Bài soạn là kế hoạch của giáo viên để dạy từng tiết học, nó thể hiện một cách sinh động mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện học tập. Vì vậy đề nâng cao chất lượng đào tạo dạy học cho giáo viên, cần hình thành kỹ năng soạn bài cho họ. Kỹ năng soạn bài gồm nhiều kỹ năng bộ phận, có mối quan hệ mật thiết với nhau bao gồm: Kỹ năng xác định mục tiêu bài dạy. Kỹ năng xác định loại bài dạy, nội dung và cấu trúc bài. Kỹ năng xác định nguồn gốc thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học(tài liệu tham khảo). Kỹ năng xác định chiến lược hoạt động dạy học cho phù hợp(phương pháp dạy học).
Câu 1. Bài : Mở rộng vốn từ : Thành thị - Nông thôn - Dấu phẩy. Phân môn: Luyện từ và câu. Tiếng Việt lớp 3 – Tập một I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Mở rộng vốn từ về chủ điểm: Thành thị - Nông thôn. - Ôn luyện về dấu phẩy (có chức năng ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu). 2. Kĩ năng - Kể được một số từ chỉ sự vật , công việc thường thấy ở thành thị, nông thôn… - Biết đặt dấu phẩy đúng chỗ vào đoạn văn cho trước. 3. Thái độ - Nghiêm túc, tích cực học tập. - Thêm yêu và tự hào về Tiếng Việt, về quê hương, đất nước Việt Nam. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên ( GV) Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án điện tử, máy chiếu đa năng, phấn màu, bảng nhóm,… 2. Học sinh ( HS) SGK, vở Tiếng Việt, đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức ( 1’) - Mục tiêu: Ổn định trật tự, tạo tâm thế thoải mái cho HS. - Nội dung: Hát bài : “ Quê hương tươi đẹp” ( Slide 1), nhạc bài hát có lời và hình ảnh. 2. Tiến trình bài dạy Thời gian Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3- 5’ 2.1 Kiểm tra bài cũ: Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết. Mục tiêu: HS biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta. - Gọi HS nêu miệng ( Hình thức truyền điện). + Hỏi thêm trong quá trình HS nêu: Dân tộc đó sống ở vùng nào trên đất nước ta? Trang phục của họ như thế nào? Lễ hội của họ tổ chức ra sao? - GV nhận xét (NX) phần kiểm tra bài cũ. - HS nêu miệng HS trả lời: ( HSTL) HS lắng nghe 30’ 2.2 Bài mới a) Giới thiệu bài Mục tiêu: HS nắm được tên bài, nội dung yêu cầu của bài. - GV có thể đưa bản đồ Việt Nam ( Slide 2). - …. Để giúp các em hiểu them về nhiều thành phố, vùng quê trên đất nước, biết tên các sự vật, công việc thường thấy ở thành thị - nông thôn. Sau đó các em tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy. - GV ghi tên bài bằng phấn màu. “Mở rộng vốn từ: Thành thị - Nông thôn – Dấu phẩy”. HS quan sát HS lắng nghe HS ghi bài vào vở. b) Hướng dẫn HS làm bài tập 1: Hãy kể tên: a) Một số thành phố ở nước ta. b) Một vùng quê mà em biết. Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về thành thị - nông thôn qua việc kể được tên một số thành phố, vùng quê ở nước ta. - Yêu cầu HS mở SGK trang 135. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Bài này có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào? - Tổ chức cho HS hỏi đáp theo nhóm 2 ( Slide 3). + Kể tên các thành phố ở nước ta. + Kể tên một vùng quê mà bạn biết.( Vùng quê đó thuộc làng, xã, huyện, tỉnh nào?) - Tổ chức cho HS hỏi đáp trước lớp. ( Trong quá trình HS hỏi đáp, tùy theo đối tượng HS , GV có thể yêu cầu HS nêu them và lên chỉ vị trí tên thành phố trên đất nước ta theo vị trí từ phía Bắc đến phía Nam; hoặc chỉ vùng quê mà HS biết thuộc tỉnh nào trên bản đồ). -Yêu cầu HS NX , bổ sung. HS mở SGK HS đọc HSTL: HS hỏi đáp theo nhóm 2 dựa trên gợi ý trong slide 3 5- 7 nhóm HS hỏi đáp HS khá giỏi ( HSKG) lên chỉ bản đồ HSNX, bổ sung * GV chốt: Qua bài tập 1 vừa rồi các em đã nắm được tên một số thành phố lớn và một số vùng quê trên đất nước ta. … ( 63 tỉnh thành.) - Chuyển ý: Để hiểu thêm về các sự vật cũng như các công việc thường thấy ở thành phố và nông thôn chúng ta cùng chuyển sang bài tập 2. HS lắng nghe. Bài tập 2. Hãy kể tên các sự vật và công việc: a) Thường thấy ở thành phố. b) Thường thấy ở nông thôn. Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về thành thị, nông thôn qua việc kể được tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn. HSKG nắm được một số đặc điểm tiêu biểu của sự vật, công việc. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Hỏi: Bài có mấy yêu cầu? - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4. Hoàn thành nội dung bảng nhóm sau: Hãy kể tên các sự vật và công việc thường thấy ở: Thành thị Nông thôn Sự vật Công việc - GV đi quan sát, giúp đỡ các nhóm làm bài. - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày: + Treo bảng bài làm của một nhóm lên bảng lớp. => Đại diện nhóm trình bày + Yêu cầu các nhóm NX , bổ sung. - GVNX , khẳng định, cho HS quan sát bảng chốt lại tên gọi một số sự vật và công việc ( slide 5). - Gọi HS đọc HS đọc HSTL: Làm việc theo nhóm 4, cử thư kí ghi bảng nhóm. Đại diện nhóm trình bày HS NX , bổ sung Lớp quan sát, 1 HS đọc (Trong quá trình các nhóm trình bày, hỏi thêm và giới thiệu để HS biết được một số đặc điểm tiêu biểu của sự vật, công việc như : Trung tâm văn hóa dùng để làm gì? Em biết gì về công việc nghiên cứu khoa học? Máy tuốt lúa dùng để làm gì? ). - GV chốt kiến thức: ( Slide 6) + GV đưa một vài hình ảnh như công viên , cửa hang lớn, bến xe bus… với các công việc ở trong nhà máy, buổi trình diễn thời trang,… => Đây là những sự vật và công việc ở thành phố. + Đưa một vài hình ảnh như: cánh đồng, lũy tre làng, cây đa, mái đình … với công việc cày bừa, cấy hái, phơi thóc, chăn trâu… => Đây là những sự vật, công việc ở nông thôn. * GV chốt, chuyển: Với những hình ảnh trong clip trên, các em đã được hiểu biết thêm về các sự vật, công việc ở thành phố cũng như ở nông thôn. Như vậy, qua bài tập số 1 và bài tập số 2 các em đã được mở rộng thêm vốn từ thuộc chủ điểm Thành thị - Nông thôn. Sau đây chúng ta cùng chuyển sang nội dung thứ 2: Ôn tập về dấu phẩy qua bài tập số 3. Bài tập 3: Hãy chép lại đoạn văn sau và - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập ( Slide 7 : Yêu cầu và nội dung bài tập 3). HS đọc đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp: “ Nhân dân ta… no đói giúp nhau”. ( SGK – 135) Mục tiêu: Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. GV quan sát giúp đỡ HS yếu. Chữa bài: - Chiếu bài một HS. + Yêu cầu HS trình bày bài làm. + Hỏi : Vì sao đặt dấu phẩy vào các chỗ như vậy ? + Yêu cầu HS NX + GV NX khẳng định: Hiệu ứng trên slide 7. - Hỏi : Khi đọc, gặp dấu phẩy cần đọc như thế nào? - GV NX , khẳng định: Khi gặp dấu phẩy cần ngắt hơi. - Gọi HS đọc đoạn văn sau khi đã điền dấu phẩy. HS làm bài vào vở HS quan sát HS trình bày bài làm. HS TL: Để rõ ý câu văn. HSNX HS ghi vào SGK HS TL: Ngắt hơi. HS đọc * Chốt: - Hỏi: Khi làm bài tập này cần lưu ý gì? - GV nói: Để làm tốt đoạn văn này, chúng ta cần đọc kĩ đoạn văn, đặt dấu phẩy sao cho diễn đạt rõ nghĩa của câu. Đồng thời khi đọc các em chú ý ngắt, nghỉ hơi cho đúng HSTL: HS lắng nghe 2.3 Củng cố - Dặn dò. 3’ * Củng cố Nội dung: Giành cờ chiến thắng. Mục tiêu: Củng cố chủ điểm thành thị - nông thôn - GV hỏi: Hôm nay học bài gì? - Trò chơi: Giành cờ chiến thắng. + Hình thức: Tiếp sức ( HS viết trên bảng lớp, bảng chia thành 2 cột, mỗi đội 5 HS) + Nội dung: Thi tìm từ về chủ điểm Thành thị - Nông thôn. + Tổ chức cho HS chơi. HSTL: HS lắng nghe luật chơi. Mỗi đội cử ra 5 HS tham gia chơi + NX tổng kết trò chơi. - NX giờ học. 1’ * Dặn dò - Nhắc HS tìm hiểu thêm về chủ điểm thành thị- nông thôn. - Chuẩn bị bài sau, ôn về từ chỉ đặc điểm; câu ai thế nào? SGK trang 145. HS lắng nghe . : Thành thị - Nông thôn - Dấu phẩy. Phân môn: Luyện từ và câu. Tiếng Việt lớp 3 – Tập một I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Mở rộng vốn từ về chủ điểm: Thành thị - Nông thôn. - Ôn luyện về dấu phẩy. Kĩ năng - Kể được một số từ chỉ sự vật , công việc thường thấy ở thành th , nông thôn… - Biết đặt dấu phẩy đúng chỗ vào đoạn văn cho trước. 3. Thái độ - Nghiêm túc, tích cực học tập. - Thêm yêu. 2). - …. Để giúp các em hiểu them về nhiều thành ph , vùng quê trên đất nước, biết tên các sự vật, công việc thường thấy ở thành thị - nông thôn. Sau đó các em tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy. -