Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
2,15 MB
Nội dung
Bàidự thi-Tìm hiểu70nămlịchsửĐảngbộĐắkLắkvà
35nămchiếnthắnglịchsửBuônMa Thuột
TRƯỜNG THPT BUÔNMA THUỘT
TỔ : ĐỊA LÍ
GIÁO VIÊN: BÙI VĂN TIẾN
Câu 1: Tỉnh ĐăkLăk được thành lập từ năm nào? Tỉnh ĐăkLăk hiện nay có bao nhiêu
huyện, thị, thành phố và tên gọi các huyện, thị, thành phố?
Tỉnh ĐăkLăknằm trên cao nguyên phía Tây miền Trung của Việt Nam. Trải dài từ vĩ độ
11
0
44’ đến 13
0
32, trải dài từ 107
0
23
’
đến 109
0
06’ kinh độ Đông, với diện tích gần 13.125 km
2
. Phía
Bắc giáp Gia Lai, phía Nam giáp Lâm Đồng vàĐăk Nông, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hoà, Phú
Yên, phía Tây giáp với tỉnh Modol Kiri (Campuchia).
Lịch sử của vùng đất gắn liền với cuộc mở nước về phương Nam của vua Lê Thánh Tông (1471),
quân Đại Việt tiến lên Tây Nguyên. Nhà vua đặt Tây Nguyên thành nước Nam Bàn, một phiên
thuộc Đại Việt. Năm 1540, vua Lê phong vương cho Thuỷ Xá (Vua nước) và Hoả Xá (Vua Lửa )
cử Bùi Tá Hán, trấn thủ Quảng Nam, kết hợp nhà chức trách địa phương, tổ chức di dân, lập ấp,
xây dựng dinh điền, chỉnh đốn việc giao thương giữa người Thượng với người Kinh. Có thể nói
rằng từ thế kỷ XV trở về trước Tây Nguyên - ĐăkLăk chưa có một hệ thống hành chính hoàn
chỉnh, về cơ bản vẫn là vùng đất được vận hành theo luật tục của các buôn làng độc lập. Từ thế kỷ
XV, vùng đất này thuộc sự cai quản của Đại Việt.
Vào ngày 22-11-1899, thực dân Pháp lập đại lí hành chính ở Bản Đôn. Đến cuối thế kỷ XIX, Đăk
Lăk thuộc địa phận đại lý hành chính Kon Tum và bị thực dân Pháp nhập vào Lào. Đến 22/11/1904
theo nghị quyết của toàn quyền Đông Dương, ĐăkLăk được thành lập và tách khỏi Lào đặt dưới
quyền cai trị của khâm sứ Trung Kỳ. Như vậy với nghị định này ĐăkLăk đã trở thành 1 trong 20
tỉnh thuộc quyền kiểm soát của Khâm sứ Trung Kì. Đến 9/2/1913 ĐăkLăk trở thành một đại lý hành
chính trực thuộc tỉnh Kon Tum. Ngày 2/7/1923 tỉnh ĐăkLăk mới được thành lập lại. Lúc mới thành
lập, ĐăkLăk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (buôn). Người Ê Đê có 151 làng, người
Bih có 24 làng, người Gia Rai có 11 làng, người Krung có 28 làng, người M'dhur có 120 làng, người
Mnông có 117 làng, người Xiêm có 1 làng.
Trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương năm 1931, ĐăkLăk được chia làm 5 quận:
Ban Mê Thuột, Buôn Hồ, Đăk Song, Lăkvà M'Đrắk, dưới có 440 làng. Ngày 15/4/1950 Bảo Đại ban
hành Dụ số 6 đặt cao nguyên Trung Phần, trong đó có ĐăkLăk làm “hoàng triều cương thổ” có quy
chế cai trị riêng. Sau năm 1975, ĐăkLăk có những thay đổi về hành chính: tháng 2-1976, Chính phủ
lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra nghị định giải thể khu và hợp nhất các tỉnh ở miền Nam,
trong đó có ĐăkLăkvà tỉnh Quảng Đức.
Ngày 26-11-2003, Nghị quyết số 22/2003 của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quyết định tách ĐăkLăk thành 2 tỉnh: ĐăkLăkvàĐắk Nông.
Hiện ĐắkLắk có 15 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện (với 184 xã, phường
và thị trấn), dân số tỉnh theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 là 1.728.380 người:
1. Thành phố BuônMa Thuột.
2. Thị xã Buôn Hồ (thành lập ngày 23 tháng 12 năm 2008, tách từ huyện Krông Buk).
3. Huyện Krông Buk (có từ năm 1976, trước kia là quận Buôn Hồ).
4. Huyện Krông Pak (có từ năm 1976, trước kia là quận Phước An).
5. Huyện Lắk (có từ năm 1976, trước kia là quận Lạc Thiện).
6. Huyện Ea Súp (thành lập ngày 30 tháng 8 năm 1977, tách từ huyện Krông Buk).
7. Huyện M'Drăk (thành lập ngày 30 tháng 8 năm 1977, tách từ huyện Krông Pak).
8. Huyện Krông Ana (thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1981, tách từ huyện Krông Pak vàthị xã
Buôn Ma Thuột).
9. Huyện Krông Bông (thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1981, tách từ huyện Krông Pak).
10.Huyện Ea H'leo (thành lập ngày 3 tháng 4 năm 1980, tách từ huyện Krông Buk).
11.Huyện Cư M'gar (thành lập ngày 23 tháng 1 năm 1984, tách từ huyện Ea Súp).
12.Huyện Krông Năng (thành lập ngày 9 tháng 11 năm 1987, tách ra từ huyện Krông Búk).
13.Huyện Buôn Đôn (thành lập ngày 7 tháng 10 năm 1995, tách từ huyện Ea Súp).
14.Huyện Ea Kar (thành lập ngày 13 tháng 9 năm 1986, tách từ huyện Krông Pak và huyện
M'Drăk).
Trường THPT BuônMa Thuột| 1
Bài dự thi-Tìm hiểu70nămlịchsửĐảngbộĐắkLắkvà
35nămchiếnthắnglịchsửBuônMa Thuột
15. Huyện Cư Kuin (thành lập ngày 27 tháng 08 năm 2007, tách từ huyện Krông Ana).
Câu 2: Vì sao Bộ Chính trị lại chọn BuônMaThuột làm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch
Tây Nguyên? Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịchsử của chiếnthắngBuônMaThuột
(l0/3/1975)?
Buôn MaThuột là thành phố cao nguyên của tỉnh Đăk Lăk, đồng thời là thủ phủ kinh tế -
chính trị của vùng Tây Nguyên trù phú. Thành phố đang sống trong những ngày tháng hoà bình, phát
triển đầy hứa hẹn. Nhưng không ai có thể quên được cách đây gần 35năm về trước, tháng 3 -1975,
chính trên thành phố anh hùng này đã diễn ra “Trận BuônMaThuộtlịch sử”. Một trận đánh then
chốt, mở đầu cho chiến dịch Tây Nguyên năm 1975, là đòn điểm huyệt, tạo đột biến cho cuộc Tổng
tiến công đại thắng mùa xuân năm 1975.
Bước sang năm 1974, trước sự suy yếu trầm trọng của địch, nhận định những điều kiện thuận
lợi cho ta để kết thúc chiến tranh đang đến gần, tháng 10-1974, Bộ Chính trị - Trung ương Đảng đã
họp và đề ra nhiệm vụ chiến lược mới: giải phóng hoàn toàn miền Nam trong vòng hai năm 1975-
1976. Hội nghị khẳng định: “Mỹ đã rút khỏi miền Namthì khó có khả năng đưa quân trở lại miền
Nam, vàdù chúng có can thiệp đi chăng nữa cũng không thể cứu vãn được nguy cơ sụp đổ của chính
quyền Sài Gòn”. Tiếp đó Hội nghị Bộ Chính trị họp mở rộng (từ 18 -12 -1974 đến 8 - 1 -1975) rà
soát lại tình hình, nhất là sau chiếnthắng Phước Long (6 - 1 - 1975), Bộ Chính trị hạ quyết
tâm“Tổng công kích, tổng khởi nghĩa tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, đánh đổ ngụy quyền từ
trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam Việt Nam” và
“nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Bộ
Chính trị chọn Tây Nguyên - một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng,“ Là hướng chiến lược tấn
công chủ yếu trong cuộc tiến công rộng lớn năm 1975”.
Chấp hành nghị quyết của Trung ương tháng 10 -1974, Khu ủy, Bộ Tư lệnh Khu V vàĐảng
ủy Mặt trận Tây Nguyên gấp rút triển khai kế hoạch mùa khô năm 1975 nhằm yêu cầu: “Tiêu diệt
một bộ phận quan trọng sinh lực địch, đánh bại về cơ bản“bình định” của địch, giải phóng đại bộ
phận nông thôn, giải phóng một số địa bàn quan trọng, quyết tâm giành thắng lợi lớn, chuẩn bị
phương án, kế hoạch khi có thời cơ, chống tư tưởng chần chừ rụt rè”.
Buôn MaThuột là thị xã lớn của tỉnh ĐăkLăkvà là thị xã lớn nhất của Tây Nguyên với trên
7 vạn người, một trung tâm chính trị ở vùng dân tộc, diện tích khoảng 25.000km
2
(17.000 đồng bào
dân tộc). Bên cạnh đó, đây còn là một vị trí có tầm quan trọng nhiều mặt ở Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ. BuônMaThuột lại tương đối cô lập, xa cách các trung tâm quân sự lớn, hạn chế sự chi viện lớn
của địch. Do vị trí như vậy, nên một trận đánh lớn vào BuônMaThuột sẽ gây rung động mạnh về
chiến lược, tạo sức chấn động lớn và nhanh, và ảnh hưởng đến toàn cục. Chính xuất phát từ những
nhận định đó, Trung ương chọn BuônMaThuột làm điểm mở đầu và chủ yếu trong chiến dịch Tây
Nguyên.
Do ý nghĩa quan trọng của chiến dịch, đặc biệt là trận mở màn BuônMa Thuột, Bộ Chính trị
quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên (tháng 2 -1975), đồng chí Văn Tiến Dũng
được cử vào chỉ đạo và theo dõi tình hình. Trung tướng Hoàng Minh Thảo làm Tư lệnh, Đại tá Đặng
Vũ Hiệp làm Chính ủy.
- Chủ trương của Tỉnh ủy Đăk Lăk
Đầu năm 1975, ở thị xã BuônMa Thuột, có 2 trung đoàn quân ngụy (E45 và E53), Liên đoàn
biệt động 21, 2 thiết đoàn, 2 pháo đội, các lực lượng cơ quan, các binh chủng xung quanh Sưbộ 23
và 1 liên đoàn bảo an 3 tiểu đoàn. Trong nội thịBuônMa Thuột, địch có nhiều khu vực trọng yếu
(hậu cứ 23, Tiểu khu Đăk Lăk, khu hành chính tỉnh, sân bay thị xã, sân bay Hòa Bình, kho thiết giáp,
kho Mai Hắc Đế…). Xung quanh thị xã, địch có một hệ thống cứ điểm để bảo vệ từ xa. Bộ máy tề
ngụy từ thị xã đến phường xóm hoàn chỉnh, kìm kẹp dân chặt chẽ.
Đối với Đảngbộ tỉnh Đăk Lăk, nhận rõ trách nhiệm, tầm quan trọng do Trung ương giao phó,
toàn tỉnh khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến đấu có tính chiến lược này. Phối hợp với Mặt
trận Tây Nguyên, đồng chí Huỳnh Văn Cần - Bí thư tỉnh ủy họp bàn kế hoạch tấn công và nổi dậy
trong toàn tỉnh Đăk Lăk.
Để phối hợp với đòn tiến công quân sự, Tỉnh ủy ĐăkLăk ra kế hoạch cụ thể về chuẩn bị
chiến trường, tổ chức nhiều đội công tác chính trị đi cùng bộ đội phát động quần chúng nổi dậy;
đồng thời có kế hoạch phân công cụ thể cho các huyện chuẩn bị sẵn sàng truyền đơn, lời kêu gọi,
thông báo, kêu gọi binh sĩ ngụy ra hàng, trấn áp bọn ác ôn, chuẩn bị thành lập Uỷ ban cách mạng ở
vùng giải phóng. Hàng trăm cơ sở các loại, ở vùng ven có 3 lõm căn cứ ở các đồn điền phía đông, ở
Trường THPT BuônMa Thuột| 2
Bài dự thi-Tìm hiểu70nămlịchsửĐảngbộĐắkLắkvà
35nămchiếnthắnglịchsửBuônMa Thuột
Buôn Ea Na phía namvà Đạt Lý 2 phía bắc thị xã có phong trào cách mạng khá mạnh, có trên 400
cơ sở chính trị các loại và gần 150 du kích mật quần chúng ở các lõm căn cứ có tinh thần cách mạng
rất cao, sẵn sàng phục vụ công tác, bảo vệ che giấu cán bộ cách mạng.
Đó là những yếu tố - những bàn đạp vô cùng thuận lợi, quan trọng cho lực lượng ta làm chỗ
dựa để hoạt động vào thị xã.
Chiến dịch mở màn-trận đánh BuônMa Thuột: giải phóng BuônMaThuộtvà toàn tỉnh Đăk Lăk.
Sáng ngày 5-3-1975, Trung đoàn 25 cắt đường 21. Ngày 8-3 Trung đoàn 48 đánh chiếm
Thuận Mẫn và căn cứ Cẩm Ga cắt đường 14 diệt 1D bảo an, bắt 120 tên địch, thu 200 súng. Ngày 9-
3 Sư đoàn 10 đánh quận lỵ Đức Lập, căn cứ Núi Lửa, cứ điểm 22. Nhưng chiếnsự kéo dài đến ngày
10-3 mới chiếm lại được quận lỵ và các cứ điểm Đăk Song, Đăk Sắc, diệt 1 tiểu đoàn của E53, 1 tiểu
đoàn bảo an, bắt 100 tên địch, thu 14 pháo, 20 xe tăng thiết giáp.
Sau đòn nghi binh ở PleiKu và Kon Tum, chiến dịch mở màn bằng cuộc tiến công chiến lược
của quân chủ lực vào BuônMa Thuột. Đúng 2giờ 03 phút sáng ngày 10-3 từ các hướng quân ta đã
nổ súng tấn công thị xã BuônMaThuột (ngã Sáu). Đặc công đánh mạnh ở các nơi trọng điểm như
sân bay thị xã, kho Mai Hắc Đế, bộ binh đánh sân bay Hòa Bình… Đây thực sự là cuộc đọ sức quyết
liệt, sống còn giữa ta và địch trong thị xã. Trong ngày này, ta đã hạ nhiều mục tiêu trong thị xã,
nhưng vẫn chưa chiếm được Sưbộ 23 và mục tiêu phía đông tiểu khu. Cho dù tuớng Phú ra lệnh “tử
thủ BuônMaThuột bằng mọi giá” nhưng điều đó đã bị vô hiệu hóa, bởi 10 giờ ngày 11-3, ta đã làm
chủ các mục tiêu, chiếm lĩnh Sưbộ 23 - mục tiêu cuối cùng trong thị xã BuônMa Thuột.
Phối hợp với tấn công quân sự, những cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân
được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, nhanh chóng phá rã toàn bộ lực lượng kìm kẹp của địch ở cơ sở, xóa
sạch tung tích địch, thiết lập chính quyền tự quản của nhân dân, tiền thân của Hội đồng Nhân dân và
Uỷ ban Nhân dân cách mạng các cấp.
Tại thị xã BuônMa Thuột: Ngay trong đêm 11-3-1975, khi chủ lực vừa tiêu diệt các mục
tiêu chủ yếu, đoàn cán bộ chính trị gồm 83 người, do đồng chí Tô Tấn Tài (Ama H’Oanh), Bí thư
Thị ủy BuônMaThuột dẫn đầu, tiến vào thị xã, tỏa xuống các đường phố, các khu dân cư, phát động
quần chúng nổi dậy xóa sạch quân ngụy, phối hợp tiễu trừ bọn tàn binh địch, truy quét gián điệp và
tàn quân trốn tại các khu gia cư, thu gom vũ khí, tổ chức giữ gìn trật tự an ninh, kêu gọi những người
chạy lánh trở về, kêu gọi tề ngụy ra trình diện….
Ở các vùng ven thị, tranh thủ sựthắng lợi quân sự, các đội công tác kịp thời bám vào các khu
đồn, ấp chiến lược cùng cơ sở tại chỗ, đưa quần chúng nổi dậy tấn công chính trị, binh vận, giải tán
tề, tước vũ khí của nghĩa quân dân vệ, phòng vệ dân sự, xóa bỏ mọi tổ chức và tàn quân địch, phá
banh các khu đồn, bung dân và đưa họ về làng cũ, ổn định cuộc sống. Sau 5 ngày liên tục tiến công
và nổi dậy, trên 70.000 dân thị xã BuônMaThuột được hoàn toàn giải phóng.
Ngày 18 - 3 - 1975, Uỷ ban Quân quản thị xã BuônMa Thuột, do Đại tá Y Bốc Êban - Phó
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban Cách mạng lâm thời tỉnh Đăk Lăk, làm Chủ tịch, ra mắt trước 300
đại biểu nhân dân trước đình Lạc Giao. Nhân dân hân hoan, phấn khởi với những thắng lợi to lớn mà
cách mạng đã giành được.
Ở địa bàn nông thôn: Phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công quân sự, tiêu diệt, bức rút các lực
lượng địch ở các chi khu, quận lỵ, những cứ điểm lẻ. Ở các huyện, cùng với lực lượng du kích, cơ sở
tại chỗ, quần chúng đã nổi dậy quét sạch bọn ngoan cố, giải tán tề ngụy, xóa tàn tích địch. Cùng phối
hợp với mặt trận BuônMa Thuột, lực lượng địa phương tỉnh Kon Tum, Gia Lai cùng quần chúng nổi
dậy phá hàng loạt khu ấp dồn dân, ấp chiến lược, giải phóng thị xã Kon Tum (16 - 3 - 1975), thị xã
PleiKu (17 - 3 - 1975). Ngày 28 -3-1975, toàn tỉnh ĐăkLăk hoàn toàn được giải phóng, chính quyền
cách mạng về tay nhân dân.
Chiến thắngBuônMaThuột là “đòn điểm huyệt” đã làm cho quân ngụy không thể nào
gượng dậy nổi. Sau chiến dịch Tây Nguyên, là chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử. Những điều kiện thuận lợi đã được mở ra sau chiếnthắngBuônMa Thuột, “cái chìa khóa
của mọi sựnằm ở BuônMa Thuột” quả thật không sai.
Chiến thắngBuônMaThuột đã đi vào lịchsử là một trong những chiếnthắng oanh liệt nhất
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta trong cả nước, mở màn thắng lợi
cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Chiến thắngBuônMaThuột trước hết là nhờ sự chỉ đạo sáng suốt tài tình của Bộ Chính trị,
của Quân uỷ Trung ương đã có quyết tâm cao, chọn đúng thời cơ lịch sử, chọn đúng điểm quyết
chiến chiến lược và tập trung cao độ binh hoả lực để giành thắng lợi. ChiếnthắngBuônMaThuột là
Trường THPT BuônMa Thuột| 3
Bài dự thi-Tìm hiểu70nămlịchsửĐảngbộĐắkLắkvà
35nămchiếnthắnglịchsửBuônMa Thuột
chiến công chung của quân và dân trong cả nước mà trực tiếp là các lực lượng chủ lực của Mặt trận
Tây Nguyên đã nghi binh giỏi, tạo thế bí mật bất ngờ cho trận đánh từ xa, hợp đồng binh chủng chặt
chẽ, tấn công địch liên tục bằng nhiều trận then chốt: đánh địch ở trọng điểm, đánh diệt địch phản
kích, truy diệt địch chạy.
Chỉ trong thời gian chưa đầy 1 tháng đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ sinh lực địch và
phương tiện chiến tranh trên một chiến trường rộng lớn toàn Tây Nguyên.
Góp phần vào chiếnthắng vẻ vang ấy, quân dân ĐăkLăk dưới sự lãnh đạo của Đảngbộ tỉnh
đã đoàn kết một lòng đứng lên tiến công và nổi dậy. Đặc biệt sự đóng góp sức người, sức của, của
đồng bào các dân tộc trong tỉnh là chất kết dính sức mạnh đấu tranh. Đó là truyền thống đoàn kết
Kinh - Thượng đã được vun xới từ trong lịchsử xa xưa.
Với chiếnthắng này, vùng đất và con người BuônMaThuột - ĐăkLăk đã đi vào lịchsử dân
tộc như những trang sử oanh liệt. Đó là niềm tự hào vô hạn của những thế hệ hôm nay với sự hy sinh
của bao thế hệ cha ông đi trước. Đó là một tài sản, một vốn quí cần được gìn giữ và phát huy
Câu 3: Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Đăk Lăk, các kì đại hội Đảng, các đồng chí Bí thư
Tỉnh uỷ qua các thời kì.
Đảng Cộng sản VN ra đời (3-2-1930) là một bước ngoặt vĩ đại, chấm dứt hoàn toàn vấn đề khủng
hoảng lãnh đạo của cách mạng VN. Sự ra đời của ĐCSVN có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
tiến trình phát triển thắng lợi của của phong trào giải phóng dân tộc ở ĐăkLăk nói riêng, Tây
Nguyên nói chung.
- Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt chú ý đến
công tác lãnh đạo, tổ chức và vận động cách mạng trong khu vực đồng bào dân tộc thiểu số,
coi “ lực lượng đấu tranh của các dân tộc thiểu số là một lực lượng rất lớn. Giải phóng đồng
bào các dân tộc là một bộ phận quan trọng trong cuộc cách mạng phản đế và điền địa ở Đông
Dương, là một bộ phận của cách mạng thế giới”.
- Qua trình phát triển cuộc vận động giải phóng dân tộc ở ĐắkLắk từ năm 1930 trở đi là quá
trình đồng bào các dân tộc thiểu số ở ĐắkLắk đi theo tiếng gọi của Đảngvà cũng là quá trình
Đảng dần dần xâm nhập vào phong trào ở đây để nắm quần chúng và lãnh đạo cách mạng đi
đến thắng lợi.
Ngay từ lúc thực dân Pháp xây dựng những đồn điền đầu tiên, ở ĐắkLắk đã có những hình thức
đấu tranh khá sôi nổi và mạnh mẽ. Những cuộc đấu tranh đó từ những hình thức bất hợp tác đến
những cuộc đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm v.v đã thể hiện một quá trình phong trào đi từ
thấp lên cao, từ nhỏ đến lớn. Tiêu biểu là phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền Mai Dô
(1927), của công nhân đồn điền MêWal, C.H.P.I, Rô Si (1933), đấu tranh của công nhân làm cấu
đường 14 ở KrôngBúk (1935) và cuộc đấu tranh của công nhân dồn điền Ca Đa (1940) Phong trào
đấu tranh của công nhân vàsự trưởng thành của đội ngũ công nhân ở ĐăkLăk đã tạo ra tiền đề
khách quan hết sức thuận lợi cho sự phát triển cách mạng ở Đắk Lắk.
Bên cạnh đó, ở Nhà đày BuônMa Thuột, một tổ chức trung kiên được hình thành ngay trong nhà
tù để lãnh đạo cách mạng. Các chiến sĩ cộng sản ở đây đã đấu tranh không mệt mỏi, đòi cải thiện tù
nhân, chống tra tấn khủng bố, đòi tự do, báo chí, hội họp nhiều cuộc đấu tranh trong tù đã làm cho
thực dân Pháp hoảng sợ.
Trong những năm 1930 đến 1940, nhiều cuộc tổ chức vượt ngục của các chiến sĩ đã thành công.
Trên cơ sở đó, vào cuối năm 1940 do tình hình đòi hỏi, một số chiến sĩ cộng sản ( khoảng 10 đồng
chí trong các tổ chức bí mật nhà tù) tự thành lập chi bộĐảng Cộng sản Việt Nam ( Chi bộ lúc đó
thành lập có 10 đồng chí). Đến lúc ra tù ( 4-1945) đã có trên 150 đồng chí. Ban Chấp hành có các
đồng chí: Trần Hữu Dục (Bí thư), Ngô Tuân (Ba Đốc), Vịnh (Nguyễn Chí Thanh), Trần Tống,
Nguyễn Hữu Khiếu. Với các kí hiệu tên gọi khác nhau, chi bộ được tổ chức hoạt động và phát triển
đội ngũ đảng viên của mình theo Chính cương, Điều lệ Đnảg và tự xác định phải thực hiện cho được
các nhiệm vụ sau:
- Làm hạt nhân tổ chức và lãnh đạo toàn thể tù nhân đấu tranh để bảo vệ quyền lợi, bảo vệ và
cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho tù nhân.
- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, chuẩn bị cho hoạt đô ngj cho từng người sau khi ra tù.
- Tìm cách liên lạc để tổ chức vận động cách mạng ở thị xã BuônMaThuộtmà trước hết là hai
đối tượng là: quần chúng lao động và binh lính địch.
Trường THPT BuônMa Thuột| 4
Bài dự thi-Tìm hiểu70nămlịchsửĐảngbộĐắkLắkvà
35nămchiếnthắnglịchsửBuônMa Thuột
- Tổ chức các cuộc vượt ngục, vọt tàu lửa để đưa cán bộ về cho Đảng. Bồi dưỡng lí luận cách
mạng và chỉ thị, nghị quyết của Đảng cho những người sắp hết hạn tù để trở ra hoạt động cách
mạng.
Với việc chi bộĐảng Cộng sản Việt Nam Nhà đày BuônMaThuột ra đời không những đã thống
nhất được sự lãnh đạo của Đảng trong tù mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc vận động cách
mạng ở ĐắkLắk phát triển thêm một bước mới, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng
Tháng Tám năm 1945 ở Đắk Lắk.
CÁC KÌ ĐẠI HỘI ĐẢNGBỘ TỈNH ĐẮK LẮK
Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ra đời ở ĐắkLắk (năm 1940), đến nay Đảngbộ tỉnh
Đắk Lắk đã trải qua 14 kì đại hội.
- Tháng 8-1969, dưới sự chỉ đạo của Liên Khu uỷ V, tỉnh ĐắkLắk (lúc này gồm 4 huyện
M’Đrắk, đông Cheo Reo, tây Cheo Reo vàBuôn Hồ) triệu tập Đại hội Đảngbộ lần thứ nhất
tại vùng núi Chư Djũ:. Về dự đại hội có 50 đại biểu được bầu ra từ các huyện và các cơ quan
tỉnh. Đại hội đã kiểm điểm tình hình của tỉnh từ sau Hiệp định Giơnevơ đến năm 1960, đề ra
phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 15. Đại hội bầu ra Ban
Chấp hành Đảngbộ gồm 15 đồng chí, đồng chí Nguyễn Hồng Ưng được bầu làm Bí thư Tỉnh
uỷ.
Từ giữa năm 1961, các đồng chí Nguyễn Hồng Ưng và Nguyễn Liên được điều động về Khu uỷ VI,
đồng chí Nguyễn Tuấn ( Ama Đăng), Phó Bí thư Tỉnh uỷ là Bí thư. Tháng 6-1962, đồng chí Nguyễn
Tuấn về Khu VI, đồng chí Nguyễn Viên ( Bình) Trưởng ban Quân sự tỉnh làm Quyền Bí thư. Cuối
năm 1962, Khu uỷ VI điều động đồng chí Nguyên Liên làm Bí thư tỉnh uỷ.
- Tháng 8- 1963, Đại hội lần thứ II của Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk (B3):, họp tại Ea Drăh vùng
căn cứ đồng Chư Djũ. Đại hội kiểm kiểm tình hình chỉ đạo của thời kì địch chuyển sang
chiến tranh đặc biệt và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, tập trung vào nhiệm
vụ trung tâm là phát động quần chúng phá kềm, phá ấp giành lại nông thôn.
Đại hội cũng đặc biệt nhấn mạnh đến công tác xây dựng Đảng, tăng cường sự đoàn kết trong
Đảng bộ, khắc phục tư tưởng ngại gian khổ, cố thủ rụt rè, tập trung cho công tác tiến công ra phía
trước. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk khoá II, đồng chí Nguyễn Liên ( Bốn
Đạo) được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.
- Tháng 7 -1966, Đại hội Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk lần thứ III: được triệu tập tại vùng căn cứ
phía nam của tỉnh ( Ea Play xã Dak Tuôr) để kiểm điểm tình hình vàsự chỉ đạo của tỉnh, đề ra
nhiệm vụ trong giai đoạn chống chiến tranh cục bộ. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đảngbộ
tỉnh ĐắkLắk khoá III, đồng chí Nguyễn Liên ( Bốn Đạo) được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.
- Tháng 4 -1969, Đại hội Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk lần thứ IV: họp tạibuôn M Năng Dơng vùng
căn cứ phía nam của tỉnh, để kiểm điểm tình hình vàsự chỉ đạo của tỉnh trong giai đoạn chống
chiến tranh cục bộ, đề ra nhiệm vụ chống bình định nông thôn, chống “ Việt Nam hoá chiến
tranh” và tăng cường công tác xây dựng Đảng. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đảngbộ tỉnh
Đắk Lắk khoá IV, đồng chí Nguyễn Liên ( Bốn Đạo) được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ. Sau đó,
Thường vụ Khu uỷ V quyết định đưa đồng chí Võ Trung Thành ( Năm Vinh) Khu uỷ viên
Khu V về làm Bí thư thay đồng chí Nguyễn Liên về Khu V nhận công tác mới.
- Tháng 10 -1971, Đại hội Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk lần thứ V: họp tạibuôn Ngô, vùng căn cứ
phía nam của tỉnh. ĐH kiểm điểm tình hình vàsự chỉ đạo của tỉnh sau Tết Mậu Thân và bàn
phương hướng chống “Việt Nam hoá chiến tranh”, chống bình định và lấn chiếm, chuẩn bị
cho đợt hoạt động năm 1972. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk khoá V
gồm 31 đồng chí, đồng chí Huỳnh Văn Cần được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.
- Tháng 9-1973 Đại hội Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk lần thứ VI: họp tạibuôn Ea MDlan vùng căn
cứ phía bắc tỉnh. Đại hội xác định nhiệm vụ chống lấn chiếm bình định và giữ vững vùng giải
phóng, chuẩn bị mọi điều kiện cho cách mạng trong tỉnh, xây dựng hành lang an toàn, tiêu
hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk khoá
VI gồm 27 đồng chí, đồng chí Huỳnh Văn Cần tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.
- Đại hội Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk lần thứ VII: được họp vòng 1 từ ngày 12-11-1976 đến 20-11-
1976, vòng 2 từ ngày 13-6-1977 đến ngày 19-6-1977, tạithị xã BuônMa Thuột, số lượng đại
biểu được triệu tập là 252 đồng chí (25 đồng chí dự khuyết). Đại hội kiểm điểm tình hình lãnh
đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hoá- xã hội, an ninh- quốc phòng của tỉnh sau 2 năm
Trường THPT BuônMa Thuột| 5
Bài dự thi-Tìm hiểu70nămlịchsửĐảngbộĐắkLắkvà
35nămchiếnthắnglịchsửBuônMa Thuột
đầu mới giải phóng, đề ra nhiệm vụ mới “ quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm
1976-1980”. Xác định nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng bộ, quân dân các dân tộc trong tỉnh
tập trung cao độ vào mặt trận sản xuất nông nghiệp.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk khoá VII gồm 39 đồng chí, đồng chí Trần
Kiên được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.
- Đại hội Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk lần thứ VIII: tiến hành từ ngày 07 đến ngày 10-11-1979, tại
thị xã BuônMa Thuột, số lượng đại biểu được triệu tập 351 đồng chí đến từ 16 tổ chức đảng
bộ trực thuộc. Đại hội kiểm điểm tình hình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hoá-
xã hội, an ninh- quốc phòng của tỉnh trong nhiệm kì VII và đề ra chủ trương, phương hướng,
biện pháp kinh tế -xã hội trong thời kì mới (1980-1981). Đại hội xác định các nhiệm vụ: tiếp
tục đẩy mạnh sản xuất nông – lâm – công nghiệp phát triển toàn diện, cùng nhiệm vụ sản xuất
lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu là trọng tâm.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk khoá VIII gồm 43 đồng chí, đồng chí Y
Ngông Niê Kđăm được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.
- Đại hội Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk lần thứ IX: được tiến hành trong 2 vòng, vòng 2 từ ngày 5-3-
1983 đến ngày 9-3-1983 tạithị xã BMT, số lượng đại biểu được triệu tập là 372 đồng chí
chính thức đại diện cho 9.000 đảng viên thuộc 20 đảngbộ trực thuộc trong tỉnh.
Đại hội đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đảngbộ tỉnh khoá VIII đã tạo ra cơ sở vật
chất, kĩ thuật ban đầu cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Đại hội đề ra phương hưóng, nhiệm vụ
chung cho Đảngbộ trong 3 năm (1983-1985) là ra sức phát triển phong trào quần chúng sâu rộng,
phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Tăng cường tình đoàn kết dân tộc. Đề ra
các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tiếp tục xác định vững chắc cơ cấu kinh tế công - nông – lâm nghiệp,
tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, đẩy mạnh sự nghiệp văn hoá- giáo dục- y tế đi vào chất
lượng.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk khoá IX gồm 45 đồng chí (4 dự khuyết)
đồng chí Y Ngông Niê Kđăm được bầu lại làm Bí thư Tỉnh uỷ.
- Đại hội Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk lần thứ X: họp tạithị xã BuônMaThuột từ ngày 9-10 đến
ngày 14-10-1986. Về dự đại hội có 400 đồng chí đại biểu chính thức đến từ 24 đảngbộ trực
thuộc, đại diện cho hơn 10.000 đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội đã kiểm điểm tình hình thực
hiện Nghị quyết Đại hội IX, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong 5 năm tới từ 1986-1990 là “
nắm vững đường lối và quan điểm cơ bản của Đảng, ra sức phấn đấu đến mức cao nhất với tinh
thần tự lực tự cường và ý chí quyết tâm cao, phát huy triệt để sức mạnh tổng hợp của từng đại
phương, cơ sở của toàn tỉnh, hướng mạnh về phía trước, tạo ra một sự thay đổi lớn trên mọi lĩnh
vực ”
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk khoá X gồm 45 đồng chí (10 dự
khuyết) đồng chí Huỳnh Văn Cần được bầu lại làm Bí thư Tỉnh uỷ.
- Đại hội Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk lần thứ XI: Tiến hành trong 2 vòng, vòng 2 khai mạc vào
ngày 08-1-1992 đến ngày 11-1-1992 tạithị xã BuônMa Thuột, số lượng đại biểu 292, thay mặt
cho hơn 16.509 đảng viên trong toàn tỉnh. Đại hội nhấn mạnh: Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi
mới toàn diện, đồng bộ, đi vào chiều sâu với bước đi vững chắc theo định hướng XHCN. Ổn định
và phát triển kinh tế của tỉnh theo cơ cấu: nông – lâm –công nghiệp chế biến và dịch vụ. Đổi mới
quản lí và điều hành kinh tế của nhà nước trên cơ sở xác định được chức năng, quyền hạn được
qui định. Tiếp tục chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đại
hội bầu ra Ban Chấp hành Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk khoá XI gồm 47 đồng chí, đồng chí Huỳnh Văn
Cần được bầu lại làm Bí thư Tỉnh uỷ. Đến Hội nghị giữa nhiệm kì đồng chí Huỳnh Văn Cần nhận
nhiệm vụ khác, đồng chí Ama Pui được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.
- Đại hội Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk lần thứ XII:
Triệu tập từ ngày 07-5-1996 đến ngày 10-5-1996 tại thành phố BMT, về dự đại hội có 349
đồng chí đại diện cho hơn 17.000 đảng viên của 23 đảngbộ trực thuộc trong tỉnh. Đại hội đã kiểm
điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong 5 năm tới
từ 1996-2000. Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ, đi vào chiều sâu với
bước đi vững chắc theo định hướng XHCN. Ổn định và phát triển kinh tế của tỉnh theo cơ cấu:
nông – lâm –công nghiệp chế biến và dịch vụ. Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế
nhiều thành phần.
Trường THPT BuônMa Thuột| 6
Bài dự thi-Tìm hiểu70nămlịchsửĐảngbộĐắkLắkvà
35nămchiếnthắnglịchsửBuônMa Thuột
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk khoá XII gồm 49 đồng chí, đồng chí
Mai Văn Năm được bầu lại làm Bí thư Tỉnh uỷ. Tháng 9 -1999, đồng chí Mai Văn Năm về Uỷ
ban kiểm tra Trung ương, đồng chí Nguyễn An Vinh được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.
- Đại hội Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk lần thứ XIII:
Diễn ra từ ngày 31-1-2001 đến ngày 02-2-2001 tại thành phố BuônMa Thuột, có 397 đại biểu
tham dự thay mặt cho hơn 27.930 đảng viên của 24 đảngbộ trực thuộc tỉnh. Với không khí đoàn kết,
dân chủ, đổi mới, Đại hội bầu ra 47 đồng chí trong Ban chấp hành khoá XIII (2001-2005), đồng chí
Y Luyện Niê Kdăm được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.
Trên cơ sở kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, đaịi hội nhấn
mạnh trong những năm tới bảo đảm tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và ổn định trên cơ sở phát huy
nội lực, khơi dậy tiềm năng to lớn của địa phương, kết hợp với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài,
tăng cường hợp tác đầu tư mở rộng thị trường nước ngoài. Tiếp tục phát triển mạnh nông sản xuất
khẩu đi đôi vớichuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển mạnh
các nghành công nghiệp, dịch vụ, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp chế biến- nông – lâm
sản. Kết hợp tăng trưởng kinh tế với môi trường, thực hiện tốt các vấn đề xã hội Phấn đấu đến năm
2010 đưa tỉnh ta trở thành một tỉnh có kinh tế phát triển đạt trên mức trung bình của cả nước; có nền
văn hoá tiên tiến, giữ được bản sắc dân tộc, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đến ngày 31-12-2003, tỉnh ĐắkLắk được tách thành 2 tỉnh ĐắkLắkvàĐắk Nông theo Nghị
quyết 22 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng đã chỉ định Ban Chấp hành lâm thời gồm 46 đồng chí, đồng chí Y Luyện Niê
Kđăm tiếp tục làm Bí thư Tỉnh uỷ.
- Đại hội Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk lần thứ XIV:
Tiến hành từ ngày 12-12-2005 đến ngày 14-12-2005 tại
thành phố BuônMa Thuột. Có 299 đại biểu về dự, thay
mặt cho hơn 32.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Trên
cơ sở kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết của Đại
hội khoá XIII, Đại hội nhấn mạnh: “ Nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức,
mạnh đoàn kết các dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, tiếp
tục đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hoá, phát
triển kinh tế nhanh và bền vững”. Đại hội bầu ra 48 đồng
chí trong Ban Chấp hành khoá XIV (2005-2010), đồng chí
Niê Thuật được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.
CÁC ĐỒNG CHÍ BÍ THƯ TỈNH UỶ ĐẮKLẮK QUA CÁC THỜI KÌ
1. Đồng chí Phan Kiệm: sinh năm 1920 tại Thiệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Sau cách mạng tháng Tám thành công, với trách nhiệm là người phụ trách Ban cán sựĐảng tỉnh Đắk
Lắk, đồng chí chăm lo củng cố giữ vững chính quyền cách mạng còn non trẻ, chuẩn bịi cho ngày
Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội khóa I nước Vịêt Nam Dân chủ Cộng hoà ở Đắk Lắk.
Đầu năm 1946, đồng chí được phân công về Khu V công tác, phụ trách mặt trận Bình Định, An
Khê. Tháng 6 – 1947, Trung ương điều động vào chiến trường Nam Bộ. Năm 1954, đồng chí được
phân công ở lại Sài Gòn- Gia Định. Năm 1960, đồng chí tham gia vào Thành uỷ Sài Gòn – Gia Định.
Năm 1976 nghỉ công tác. Đồng chí mất năm 1996.
2. Đồng chí Nguyễn Khắc Tính: Bí danh “ Nguyễn Sách”, sinh năm 1920 tại Sơn Tiến, huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đồng chí tham gia trong ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Đắk
Lắk tạithị xã BuônMa Thuột. Cuối năm 1946, Ban cán sựĐảngĐắkLắk được thành lập, đồng chí
làm Bí thư cho đến năm 1942. Năm 1962, đồng chí là Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Đức. Năm 1970, làm Bí
thư Khu X ( Phước Long, Quảng Đức, Bình Long cũ). Năm 1975, đồng chí làm Phó trưởng ban kinh
tế mới Trung ương cục miền Nam. Năm 1977, đồng chí chuyển công tác về Bộ nông nghiệp, năm
1980 đồng chí nghỉ hưu tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đồng chí Lê Vụ: ( tức Thái Căn), sinh ngày 14-3-1923 tại thôn Long An, huyện Triệu Phong,
tỉnh Quảng Trị. Tháng 11- 1940, đồng chí bị địch bắt vào nhà lao BuônMa Thuột. Tháng 5-1945,
sau khi ra tù đồng chí hoạt động và giữ những chức vụ quan trọng: Phó chủ nhiệm Việt Minh, Uỷ
Viên Ban thường vụ Tỉnh Quảng Trị, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên Tháng 10-1949 đến tháng 4-1952,
đồng chí làm Phó Bí thư, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk. Tháng 5-1952, là uỷ viên dự khuyết của Khu uỷ
Trường THPT BuônMa Thuột| 7
Bài dự thi-Tìm hiểu70nămlịchsửĐảngbộĐắkLắkvà
35nămchiếnthắnglịchsửBuônMa Thuột
V, làm Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên. Từ tháng 7-1961 đến tháng 2-1967, làm Khu uỷ viên Liên khu V,
chánh văn phòng Trung ương cục miền Nam. Tháng 3-1967 là uỷ viên Ban thống nhất Trung ương.
Tháng 8-1975, công tác tại Ban dân tộc Trung ương đến tháng 5-1987 nghỉ hưu và đồng chí mất
ngày 18-10 -1990 tại Hà Nội.
4. Đồng chí Trương Quang Giao: sinh năm 1910 tại Mĩ Khê ( Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi).
Từ tháng 2 -1939 đến tháng 1-1944 bị địch bắt và đày vào nhà lao BuônMa Thuột, sau đó chuyển
đồng chí về Ba Tơ ( Quảng Ngãi). Cuối tháng 12-1944, đồng chí vượt ngục thành công và tiếp tục
hoạt động, làm Bí thư Tỉnh uỷ lâm thời Quảng Ngãi. Năm 1950 làm Bí thư cán sựĐảng tỉnh Đắk
Lắk. Năm 1955, đồng chí tập kết ra Bắc tiếp tục giữ nhiều chức vụ quan trọng: Phó Ban tổ chức
Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Uỷ ban thống nhất của Chính phủ. Năm 1977 nghỉ hưu tại Đà
Nẵng và đồng chí mất năm 1983.
5. Đồng chí Lê Văn Nhiễu: sinh tháng 1-1920 tại xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Tháng 9-1940 bị địch bắt và đày vào nhà lao BuônMa Thuột. Sau cách mạng Tháng Tám thành
công, đồng chí được điều về làm cán bộ tuyên huấn Liên khu V, Bí thư Đảng uỷ Trung đoàn 125. Từ
năm 1952-1954, là Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh ĐắkLắk kiêm Chính uỷ Trung đoàn 84. Sau cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp kết thúc, đồng chí tiếp tục dẫn đoàn cán bộĐắkLắk tập kết ra Bắc, tiếp
tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội, đồng chí mất tháng 5-1976.
6. Đồng chí Trương Quang Tuân: sinh năm 1923 tại thôn Trà Bình, xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh,
tỉnh Quảng Ngãi. Tháng 5-1947, đồng chí làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi. Cuối năm 1949 đến năm
1951, làm thư kí riêng cho đồng chí Phạm Văn Đồng. Từ năm 1955-1957, là Uỷ viên Liên Khu uỷ
V, Bí thư cán sựĐảng tỉnh Đắk Lắk, Bí thư Ban cán sự Liên tỉnh IV. Năm 1959, trên đường đi công
tác đồng chí đã hi sinh tại Trà My, tỉnh Quảng Nam.
7. Đồng chí Nguyễn Hồng Ưng: bí danh “ Vũ Anh Ba”, sinh ngày 14-4-1922 tại Tịnh Hà, Sơn
Tịnh, Quảng Ngãi. Sau Hiệp định Giơnevơ, đồng chí được Khu uỷ V phân công ở lại làm Phó Bí thư
Tỉnh uỷ Gia Lai. Giữa năm 1959 được phân công về làm Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk. Tháng 8-1956,
trong Đại hội Đảngbộ tỉnh lần II, đồng chí được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk. Sau năm 1975,
đồng chí làm Trưởng ban kinh tế mới- định canh, định cư tỉnh Lâm Đồng. Năm 1978, đồng chí nghỉ
hưu, năm 1996 đồng chí mất.
8. Đồng chí Nguyễn Tuấn: ( A ma Đăng), sinh ngày 10-10-1924 tại thôn Long Tường, Phụng
Tường, Tuy Hoà, Tổng Hoà Tường, tỉnh Phú Yên. Tháng 8-1960 đồng chí giữ chức vụ Phó Bí thư
Tỉnh uỷ Đắk Lắk. Tháng 12-1960, đồng chí được chỉ định làm Bí thư Tỉnh uỷ ĐắkLắk thay cho
đồng chí Nguyễn Hồng Ưng.
9. Đồng chí Võ Trung Thành: ( Năm Vinh), sinh ngày 14-10-1924 tại thôn Thuỷ Thạch, Phổ
Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1953 đồng chí được điều động lên Tây Nguyên làm
Phó Bí thư Liên tỉnh Gia Lai-Kon Tum. Sau đó làm Bí thư Tỉnh uỷ Gia Lai. Tháng 6-1963, làm Bí
thư B3 gồm 4 huyện M’Đrăk, đông Cheo Reo, tây Cheo Reo vàBuôn Hồ. Sau khi thống nhất B3 và
B4 thành tỉnh Đắk Lắk, đồng chí được điều về nhận công tác mới. Tháng 5-1969, đồng chí được điều
động làm Bí thư Tỉnh uỷ ĐắkLắk thay cho đồng chí Nguyễn Liên. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ V, đồng chí được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí mất ngày 12-
7-1982 tại Hà Nội.
10. Đồng chí Nguyễn Xuân Nguyên: ( tên khai sinh là Nguyễn Liên), bí danh (Mười Nguyên),
sinh ngày 20-12-1922 tại Tịnh Thọ, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Sau Hiệp định Giơnevơ, đồng chí được
phân công lên Tây Nguyên, giữ chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum, Uỷ viên Liên khu III ( Tây
Nguyên). Từ năm 1961-1963 là Uỷ viên Khu uỷ VI. Tháng 3-1963, đồng chí được bầu làm Bí thư
Tỉnh uỷ Đắk Lắk. Tháng 7-1966, được bầu lại Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk, tháng 4-1969 tiếp tục giữ
chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk. Năm 1973, giữ chức vụ Trưởng ban miền núi Khu V, năm 1974,
Uỷ viên Thường vụ Khu uỷ V, phụ trách tuyên huấn và Ban miền núi Khu V. Tháng 5-1975, đồng
chí được phân công làm Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk. Năm 1987, nghỉ hưu , đồng chí là đại biểu Quốc
hội khoá V, VI.
11. Đồng chí Trần Kiên: tên khai sinh Nguyễn Tài (Quế) và “ Sơn”, sinh ngày 15-5-1920 tại xã
Nghĩa Kì, Tư Nghĩa,Quảng Ngãi. Từ năm 1954-1960 là Bí thưc Tỉnh uỷ Kon Tum, Tỉnh uỷ viên
Liên khu IV ( Tây Nguyên). Cuối 1964 đến hết 1965, Bí thư Tỉnh uỷ Gia Lai-Kon Tum. Tháng 12-
1976, taị đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương
Đảng. Từ 1977-1978 về làm Bí thư Tỉnh uỷ Đăk Lăk. Từ năm 1979-1980 là Bộ trưởng Bộ lâm
nghiệp. Từ tháng 12-1980 là Bí thư Tỉnh uỷ Nghĩa Bình. Tại Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc của
Trường THPT BuônMa Thuột| 8
Bài dự thi-Tìm hiểu70nămlịchsửĐảngbộĐắkLắkvà
35nămchiếnthắnglịchsửBuônMa Thuột
Đảng được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, là Bí thư Trung ương và là Trưởng ban
kiểm tra Trung ương, là đại biểu Quốc hội khoá VI, đồng chí mất ngày 26-5-2004 tại Quảng Ngãi.
12: Đồng chí Huỳnh Văn Cần: tên khai sinh là Huỳnh Văn Mẫn, bí danh là “ Quyết”, sinh ngày
19-9-1927, tại xã Phổ Ninh, Đức Phổ, Quảng Ngãi. Tháng 10-1971, tại Đại hội đại biểu Đảngbộ tỉnh
Đắk Lắk đồng chí được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk. Tháng 12-1973, tại Đại hội đại biểu Khu V
lần III, đồng chí giữ chức vụ là Uỷ viên dự khuyết Khu uỷ V và tiếp tục làm Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk.
Tháng 10-1986, đồng chí tiếp tục được bầu lại làm Bí thư Tỉnh uỷ ĐắkLắk trong kì đại hội lần thứ
X. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung
ương Đảng. Tháng 1-1992, đồng chí tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk, là Uỷ viên Trung
ương Đảng khoá VII Tháng 10-1997 đồng chí nghỉ hưu.
13: Đồng chí Y Ngông Niê Kdăm: tên thường gọi là Y Ngông, bí danh là “ Nguyễn Aí Việt”, sinh
ngày 13-8-1922 tạibuôn Ea Sut, thị trấn Ea Pôk, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Năm 1941, theo
học trường Y khoa Đông Dương tại Sài Gòn. Sau khi tốt nghịêp, đồng chí công tác tạiĐắk Lắk,
tham gia các đoàn thể cứu quốc: Hội Thanh niên cứu quốc, Hội truyền bá Quốc ngữ của tỉnh. Cách
mạng Tháng Tám thành công, đồng chí tham gia Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời của tỉnh Đắk
Lắk, uỷ viên tuyên truyền của tỉnh. Ngày 6-1-1946, trong kì bầu cử Quốc hội khoá I của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, đồng chí cùng với Y Wang Mlô Duôn Du là 2 đại biểu Quốc hội đầu tiên
của tỉnh Đắk Lắk. Tại kì họp thứ nhất của Quốc hội (3-1946), đồng chí được bầu vào Uỷ ban
Thường trực Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Năm 1976, đồng chí được bầu làm uỷ
viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IV. Năm 1977, đồng chí giữ chức vụ Thứ
trưởng Bộ Giáo dục và là Uỷ viên Hội đồng Nhà nước. Năm 1978, đồng chí làm Phó Chủ tịch, Chủ
tịch UBND tỉnh Đắk Lắk. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3-1982) của Đảng. đồng chí
được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ năm 1988, đồng chí làm chủ tịch Hội đồng Dân
tộc của Quốc hội khoá VIII, IX, đồng chí là đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khoá IX.
14. Đồng chí AMa Pui: Tên khai sinh Yliă Mjâo, sinh ngày 26-6-1932, tạibuôn A Drơng, xã Chư
Pơng, huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk. Tháng 4-1975, đồng chí giữ chức vụ là Tỉnh uỷ viên, được
phân công làm Phó Bí thư Thị uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Mặt trận thị xã BuônMa
Thuột. Tháng 6-1991, tại Đại hội đaị biểu toàn quốc lẫn thứ VII, đồng chí được bầu là Uỷ viên dự
khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1992, tại Đại hội lần thứ XI Đảngbộ tỉnh Đắk Lắk,
đồng chí được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk, Chủ tịch UBND tỉnh Năm 1977 đồng chí
nghỉ hưu.
15. Đồng chí Mai Văn Năm: sinh ngày 3-5-1948 tại Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Tháng
12-1990 đồng chí được điều động về thị xã BuônMaThuộtvà được Đại hội đại biểu Đảngbộ tỉnh
bầu làm Bí thư Thị uỷ. Từ đại hội đại biểu Đảngbộ tỉnh lần thứ XI (1991), đồng chí tiếp tục được
bầu vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Tháng 5-1996, đồng chí được bầu làm Bí thư Tỉnh
uỷ ĐắkLắkvàtại Đại hội toàn quốc của Đảng đồng chí được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung
ương, được bầu vào Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra. Tháng 3-
2002, đồng chí được Bộ Chính trị điều động về làm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây
Nguyên.
16: Đồng chí Nguyễn An Vinh: sinh ngày 06-7-1940 tại xa Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh
Nghệ An. Từ tháng 12-1979 đến tháng 12-1994, là Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh, sau đó là Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk. Đến tháng 5 -1996, đồng chí được bầu
làm Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Đắk Lắk. Tại Hội nghị Ban Chấp hành ĐảngbộĐắkLắk khoá
XII ( tháng 10-1999), đồng chí được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Đắk Lắk. Đồng chí liên tục là đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh ĐắkLắk từ khoá I đến khoá V, đại biểu Quốc hội khoá X.
17. Đồng chí Y Luyện Niê Kdăm: tên thường gọi là Ama Hoa, sinh ngày 9-10 -1943 tạibuôn Tay,
xã Krông Jing, huyện M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk. Năm 1981, đồng chí là Phó Bí thư huyện uỷ, Chủ tịch
UBND huyện Krông Ana. Từ năm 1983-1985 là Bí thư huyện uỷ Krông Ana. Tại Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk lần thứ XI, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Đảngbộ tỉnh, Phó Chủ
tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Đầu năm 1995, đồng chí là Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, tháng
11-1999 là Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk, Chủ tịch UBND tỉnh. Tháng 2-2001, tại Đại hội Đảngbộ
lần thứ XIII, đồng chí giữ chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk. Đồng chí là đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh từ khoá I đến khoá VI, đại biểu Quốc hội khoá X. Tại kì họp thứ nhất Quốc hội khoá X, đồng
chí được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội.
Trường THPT BuônMa Thuột| 9
Bài dự thi-Tìm hiểu70nămlịchsửĐảngbộĐắkLắkvà
35nămchiếnthắnglịchsửBuônMa Thuột
18: Đồng chí Niê Thuật: Sinh ngày 08-5-1956 tại xã Cư Drăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
Tại Đại hội Đảngbộ tỉnh ĐắkLắk lần thức XIV( tháng 12-2005), đồng chí được bầu làm Bí thư Tỉnh
uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006). Tại kì họp thứ nhất Quốc hội khoá XII đồng
chí được bầu là Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội.
Câu 4: Vai trò của Chi bộ Đảng Cộng sản ở Nhà đày BuônMaThuột trong thắng lợi của
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Đắk Lắk?
Ngay từ năm 1900, khi chuyển tỉnh lỵ từ Buôn Đôn về BuônMa
Thuột, thực dân Pháp cũng đồng thời xây dựng một trại giam ở bên
cạnh thị xã giam giữ những người chống lại sự xâm lược và “bình
định” của chúng. Dần dần về sau chúng tiếp nhận tù chính trị từ nơi
khác đến và biến nơi đây thành một nơi giam cầm, đầy ải các chiến
sĩ cách mạng bị bắt trong các phong trào cách mạng ở trong nước.
Sau cao trào 1930-1931 và Xô Viết-Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp bắt đày lên BuônMaThuột trên 30
chiến sĩ cộng sản. Đến năm 1936, chúng bỏ nhà lao Lao Bảo và chuyển số tù nhân còn sống lên
Buôn Ma Thuột, từ đây BuônMaThuột trở thành một nhà tù lớn của Pháp ở Đông Dương.
Nhà tù BuônMaThuột được tổ chức khá quy mô và kiên cố. Toàn bộ nhà tù là một vùng đất hình
vuông, mỗi chiều trên 100
m
, chung quanh có tường cao bao bọc. Chúng chia nhiều nhà lao để nhốt
riêng từng loại tù, một dãy xà lim dài có thể nhốt hàng chục người. Ngoài ra, chúng còn một hệ
thống canh gác ở vòng ngoài. Thực dân Pháp đã thi hành một chế độ nhà tù hết sức khắc nghiệt và
tàn bạo. Tất cả tù nhân phải đóng số tù ở lưng. Lao dịch nặng
nề cùng với những điều kiện khắc nghiệt, khổ sai làm cho
bệnh tật, ốm đau hoành hành. Bởi vậy, nhà tù BuônMaThuột
là cả một sự tố cáo đanh thép về sự đối xử dã man tàn bạo
nhất của thực dân đế quốc đối với những người yêu nước.
Thực chất chế độ nhà tù là tìm mọi cách giết dần giết mòn và
đi đến thủ tiêu hoàn toàn những người chiến sĩ cộng sản bị
giam giữ.
Trước sự giam cầm, đàn áp của thực dân, các tù nhân trong
nhà tù BuônMaThuột đã liên tiếp đứng dậy đấu tranh, coi đó
là trường học chiến đấu của mình.
Cuối năm 1940, do tình hình mới, một số chiến sĩ cộng sản ( khoảng 10 đồng chí trong các tổ chức
bí mật) đã tự thành lập chi bộĐảng Cộng sản Việt Nam. Với các kí hiệu tên gọi khác nhau, chi bộ
được tổ chức và phát triển đội ngũ đảng viên của mình theo đúng chính cương điều lệ của Đảngvà tự
xác định phải thực hiện cho được những nhiệm vụ sau:
- Làm hạt nhân tổ chức và lãnh đạo toàn thể tù nhân đấu tranh để bảo vệ quyền lợi , bảo vệ cải
thiện đời sống vật chất tinh thần cho tù nhân.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, chuẩn bị cho hoạt động cách mạng của từng người sau
khi ra tù.
- Tìm cách liên lạc để tổ chức vận động cách mạng ở thị xã BuônMaThuộtmà trước hết là
hai đối tượng quần chúng: lao động và binh lính của địch.
- Tổ chức các cuộc vượt ngục, vọt tàu lửa để đưa cán bộ về cho Đảng bồi dưỡng lí luận cách
mạng và chỉ thị nghị quyết của Đảng cho những ngừơi sắp hết hạn tù để trở ra hoạt động cách
mạng.
Như vậy, việc chi bộĐảng ra đời không những đã thống nhất được sự lãnh đạo của Đảng trong
tù mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc vận động cách mạng ở ĐăkLăk phát triển thêm một
bước mới.
Từ năm 1942 trở đi, các chiến sĩ cách mạng ở nhà tù BuônMaThuột đã được học tập nghị quyết
ban đầu của này của Trung ương Đảngvà cả chương trình hành động của Việt Minh. Những tài
liệu bí mật các đồng chí hết hạn tù hoặc vượt ngục mang về đã trở thành những tài sản quí giá.
Chính nhờ những hoạt động đó mà nhà tù BuônMaThuột đã có một vai trò đặc biệt quan trọng
đối với cuộc cách mạng Tháng Tám sau này ở Đăk Lăk. Cũng từ đây, các chiến sĩ cách mạng
trong tù rất quan tâm đến xây dựng những cơ sở cách mạng trong tù.
Trường THPT BuônMa Thuột| 10
[...]... nghĩa Tháng Tám 1945 Sựthắng lợi nhanh chóng của cách mạng Tháng Tám ở ĐăkLăk có nhiều nguyên nhân, nhưng những hoạt động của chi bộ cộng sản trong nhà đày BuônMaThuột có vai trò quan trọng, Trường THPT BuônMa Thuột| 11 Bàidự thi- Tìmhiểu70nămlịchsửĐảngbộĐắkLắkvà35nămchiếnthắnglịchsửBuônMaThuột quyết định to lớn – là nhân tố - đầu mối trung tâm gắn kết và thúc đẩy phong trào.. .Bài dự thi- Tìmhiểu70năm lịch sửĐảngbộ Đắk Lắkvà35nămchiếnthắnglịchsửBuônMaThuột Từ năm 1943 trở đi, trước tình hình cách mạng ngày càng lên cao, nhưng trong địa phương thi u cán bộ lãnh đạo, Trung ương Đảng đã chủ trương cho cán bộ ra ngoài hoạt động Thực hiện chủ trươg ấy, một số chi bộĐảng trong nhà tù đã tổ chức thành công một số cuộc vượt ngục Tháng 3 – 1943, theo số liệu của... xuất vật liệu xây dựng, phân bón,…các cụm, khu công nghiệp đang được khai thác, đầu tư và đi vào hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngaòi (FDI) có chuyển biến tốt, hiện đang có 04 dự án đang được triển khai thực hiện, với tổng số vốn đăng ký gần 20 triệu USD; khả năng thu hút vốn Trường THPT BuônMa Thuột| 12 Bàidự thi- Tìmhiểu70năm lịch sửĐảngbộ Đắk Lắkvà35nămchiếnthắnglịchsửBuônMaThuột ODA... được dùng điện Mức tiêu thụ điện bình quân 350 KW/ người /năm 4 Nâng độ che phủ của rừng đạt 50% diện tích tự nhiên 5 Thu ngân sách hàng: hàng năm huy động 11-12% GDP (theo giá hiện hành) Trường THPT BuônMa Thuột| 13 Bàidự thi- Tìmhiểu70năm lịch sửĐảngbộ Đắk Lắkvà35nămchiếnthắnglịchsửBuônMaThuột 6 Phấn đấu giá trị xuất khẩu đạt từ 1.600 – 1 .700 triệu usd, nhập khẩu đạt trên 100 triệu... Trường THPT BuônMa Thuột| 14 Bàidự thi- Tìmhiểu70năm lịch sửĐảngbộ Đắk Lắkvà35nămchiếnthắnglịchsửBuônMaThuột Ổn định mức tăng dân số hợp lý, tiếp tục thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động Thực hiện tốt chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác bảo đảm công bằng xã hội Thực hiện nhất quán chủ trương, chính sách của Đảngvà Nhà nước... cán bộ, đảng viên “hai giỏi” Trưởng thành và lập gia đình sau ngày đất nước giải phóng; vốn là cán bộ y tế của Nông trường cà phê Ea Pốc, nên Y On có điều kiện tiếp thu và biết áp dụng những khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trở thành tấm gương lao động giỏi ở buôn Ea Sút ở huyện Cư Mgar cũng như cả vùng Tây Nguyên, vào những năm cà phê Trường THPT BuônMa Thuột| 15 Bàidự thi- Tìmhiểu70nămlịchsử Đảng. .. sửĐảngbộĐắkLắkvà35nămchiếnthắnglịchsửBuônMaThuột biệt có diện tích đất và rừng khá lớn, có lợi thế trong sản xuất nông, lâm nghiệp Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh có bước phát triển khá, trình độ dân trí và mặt bằng văn hoá từng bước được nâng lên Từ năm 2001 đến nay, tình hình ĐắkLắk (cũ)... vừa và nhỏ, trên địa bàn có Nhà máy Thuỷ điện Đray H'linh với công suất 12 MW Hiện nay, Nhà nước đang đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Buôn Kuốp công suất 260 MW và công trình thuỷ điện ĐrayH'linh2 với công suất 18 MW trên dòng sông Sêrêpốc Là một tỉnh có tiềm năng lớn về kinh tế, tài nguyên thi n nhiên rất đa dạng, phong phú, đặc Trường THPT BuônMa Thuột| 16 Bàidự thi- Tìmhiểu70nămlịchsử Đảng. .. tuệ và lòng nhiệt tình của mình phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh ta ngày một tiến triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng Tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng, chúng ta quyết tâm đem công sức của mình để đào tạo thế hệ trẻ tương lai thành những nhân tài hữu ích cho quê hương đất nước BuônMa Thuột, ngày 25 tháng 01 năm 2010 Trường THPT BuônMa Thuột| 17 Bàidự thi- Tìmhiểu70năm lịch. .. lai thành những nhân tài hữu ích cho quê hương đất nước BuônMa Thuột, ngày 25 tháng 01 năm 2010 Trường THPT BuônMa Thuột| 17 Bàidự thi- Tìmhiểu70năm lịch sửĐảngbộ Đắk Lắkvà35nămchiếnthắnglịchsửBuônMaThuột Trường THPT BuônMa Thuột| 18 . giành thắng lợi. Chiến thắng Buôn Ma Thuột là
Trường THPT Buôn Ma Thuột| 3
Bài dự thi- Tìm hiểu 70 năm lịch sử Đảng bộ Đắk Lắk và
35 năm chiến thắng lịch sử.
Trường THPT Buôn Ma Thuột| 2
Bài dự thi- Tìm hiểu 70 năm lịch sử Đảng bộ Đắk Lắk và
35 năm chiến thắng lịch sử Buôn Ma Thuột
Buôn Ea Na phía nam và Đạt Lý