1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án tiến sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh

26 562 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 526,12 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGỌC LANH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 62 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2012 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Với 62 làng nghề (31 làng nghề truyền thống) nổi tiếng trong và ngoài nước, làng nghề Bắc Ninh đã và đang phát triển rất mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng đất trong các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh còn mang tính tự phát, phân tán, lãng phí đất trong khi cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất còn thiếu, môi trường còn bị ô nhiễm. Việc quy hoạch tổng thể làng nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng mặt bằng sản xuất, đảm bảo môi trường sinh thái cho các làng nghề phát triển bền vững đang là vấn đề cấp thiết, cần được quan tâm nghiên cứu, giải quyết. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất tại một số làng nghề của tỉnh Bắc Ninh; định hướng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề và quản lý sử dụng đất làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững phục vụ việc nghiên cứu hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai để phát triển các làng nghề ở nước ta. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho tỉnh Bắc Ninh và các địa phương có điều kiện tương tự áp dụng trong việc quản lý sử dụng đất làng nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong quá trình thực hiện CNH-HĐH. 4. Những đóng góp mới của đề tài - Đề tài đã hệ thống hoá, làm sáng tỏ về lý luận cơ bản; kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và quốc tế về phát triển làng nghề; quản lý, sử dụng đất tại các làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững; - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá được thực trạng quản lý, sử dụng đất tại một số làng nghề của tỉnh Bắc Ninh từ đó đưa ra được định hướng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất đai đối với một số loại làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững. 5. Bố cục của luận án Luận án gồm 134 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ lục với 34 bảng số liệu, 14 hình và 03 bản đồ, 12 phụ lục và 01 mẫu phiếu điều tra, tham khảo 108 tài liệu (102 tài liệu tiếng Việt và 06 tài liệu tiếng nước ngoài). Bố cục luận án: mở đầu 04 trang, tổng quan tài liệu 45 trang, nội 2 dung và phương pháp nghiên cứu 06 trang, kết quả nghiên cứu và thảo luận 75 trang, kết luận và đề nghị 04 trang. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Thực trạng và phát triển làng nghề Việt Nam 1.1.1. Nhận thức chung về làng nghề - Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một làng (thôn, tương đương thôn) có hoạt động sản xuất, kinh doanh các ngành nghề sản xuất và kinh doanh một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau, phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của một bộ phận người dân trong làng. - Tiêu chí xác định là làng nghề: i) có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn. ii) hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. iii) chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Phân loại làng nghề có thể theo 6 dạng: i) theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới; ii) theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm; iii) theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ; iv) theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm; v) theo mức độ sử dụng nguyên/nhiêu liệu; vi) theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển. Tiêu chí, phân loại làng nghề phụ thuộc vào từng mục đích thống kê, từng địa phương quy định. - Số lượng: i) theo JICA với tiêu chí hơn 20% số hộ trong làng sản xuất nghề được gọi là làng nghề thì nước ta có 2.017 làng nghề; ii) theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (7/2011) nước ta có 3.355 làng nghề (1.262 làng nghề đã được công nhận và 2.093 làng có nghề chưa được công nhận). 1.1.2. Xu thế phát triển của làng nghề Việt Nam Sự phân bố các làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 50% (như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định); sau đến là miền Trung khoảng 23,6% và miền Nam khoảng 16,4%. Xu thế phát triển của làng nghề ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, nhiều làng nghề mới được công nhận, nhiều ngành nghề mới được mở rộng; trong đó phát triển mạnh nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng. 1.1.3. Vai trò, tác động của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn: Vai trò, tác động tích cực của phát triển làng nghề: i) góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; ii) góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn; iii) thu hút mạnh mẽ nguồn vốn dư thừa trong nhân dân để đầu tư cho sản xuất; iv) góp phần 3 phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông thôn; v) góp phần phát triển dịch vụ du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Những tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề như thiếu mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng xuống cấp và môi trường ô nhiễm nặng. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý, sử dụng đất làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững 1.2.1. Các yếu tố tác động đến việc quản lý, sử dụng đất làng nghề như: i) các yếu tố tự nhiên (vị trí địa lý, đất đai, địa hình, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên); ii) các yếu tố kinh tế - xã hội (cơ cấu kinh tế, sản xuất, dân số, lao động, trình độ lao động, kết cấu hạ tầng, vốn và thị trường, nguồn nguyên liệu sản xuất, văn hoá truyền thống); iii) các yếu tố môi trường (không khí, nước, đất) luôn có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc quản lý, sử dụng đất đai tại các làng nghề. Đó là nguồn nội lực, là lợi thế, hạn chế so sánh của mỗi địa phương, của mỗi vùng. 1.2.2. Chính sách đất đai đối với phát triển làng nghề: i) các chính sách của Đảng về phát triển các ngành nghề nông thôn, làng nghề; ii) cơ sở pháp luật về quản lý, sử dụng đất làng nghề; iii) các chính sách ưu đãi đối với sử dụng đất làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên cho đến nay các chính sách này mới chỉ được thể hiện thông qua nhiều chính sách chung khác nhau mà chưa có chính sách đồng bộ, cụ thể dành riêng cho việc quản lý, sử dụng đất đai làng nghề dẫn tới việc vận dụng chính sách, việc tổ chức, triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn và còn khác nhau ở các địa phương. 1.2.3. Quản lý, sử dụng đất tại làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam Chiến lược toàn cầu về phát triển bền vững trên cơ sở báo cáo của Brundrland về môi trường vào năm 1987; tuyên bố của Hội nghị LHQ về môi trường con người Stockholm, Thụy Điển 1972; tuyên bố của Hội nghị LHQ về môi trường và phát triển Rio de Janeiro, Brazil 1992; tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững Johannesburrg, Nam Phi 2002. Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), 2004, 2012: xác định phát triển bền vững con đường tất yếu của Việt Nam; những lĩnh vực (kinh tế, xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm) cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững và việc tổ chức thực hiện phát triển bền vững. Quản lý, sử dụng đất đai tại làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững, cần xây dựng được hệ thống các cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó đặc biệt là cơ chế, chính sách về đất đai tạo điều kiện cho việc quản lý, sử dụng đất đai tại các làng nghề, đảm bảo làng nghề ngày càng phát triển. 4 1.3. Kinh nghiệm về quản lý sử dụng đất làng nghề của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước Qua nghiên cứu tình hình phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và một số địa phương trong nước như Nam Định, Thái Bình, Hà Nội đã rút ra bài học kinh nghiệm trong việc quản lý, sử dụng đất đai để duy trì, phát triển làng nghề như sau: i) hầu hết các nước đều chú trọng phát triển ngành nghề ở nông thôn và coi đó là giải pháp hữu hiệu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo cơ sở để nông thôn phát triển ổn định. Ngành nghề ở các nước này rất giống ngành nghề ở Việt Nam như nghề gốm sứ, nghề dệt may, nghề giấy, nghề đúc kim loại phát triển chủ yếu ở khu vực nông thôn. Sản xuất làng nghề với quy mô hộ gia đình là chủ yếu; ii) để tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững, bên cạnh các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đầu tư … thì các chính sách về đất đai đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó coi trọng việc quy hoạch làng nghề. Tuỳ theo tính chất sản xuất kinh doanh nghề để quy hoạch sắp xếp lại việc sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng các khu sản xuất tập trung với quy mô lớn, nhỏ; đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là mạng lưới đường giao thông nông thôn bảo đảm cho sự phát triển ổn định, lâu dài của làng nghề; iii) kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất theo quy hoạch, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Giao quyền sử dụng đất lâu dài để các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại làng nghề đầu tư phát triển. Miễn thuế sử dụng đất trong 3 năm đầu cho các cơ sở mới thành lập; iv) khuyến khích phát triển làng nghề hướng tới phục vụ du lịch và xuất khẩu, thu hút lao động tại chỗ, giảm bớt sự di dân hàng loạt từ các vùng nông thôn vào đô thị. 1.4. Một số công trình nghiên cứu về làng nghề Các cổng trình nghiên cứu về làng nghê: trong những năm qua đã có rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về làng nghề trong cả nước và riêng của tỉnh Bắc Ninh. Các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như cơ sở lý luận, thực tiễn và giải pháp về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; về phát triển kinh tế làng nghề; về chính sách phát triển làng nghề; về môi trường làng nghề; về quy hoạch phát triển cụm công nghiệp làng nghề. Tuy nhiên các công trình đó mới chỉ tập trung nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường (như CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; lao động làng nghề; môi trường làng nghề ) mà chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu về vấn đề quản lý, sử dụng đất làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hướng nghiên cứu của đề tài: với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất đai tại một số làng nghề của tỉnh Bắc Ninh; định hướng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững nhằm giải quyết 5 những bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai; thông qua tổng quan nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản, kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển làng nghề; quản lý, sử dụng đất tại các làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững; đề tài đã đánh giá được thực trạng quản lý, sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh và đã đề xuất được định hướng, giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đối với các loại làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là vấn đề quản lý, sử dụng đất đai tại các làng nghề thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh. - Phạm vi nghiên cứu: i) Phạm vi đối tượng nghiên cứu: đất nông nghiệp, đất ở, đất khu dân cư, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất giao thông và cơ sở hạ tầng trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã (tại xã có làng nghề) của tỉnh Bắc Ninh; ii) Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Điều tra, khảo sát tại 9 xã có làng nghề, mỗi loại nghề chọn một đến hai xã có làng nghề tiêu biểu, điển hình đáp ứng được mục tiêu, nội dung nghiên cứu (đồ gỗ mỹ nghệ, tái chế kim loại, tái chế giấy, gốm sứ, dệt, đan lát thủ công). 2.2. Nội dung nghiên cứu Các nội dung nghiên cứu bao gồm: i) Đặc điểm, điều kiện địa bàn nghiên cứu. ii) Thực trạng phát triển và quản lý sử dụng đất làng nghề. iii) Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất làng nghề tại địa bàn nghiên cứu. iv) Định hướng sử dụng đất để phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững. v) Một số giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được áp dụng trong luận án gồm: i) Phương pháp điều tra thu thập số liệu, thông tin thu thập số liệu thứ cấp; điều tra xã hội học các hộ cơ sở sản xuất kinh theo mẫu phiếu thu thập số liệu sơ cấp. ii) Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn hộ điều tra. Chọn 9 làng nghề đại diện cho 6 nhóm nghề đang có nhiều biến động, bức xúc trong quản lý, sử dụng đất đai và môi trường sinh thái. Mỗi làng nghề chọn điều tra 35 hộ gia đình theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. iii) Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý thông tin số liệu bằng phần mềm exel. iv) Phương pháp lấy mẫu để đánh giá môi trường làng nghề. v) Phương pháp kế thừa và phát triển. vi) Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. vii) Phương pháp lựa chọn tiêu chí quản lý, sử dụng đất đai để làng nghề phát triển bền vững 6 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm điều kiện địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh tác động đến việc quản lý, sử dụng đất tại các làng nghề Bắc Ninh (2010) có diện tích tự nhiên là 82.271,12 ha, tổng dân số 1.038.229 người, nằm ở cửa ngõ phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2005 - 2009 đạt 14,6%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 18,3%/năm, dịch vụ tăng 19,15 %/năm, nông nghiệp và thủy sản tăng 1,2%/năm. Nguồn lao động rồi dào. 3.1.2. Chủ trương, chính sách của tỉnh Bắc Ninh về quản lý, sử dụng đất và phát triển làng nghề Chủ trương, chính sách của tỉnh liên quan đến phát triển làng nghề được ban hành kịp thời, thường xuyên đã tạo động lực cho việc khôi phục và phát triển sản xuất công nghiệp, ngành nghề thủ công, làng nghề thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh. 3.2. Thực trạng phát triển và quản lý, sử dụng đất làng nghề tỉnh Bắc Ninh 3.2.1. Thực trạng phát triển làng nghề của tỉnh Bắc Ninh có 39 xã có nghề với 62 làng nghề (31 làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới). Có 53 làng nghề tiểu thủ công nghiệp; Nhiều làng nghề có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Trong các làng nghề có 35.336 hộ, trong đó có 15.759 hộ (chiếm 44,5%), 36.515 lao động (chiếm 62%) chuyên làm nghề. Giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề luôn chiếm từ 50 - 55% giá trị sản xuất công nghiệp quốc doanh và chiếm 33,9% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. 3.2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh có tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh năm 2010 là 82.271,12 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 52,61%, đất lâm nghiệp chiếm 0,76%, đất ở chiếm 12,03%, đất chuyên dùng chiếm 20,68%, đất chưa sử dụng chiếm 0,7%. Tại địa bàn 9 xã điều tra, diện tích đất sử dụng vào mục đích SXNN chiếm tỷ lệ lớn. Điều đó chứng tỏ trong xã mặc dù có làng nghề phát triển, các hộ chuyển hẳn sang làm nghề ngày càng tăng nhưng các hộ này vẫn giữ đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu và điều tra thực địa thì tại các làng nghề một phần diện tích này đã được tự chuyển sang sử dụng vào các mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất nghề của các hộ gia đình. 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất tại làng nghề tỉnh Bắc Ninh 3.3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng đất 3.3.1.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp tại các xã nghiên cứu chiếm tỷ lệ khoảng 60% tuy 7 nhiên, do ảnh hưởng của sản xuất làng nghề, đất đai và hệ thống tưới tiêu bị ô nhiễm dẫn đến sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, cây trồng năng suất không cao. Từ đó một phần diện tích mặc dù đã giao cho các hộ gia đình để sản xuất nông nghiệp nhưng hiện đang bị bỏ hoang; diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều nhưng không thể khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp; một phần bị người dân lấn chiếm hoặc tự chuyển mục đích sử dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất nghề của các hộ gia đình. Bảng 3.10: Tổng hợp diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 theo các xã Chỉ tiêu bình quân STT Địa b àn nghiên cứu Diện tích (ha) Tỷ lệ so với DTTN (%) Bình quân/người (m 2 /người) Bình quân/hộ (m 2 /hộ) Toàn tỉnh 43.282,93 52,61 422,62 1.725,39 1 Đồng Kỵ 193,38 57,85 134,66 597,96 2 Phù Khê 195,23 56,11 211,93 803,42 3 Phù Lãng 492,08 48,83 692,97 2.490,28 4 Phong Khê 294,41 53,63 335,74 1.499,03 5 Phú Lâm 745,96 61,35 503,92 2.396,27 6 Châu Khê 262,90 52,84 173,11 699,39 7 Tương Giang 337,10 59,53 321,05 1.306,59 8 Lãng Ngâm 361,96 57,07 486,57 1.957,60 9 Xuân Lai 567,66 50,73 564,95 2.142,11 Nguồn: Số liệu điều tra, 2010 3.3.1.2. Thực trạng sử dụng đất khu dân cư làng nghề: Trong quá trình phát triển, dân số tăng nhanh, các hộ gia đình có nhu cầu mở rộng cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh sản phẩm nên đã phân lô, chia nhỏ và xây dựng nhà cao tầng. Vì vậy trong khu dân cư làng nghề trở nên chật hẹp, mật độ dân số cao, bình quân đất khu dân cư trên đầu người rất thấp. Mật độ dân số các làng nghề nghiên cứu cao gấp 2,1 - 2,2 lần mật độ dân số của tỉnh (1.245 người/km 2 ) và cao gấp từ 1,5 - 1,8 lần mật độ dân số bình quân tại các làng, xã không có nghề truyền thống trong cùng khu vực. Một số làng nghề đã rất phát triển, có mật độ dân số quá cao như Phù Khê (mật độ dân số toàn xã 2.648 người/km 2 , mật độ dân số khu vực dân cư và sản xuất nghề là 8.980 người/km 2 ); Phong Khê (mật độ dân số toàn xã 1.548 người/km 2 , mật độ dân số khu vực dân cư và sản xuất nghề là 12.912 người/km 2 ). Tại các làng nghề, diện tích đất khu dân cư tăng nhanh do quy hoạch khu dân cư mới để giãn dân, tuy nhiên vẫn không đủ để giảm tải trong làng. 3.3.1.3. Thực trạng sử dụng đất ở trong khu dân cư làng nghề Đất ở so với diện tích đất khu dân cư khu vực làng nghề chiếm tỷ lệ rất cao. Tại Tương Giang diện tích đất ở chiếm 60,01% đất khu dân cư; 8 Phù Lãng 70,40% và cao nhất là Phong Khê 85,08% điều đó thể hiện sự quá tải trong khu dân cư, tỷ lệ diện tích đất cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, hạ tầng xã hội, giao thông, cây xanh trong khu dân cư chiếm tỷ lệ thấp trong khi đó việc đầu tư, mở rộng cơ sở hạ tầng trong khu dân cư rất khó khăn. Bảng 3.12: Tình hình sử dụng đất ở tại làng nghề theo nhóm nghề năm 2010 Tên nghề Bình quân đất ở/người trong toàn xã (m 2 /người) Bình quân đất ở/hộ trong toàn xã (m 2 /hộ) Bình quân đất ở/người trong làng nghề (m 2 /người) Bình quân đất ở/hộ trong làng nghề (m 2 /hộ) 1. Đồ gỗ mỹ nghệ 41,22 165,66 31,55 136,80 2. Gốm sứ 78,69 342,16 57,75 247,54 3. Tái chế giấy 56,20 257,96 42,42 204,70 4. Tái chế kim loại 47,46 171,15 43,32 156,21 5. Dệt 51,80 210,81 36,82 169,86 6. Đan lát thủ công 123,23 482,26 68,47 301,43 Bình quân chung 66,43 271,67 46,72 202,76 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Bình quân diện tích đất ở của các hộ gia đình đều thấp hơn so với hạn mức cấp đất ở của tỉnh. Diện tích đất ở bình quân của các hộ SXKD trong các làng nghề chọn nghiên cứu là là 202,76 m 2 /hộ. Trong đó làng nghề đan lát thủ công (Xuân Lai, Lãng Ngâm) có bình quân đất ở trên hộ là cao nhất 301,43 m 2 /hộ; thấp nhất là làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ, Phù Khê) là 136,80 m 2 /hộ. Đối với từng làng nghề thì làng nghề Phù Khê có đất ở bình quân 202 m 2 /hộ; làng nghề Châu Khê 171 m 2 /hộ, làng nghề Phong Khê 285 m 2 /hộ, Phú Lâm 230 m 2 /hộ và ở mức thấp so với bình quân chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Diện tích đất ở bình quân trên người của các làng nghề chọn nghiên cứu là 46,72 m 2 /người. Trong đó làng nghề đan lát thủ công (Xuân Lai, Lãng Ngâm) có bình quân đất ở trên người là cao nhất 69,41 m 2 /người; thấp nhất là làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ, Phù Khê) là 31,55 m 2 /người. Đối với từng làng nghề thì làng nghề Phù Khê là 53 m 2 /người; Phú Lâm 49 m 2 /người; Châu Khê 47 m 2 /người; Tương Giang 51 m 2 /người; cao nhất là Phong Khê 66 m 2 /người và thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của tỉnh là 97 m 2 /người (bình quân diện tích đất ở nông thôn trên đầu người của tỉnh là 106 m 2 /người). Với diện tích này nếu chỉ dùng cho nhu cầu để ở và sinh hoạt gia đình thì có thể đáp ứng được nhưng tại các làng nghề hầu hết đều còn bố trí sản xuất nên diện tích này trở nên quá chật hẹp. 3.3.1.4. Thực trạng sử dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh Ngoài diện tích trong cụm công nghiệp, còn lại đất này thường khó phân biệt vì hầu hết các hộ gia đình trong làng đều dùng đất ở để sản xuất kinh doanh. Thực trạng đất SXKD tại các làng nghề còn ở mức thấp. 9 Ngoài 5 làng nghề đã có CCNLN, đến nay còn làng nghề Phù Khê chưa bố trí đất SXKD hoặc có nhưng diện tích không đáng kể (Phù Lãng có 0,11 ha; Xuân Lai 0,31 ha; Lãng Ngâm có 3,53 ha). Trong khi đó các làng nghề này đã rất phát triển, sản xuất làng nghề chiếm tỷ trọng lớn trong xã và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, người dân sống bằng thu nhập từ sản xuất nghề là chính; trong giai đoạn 2005 - 2010 mới chỉ có Phú Lâm quan tâm đến quy hoạch mở rộng đất SXKD với diện tích 11,21 ha, các làng nghề còn lại diện tích không thay đổi hoặc không đáng kể (Xuân Lai 0,3 ha). Kết quả điều tra diện tích đất các hộ gia đình đang sử dụng để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh (diện tích sản xuất trên đất ở của hộ gia đình, đất sản xuất phân tán trong, ngoài khu dân cư, đất sản xuất trong CCNLN), cho thấy, bình quân diện tích này tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ, Phù Khê), tái chế kim loại (Châu Khê) là 300 m 2 /hộ, tại làng nghề dệt may Tương Giang là thấp nhất (150 m 2 /hộ) (bảng 3.14). Bảng 3.14: Tổng hợp ý kiến của các hộ sản xuất nghề về mặt bằng sản xuất, kinh doanh năm 2010 Loại nghề Bình quân diện tích đất đang sử dụng làm nghề (m 2 /hộ) Tỷ lệ số hộ sản xuất, kinh doanh tại nơi ở (%) Tỷ lệ số hộ thiếu đất làm mặt bằng SXKD (%), 1. Đồ gỗ mỹ nghệ 300 97,14 97,14 2. Gốm sứ 200 94,29 97,14 3. Tái chế giấy 170 94,12 97,06 4. Tái chế kim loại 300 94,44 97,22 5. Dệt 150 100,00 82,86 6. Đan lát thủ công 270 100,00 77,14 Trung bình 96,67 91,43 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Tại các làng nghề có trên 94% số hộ được hỏi cho là vẫn đang sản xuất kinh doanh tại nơi ở. Tại làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ có 97,14%; tái chế kim loại có 97,22%; tái chế giấy có 97,06%; dệt có 82,86%; đan lát thủ công có 77,14% số hộ được hỏi cho rằng còn thiếu đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh (bảng 3.14). Tại làng nghề Phù Khê có 98,6%, Châu Khê 89,7%; Tương Giang 56,2%; Dương Ổ 89,8% số hộ được hỏi đều muốn được thuê thêm đất để làm CSSX kinh doanh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. 3.3.1.5. Thực trạng sử dụng đất giao thông và cơ sở hạ tầng trong làng nghề: Giao thông trong các ngõ xóm đã được kiên cố hóa khoảng 93%, tuy nhiên mặt đường, ngõ nhỏ do mặt bằng sản xuất trong khu dân cư lấn chiếm, nguyên vật liệu, sản phẩm để ngổn ngang. Diện tích đất giao thông trong các làng nghề điều tra tăng đều qua các năm, tuy nhiên vẫn ở mức thấp. Bình quân đất giao thông trên người tại các làng nghề còn thấp so với sự phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển của làng, và còn thấp hơn bình quân chung của cả tỉnh (119 m 2 /người); Đồng kỵ 38m 2 /người; Phù [...]... sản xuất làng nghề gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường đất, nước và không khí trong khu dân cư làng nghề Từ đó có thể thấy, việc quản lý, sử dụng đất đai làng nghề hiện nay tại địa bàn nghiên cứu là chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của làng nghề Để giải quyết vấn đề này, yêu cầu đặt ra cần phải có định hướng, giải pháp quản lý, sử dụng đất đai hợp lý tại các làng nghề để làng nghề. .. vững ở các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở nội dung và kết quả nghiên cứu, đề tài đã đưa ra 4 nhóm giải pháp đó là giải pháp về quy hoạch và giải quyết mặt bằng SXKD cho các làng nghề; giải pháp về bảo vệ môi trường làng nghề; giải pháp về chính sách đất đai và các giải pháp khác Cần tiếp tục hoàn thiện và thực thi đồng bộ các giải pháp và chính sách, trong đó đặc biệt quan tâm đến các giải pháp. .. đất làng nghề Nhu cầu sử dụng đất của các làng nghề rất lớn cả về số hộ và diện tích, tuy nhiên với chủ trương sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, nâng cao hệ số sử dụng đất, ưu tiên bố trí những hộ sản xuất lớn, những hộ sản xuất các công đoạn gây ô nhiễm môi trường đưa vào khu sản xuất tập trung; trên cơ sở tính toán nhu cầu và quỹ đất của từng làng nghề, đề tài đề xuất định hướng sử dụng đất. .. Diện tích đất mở rộng mặt bằng sản xuất, kinh doanh được tận dụng diện tích đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, đất chưa sử dụng, còn lại lấy từ đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả 3.5 Một số giải pháp quản lý, sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững 3.5.1 Giải pháp về quy hoạch và giải quyết mặt bằng sản xuất kinh... giải pháp về quản lý, sử dụng đất đai làng nghề của tỉnh Bắc Ninh nêu trên 2 Kiến nghị 1) Kết quả nghiên cứu của đề tài cần được xem xét triển khai áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và xem xét ở những địa bàn có điều kiện tương tự 2) Cần tiếp tục hoàn thiện và thực thi đồng bộ các giải pháp và chính sách, trong đó đặc biệt quan tâm đến các giải pháp về quản lý, sử dụng đất đai làng nghề của tỉnh Bắc Ninh;... Chính sách và giải pháp về kỹ thuật và công nghệ; iv) Chính sách và giải pháp về lao động; v) Chính sách và giải pháp bảo hộ thương hiệu; iv) chính sách và giải pháp về tổ chức của các cơ quan quản lý Nhà nước 22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 1) Việc sử dụng đất tại các làng nghề trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian qua còn nhiều bất cập, manh mún và tự phát Hầu hết khu dân cư làng nghề chật chội,... công nghiệp làng nghề, cần phân thành các khu chức năng riêng, cần cân đối cơ cấu sử dụng đất hợp lý cho từng khu (bảng 3.33) Bảng 3.33: Cơ cấu sử dụng đất trong cụm công nghiệp làng nghề Mục đích sử dụng Đất khu sản xuất, khu chứa nguyên liệu, khu xử lý môi trường Đất khu quản lý, giới thiệu, kinh doanh, lưu trữ sản phẩm Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật đầu mối Đất cây xanh, hồ nước và giải lưu không... tích đất chưa sử dụng còn nhiều nhưng không thể khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp (bảng 3.8); một phần bị người dân lấn chiếm hoặc tự chuyển mục đích sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất nghề của các hộ gia đình Đây là các xã có số hộ, lao động làm nghề, thu nhập từ làng nghề chiếm tỷ lệ lớn vì vậy có thể chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất sản xuất làng nghề - Định hướng sử dụng đất. .. mương, máng, sông ngòi Việc quản lý, sử dụng đất đai làng nghề hiện nay tại địa bàn nghiên cứu là chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của làng nghề, mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội nhưng chưa đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề hiện có, đặc biệt là môi trường đất, nước và không khí trong khu dân cư làng nghề 5) Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, mỗi hộ gia đình tại làng nghề đồ... rõ ràng, quan tâm đến việc khôi phục và phát triển làng nghề Quản lý, sử dụng đất đai tại làng nghề còn mang tính tự phát, khu dân cư, nơi ở chật chội, mặt bằng sản xuất thiếu, quy hoạch sử dụng đất chưa đưa ra được giải pháp về quỹ đất để phát triển làng nghề Sản xuất làng nghề đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu, nâng cao . triển làng nghề; quản lý, sử dụng đất tại các làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững; đề tài đã đánh giá được thực trạng quản lý, sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh và đã đề xuất. Hướng nghiên cứu của đề tài: với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất đai tại một số làng nghề của tỉnh Bắc Ninh; định hướng và đề xuất các giải pháp quản lý, . quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá được thực trạng quản lý, sử dụng đất tại một số làng nghề của tỉnh Bắc Ninh từ đó đưa ra được định hướng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w