Mục tiêu - Củng cố cho HS nắm vững cách giải bài toán bằng 2 phép tính - Rèn kĩ năng làm bài, trình bày bài II.. Các hoạt động dạy học 1.. - HS đọc , phân tích đề bài và xác định dạng to
Trang 1TUẦN 11
Dạy ngày : Thứ hai, ngày 15/11/2010
TẬP ĐỌC: ĐẤT QUÍ, ĐẤT YÊU
( đã có ở giáo án buổi 1)
=========================
KỂ CHUYỆN : ĐẤT QUÍ, ĐẤT YÊU
( đã có ở giáo án buổi 1)
============================================================
BỒI DƯỠNG TOÁN : LUYỆN GIẢI BÀI TOÁN BẰNG 2 PHÉP TÍNH
I Mục tiêu
- Củng cố cho HS nắm vững cách giải bài toán bằng 2 phép tính
- Rèn kĩ năng làm bài, trình bày bài
II Các hoạt động dạy học
1 GTB – ghi tên bài
2 Nội dung
Bài 1 :Một người có 50 quả trứng Lần đầu bán 12 quả,lần sau bán 18 quả Hỏi sau 2 lần
bán, người đó còn lại bao nhiêu quả trứng ?
- HS đọc và phân tích đề bài
- HS xác định dạng toán
- HS tóm tắt và làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng
Trang 2- GV chấm và chữa bài
Bài 2 : Một thùng có 42 l dầu, đã lấy đi 1/7 số dầu đó Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu
lít dầu?
- HS đọc , phân tích đề bài và xác định dạng toán
- Gọi HS lên bảng tóm tắt rồi giải
- Gọi HS chữ bài
Bài 3 : Lập bài toán theo tóm tắt sau rồi giải
Gàmái
- Cho HS nêu yêu cầu của bài
- Gọi 1 số HS lập đề toán rồi giải
- GV chấm chữa bài
- Bài 4 : Đàn gà có 27 con gà, số gà mái nhiều hơn số gà trống là 15 con Hỏi đàn
gà có bao nhiêu conn?
- HS đọc , phân tích đề và xác định dạng toán
- Cho HS làm bài vào vở
- GV nhận xét chữa bài
- Lưu ý : Câu trả lời phải phù hợp với phép tính
Bài 5 : Tổng số tuổi của bố Nam, mẹ Nam và Nam là 80 tuổi Tổng số tuổi của bố Nam
và mẹ Nam là 75 tuổi Tổng số tuổi của mẹ Nam và Nam là 80 tuổi Tính số tuổi của mẹ Nam?
Trang 3- Gọi HS đọc bài
- Muốn tìm số tuổi của mẹ Nam trước tiên ta phải tìm gì ?( Tính số tuổi của Nam )
- Nêu cách tìm số tuổi của Nam
- Tìm số tuổi của mẹ Nam ta làm thế nào ?
- Cho HS làm bài vào vở
- GV nhận xét chữa bài
3 Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ
- Dặn HS ôn bài
======================
BỒI DƯỠNG TOÁN : LUYỆN GIẢI BÀI TOÁN BẰNG 2 PHÉP TÍNH
I Mục tiêu
- Củng cố cho HS nắm vững cách giải bài toán bằng 2 phép tính
- Rèn kĩ năng làm bài, trình bày bài
II Các hoạt động dạy học
1.GTB – ghi tên bài
2.Nội dung
Bài 1 : Minh có 18 hòn bi Lâm có nhiều hơn Minh 13 hòn bi Hỏi cả 2 bạn có bao
nhiêu hòn bi?
- HS đọc bài và phân tích bài toán
- Gọi 1 HS lên tóm tắt rồi giải
Trang 4- HS nhận xét chữa bài
Bài 2: Lớp em có 48 hs 1/3 số học sinh là nữ Hỏi lớp em có bao nhiêu học sinh nam?
- HS đọc đề và xác định dạng toán
- HS tự làm vào vở
- GV chấm chữa bài
Bài 3 :Có 14 túi gạo tẻ và 6 túi gạo nếp Mỗi túi đựng 5 kg gạo.Hỏi có tất cả bao nhiêu
ki lô gam gạo?
- GV hướng dẫn tương tự bài2
Bài 4:Lớp 3A có 35 học sinh, trong đó có 1/5 số học sinh đạt loại trung bình; còn lại học
sinh đạt khá và giỏi Hỏi số học sinh khá và giỏi của lớp 3 A là bao nhiêu em?
- HS đọc bài toán và tự giải
- GV chấm chữa bài
3.Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ
- Dặn HS ôn
============================================================
BỒI DƯỠNG ÂM NHẠC : TRÒ CHƠI ÂM NHẠC
I.Mục tiêu
- HS biết chơi 1 số trò chơi về âm nhạc
- HS yêu thích ca nghệ
II Chuẩn bị : ô chữ
Trang 5III Các hoạt động dạy học
1 ổn định tổ chức : Lớp hát một bài
2 Bài mới :
a Giới thiệu bài – ghi tên bài
b Hướng dẫn trò chơi
- GV đưa ra một số ô chữ Mỗi ô chữ có 1 chữ
- GV gọi HS hát bài hát mà có tên ở ô chữ Nừu hát đúng GV cùng các bạn tuyên dương Bạn nào không hát được thì phải nhảy lò cò quanh lớp
- GV gọi 5=> 7 HS hát các bài hát có các chữ sau : cha, Bác Hồ, cô giáo, sinh nhật, trung thu, trống trường,…
3 Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ
- Dặn HS ôn bài
============================================================
Dạy ngày : Thứ tư, ngày 17/11/2010
BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ
VỀ QUÊ HƯƠNG ÔN TẬP CÂU: AI LÀM GÌ ?
I.Mục tiêu
- Củng cố,hệ thống hoá cho HS nắm vững một số từ ngữ về chủ đề quê hương
- HS nắm vững mẫu câu Ai làm gì?
II HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Trang 61.Giới thiệu bài – ghi tên bài
2 Nội dung
Bài 1 : Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu nói về cảnh vật quê hương
- … lồng lộng - …….rì rào trong gió
- … nhởn nhơ - …… um tùm
- ……bay bổng -……… ríu rít
- …….lăn tăn gợn sóng - ……… rợp rờn
- …….uốn khúc - ………mát rượi
- …….xuôi ngược - ………cổ kính
- …….xa tắp
+ hS đọc bài
- HS nêu y/c
- Cho HS nêu miệng sau đó cho HS làm vở
- GV chấm chữa bài
- Gọi HS đọc lại toàn bài
=> Muốn tìm được từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống, ta có thể đặt câu hỏi VD: Cái gì bay bổng? Con gì ríu rít? Trả lời đúng câu hỏi nghĩa là ta đã tìm được từ ngữ để điền vào chỗ trống
Bài 2 ( TVNC/74)
- Gọi HS đọc bài
Trang 7- Cho HS xác định y/c
- HS thảo luận theo nhóm bàn
- Từng nhóm phát biểu
- GV nhận xét chữa bài
=> Lưu ý: a.Cần đọc chậm dãi từng thành ngữ, chú ý nội dung của thành ngữ Có thể đặt câu hỏi: Thành ngữ này có nói về quê hương không?
b Dựa vào nghĩa của thành ngữ “ Quê cha đất tổ” HS tập đặt câu với thành ngữ này
Bài 3( TVNC/74)
- Gọi HS đọc bài
- Cho HS xác định y/c
- HD HS làm miệng, GV sửa chữa cho HS
- Cho HS tự làm bài vào vở
HS viết xong gạch dưới các câu kiểu: Ai làm gì ? trong đoạn văn
4 Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ
- Dặn HS ôn bài
=========================
BỒI DƯỠNG TẬP LÀM VĂN: TẬP KỂ CHUYỆN VỀ NGƯỜI THÂN
I.Mục tiêu
- HS biết kể lại câu chuyện về người thân khi chăm sóc cho em bị ốm
Trang 8- Rèn kĩ năng viết văn kể chuyện.
II Hoạt động dạy học
1 Giới thiệu bài
2 nội dung
Đề bài : Em hãy kể lại chuyện bố mẹ đã lo lắng, chăm sóc cho em khi em bị ốm
- Gọi HS đọc bài
- Cho HS xác định y/c
- GV hướng dẫn HS làm miệng sau đó cho HS làm vở
Gợi ý :
- Em được bố ( mẹ chăm sóc khi nào ? vì sao?
- Kể lại từng hành động của bố( mẹ ) khi chăm sóc em( nét mặt, ánh mắt, thái độ, cử chỉ, lời nói khi đắp khăn ướt, lấy nước, thuốc)
- Kết quả việc làm của bố mẹ
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trước sự lo lắng cham sóc ấy
- Cho HS làm vở
- GV thu bài chấm, chữa bài
5 Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ
- Dặn HS ôn bài
BỒI DƯỠNG MĨ : HOÀN THIỆN VẼ CÀNH LÁ
I.Mục tiêu
Trang 9- GV cho HS hoàn thiện bài vẽ theo mẫu: Vẽ cành lá ở bài 1
- Rèn cho HS óc thẩm mĩ, sáng tạo
II Hoạt động dạy học
a Giới thiệu bài – Ghi tên bài
b Luyện tập
- Y/c HS mang bài vẽ buổi 1 ra để hoàn chỉnh.GV nhắc lại nội dung bài
- GV đi bao quát chung giúp đỡ HS yếu, hướng dẫn tỉ mỉ cho những HS chưa biết vẽ
và đôn đốc những HS vẽ tốt cần sáng tạo hơn nữa trong bài vẽ của mình
- Sau khi HS vẽ xong GV y/c các em tô màu vào bức tranh cho đẹp
- GV chấm bài, nhận xét tuyên dương những bài vẽ đẹp
c.Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ
- Dăn HS ôn bài
============================================================
Dạy ngày : Thứ năm, ngày 18/11/2010
LUYỆN TOÁN : LUYỆN BẢNG NHÂN8
I.Mục tiêu
- HS nắm vững bảng nhân8
- Vận dụng bảng nhân 8 vào làm các dạng bài tập
II Các hoạt động dạy học
1 GTB- ghi tên bài
Trang 102 Nội dung
Bài 1: Tính nhẩm
- GV gọi 2 HS lên bảng
- Lớp làm vở
- Gọi HS nhận xét chữa bài
Bài 2 : Đặt tính rồi tính
37 x 5 26 x 8 80 x 4
- 3 HS lên bảng nói rõ cách làm
- lớp làm vở
GV nhẫnét chữa bài
Bài 3 : Anh hái được 6 chục quả táo, em hái đựơc bằng 1/3 số táo của anh Hỏi cả 2 anh
em hái được bao nhiêu quả táo ?
-2 HS đọc bài
- Cho lớp làm vở
- GV chấm chữa bài
Trang 11Bài 4( lớp 3 C ): Anh đi từ nhà đến trường hết 1/6 giờ Em đi từ nhà đến trường hết 1/3
giờ Hỏi ai đi nhanh hơn? Nếu em đi học mà đi trước anh 5 phút thì anh có đuổi kịp không ? Nếu có thì đuổi kịp ở chỗ nào ?
- HS đọc bài và phân tích bài toán
- Hướng dẫn HS giải
1/6 giờ= 10 phút, 1/3 giờ = 20phút
Thời gian em đi đến trường nhiều hơn anh:
20 - 10 = 10 (phút)
Vậy nếu em đi trước anh 10 phút thì anh sẽ đuổi kịp em tại trường Song em chỉ đi trước anh 5 phút ( tức là một nửa của 10 phút ), vậy anh sẽ đuổi kịp em ở đúng nửa quãng đường ( hay ở chính giữa quãng đường từ nhà đến trường)
3 Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ôn bài
=========================
THỰC HÀNH TỰ NHIÊN - XÃ HỘI: LUYỆN BÀI 20 + BÀI 21
I.Mục tiêu
- Củng cố cho HS nắm vững về họ nội họ ngoại, mối quan hệ về họ hàng
- HS vận dụng tốt kiến thức vào làm bài tập
II Hoạt động dạy học
1 Giới thiệu bài- ghi tên bài
Trang 122 Bài giảng
Bài 1 / 28( VBTTN-XH)
- Gọi HS đọc bài - Cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài vào vở
- GV bao quát giúp đỡ HS yếu
=> GV củng cố về họ nội họ ngoại của Hương và Quang
Bài 2 /28 ( VBTTN-XH)
- Gọi HS đọc bài
- Cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS thực hiện theo y/c của bài vào vở
- GV nhận xét chữa bài
bài 3: Em đã làm gì để thể hiện sự yêu quí, quan tâm và giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình?
- Gọi 1 số HS phát biểu
- GV nhận xét chung
Bài 1 /29( VBTTN-XH):
- Goi HS nêu miệng - Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2/29( VBTTN-XH)
- Gọi HS đọc bài và cho HS nêu yêu cầu
- Cho HS thực hiện theo y/c của bài vào vở
Trang 13- GV nhận xét chữa bài
3.Củng cố- dặn dị
- Nhận xét giờ
========================
HOẠT ĐỘNG NGỒI GIỜ: KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
I.Mục tiêu
- Toồ chửực cho HS tham gia caực hoát ủoọng vaờn hoaự vaờn ngheọ chaứo mửứng 20/11- ngaứy nhaứ giaựo vieọt nam, sơ kết phong trào thi đua thi đua chặng thứ nhất do liên đội phát động
- Hiểu rõ ý nghĩa ngày 20/11
II.Nội dung
1 GV chủ nhiệm sơ kết phong trào thi đua chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20/11
- 100% các em cĩ ý thức tốt hưởng ứng nhiệt tình phong trào thi đua do đội phát động, nền nếp lớp học tốt
- Tuyên dương những em cĩ ý thức cao trong phong trào hội học hội giảng
- Khen ngợi những em đạt 2 điểm 10 trong đợt kiểm tra định kì lần 1
2 Tổ chức thảo luận về ý nghĩa ngày 20/11
3 Tổ chức cho HS tham gia giao lưu văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo việt nam
4 GV nhận xét đánh giá chung
==============================
Ngày tháng 11 năm 2010
Trang 14KÍ DUYỆT
Trần Thị Thoa