1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bảng tuần hoàn hóa học - định luật tuần hoàn

18 5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Hệ thống tuần hoàn không chỉ là sự sắp xếp giản đơn các nguyên tố theo tính chất hóa học và một số tính chất vật lý của chúng, mà nó thể hiện một trong những định luật cơ bản của tự nhiê

Trang 1

1 Vài nét về lịch sử xây dựng Hệ thống tuần hoàn

1.1 Các mô hình Hệ thống tuần hoàn trước Mendeleep

Vào năm 330 TCN, Aristotle đã đưa ra học thuyết 4 yếu tố cấu thành nên thế giới, đó

là đất, không khí, lửa và nước Đây là quan niệm sơ khai, nhưng được xem như là một học thuyết đầu tiên về các nguyên tố

Thời Trung cổ, loài người đã biết các nguyên tố vàng, bạc, đồng, chì, sắt, thủy ngân

và lưu huỳnh Năm 1649, loài người tìm ra nguyên tố photpho Đến năm 1869, mới có 63 nguyên tố được tìm ra Nhiều hợp chất hóa học khác nhau đã được nghiên cứu, nhiều tính chất đặc trưng của nguyên tố, hợp chất đã được thiết lập Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghiệp lúc bấy giờ đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu về các nguyên tố và hợp chất của chúng một cách mạnh mẽ và có hệ thống Vấn đề quan trọng là

có thể sắp xếp chúng theo một quy luật, trật tự nhất định nào đó, nhằm tìm ra những tính chất chung và phân loại các đơn chất, hợp chất Chính những yêu cầu này đã khiến cho các nhà hóa học thời bấy giờ cùng nhau thúc đẩy tư duy để sắp xếp các nguyên tố lại Và

đã có nhiều quy luật được đưa ra:

1.1.1 Quy tắc tam tử

Năm 1817, Johann W Dobereiner nhận thấy trọng lượng của nguyên tử Sr rơi vào khoảng trọng lượng của Ca và Ba Ông lại quan sát thấy những quy luật như vậy trong các nhóm halogen (Cl, Br, I) và nhóm kim loại kiềm (Li, Na, K), từ những quan sát này ông

đã chia một số nguyên tố được phát hiện trước đó thành những nhóm 3 nguyên tố và gọi chúng là những "bộ ba" (tam tử) Tính chất chứa đựng trong các "bộ ba" là nguyên tố nằm giữa có tính chất bằng trung bình cộng tính chất của hai nguyên tố nằm cạnh nó, thứ tự các nguyên tố được sắp xếp theo sự tăng dần trọng lượng nguyên tử

Hình 1: Quan niệm "bộ ba" của Johann W Dobereiner.

Trang 2

Quan niệm về "bộ ba" không được chấp nhận do sự phát hiện ra những nhóm mới gồm 4 nguyên tố (nhóm cancogen: O, S, Se, Te) hay 5 nguyên tố (N, P, As, Sb, Bi)

1.1.2 Mô hình của De Chancourtois

Hình 2: Mô hình của De Chancourtois

Năm 1862, nhà địa chất Pháp này đã sắp xếp các nguyên

tố hóa học theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử lên một băng giấy (băng giấy này được quấn lên hình trụ theo kiểu lò xo xoắn) Ông nhận thấy tính chất của các nguyên tố cũng giống như tính chất của các con số, và tính chất đó được lặp lại sau mỗi

7 nguyên tố Trong mô hình này các nguyên tố của một "họ" nằm trên cùng một đường sinh của hình trụ được chia thành 16 đơn

vị, con số này đã được gắn là khối lượng của oxi

1.1.3 Mô hình của John Newlands

Năm 1864, J Newlands đã tìm ra quy luật: Mỗi nguyên tố hóa học đều thể hiện tính chất tương tự như nguyên tố thứ 8 khi xếp các nguyên tố theo khối lượng nguyên tử tăng dần Ông dựa trên những quan niệm của Chancuortois để xây dựng một hệ thống mới, cũng dựa trên sự tăng dần khối lượng nguyên tử các nguyên tố Ông chia các nguyên tố đã biết thành 7 nhóm, mỗi nhóm gồm 8 nguyên tố, đứng đầu mỗi nhóm là 1 trong 7 nguyên

tố nhẹ nhất đã được xác định thời bấy giờ là H, Li, Be (Gl), B, C, N và O:

Nhóm 1: H, F, Cl, Co/Ni, Br, Pd, I, Pt/Ir

Nhóm 2: Li, Na, K, Cu, Rb, Ag, Cs, Tl

Nhóm 3: Gl, Mg, Ca, Zn, Sr, Cd, Ba/V, Pb

Nhóm 4: Bo, Al, Cr, Y, Ce/La, U, Ta, Th

Nhóm 5: C, Si, Ti, In, Zr, Sn, W, Hg

Nhóm 6: N, P, Mn, As, Di/Mo, Sb, Nb, Bi

Nhóm 7: O, S, Fe, Se, Ro/Ru, Te, Au, Os

Newlands đã quan niệm sự phân chia, sắp xếp các nguyên tố như bảy nốt trong thang

âm nhạc Từ Li đến Na là một quãng tám của 8 nguyên tố, nguyên tố thứ 8 lặp lại tính chất cơ sở của nguyên tố đầu tiên Quy tắc của ông được gọi là "định luật quãng tám"

Trang 3

Hình 3: Sự sắp xếp trên thang âm nhạc.

Ông nói rằng từ Li đến Na là một chu kì của 8 nguyên tố, trên Li và Na là các chu kì khác Tuy nhiên đến chu kì thứ 4 của Co/Ni thì đã xảy ra lỗi

Như vậy lại một hệ thống nữa ra đời nhưng vẫn chưa thể sắp xếp được chính xác các nguyên tố theo một trật tự nhất định, đồng nhất Cho đến trước Mendeleep, các nhà bác học vẫn chưa khám phá được thực chất của Định luật tuần hoàn

1.2 Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố của Mendeleep

Dmitri Ivanovich Mendeleep (1834-1907) là nhà

hóa học, nhà hoạt động xã hội, nhà sư phạm nổi

tiếng nước Nga Cống hiến vĩ đại nhất của ông là

nghiên cứu ra Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên

tố hóa học Đây là một cống hiến xuyên thời đại đối

với lĩnh vực hóa học, là chìa khóa dẫn đến sự phát

minh nhiều nguyên tố hóa học mới, là kim chỉ nam

cho những nghiên cứu trong hóa học nói chung

Người sau mệnh danh ông là “thần cửa của khoa học

Nga”

Hình 4: Dmitri Ivanovich Mendeleep (1834-1907)

Trong quá trình nghiên cứu và sắp xếp các nguyên tố, nhà hóa học Nga Medeleev đã phân tích một cách sâu sắc mối quan hệ giữa khối lượng nguyên tử với những tính chất lý, hóa học, đặc biệt là hóa trị của chúng Ông nhận thấy có sự biến đổi tuần hoàn những tính chất đó theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử

Năm 1869, Mendeleep công bố định luật tuần hoàn và thể hiện định luật đó dưới dạng một bảng: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay gọi là Hệ thống tuần hoàn

Hệ thống tuần hoàn không chỉ là sự sắp xếp giản đơn các nguyên tố theo tính chất hóa học và một số tính chất vật lý của chúng, mà nó thể hiện một trong những định luật cơ bản của tự nhiên Vì vậy vừa mới ra đời xong nó đã tỏ ra là một công cụ sắc bén trong việc nghiên cứu hóa học và một số ngành khoa học khác Dựa vào bảng tuần hoàn, Mendeleep đã sửa lại khối lượng nguyên tử của khoảng 1/3 số nguyên tố đã biết lúc bấy giờ, đã tiên đoán sự tồn tại của 11 nguyên tố lúc bấy giờ còn chưa biết, trong số đó ông dự

Trang 4

đoán đầy đủ tính chất của 3 nguyên tố, ít lâu sau người ta tìm ra ba nguyên tố đó là Sc,

Ga, Ge với những tính chất phù hợp một cách kỳ lạ với dự đoán của Mendeleep

Định luật tuần hoàn đã dần dần được mọi người thừa nhận

Năm 1870, nhà khoa học người Đức Lothar Mayernghieen cứu độc lập cũng đã đưa

ra một bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học tương tự như của Mendeleep

2 Lịch sử phát triển của Định luật tuần hoàn

2.1 Định luật tuần hoàn của Mendeleep (giai đoạn hóa học)

Định luật tuần hoàn được Mendeleep phát biểu như sau: “Tính chất của các nguyên tố cũng như tính chất của các đơn chất và hợp chất cấu tạo nên từ nguyên tố đó, phụ thuộc tuần hoàn vào khối lượng nguyên tử của chúng”

Thực chất của định luật là: Nếu sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử, thì qua một số nguyên tố nhất định có sự lặp lại những tính chất hóa học

cơ bản (chu kỳ lặp lại) Như vậy tính chất hóa học của nguyên tố là hàm số tuần hoàn với khối lượng nguyên tử của chúng

Nhưng nếu lấy chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử làm nguyên tắc sắp xếp thì trong một số trường hợp, để đảm bảo sự tuần hoàn phải đổi vị trí của một số nguyên tố, chẳng hạn Co và Ni, Te và I và như vậy, phải vi phạm nguyên tắc trên

Số nguyên tố đất hiếm và vị trí của chúng trong hệ thống tuần hoàn cũng chưa được xác định một cách dứt khoát Rõ ràng trong cấu tạo nội tại của nguyên tử có điều gì đó gây nên hiện tượng tuần hoàn mà dựa vào khối lượng nguyên tử không giải đáp được 2.2 Định luật tuần hoàn hiện đại (giai đoạn electron)

Bước tiến quan trọng trong việc giải quyết vấn đề nêu trên là tìm được phương pháp xác định điện tích hạt nhân nguyên tử Từ đó các nhà khoa học đã kết luận: “Điện tích hạt nhân nguyên tử, về trị số số học bằng số thứ tự của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.”

Như vậy, các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử, đồng thời là sồ thứ tự của nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn Mỗi nguyên tố ứng với một điện tích hạt nhân xác định, nó quy định số e trong lớp

vỏ nguyên tử trung hòa và chính lớp vỏ e này quy định tính chất hóa học của nguyên tố Ngày nay nhân loại đã biết nhiều dạng nguyên tử có điện tích hạt nhân như nhau, khối lượng khác nhau nhưng vẫn có tính chất tương tự nhau (hiện tượng đó là các đồng vị)

Ví dụ: Cl có hai đồng vị là 35Cl và 37Cl

Ngược lại, người ta cũng biết được nhiều dạng nguyên tử có khối lượng nguyên tử như nhau nhưng do điện tích hạt nhân khác nhau nên dẫn đến tính chất hóa học khác nhau (hiện tượng đó là các đồng lượng)

Ví dụ: Ra và As

Từ đó mà ngày nay Định luật tuần hoàn được phát biểu như sau: “Tính chất của các đơn chất cũng như tính chất các dạng hợp chất của những nguyên tố phụ thuộc tuần hoàn vào điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố.”

Giữa khối lượng nguyên tử và điện tích hạt nhân nguyên tử có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Khi điện tích hạt nhân tăng (số proton tăng) thì khối lượng trung bình của các

Trang 5

đồng vị của một nguyên tố cũng tăng (tức là tăng khối lượng nguyên tử) Nhưng vì trong hạt nhân nguyên tử, số proton và notron không thay đổi theo một tỷ lệ nhất định nên ở một số ít trường hợp sự thay đổi khối lượng nguyên tử không theo cùng trật tự với sự thay đổi điện tích hạt nhân

Định luật tuần hoàn hiện đại không phủ định mà trái lại còn khẳng định và chính xác hóa Định luật tuần hoàn do Mendeleep khởi xướng

2.3 Định luật tuần hoàn dưới dạng mới (giai đoạn hạt nhân)

Sự khám phá ra cấu tạo hạt nhân nguyên tử và mối liên quan có tính quy luật giữa cấu tạo với các tính chất của hạt nhân có thể phát biểu Định luật tuần hoàn dưới dạng mới, sâu sắc và tổng quát hơn như sau: “Các đặc tính của nguyên tử, đơn chất, hợp chất cũng như của hạt nhân các nguyên tố thay đổi tuần hoàn theo chiều tăng số nuclon trong hạt nhân

và electron trong lớp vỏ nguyên tử của các nguyên tố”

Như vậy, định luật tuần hoàn dạng mới đã chỉ ra mối liên hệ có tính quy luật không những giữa các nguyên tử với nhau mà còn giữa các thành phần của chúng là lớp vỏ e và hạt nhân nguyên tử

Sự phát triển học thuyết cấu tạo nguyên tử đã cho phép mở rộng tính chất tuần hoàn

so với giai đoạn Mendeleep cho phép phát hiện hàng loạt hợp chất vô cơ khác nhau có tính chất và điều kiện tạo thành được xác định bởi vị trí của các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn (các hydrua, cacbua, nitrua, borua, sunfua, kim loại, phức chất, khí trơ…) Từ những thành tựu mới này dựa trên cơ sở Định luật tuần hoàn và Hệ thống tuần hoàn người

ta đã thiết lập hàng trăm hệ thống tuần hoàn khác nhau không những đối với các tiểu phân như nguyên tử, phân tử, ion, hạt nhân và các electron mà còn đối với tính chất của chúng nữa

Nói tóm lại, ngày nay Định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố đã trở thành cơ sở cho hệ thống hóa hóa học

3 Cấu trúc hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học

3.1 Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Ngày nay, dưới ánh sáng của thuyết cấu tạo nguyên tử, các nguyên tố hóa học được sắp xếp trong bảng tuần hoàn theo các nguyên tắc:

- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng

- Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột

Bảng các nguyên tố được sắp xếp theo các nguyên tắc trên được gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (gọi tắt là bảng tuần hoàn)

Trang 6

3.2 Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

3.2.1 Ô nguyên tố

Hình 5: Ô nguyên tố Natri

Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng, gọi là ô nguyên tố Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó

3.2.2 Chu kỳ

Chu kỳ là dãy các nguyên tố của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần

Chu kỳ thường bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (trừ chu kỳ 1 chỉ có 2 nguyên tố hidro và heli và chu kỳ 7 chưa hoàn thành) Ba chu kỳ đầu tiên là các chu kỳ nhỏ, bốn chu kỳ sau là các chu kỳ lớn

Chu kỳ 1: 2 nguyên tố là hidro và heli

Chu kỳ 2: 8 nguyên tố, bắt đầu từ liti, kết thúc là neon

Chu kỳ 3: 8 nguyên tố, bắt đầu từ natri, kết thúc là argon

Chu kỳ 4: 18 nguyên tố, bắt đầu từ kali, kết thúc là kripton

Chu kỳ 5: 18 nguyên tố, bắt đầu từ rubidi, kết thúc là xenon

Chu kỳ 6: 32 nguyên tố, bắt đầu từ cesi, kết thúc là radon

Chu kỳ 7: theo lý thuyết có 32 nguyên tố, đây là chu kỳ chưa hoàn thiện

Số thứ tự của chu kỳ bằng số lớp electron trong nguyên tử

3.2.3 Nhóm và phân nhóm

Nhóm gồm các nguyên tố có số electron lớp ngoài cùng hoặc của những phân lớp ngoài cùng giống nhau và bằng số thứ tự của nhóm Nói cách khác, các nguyên tố trong cùng một nhóm có cấu hình electron lớp ngoài cùng giống nhau, trong đó tổng số electron của các phân lớp ngoài cùng luôn bằng số thứ tự của nhóm

Một số nguyên tố như Co, Ni… có số electron ngoài cùng lớn hơn 8 nhưng vẫn đặt vào nhóm VIII

Phân nhóm gồm các nguyên tố có cấu trúc electron ở lớp ngoài cùng hoặc của những phân lớp ngoài cùng giống nhau

Phân nhóm chính gồm các nguyên tố s hoặc p có cấu hình electron lớp ngoài cùng tương ứng là nsx hoặc ns2npx Chúng luôn có số electron ngoài cùng bằng số nhóm Phân nhóm chính còn được đặt tên từ nhóm IA đến VIIIA

Phân nhóm phụ gồm các nguyên tố d có cấu hình electron các phân lớp ngoài cùng là (n-1)dx-1ns2 (có một số ngoại lệ Cu, Ag, Au có cấu hình (n-1)d10ns1)

Các nguyên tố họ Lantan và họ Actini gồm các nguyên tố f có cấu hình electron lớp ngoài cùng là (n-2)fx(n-1)d10ns2

Trang 7

4 Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố trong Hệ thống tuần hoàn

4.1 Tính kim loại, tính phi kim

Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ mất electron để trở thành ion dương Nguyên tử càng dễ mất electron, tính kim loại của nguyên tố càng mạnh

Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ thu electron để trở thành ion âm Nguyên tử càng dễ thu electron thì tính phi kim của nguyên tố càng mạnh

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh dần

Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của nguyên

tố mạnh dần, đồng thời tính phi kim yếu dần

4.2 Bán kính nguyên tử

Trong một chu kỳ, bán kính nguyên tử giảm dần khi điện tích hạt nhân tăng Sự giảm bán kính xảy ra nhanh hơn trên chu kỳ nhỏ, chậm hơn ở các chu kỳ lớn

Trong một phân nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử tăng dần do tăng số lớp electron

4.3 Năng lượng ion hóa

Năng lượng ion hóa I là mức năng lượng cần thiết tối thiểu để tách 1 electron ra khỏi nguyên tử tự do ở thể khí và ở trạng thái cơ bản Năng lượng ion hóa biến thiên tuần hoàn, tăng khi đi từ trái sang phải trong một chu kỳ, giảm khi đi từ trên xuống dưới trong mỗi nhóm

4.4 Độ âm điện

Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học Như vậy, độ âm điện của nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh Ngược lại, độ âm điện của nguyên tử càng nhỏ thì tính kim loại của nó càng mạnh

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện của các nguyên tử nói chung tăng dần Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện của các nguyên tử nói chung giảm dần

4.5 Hóa trị của các nguyên tố

Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng lần lượt từ 1 đến 7, còn hóa trị của các phi kim trong hợp chất với hiđro giảm từ 4 đến 1

4.6 Oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A

Trong một chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng yếu dần, đồng thời tính axit của chúng mạnh dần

Trang 8

5 Ý nghĩa của Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleep

Dựa vào vị trí của một nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và dự đoán các tính chất hóa học cơ bản của nó

5.1 Biết vị trí của nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố và ngược lại, từ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó có thể suy ra được vị trí của nó trong hệ thống tuần hoàn

5.2 Biết được vị trí của một nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn có thể suy ra tính chất hóa học cơ bản của nó

Đó là tính kim loại, tính phi kim, hóa trị cao nhất, công thức hợp chất với oxi, tính axit hay bazơ của oxit, hidroxit

Ví dụ: Canxi có số thứ tự 20, thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA Nó là nguyên tố kim loại, hóa trị cao nhất là II, công thức oxit CaO CaO, và Ca(OH)2 có tính bazơ mạnh

5.3 Dựa vào quy luật biến đổi tính chất trong hệ thống tuần hoàn có thể so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố xung quanh

Ví dụ: Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần Đầu chu kì là một kim loại kiềm, áp cuối chu kỳ là một halogen Trong một nhóm A, tính kim loại tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân Vì vậy, có thể so sánh được tính kim loại, phi kim của các nguyên tố với nhau thông qua quy luật này

5.4 Dựa vào hệ thống tuần hoàn có thể dự đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học của các nguyên tố chưa được tìm ra

Nguyên tố có số thứ tự 87 không tồn tại trong tự nhiên, nhưng trước khi được điều chế nhân tạo được nguyên tố đó, người ta đã dự đoán được tính chất cơ bản của nó là: nằm ở chu kỳ 7, lớp ngoài cùng có 1e, tính chất kim loại kiềm, là kim loại mạnh nhất

6 Các dạng bảng tuần hoàn

Cho đến ngày nay, người ta đã cố gắng rất nhiều trong việc hoàn thiện cách biểu diễn Định luật tuần hoàn và đã công bố trên 500 kiểu bảng khác nhau

6.1 Bảng tuần hoàn dạng bảng ngắn

6.1.1 Cấu tạo

- Nhóm, phân nhóm

Các nguyên tố được bố trí thành 8 cột dọc, có số thứ tự từ I đến VIII Trong mỗi nhóm được chia thành phân nhóm chính và phân nhóm phụ,

Các nguyên tố f thường được đặt thành 2 dãy nằm riêng ở cuối bẳng và có tên gọi các nguyên tố Lantanit và Actinit

- Chu kỳ

Được bố trí thành hàng ngang và có số thứ tự từ 1 đến 7 Chúng bắt đầu từ kim loại kiềm và kết thúc bằng nguyên tố khí hiếm (trừ chu kỳ 1 và chu kỳ 7)

Trang 9

Ba chu kỳ đầu là chu kỳ nhỏ, trong đó chu kỳ 1 chỉ 2 nguyên tố, bốn chu kỳ sau là chu kỳ dài

6.1.2 Đánh giá

Bảng tuần hoàn dạng bảng ngắn có nhiều ưu điểm:

- Phản ánh tốt nhất mọi mối liên hệ quan trọng nhất giữa các nguyên tố

- Nêu lên được sự tuần hoàn nội tại trong một chu kỳ

- Sự phân chia phân nhóm phụ và chính nêu lên được sự khác nhau về tính chất giữa các nguyên tố của các phân nhóm nhưng cũng nêu lên được sự giống nhau về số oxi hóa của chúng thì bằng với số nhóm

Tuy vậy, bảng tuần hoàn dạng ngắn vẫn còn thiếu sót:

- Các Lantanit và Actinit trên thực tế bị đặt ra ngoài hệ thống chung và không cho thấy mối liên hệ hữu cơ với các nguyên tố khác trong hệ thống

- Không phản ánh được sự phát triển liên tục trong một chu kỳ (với các chu kỳ lớn)

- Không nêu được đầy đủ mức độ liên quan giữa các nguyên tố trong cùng một nhóm

Hình 6: Bảng tuần hoàn dạng ngắn

Trang 10

6.2 Bảng tuần hoàn dạng bảng dài

6.2.1 Cấu tạo

- Nhóm, phân nhóm

Những nguyên tố mà trong nguyên tử, electron cuối cùng điền vào phân mức s hoặc p của lớp lượng tử ngoài cùng (nguyên tố s hoặc p) thì hợp thành những nguyên tố thuộc nhóm A, là những nguyên tố điển hình

Các nguyên tố có electron tiếp theo điền vào phân lớp d hoặc f gọi là các nguyên tố nhóm d hoặc f, thuộc nhóm B, là các nguyên tố kim loại chuyển tiếp

- Chu kỳ

Hệ thống tuần hoàn được trải theo hàng ngang, mỗi chu kỳ chỉ có một hàng, và các họ nguyên tố s, p, d, f được sắp xếp liên tục nhau Đầu chu kỳ các nguyên tố bắt đầu xây dựng phân lớp ns, cuối chu kỳ các nguyên tố kết thúc việc xây dựng phân lớp np

Hình 7: Bảng tuần hoàn dạng bảng dài

6.2.2 Đánh giá

Bảng tuần hoàn dạng dài không gọn và chặt chẽ bằng dạng ngắn nhưng có ưu điểm là phản ánh được rõ ràng sự phân chia các họ nguyên tố theo đặc điểm cấu hình electron Các nguyên tố nhóm A hoặc B, nguyên tố s, p, d, f đều tập trung lại một chỗ nên rất đễ nhận xét, tra cứu

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1:  Quan niệm "bộ ba" của Johann W. Dobereiner. - bảng tuần hoàn hóa học - định luật tuần hoàn
Hình 1 Quan niệm "bộ ba" của Johann W. Dobereiner (Trang 1)
Hình 2: Mô hình của De Chancourtois - bảng tuần hoàn hóa học - định luật tuần hoàn
Hình 2 Mô hình của De Chancourtois (Trang 2)
Hình 3: Sự sắp xếp trên thang âm nhạc. - bảng tuần hoàn hóa học - định luật tuần hoàn
Hình 3 Sự sắp xếp trên thang âm nhạc (Trang 3)
Hình 4: Dmitri Ivanovich Mendeleep (1834-1907) - bảng tuần hoàn hóa học - định luật tuần hoàn
Hình 4 Dmitri Ivanovich Mendeleep (1834-1907) (Trang 3)
Bảng tuần hoàn dạng bảng ngắn có nhiều ưu điểm: - bảng tuần hoàn hóa học - định luật tuần hoàn
Bảng tu ần hoàn dạng bảng ngắn có nhiều ưu điểm: (Trang 9)
Hình 7: Bảng tuần hoàn dạng bảng dài - bảng tuần hoàn hóa học - định luật tuần hoàn
Hình 7 Bảng tuần hoàn dạng bảng dài (Trang 10)
6.3. Bảng tuần hoàn dạng tháp - bảng tuần hoàn hóa học - định luật tuần hoàn
6.3. Bảng tuần hoàn dạng tháp (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w