1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG SẢN part 3 ppsx

12 277 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 285,8 KB

Nội dung

23 + Nếu tổng số điểm 9 đến l0: Trẻ bình thường không cần hồi sức + Nếu tổng số điểm 7 đến 8: Cần hồi sức nhẹ + Nếu tổng số điểm 3 đến 6: Cần hồi sức tích cực + Nếu tổng số điểm <3: Cần hồi sức rất tích cực - Ở phút thứ 5: Nếu sau 5 phút chỉ số apgar tr ở lại bình thường là tốt. Nếu sau 5 phút mà tình trạng trẻ vẫn đòi hỏi cần phải hồi sức là xấu. Ngoài đánh giá trẻ bằng chỉ số Apgar người ta còn có thể đánh giá bằng chỉ số Sigtunar, chỉ số Desousa, chỉ số Chamberlin, chỉ số Silvermal Tuỳ theo dự đoán trước khi sinh hay sau khi sinh mà sử dụng biện pháp hồi sức và số nhân viên tham gia vào nhóm hồi sức: Nếu chỉ đòi hỏi h ồi sức nhẹ cần 1 - 2 nhân viên và bằng những biện pháp thông thường. Nếu đòi hỏi hồi sức tích cực cần 3 - 4 nhân viên và bằng những biện pháp hồi sức tích cực. 3. Những thao tác hồi sức sơ sinh 3.1. Nguyên tắc của hồi sức sơ sinh - Khai thông đường hô hấp. - Tạo được nhịp thở. - Đảm bảo tuần hoàn 3.2. Phương tiện cần thiết cho công tác hồi sức sơ sinh - Tất cả những trường hợp dự đoán có nhu cầu hồi sức sơ sinh, trong khi chuẩn bị đỡ đẻ phải chuẩn bị tốt các phương tiện để hồi sức trẻ: + Phương tiện hút: máy hút điện, đạp chân, quả bóng hút, ống hút có bầu thuỷ tinh để hút bằng miệng, ống hút số 6 và số 8. + Phương tiện thông khí nhân tạo mặt nạ và quả bóp có dung tích 300-500 ml, m ặt nạ và ống dẫn khí để thổi ngạt, nguồn oxy có đồng hồ đo dung tích khí. + Phương tiện sưởi ấm: 2 khăn khô và sạch, bàn hồi sức được sưởi ấm, lò sưởi túi nước nóng, lồng ấp để theo dõi trẻ sau khi hồi sức. 3.3. Tại tuyến cơ sở Làm thông đường hô hấp bằng cách móc sạch dịch ở hầu họng bằng gạc mềm, có thể dùng bóng bóp hút hết dị ch ở hầu họng và ở mũi trẻ. Đồng thời kích thích trẻ thở bằng cách xoa nhẹ trên da trẻ ở vùng lưng, mông và gan bàn chân nếu trẻ không khóc được có thể thổi ngạt miệng - miệng hoặc thổi ngạt qua mặt nạ. Nếu trẻ thở được cần tiếp tục theo dõi trong một vài giờ để chắc chắn là trẻ đã bình thường hay chưa. Nếu trẻ chưa tự thở được hoặc thở yếu cần phải chuyển tuyến chuyên khoa theo dõi và xử trí tiếp. 24 3.4. Ở tuyến chuyên khoa 3.4. 1. Làm thông đường hô hấp trên Đặt trẻ lên bàn hồi sức, đầu quay về phía người hồi sức với tư thế ngửa tối đa, có gối mỏng kê ở dưới 2 vai trẻ. - Hút đờm dãi ở miệng và hầu trẻ. - Hút chất dịch ở mũi họng, trường hợp nặng nên đặt nội khí quản và hút dịch qua nội khí quản. Cố gắng làm sạch đường hô h ấp ngay trong phút đầu có thể làm trước khi cắt rốn, đồng thời nên hút dịch dạ dày. 3.4.2. Sưởi ấm và giữ thân nhiệt cho trẻ. Bàn hồi sức cần được làm ấm bằng bức xạ đốt nóng, bóng đèn hoặc lò sưởi với nhiệt độ thích hợp là 35 - 37 0 c. Động tác đầu tiên để giữ ấm là lau khô da và đầu trẻ bằng vải mềm vô khuẩn vì sự bốc hơi của các chất dịch trên da sẽ làm mất một lượng nhiệt rất lớn của trẻ. 3.4.3. Cung cấp oxy - Thổi ngạt miệng - miệng. - Dùng mặt nạ chụp kín miệng, mũi và để đầu ở tư thế ngửa tối đa rồi bóp bóng, mỗi lầ n thổi hoặc bóp bóng với dung tích vào phổi khoảng 60 ml, tần số là 30 - 40 1ần/phút và áp lực 30 cmH 2 O. Những cái bóp bóng đầu tiên phải hơi mạnh hơn một chút để làm giãn các phế nang. Dùng mặt nạ có thể làm hơi vào dạ dầy nên cứ sau 2 - 3 phút phải ấn nhẹ vào vùng thượng vị 1 lần. - Đặt ông nội khí quản. Sau khi hút dịch dùng ngay ông nội khí quản để cung cấp oxy cho trẻ với lưu lượng 2 - 3 lít/phút. Chú ý ông nội khí quản không được đặt quá sâu dưới chỗ phân nhánh của khí quản sẽ gây xẹp một bên phổi. 3.4.4. Xoa bóp tim ngoài lồng ng ực: Hai bàn tay ôm lấy lồng ngực trẻ, hai ngón tay cái đặt trước xương ức, các ngón tay khác đặt phía lưng trẻ. Dùng ngón tay cái ép xương ức xuống với nhịp đều đặn 80 - 100 lần/ phút. Nếu có mạch bẹn thì ép tim đã có hiệu quả. Nếu kết hợp xoa bóp tim với thổi ngạt thì cứ 1 lần thổi thì có 3 - 4 lần xoa bóp tim. 3.4.5. Tiêm truyền qua tĩnh mạch rốn: - Mục đích: cung cấp năng lượng và thăng bằ ng kiềm toan. + Đặt một kim đầu tù hoặc 1 ống catheter vào tĩnh mạch rốn + Bồi phụ năng lượng bằng glucose 10% với liều 10 ml/kgP + Cân bằng kiềm toan bằng dung dịch Nam bicarbonat 42% liều 8 - 10 ml/kgP và phải theo dõi lượng kiềm dư (BE). 25 - Trong quá trình hồi sức cứ 5 phút lại đánh giá chỉ số Apgar, các thông số thăng bằng kiềm toan để điều chỉnh các biện pháp hồi sức cho thích hợp. - Nếu sau 15 phút không có kết quả hoặc tiến triển chậm thì nên cho trẻ thở máy dưới áp lực oxy. Chú ý: - Trong quá trình hồi sức cứ 5 phút đánh giá lại chỉ số Apgar để xem hiệu quả của các phương pháp hồi sức mà điều chỉ nh cho thích hợp. - Tất cả trẻ sơ sinh sau hồi sức đều phải theo dõi sát và dùng kháng sinh đề phòng các biến chứng: hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, hạ calci huyết, nhiễm khuẩn Sau 30 phút hồi sức tích cực mà không có kết quả thì nên ngừng hồi sức vì dù tim còn đáp nhẹ thì các tạng quan trọng đặc biệt là não cũng không thể hồi phục được và sẽ để lại di chứng nặng nề TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Câu hỏi lượng giá 1. Anh, chị hãy điền đầy đủ các thông Số của bảng điểm Apgar Dấu hiệu 2 điểm 1 điểm 0 điểm Nhịp tim Hô hấp Trương lực cơ Phản xạ (khi đưa ống hút) Mẩu sắc da 2. Anh, chị hãy trình bày các nguyên tắc của hồi sức sơ sinh ? A. Làm thông đường hô hấp B……………………………. C……………………………. 3. Anh, chị hãy cho biết chỉ Số Apgar của trẻ từ bao nhiêu thì cần hồi sức, và các mức độ cần hồi sức cho trẻ? A. Nếu Apgar 7 đến 8 điểm cần hồi sức nhẹ B……………………………. C……………………………. 4. Anh chị hãy nêu các nước tiên hành khi hồi sức trẻ ngạt A. Làm thông đường hô hấp bằng hút đờm dãi B. Ủ ấm cho tr ẻ C……………………………. 5. Anh chị hãy mô tả 3 cách cung cấp oxy cho trẻ bị ngạt 26 A. Thổi ngạt miệng- miệng B……………………………. C……………………………. Thực hành: Lượng giá qua bảng kiểm Bảng kiểm lượng giá kỹ năng Hồi sức sơ sinh STT Nội dung học tập có Không Chuẩn bị hồi sức sơ sinh 1 Dự đoán tình trạng thai, trẻ từ trong thai nghén 2 Dự đoán tình trạng thai, trẻ từ trong chuyển dạ 3 Chuẩn bị phương tiện dụng cụ hồi sức: máy hút, ống hút Thực hiện hồi sức sơ sinh 4 Lau mũi, móc nhẹ miệng trẻ khi sổ đầu 5 Hút đờm dãi, thông đường hô hấp trên 6 Tạo nhịp thở 7 Đảm bảo tuần hoàn 8 Xoa bóp ngoài lồng ngực 9 Tiêm tĩnh mạch 10 Cung cấp oxy 11 Đảm bảo ấm Đạt: Thực hiện đủ, đúng các thao tác. 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu, đối chiếu với ca bệnh đã gặp và được tham gia hồi sức để đưa ra được sự nhận định, đánh giá của mình về mức độ ngạt và cách xử trí. Từ đó rút ra kết luận, đồng thời tự lượng giá cho điểm trước công việc làm trên ca bệnh đó. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học Thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung bài học đạt mục tiêu. 2. Vận dụng thực tế - Trước mỗi trường hợp chuyển dạ đẻ, để chủ động giải quyết những biến cố ngạt, sinh viên cần nắm vững lịch sử thai nghén người mẹ cũng như sự phát triển thai nhi, kết hợp với diễn biến của cuộc chuyển dạ, để có những tiên lượng sát với thực tế tình trạng của trẻ sau đẻ. Từ đó sinh viên chủ động đưa ra phương án hồi sức phù hợp cho từng trường hợp biến cố ngạt sau đẻ. - Bởi vậy, người học cần có kiến thức tổng hợp hệ thống. Do đó, cần phải đọc thêm những tài liệu về các nguy cơ cao trong thai nghén và các loại đẻ khó, để phối hợp thực hành tốt việc hồi sức trẻ sơ sinh trong bài học này. - Tự tiến hành hồi sức bệnh nhi sơ sinh, dưới sự giám sát của giáo viên, cán bộ 27 chuyên môn cơ sở. 3. Tài liệu tham khảo - Bài giảng sản phụ khoa - bộ môn phụ sản ĐHY HN 2002 - Bài giảng sản phụ khoa - bộ môn phụ sản ĐH Y Dược TPHCM - Bài giảng sản phụ khoa - bộ môn phụ sản ĐHY Thái Nguyên - Tham vấn nuối con bằng sữa mẹ - NXB Y Học 1996 28 CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ Mục Tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ có khả năng: 1. Liệt kê được các nội dung chăm sóc bệnh nhân sau mổ. 2. Chăm sóc và xử trí được bệnh nhân có dấu hiệu bất thường sau mổ. 1. Tiếp nhận bệnh nhân Chỉ chuyển bệnh nhân từ phòng mổ về phòng hậu phẫu khi: ổn định về huyết áp mạch, nhiệt độ. Tinh thần tỉnh táo tiếp xúc được. 2. Chăm sóc bệnh nhân 2.1. Chăm sóc trong 24 giờ đầu sau mổ. * Theo dõi - 6 giờ đầu theo dõi sát tai biến chảy máu và theo dõi tinh thần (xem thuốc mê còn ảnh hưởng hay hết) bằng: - Theo dõi mạch bệnh nhân - Theo dõi huyết áp - Theo dõi nhịp thở - Theo dõi sự co hồi tử cung, mật độ, kích thước, tư thế tử cung - Theo dõi sản dịch nếu là bệnh nhân sau mổ lấy thai: màu sắc, số lượng, mùi. - Theo dõi, nhận định về số lượng, màu sắc dịch chảy ra từ vết mổ, hoặc qua sonde dẫn lưu thành bụng nếu có. - Theo dõi số lượng nước tiểu qua sonde bàng quang: màu sắc, số lượng. - Khám bụng, đánh giá tình trạng chướng bụng sau mổ, sự kh ối phục nhu động ruột, hoặc phát hiện những bất thường như phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc, điểm đau hay vùng bụng gõ đục bất thường. * Xử trí khi có những bất thường - Thiếu oxy do bệnh nhân thở kém, hay do thuốc mê, thuốc giãn cơ, do ứ trệ đường hô hấp: thì hút đờm dãi làm thông đường hô hấp, cho nằm đầu thấp, đầu nghiêng một bên, thở oxy liều cao. - Chảy máu do đờ tử cung: kích thích đáy tử cung, dùng thuốc tăng co bóp tử cung, nếu tử cung không co hồi lại được nữa thì phải can thiệp ngoại khoa. Chảy máu sau phẫu thuật do cầm máu không đảm bảo, tụt nút chỉ buộc cuống mạch: thì phải tiến hành phẫu thuật kiểm tra lại để cầm máu. 29 - Nếu chảy máu thì tuỳ theo sồ lượng máu mất mà phải bồi phụ lại máu cho đầy đủ thông qua xét nghiệm công thức máu và huyết sắc tố. * Chăm sóc Nằm tại giường, có thể thay đổi tư thế nằm, với bệnh nhân mổ lấy thai có thể ngồi dậy sau mổ 12 giờ nếu trừ đau bằng gây mê. Nếu làm mất đau bằng gây tế tuỷ sống chỉ được ng ồi dậy sau mổ 24 giờ - Nếu là bệnh nhân mổ lấy thai có thể cho ăn sớm, sau mổ từ 12 đến 24 giờ vì mổ lấy thai không phẫu thuật vào ruột, để kích thích nhu động ruột trở lại sớm. - Cho con bú sớm giúp co hồi tử cung tốt hơn và nhanh có sữa. 2.2. Chăm sóc trong những ngày sau mố(sau 24 giờ) - Theo dõi chỉ số sinh tồn của người bệnh - Theo dõi xem đã trung tiện chưa - Theo dõi tình trạng nhi ễm trùng - Theo dõi xem có bế sản dịch không. - Thay băng vết mổ hàng ngày, vệ sinh tại chỗ, làm thuốc 2.3. Chế độ thuốc - Những ngày đầu truyền dịch: thường trong 2-3 ngày đầu - Thuốc kháng sinh: cho theo tình trạng bệnh lý, loại phẫu thuật - Thuốc chống phù nề tổ chức sau phẫu thuật. - Thuốc giảm đau nếu cần - Sinh tố TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Câu hỏi lượng giá Bảng kiể m lượng giá chăm sóc bệnh nhân sau mổ Điểm đạt STT Nội dung chủ yếu 2 1 0 1 Chào hỏi, giải thích 2 Khám toàn thân 3 Khám vết mổ 4 Khám tử cung (nếu mổ lấy thai) 5 Khám bụng 6 Khám sản dịch 7 Khám vú (nếu mổ lấy thai) 8 Đánh giá tình trạng sau mổ 9 Ra chỉ định chăm sóc, thuốc men 10 Dặn dò những điều cần thiết Tổng điểm 30 Đánh giá điểm theo qui chế. Cách cho điểm qui về điểm 10. Cách cho điểm Cách đánh giá 0: Không làm, làm sai 1: Làm được có sự hường dẫn 2: Tự làm được 90% điểm chuẩn (> 18 điểm) tương ứng loại giỏi 9-10 điểm 70-80% điểm chuẩn (16-17 điểm) tương ứng loại khá: 7- 8 điểm 50-69% điểm chuẩn (10-15 điểm) tương ứng loại trung bình: 5-6 điểm < 50 % điểm chuẩn(<10 điểm) tương ứng loại kém: 0-4 điể m Anh chị hãy liệt kê những nội dung chính chăm sóc bệnh nhân sau mổ trong 24 giờ đầu: A. 6 giờ đầu theo dõi sát tai biến chảy máu B. Theo dõi mạch, huyết áp bệnh nhân C……………………………. D……………………………. Anh chị hãy liệt kê 4 tình huống sau mổ có chảy máu bất thường và nêu cách xử trí: A. Thiếu oxy do bệnh nhân thở kém, hay do thuốc mê phải cho thở oxy B. Chảy máu do đờ tử cung xoa bóp kích thích, cho oxytocine C……………………………. D……………………………. Anh chị hãy điền vào chỗ trống những từ có nghĩa thích hợp trong câu sau: Bệ nh nhân sau mổ lấy thai, có thể cho , sau mổ 12 giờ, vì không can thiệp vào , để kích thích trở lại sớm. 4. Anh chị hãy liệt kê những nội dung chủ yếu về theo dõi và chê độ thuộc cho bệnh nhân sau mổ 24 giờ. A. Theo dõi chỉ số sinh tồn của người bệnh B. Theo dõi xem đã trung tiện chưa C……………………………. D……………………………. 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá - Sinh viên tìm đọc thêm các tài liệu liên quan đến chỉ định, kỹ thuật, phương 31 pháp gây mê, giảm đau, phương pháp phẫu thuật và các biến chứng sau mổ, để nắm vững cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ nói chung và chăm sóc bệnh nhân sau mổ sản và phụ khoa nói riêng. - Mỗi sinh viên sau khi đã nghiên cứu tài liệu, liên hệ thực tế, có thể tự tìm ra câu trả lời trong các câu hỏi lượng giá. Sau đó đối chiếu đáp án để tự cho điểm hoặc tổ chức thành nhóm nhỏ, cùng thảo luận vấn đề mà các thành viên trong nhóm quan tâm, mỗi thành viên tự trả lời các câu hỏi lượng giá của cá nhân mình. Nhưng việc đối chiếu với đáp án có thể trao đối cho nhau. - Những vấn đề chưa thống nhất trong tổ nhóm thảo luận, có thể được giải đáp bởi các giảng viên hướng dẫn hay cán bộ chuyên môn khi có điều kiện hoặc vào dịp tổng kết đợt học tập. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, T Ự NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học - Áp dụng phần lý thuyết vào các bước thăm khám, chăm sóc bệnh nhân sau mổ hàng ngày tại giường bệnh. Phối hợp giữa việc thăm khám bệnh nhân với việc động viên làm an tâm tư tưởng cho người bệnh đang còn đau đớn nhiều sau mổ, để người bệnh cố gắng vượt qua những thử thách ban đầu như ph ải ngồi dậy sớm, phải ăn sớm, phải đi lại sớm. - Đồng thời vận dụng lý thuyết để giải thích những hiện tượng sinh lý diễn biến sau mổ như bụng chướng, đau quặn bụng từng cơn rồi dẫn đến trung tiện, để bệnh nhân yên tâm tự tin. Thảo luận nhóm có thể đưa ra từng vấn đề mà trong bài đã đề cậ p hoặc nêu những tình huống mà các thành viên trong nhóm gặp trên bệnh nhân của mình để thảo luận và giải quyết. 2. Vận dụng thực tế - Tự theo dõi, chăm sóc và điều trị cho những bệnh nhân sau mổ dưới sự giám sát của bác sĩ điều trị. - Bằng việc theo dõi hàng ngày thông qua các chỉ số như mạch, huyết áp, nhiệt độ, thể trạng chung, để ra quyết định phù hợp cho bệnh nhân nh ư chế độ vận động, chế độ ăn. Đồng thời có thể bổ sung các thuốc khi cần thiết như thuốc hạ sất, giảm đau, thuốc chống liệt ruột đúng chỉ định. 3. Tài liệu tham khảo - Bài giảng sản phụ khoa - bộ môn phụ sản ĐHY HN 2002 - Bài giảng sản phụ khoa - bộ môn phụ sản ĐH Y Dược TPHCM - Bài giảng sản phụ khoa - b ộ môn phụ sản ĐHY Thái Nguyên - Tham vấn nuối con bằng sữa mẹ - NXB Y Học 1996 32 CHẨN ĐOÁN U XƠ TỬ CUNG U NANG BUỒNG TRỨNG Mục Tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ có khả năng: 1 Trình bày được triệu chứng và chẩn đoán u nang thực thể buồng trứng. 2. Trình bày được triệu chứng và chẩn đoán u xơ tử cung. Bảng kiểm cách khám phát hiện khối u ở tử cung STT Nội dung học tập Có Không 1 Chào hỏi làm quen 2 Hỏi về tiền sử kinh nguyệt 3 Hỏi về tiền sử sinh đẻ 4 Hỏi về dấu hiệu đầu tiên của bệnh 5 Hỏi về tình hình kinh nguyệt vài tháng gần đây 6 Số lượng kinh nguyệt (nhiều) 7 Đặc điểm huyết kinh (có máu cục) 8 Ra khí hư như nước 9 Đau bụng 10 Mệt mỏi, 11 Khám toàn trạng 12 Đặt mỏ vịt khám cổ tử cung, âm hộ. âm đạo 13 Đo buồng tử cung bằng thước đo. 14 Thăm âm đạo, kết hợp sờ nắn ngoài 15 Xét nghiệm máu 15 Siêu âm 16 Chụp buồng TC có cản quang 17 Xét nghiệm tế bào âm đạo 18 Nạo sinh thiết niêm mạc 19 Tư vấn điều trị, phòng bệnh Bảng kiểm cách khám phát hiện khối u buồng trứng STT Nội dung học tập Có Không 1 Chào hỏi làm quen 2 Hỏi về tiền sử kinh nguyệt 3 Hỏi về tiền sử sinh đẻ 4 Hỏi về dấu hiệu đầu tiên của bệnh 5 Đau bụng 6 Mệt mỏi 7 Khám toàn trạng 8 Đặt mỏ vịt khám CTC, âm hộ âm đạo 9 Thăm âm đạo, kết hợp sờ nắn ngoài nhận định tính chất u 10 Xét nghiệm máu 11 Siêu âm 12 Chụp buồng TC có cản quang 13 Tư vấn điều trị. phòng bệnh [...]... ra huyết là triệu chứng hay gặp nhất, thường xuất hiện trước tiên, dưới dạng ., sau đó……… Thực hành: Lượng giá bằng bảng kiểm Bảng kiểm cách khám phát hiện khối u buồng trứng STT 1 2 3 Nội dung phải làm 0 Điểm đạt 1 2 Chào hỏi làm quen Hỏi về tiền sử kinh nguyệt, sinh đẻ Hỏi về dấu hiệu đau bụng, nặng bụng 33 4 5 6 7 8 9 10 Khám toàn trạng Đặt mỏ vịt khám CTC, âm hộ âm đạo Thăm âm đạo, kết hợp sờ... hợp sờ nắn ngoài nhận định tính chất u Siêu âm Xét nghiệm máu Chụp buồng TC có cản quang, nếu cần Tư vấn điều trị, phòng bệnh Tổng số Bảng kiểm cách khám phát hiện khối u ở tứ cung STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Nội dung học tập 2 Điểm đạt 1 0 Chào hỏi làm quen Hỏi về tiền sử kinh nguyệt, sinh đẻ Hỏi về tình hình kinh nguyệt vài tháng gần đây Số lượng kinh nguyệt (nhiều) Đặc điểm huyết kinh... lượng giá 1 Trong u nang buồng trứng trường hợp khối u nhỏ cần phân biệt với: A Có thai B C 2 Trong u nang buồng trứng trường hợp khối u to cần phân biệt với: A U xơ tử cung B C D 3 Chẩn đoán xác định u xơ tử cung ở tuyên chuyên khoa dựa vào: A Rối loạn kinh nguyệt B C Siêu âm có hình ảnh nhân xơ D E 4 Cần chẩn đoán phân biệt u xơ tử cung với A Có thai B C ... tương ứng loại trung bình: 5-6 điểm < 50 % điểm chuẩn ( . liệu tham khảo - Bài giảng sản phụ khoa - bộ môn phụ sản ĐHY HN 2002 - Bài giảng sản phụ khoa - bộ môn phụ sản ĐH Y Dược TPHCM - Bài giảng sản phụ khoa - bộ môn phụ sản ĐHY Thái Nguyên - Tham. 2002 - Bài giảng sản phụ khoa - bộ môn phụ sản ĐH Y Dược TPHCM - Bài giảng sản phụ khoa - b ộ môn phụ sản ĐHY Thái Nguyên - Tham vấn nuối con bằng sữa mẹ - NXB Y Học 1996 32 CHẨN ĐOÁN U. sau khi hồi sức. 3. 3. Tại tuyến cơ sở Làm thông đường hô hấp bằng cách móc sạch dịch ở hầu họng bằng gạc mềm, có thể dùng bóng bóp hút hết dị ch ở hầu họng và ở mũi trẻ. Đồng thời kích thích

Ngày đăng: 24/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN