CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 Ở những chỗ đó quân ta không cần thiết phải đắp lũy, lập bãi chướng ngại, mà có thê tận dụng địa hình để bảo vệ chiến tuyến và ngăn chặn quân địch vượt sông. Như vậy chiến lũy và bãi chướng ngại có lẽ không phải kéo suốt bờ nam sông Như Nguyệt mà tập trung Ở những bến đò, đường giao thông, những nơi quân địch có khả năng vượt sông, quan trọng nhất là đoạn Như Nguyệt, Thị Cầu, Vạn Xuân (Nhân dân nhiều xã ven sông thuộc huyện Yên Phong nói rằng: tục truyền xưa kia sông Cầu chưa có đê, sau khi Lý Thường Kiệt đắp lũy chống quân Tống, nhân dân mới theo đó đắp thảnh đê. Điều này phù hợp với tài liệu Đại Việt sử lược chép rằng "Năm Anh Vũ Chiến Thắng thứ hai (1071), tháng 9 đắp đê ở sông Như Nguyệt, dài 67.360 bộ". Như vậy trước cuộc kháng chiến chống Tống, sông Cầu chưa có đê nên Lý Thường Kiệt không thể lợi dụng để làm chiến lũy mà phải tổ chức quân dân khẩn trương đắp lũy ở những nơi cần thiết. Di tích của chiến lũy hiện nay chưa phát hiện được. Có thể những đoạn chiến luỹ đó về sau được nối liền và đắp thêm thành đêở bờ nam sông Cầu. Một số nơi, ngoài đê, có những gờ đất cao như: dải đất hình con rắn ở ven làng Phương La Đông, dải đất con rồng ven làng Vọng Nguyệt (theo cách nói của nhân dân). Nhưng đó có phải là di tích chiến luỹ đời Lý không thì cũng chưa xác minh được. Vấn đề cấu trúc, phạm vi, độ cao, dấu vết của chiến lũy sông Như Nguyệt còn phải tiếp tục nghiên cứu thêm.) Quân chủ lực do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, bảo vệ chiến tuyến sông Như Nguyệt. Lý Thường Kiệt không dàn mỏng lực lượng trên chiến tuyến kéo dài đó mà bố trí binh lực có trọng điểm vừa kiểm soát bảo vệ được toàn bộ trận địa, vừa dễ dàng cơ động để có thể nhanh chóng tập trung quân đánh bại những mũi đột phá của địch hay tổ chức phản công khi thời cơ đã đến. Trên chiến tuyến, một bộ phận bộ binh đóng thành từng trại quân ở những vị trí xung yếu mà quân địch có thể vượt sông tiến công nhằm chọc thủng chiến tuyến của ta. Trong số các trại quân đó có ba trại quan trọng bố trí ở Như Nguyệt, Thị Cầu, Phấn Động. Hai trại quân Như Nguyệt, Thị Cầu khống chế hai bến đò ngang và con đường tiến về Thăng Long. Vùng Phấn Động (xã Tam Đa, Yên Phong) ngược lên phía bấc đến Thọ Đức và xuôi xuống phía nam đến Đại Lâm (đều thuộc xã Tam Đa, Yên Phong) xưa kia là cánh rừng rậm, không có bến đò ngang, nhưng ở đây lòng sông hẹp, giữa sông lại có ghềnh đá Can Vang (khoảng ngang thôn Thọ Đức), quân địch có thể bắc cầu vượt sông. Trại quân Phấn Động có nhiệm vụ bảo vệ đoạn phòng tuyến này, đề phòng quân địch lợi dụng địa hình có lợi để tổ chức vượt sông (Nhân dân xã Tam Đa còn ghi nhớ truyền thuyết liên quan đến trại quân Phấn Động. Đội quân nhà Lý đóng ở đây có nhiều kỵ binh, cứt ngựa chất thành đống. Vì vậy, người ta gọi nơi đó là thôn cứt ngựa, dịch sangHán-Việt là thôn Phẩn Động, rồi sau đọc chệch đi là thôn Phấn Động). Ở mỗi trại quân, ngoài bộ binh có thể có một số thủy binh phối hợp. Thuyền chiến của ta đậu ở ven sông, bên bờ Nam. Nhưng đại bộ phận thủy binh đóng tập trung ở Vạn Xuân về phía cực đông của chiến tuyến. Vạn Xuân là một vị trí chiến lược trọng yếu ở vào đầu mối của tất cả các đường thủy vùng đông - bắc. Từ Vạn Xuân, thủy binh của ta có thể ngược dòng Lục Nam, sông Thương, sông Cầu tiến sâu vào địa bàn vùng đông - bắc, có thể xuôi sông Bạch Đằng, sông Thái Bình ra biển, có thể theo sông Đuống về Thăng Long. Lực lượng thủy binh đóng ở Vạn Xuân do hai hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn chỉ huy, có đến trên 400 thuyền chiến và hơn hai vạn quân (Trong cuộc phản công sau này, có lần Hoằng Vân và Chiêu Văn đã dùng 400 chiến thuyền chở vài vạn quân đổ bộ lên bờ bắc, đánh vào doanh trại quân Tống. Như vậy, số thuyền chiến phải có trên 400 chiếc và số quân phải có trên hai vạn). Nhiệm vụ của đoàn binh thuyền này là sẵn sàng cơ động tiếp ứng cho mọi mặt trận khi cần thiết và đặc biệt quan trọng là phối hợp với chủ lực bộ binh bảo vệ chiến tuyến sông Như Nguyệt và tổ chức phản công, thực hành những trận quyết chiến. Đại bộ phận bộ binh do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, đóng tập trung ở phủ Thiên Đức, phía sau chiến tuyến. Địa điểm đóng quân là một vị trí cơ động có thể khống chế mọi ngả đường tiến về Thăng Long và kịp thời chi viện cho các hướng trên chiến tuyến mỗi khi bị tiến công. Nhiệm vụ của đại quân là sẵn sàng sứ dụng binh lực tập trung tổ chức phản kích đánh bại mọi mũi tiến công của địch và giữ vai trò lực lượng chủ yếu trong cuộc phản công chiến lược sau này. Theo truyền thuyết dân gian một số vùng thì đại bản doanh của Lý Thường Kiệt đóng ở xã Yên Phụ. Xã này nằm trên con đường từ bến đò Như Nguyệt về Thăng Long, cách Như Nguyệt khoảng 6 ki-lô-mét, không cách xa những con đường bộ khác về Thăng Long, lại có núi Thất Diệu gồm bảy ngọn núi thấp nổi lên giữa cánh đồng bằng phẳng. Vị trí và địa hình đó có thể thích hợp với nơi đóng đại bản doanh của Lý Thường Kiệt. Toàn bộ lực lượng chủ lực bố trí ở chiến tuyến sông Như Nguyệt, kể cả quân bộ và quân thủy, có thể lên đến khoảng 6 vạn quân. (Hiện nay chưa tìm thấy một tài liệu nào ghi chép số quân của Lý Thường Kiệt đóng ở chiến tuyến này. Riêng đạo quân thủy của Hoằng Chân, Chiêu Văn phải có ít nhất là hơn 2 vạn quân. Số quân bộ đóng thành trại quân trên chiến tuyến và đóng tập trung phía sau chiến tuyến tất nhiên phải nhiều hơn số quân thủy ở Vạn Xuân, có thể gấp đôi. Căn cứ vào sự bố trí binh lực của Lý Thường Kiệt và số quân địch đóng ở bờ bắc có 10 vạn quân chiến đấu, tạm ước đoán số quân ta là khoảng 6 vạn.). Chiến tuyến sông Như Nguyệt là một công trình quân sự lớn của quân dân ta thế kỷ XI. Giá trị cũng như tính kiên cố, vững chắc của chiến tuyến được tạo nên bởi sự kết hợp tài tình giữa địa hình tự nhiên lợi hại với những chiến lũy bãi chướng ngại do bàn tay con người xây dựng và lực lượng quân đội được sử dụng, bố trí một cách hợp lý, khoa học. Chiến tuyến đó thể hiện rõ ý định của Lý Thường Kiệt kiên quyết chặn đứng các mũi tiến công của quân Tống, bịt kín các ngả đường tiến về Thăng Long. Như vậy quân địch sẽ bị kìm giữ ở phía bắc sông Cầu trên một địa bàn núi rừng, dân thưa thớt, lại xa hậu phương của chúng hàng trăm ki-lô-mét. Bằng chiếntuyến sông Như Nguyệt, quân dân ta sẽ bảo vệ được kinh thành Thăng Long khỏi rơi vào tay giặc; bảo vệ được vùng đồng bằng phì nhiêu đông dân, nhiều của, địa bàn trung tâm của đất nước, tránh khỏi sự tàn phá của bọn xâm lược và trong quan niệm của triều đình lúc đó còn nhằm bảo vệ khu quê hương, lăng mộ tổ tiên của vua nhà Lý ở Thiên Đức. . CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT MÙA XUÂN NĂM 1077 Ở những chỗ đó quân ta không cần thiết phải đắp lũy, lập bãi chướng ngại, mà có thê tận dụng địa hình để bảo vệ chiến tuyến. liệu Đại Việt sử lược chép rằng " ;Năm Anh Vũ Chiến Thắng thứ hai (1071), tháng 9 đắp đê ở sông Như Nguyệt, dài 67.360 bộ". Như vậy trước cuộc kháng chiến chống Tống, sông Cầu chưa có. vi, độ cao, dấu vết của chiến lũy sông Như Nguyệt còn phải tiếp tục nghiên cứu thêm.) Quân chủ lực do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, bảo vệ chiến tuyến sông Như Nguyệt. Lý Thường Kiệt