Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
173,54 KB
Nội dung
33 7. Sự nhiễm (infection) • Là tác nhân truyền nhiễm có khả năng xâm nhập, phát triển và nhân lên trong cơ thể động vật sống. 8. Sự ô nhiễm (contamination) • Là sự có mặt của các tác nhân gây nhiễm trong môi trường với một số lượng vượt quá chỉ tiêu cho phép. 9. Tính cường độc (virulence) • Là khả năng của một tác nhân có thể gây bệnh nặng cho động vật. VII. THUẬT NGỮ ĐỐI VỚI BỆNH KHÔNG TRUYỀN NHIỄM 1. Giai đoạn cảm ứng • Là thời gian từ lúc phơi nhiễm với tác nhân đến khi xuất hiện bệnh (giống như thời thời kỳ nung bệnh trong bệnh truyền nhiễm) 2. Sự ô nhiễm • Là sự có mặt của các chất độc, các khí thải có hại cho sức khoẻ của con người và động vật với một số lượng vượt quá các chỉ tiêu cho phép ở trong một môi trường ngoại cảnh nhất định. CHƯƠNG 3 CÁC THÔNG SỐ ĐO LƯỜNG DỊCH TỄ HỌC 34 I. KHÁI NIỆM VỀ SỐ LIỆU VÀ BẢNG SỐ LIỆU 1. Số liệu (dữ kiện) • Số liệu là những thông tin thu được trong quá trình điều tra, giám sát dịch tễ dưới dạng các biến số đơn lẻ. Số liệu thường dùng là số liệu có tính chất định tính và số liệu có tính chất định lượng. Số liệu có tính chất định tính thường trả lời cho câu hỏi có hay không? Dương tính hay âm tính? (Ví dụ: Tên gia súc hoặc số hiệu (nếu có), địa phương nghiên cứu, giống, loài, tuổi, tính biệt, đặc điểm riêng khác, xét nghiệm huyết thanh: âm tính hay dương tính). Số liệu có tính chất định lượng chia làm hai loại: Số liệu định lượng theo khoảng thời gian: trọng lượng sữa/năm; vacxin tiêm mấy lần/năm; khối lượng tăng trung bình/tháng; số ca bệnh/năm, số ca bệnh/tháng; số động vật chết/năm, số động vật chết/tháng… Số liệu định lượng theo khoảng cách thứ tự: giá trị của khoảng cách này có tính nối tiếp và được định lượng theo quy ước của người nghiên cứu. Ví dụ: ứng với cách đánh giá thể trạng gia súc béo, tốt, trung bình, gầy, xấu… ta có các số quy ước sau: 1, 2, 3, 4, 5… (Giữa các số này không có bất kỳ một số trung gian hay một số lẻ nào khác như 1,5; 2,7…) 2. Bảng số liệu (bảng dữ kiện) • Các biến số đơn lẻ điều tra thu thập được, sẽ được tập hợp thành bảng số liệu hay mục lục (có thể coi đây là cơ sở của dữ liệu hay ngân hàng số liệu). Tập hợp của các số liệu thường được sắp xếp theo hệ thống mô hình 2 chiều tên của các biến số được xếp theo chiều ngang còn các số liệu thu được xếp theo chiều dọc. • Thông thường các bảng số liệu sẽ được sắp xếp theo những chuyên đề, khi cần có thể tra cứu dễ dàng. Có thể dùng máy tính để lưu trữ hoặc sắp xếp số liệu, nếu không có máy tính thì dùng tay để ghi chép, tổng hợp, lưu trữ, sắp xếp số liệu. 35 • Do các số liệu thu được là những thông tin rất cần thiết trong bất kỳ nghiên cứu nào nên cấu trúc của các bảng số liệu phải khoa học, có hệ thống. Đây là cơ sở để tra cứu, tích luỹ, phân tích, trao đổi thông tin và giúp phục hồi số liệu khi cần thiết một cách thuận lợi nhất. • Tóm lại phải xây dựng được một cơ sở dữ liệu cho thật cẩn thận, chi tiết và dễ dàng xử lý khi cần thiết (số liệu không biết sắp xếp và xếp không đúng chỗ coi như số liệu đó đã chết hoặc bị mất). 3. Phương pháp thu thập số liệu • Khi thu thập số liệu trong bất kỳ chương trình điều tra sức khoẻ và dịch bệnh động vật… ta cần chú ý đến các vấn đề sau: Vấn đề nghiên cứu: xác định vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực nào từ đó thu thập số liệu thuộc lĩnh vực đó. Thu thập số liệu: bằng cách điều tra, quan sát, thống kê, thu thập các số liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: có thể tự điều tra (chủ động), hoặc dựa trên các tài liệu lưu trữ hoặc do người khác cung cấp (bị động). Nguồn gốc số liệu: có thể thu thập qua các tài liệu lưu trữ, báo cáo ngày, quý, năm, qua tài liệu lưu trữ của các Cục, Vụ, Viện, Trường, Trung tâm… cũng có thể tự mình điều tra các vấn đề cần quan tâm. Phân tích số liệu: dựa trên các số liệu thu thập được, tiến hành phân tích, mô tả rồi so sánh với các số liệu bình thường khi chưa có dịch xảy ra. Có thể biểu diễn bằng cách vẽ đồ thị, đánh dấu lên bản đồ dịch tễ, đánh giá vấn đề dịch bệnh ở mức độ nào, tính chất lưu hành của bệnh. 36 Các biện pháp xử lý: đề xuất các biện pháp xử lý tuỳ thuộc tính chất và tình hình dịch bệnh. Lựa chọn biện pháp: nhận định, đánh giá, rút ra kết luận về các biện pháp đã giải quyết là được hay không được, chấp nhận hay không chấp nhận. Tuy nhiên, dù được hay chưa, chấp nhận hay không cũng đều phải được kiểm tra lại từ đầu. Hệ thống sắp xếp số liệu: sắp xếp lại các số liệu thu thập được theo từng chuyên đề nghiên cứu riêng hoặc đánh số, theo thư mục để khi cần sử dụng có thể tra cứu dễ dàng, thuận lợi. 4. Trao đổi dữ liệu • Giữa những người làm công tác chuyên môn, giữa các trung tâm nghiên cứu có thể trao đổi dữ liệu: Trao đổi các báo cáo, thông tin về lĩnh vực chuyên môn… Giới thiệu các kết quả nghiên cứu trên sách báo, tạp chí, Internet Thu nhận các thông tin qua máy tính có nối mạng giữa những người nghiên cứu, các phòng ban, Trung tâm, Cục, Vụ, Viện, Trường, địa phương, giữa các quốc gia về các vấn đề cùng quan tâm. II. KHÁI NIỆM VỀ TỶ SỐ, TỶ LỆ, TỶ SUẤT • Thông số đo lường về bệnh là công việc đầu tiên, bắt buộc cho bất kỳ một nghiên cứu dịch tễ học nào, đơn giản nhất là đếm số mắc bệnh, số chết. • Nhưng trong nghiên cứu dịch tễ học ta còn phải biết cả kích thước của quần thể mà bệnh xảy ra, khoảng thời gian bệnh xảy ra mới có thể có những so sánh và đánh giá xác thực về dịch bệnh. • Ta thường biểu diễn các khái niệm thống kê này dưới dạng những tỷ số, tỷ lệ, tỷ xuất. Chúng có những điểm chung, nhưng cũng có những khác biệt quan trọng khi sử dụng trong dịch tễ học. 37 1. Tỷ số (Ratio) • Tỷ số là một biểu hiện của mối quan hệ giữa 2 đại lượng, một tỷ số có dạng: a/b hay (a/b) x k Trong đó tử số a là một số sự kiện nào đó, đại lượng a không nhất thiết là một phần của đại lượng b tạo ra mẫu của tỷ số. Còn mẫu số b là một số sự kiện đếm được trong thời điểm t hoặc trong một khoảng thời gian t1 – t2. Hệ số k có thể là 1, 10, 100, 1000… • Không có một quy tắc chính thức nào để so sánh 2 đại lượng trong thành phần của tỷ số. Người ta thường sử dụng các tỷ số trong dịch tễ học để so sánh các tỷ lệ. Thí dụ: trong một mẫu nghiên cứu về đại gia súc, trong đó có 600 trâu, 300 bò. Tỷ số trâu/bò là 2 hoặc bò/trâu là 0,5 hoặc 1/2, cả 2 tỷ số này hệ số k đều bằng 1. 2. Tỷ lệ (Proportion) • Tỷ lệ là một phân số nói lên sự biến đổi của một đại lượng này (ghi ở tử số) so với sự thay đổi của một đại lượng khác (ghi ở mẫu số). Đại lượng ghi ở mẫu số này thường dùng là đơn vị thời gian, nên có sự quan hệ chặt chẽ giữa tử số và mẫu số. • Tỷ lệ là một dạng đặc biệt của tỷ số, mà sự kiện được nêu đều xảy ra trong một khoảng thời gian xác định, trong đó số đo của tử số là một bộ phận của mẫu số, cả hai đại lượng này đều được đo đồng thời. 38 • Một tỷ lệ có dạng: {a/(a+b)}x100 • Trong đó: a là tần số xuất hiện sự kiện, hiện tượng cần quan tâm, thí dụ: số con nhiễm, mắc bệnh, chết… b là tần số không xuất hiện sự kiện, hiện tượng cần quan tâm trong quần thể xảy ra sự kiện, hiện tượng đó, thí dụ: số con không nhiễm, không mắc bệnh, số con khoẻ… • Một tỷ lệ nói chung đều được biểu thị bằng phần trăm, thường dùng để đánh giá những hiện tượng rủi ro. • Đơn vị đánh giá của bất kỳ tỷ lệ nào là thời gian, được tính bằng đơn vị thích hợp nhất: ngày, tuần, tháng, quý, năm VD: tỷ lệ lợn mắc bệnh THT trong tháng 12 của trại lợn khoa CNTY, được tính bằng số con mắc bệnh trong tháng (25 con)/tổng số lợn của trại có trong tháng 12 (1000 con): 25/1000) x 100 = 2,5%. 3. Tỷ suất (Rate) • Tỷ suất là số đo xác suất xuất hiện một hiện tượng xảy ra trong một đơn vị thời gian. Được biểu thị đơn giản bằng cách lấy số nọ chia cho số kia dưới dạng một phân số, mà không có một liên hệ gì đặc biệt giữa tử số và mẫu số. • Tử số và mẫu số có thể là hai đại lượng khác nhau (đơn vị khác nhau) hoặc là cùng một hiện tượng, nhưng ở những quần thể khác nhau, thời gian khác nhau, không gian khác nhau. Số đo của mẫu số không bao gồm số đo của tử số. 39 • Tỷ suất được biểu thị dưới dạng: (a/b) x k • Trong đó: Tử số a của tỷ suất: là tần số xuất hiện sự kiện, hiện tượng A (nhiễm, ốm, bệnh, chết) ở một quần thể xảy ra trong một khoảng thời gian t1 – t2. Mẫu số b là tần số xuất hiện của sự kiện, hiện tượng B, trong thời gian đó, quần thể đó. b là tần số xuất hiện sự kiện A nhưng ở một thời gian khác, quần thể khác. Đại lượng mẫu số này (b) thường khó ước lượng được chính xác. • Hằng số k là một luỹ thừa của 10, nó phụ thuộc vào kích thước tương đối của các đại lượng a và b. Chọn hằng số k sao cho tỷ suất chỉ có 1 đến 2 chữ số đứng trước dấu phẩy để dễ dàng khi đọc tỷ lệ. • Chú ý: tính tỷ suất trong dịch tễ học là để so sánh cùng một hiện tượng ở 2 quần thể khác nhau, 2 thời gian khác nhau, 2 khu vực khác nhau, 2 hiện tượng khác nhau ở cùng một quần thể, cùng một thời gian và ngược lại • VD: trong một trại lợn có 500 con, sau bữa ăn trưa khoảng 5 tiếng có 50 lợn bị tiêu chảy, trong đó có 32 lợn con và 18 lợn hâu bị, ta có thể tính: Tỷ lệ lợn trong trại bị tiêu chảy sau khi ăn: (50/500)x100 = 10% Tỷ suất mắc bệnh của lợn sau khi ăn là: (50/450)x100 = 11,11% = 0,1111 Tỷ lệ lợn con trong trại bị tiêu chảy so với tổng số lợn bị tiêu chảy sau khi ăn là: (32/50)x100 = 64% Tỷ lệ lợn hậu bị bị tiêu chảy/tổng số lợn bị tiêu chảy sau khi ăn là: (18/50)x100 = 36% Tỷ xuất giữa tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy/tỷ lệ lợn hậu bị bị tiêu chảy là: (64%/36%)x100 = (32/18)x100 = 177,78% = 1,7778 40 4. Đặc điểm tử số của tỷ lệ • Trong một số trường hợp có hơn một lần sự kiện xảy ra trên cùng một đối tượng động vật trong thời gian nghiên cứu theo dõi, điều này sẽ dẫn tới 2 thứ tỷ lệ đối với cùng một loại sự kiện. • VD: Động vật có thể bị tái nhiễm nhiều lần đối với một bệnh nào đó trong thời gian nghiên cứu kéo dài, ta có thể tính đuợc 2 loại tỷ lệ sau: S ố đ ộ ng v ậ t m ắ c b ệ nh T ỷ l ệ 1 = x 100 T ổ ng s ố đ ộ ng s ố đ ộ ng v ậ t có nguy cơ m ắ c b ệ nh • Tỷ lệ này cho biết xác suất của bất kỳ động vật nào trong quần thể có nguy cơ sẽ có thể bị mắc bệnh trong thời gian nghiên cứu. S ố l ầ n đ ộ ng v ậ t b ị m ắ c b ệ nh T ỷ l ệ 2= x 100 T ổ ng s ố đ ộ ng v ậ t có nguy cơ m ắ c b ệ nh • Tỷ lệ này ước tính số lần động vật có thể bị mắc bệnh trong quần thể có nguy cơ trong thời gian nghiên cứu. • Chú ý: Cả 2 tỷ lệ này đều được tính cùng trong một thời gian nghiên cứu, khi có số sự kiện khác nhau như trên thì trong cả hai trường hợp tử số phải được xác định rõ ràng. • Khi không có sự khác biệt thì tử số thường được tính là số động vật mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh là biểu thị xác suất đối với một đối tượng động vật. 41 5. Đặc điểm mẫu số của tỷ lệ • Mẫu số của tỷ lệ (nhiễm, mắc, chết…) là tổng số các cá thể có trong quần thể được đếm một cách chính xác trong thời gian nghiên cứu. • Tuy nhiên, vì số mắc và số chết phải phủ kín trong thời gian nghiên cứu nên tổng số động vật trong quần thể có thể có những thay đổi, nhất là trong khoảng thời gian nghiên cứu dài. • Nên khi tính mẫu số cách đơn giản nhất là lấy tổng số động vật trong quần thể vào thời điểm giữa của thời kỳ nghiên cứu hoặc lấy số trung bình cộng của các đợt biến động trong thời kỳ nghiên cứu. III. CÁC THÔNG SỐ ĐO LƯỜNG DỊCH TỄ HỌC • Đo lường bệnh tật của động vật là hết sức cần thiết và quan trọng, muốn vậy người làm công tác dịch tễ phải hiểu và nắm được những sự việc, những hiện tượng đã xảy ra trong quần thể. • Trên cơ sở những thông tin, số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, giám sát dịch bệnh có thể thiết lập được các thông số đo lường về dịch tễ. Cũng trên cơ sở các thông số đo lường này có thể khái quát được: tính chất của dịch, khả năng kiểm soát, đề ra chiến lược phòng chống bệnh phù hợp. 1. Số mắc bệnh và tỷ lệ mắc bệnh • S ố m ắ c b ệ nh: là số hiện mắc của một bệnh nhất định nào đó, bao gồm tất cả các cá thể đang có bệnh đó mà ta có thể đếm được trong một quần thể ở một thời điểm nhất định hoặc trong khoảng thời gian nhất định. • T ỷ l ệ m ắ c (phát) b ệ nh: là cơ sở nền móng của điều tra dịch tễ học, nó đánh giá sự rủi ro bình quân trở thành một ca bệnh hay đánh giá khả năng gây bệnh trong một giai đoạn nhất định. 42 • Tỷ lệ mắc bệnh có thể tính theo 2 cách: Tỷ lệ mắc bệnh so với tổng đàn bình quân: S ố gia súc m ắ c b ệ nh trong giai đo ạ n nh ấ t đ ị nh TLMB/TĐBQ= x 100 T ổ ng đàn gia súc trung bình trong th ờ i gian đó Tỷ lệ mắc bệnh so với tổng đàn gia súc bị đe doạ: S ố gia súc m ắ c b ệ nh trong giai đo ạ n nh ấ t đ ị nh TLMB/TĐBĐD= x 100 T ổ ng đàn gia súc b ị đe do ạ trong th ờ i gian đó • Chú ý: Tỷ lệ mắc bệnh là sự đánh giá khả năng gây bệnh của một “tác nhân” nào đó đối với quần thể. Nên tỷ lệ mắc bệnh phải bao gồm cả sự đánh giá về thời gian nằm trong mẫu số, vì vậy nó được đánh giá bằng những đơn vị thời gian nhất định. • Do vậy khi nói tỷ lệ mắc bệnh bao giờ cũng phải xác định thời gian kèm theo, nếu không sẽ không mang ý nghĩa gì về mặt dịch tễ học. • Trong nghiên cứu dịch tễ học thì mẫu số cũng quan trọng như tử số, các đại lượng này có quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu không có một trong 2 đại lượng trên thì không thể tính được các thông số của dịch tễ học. • Bởi vì tử số là các trường hợp bệnh hoặc chết, còn mẫu số là các trường hợp không bệnh, các động vật khoẻ hoặc số động vật bị đe doạ. 2. Tỷ lệ nhiễm • T ỷ l ệ nhi ễ m: là tỷ lệ mắc bệnh ở dạng đặc biệt dùng trong trong điều tra dịch tễ, thông thường là đồng nhất với tỷ lệ phát bệnh. • Bởi vì các ổ dịch thường xảy ra trong thời gian tương đối ngắn nên tử số là số ca bệnh mới phát bệnh trong một giai đoạn nhất định còn mẫu số là tổng đàn gia súc bị đe doạ • Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm trong các bệnh KST và một số bệnh truyền nhiễm không hẳn đã đồng nhất với tỷ lệ mắc bệnh. Đối với các trường hợp này phải căn cứ vào mức độ, vào cường độ nhiễm, hiệu giá gây nhiễm để đánh giá động vật đó có mắc bệnh hay không. [...]... Tuberculin không có con nào m c b nh), 6 tháng ki m tra m t l n, sau 3 năm (6 l n ki m tra) th y 15 con có ph n ng Tuberculin dương tính V y t l m i m c tích lu đàn bò: CIR = 15/100=0,15 t c 15% trong 3 năm; 5% trong 1 năm • M t đ m i m c (Incidence Density): Đư c bi u th dư i d ng t l , g i là t l m t đ m i m c (Incidence Density Rate-IDR) hay còn g i là t l m i m c th c (True Incidence Rate-TIR) T l m t... th i đi m k t thúc b nh b ng kh i ho c ch t B nh có tình hình d ng: là nh ng b nh có b nh kỳ tương đ i n đ nh, không thay đ i m y (do chưa có s can thi p h u hi u c a ngành y t , thú y ) • M i liên quan gi a t l hi n m c P và t l m i m c I đư c bi u di n b ng các công th c sau: N u P th p dư i 10% (P . cứu dịch tễ học nào, đơn giản nhất là đếm số mắc bệnh, số chết. • Nhưng trong nghiên cứu dịch tễ học ta còn phải biết cả kích thước của quần thể mà bệnh x y ra, khoảng thời gian bệnh x y ra. định. CHƯƠNG 3 CÁC THÔNG SỐ ĐO LƯỜNG DỊCH TỄ HỌC 34 I. KHÁI NIỆM VỀ SỐ LIỆU VÀ BẢNG SỐ LIỆU 1. Số liệu (dữ kiện) • Số liệu là những thông tin thu được trong quá trình điều tra, giám sát dịch tễ dưới. nhất định. • Do v y khi nói tỷ lệ mắc bệnh bao giờ cũng phải xác định thời gian kèm theo, nếu không sẽ không mang ý nghĩa gì về mặt dịch tễ học. • Trong nghiên cứu dịch tễ học thì mẫu số cũng