lớn trên hai con đường tiến về Thăng Long, ở khoảng giữa có một số doanh trại để sẵn sàng liên hệ, tiếp ứng cho nhau. Khối quân của chánh tướng Quách Quỳ đóng ở phía đông, khoảng bờ bắc bến đò Thị Cầu trên đường thiên lý. Khối quân của phó tướng Triệu Tiết đóng ở phía tây khoảng bờ bắc bến đò Nh¬ư Nguyệt. Trước hết, Lý Thường Kiệt chọn khối quân của Quách Quỳ làm đối tượng tiến công. Quách Quỳ là một võ tướng cao cấp của nhà Tống, trước đã từng giúp Phạm Trọng Yêm giữ biên thùy phía bắc chống lại nước Hạ. Trong hàng ngũ tướng soái nhà Tống, Quách Quỳ được coi là người "lão luyện việc biên thùy", tính thận trọng. Vua Tống phong Quỳ làm An Nam đạo hành doanh đô tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ giữ chức chánh soái. Trước ngày xuất quân, vua Tống đặc biệt tiếp Quỳ tại điện Diên Hòa. Quỳ xin đem theo tất cả bộ thuộc của mình gồm các võ tướng và quân sĩ ở châu Phu Diên (Thiểm Tây) là nơi Quỳ cầm quân. Quách Quỳ trực tiếp chỉ huy đạo quân chủ lực tiến theo đường thiên lý. Đạo quân này giữ vai trò mũi tiến công chủ yếu trong kế hoạch xâm lược của địch. Do đó, khối quân của Quách Quỳ hẳn tập trung kháđông, phải khoảng trên một nửa quân số của địch, nghĩa là trên 5 vạn quân. Dưới trướng của Quách Quỳ có phó đô tổng quản Yên Đạt và những bộ tướng thân cận ở Phu Diên như Diêu Tự, Trương Thế Cự, Khúc Chẩn, Vương Mẫn Hiện nay, tài liệu văn tự cũng như kết quả khảo sát thực địa không cho biết, trong khu vực đóng quân, Quách Quỳ tổ chức phòng ngự tạm thời như thế nào. Chỉ biết khu vực đóng quân của Quách Quỳ nằm giữa ba mặt uy hiếp của quân ta: trước mặt (phía nam) là chiến tuyến Như Nguyệt và trại quân ta ở Thị Cầu; bên trái (phía đông) là đại đội thủy binh của Hoằng Chân, Chiêu Văn ở Vạn Xuân; sau lưng (phía bắc) là đạo quân của phò mã Thân Cảnh Phúc đang hoạt động ráo riết ở động Giáp. Với tính cẩn thận, dè dặt vốn có và trong tình thế khó khăn của quân Tống lúc bấy giờ, chắc chắn Quách Quỳ lo phòng thủ chặt chẽ để sẵn sàng đối phó với quân ta. Không có thành lũy bảo vệ, quân địch lợi dụng địa hình bố trí doanh trại theo lối dã chiến. Hơn nữa Quỳ còn "bí mật phòng bị" để đợi quân ta đánh lên thì tiêu diệt. Theo kế hoạch của Lý Thường Kiệt, hai hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn được lệnh chỉ huy một đoàn chiến thuyền 400 chiếc chở hai vạn quân, từ Vạn Xuân, ngược sông Như Nguyệt, mở một cuộc tiến công lớn vào khu vực doanh trại của Quách Quỳ. Đây là cuộc tiến công chính diện vào cánh trái khối quân địch lớn nhất và đại bàn doanh của chánh tướng Quách Quỳ. Như sử nhà Tống mô tả: "Vài vạn quân quát tháo, chửi mắng đến đánh" (Lý Đào, Tục tư trị thnlg giám trường biên, sách đã dẫn), đoàn binh thuyền của ta hết sức phô trương thanh thế nhằm lôi cuốn sự chú ý và tập trung lực lượng đối phó của địch về hướng này. Theo binh pháp cổ, đó là lối tiến công của chính binh. . CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 Hai tháng trôi qua. Quân Tống càng ngày càng bị tiêu hao. rã. Chính vào lúc đó, vào khoảng cuối mùa xuân năm l077, Thái úy Lý Thường Kiệt đã kịp thời nắm lấy thời cơ, lãnh đạo quân dân ta chuyển sang phản công chiến lược đánh tan quân xâm lược. Quân. Quỳ tổ chức phòng ngự tạm thời như thế nào. Chỉ biết khu vực đóng quân của Quách Quỳ nằm giữa ba mặt uy hiếp của quân ta: trước mặt (phía nam) là chiến tuyến Như Nguyệt và trại quân ta ở Thị

Ngày đăng: 25/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan