1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương môn học giới và phát triển

8 3,7K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 275,83 KB

Nội dung

Môn học này nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa những hiểu biết về giới và các chiến lược phát triển vốn là mối quan tâm của ngành xã hội học và các ngành khoa học xã hội khác. Môn học giới thiệu những khái niệm căn bản trong nhập môn khoa học về giới

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN MSMH: DC119DV01 (Phiên bản ngày 9 tháng 4 năm 2012)

A Quy cách môn học (course specification)

1 Tên môn học: GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN

2 Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

3 Mã số môn học: DC119DV01

4 Tổng số tiết : 42 tiết,

Trong đó :

6 Số tiết tự học : 90 tiết

B Liên hệ với môn học khác

- Môn tiên quyết: Không có

- Môn trước: Không có

C Tóm tắt nội dung môn học (course description)

Môn học này nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa những hiểu biết về giới và các chiến lược phát triển vốn là mối quan tâm của ngành xã hội học và các ngành khoa học xã hội khác Môn học giới thiệu những khái niệm căn bản trong nhập môn khoa học về giới: phân biệt giới tính và giới, sự phân công lao động theo giới, hai gánh nặng của người phụ nữ, bình đẳng giới, nhu cầu giới, phụ nữ trong phát triển, giới và phát triển, sơ đồ tăng quyền lực cho phụ nữ Nội dung cũng giới thiệu hai văn kiện quan trọng giúp cho sinh viên hiểu những trọng tâm của các phong trào phụ nữ trên thế giới cũng như những cam kết của các chính phủ: 12 lãnh vực quan tâm của hội nghị thế giới

về phụ nữ ở Bắc Kinh và công ước quốc tế về sự xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ

D Mục tiêu của môn học (course objectives)

1 Hiểu được những khái niệm cơ bản về giới

2 Tạo chuyển biến trong nhận thức và thái độ của sinh viên liên quan đến các giá trị xã hội về giới

3 Giúp sinh viên làm quen với những kỹ năng tâm lý xã hội về giới

4 Hiểu biết về xu hướng tiến đến bình đẳng giới trong xã hội ngày nay

E Kết quả đạt được sau khi học môn này (learning outcomes)

Sau khi học xong môn này, sinh viên sẽ:

1 Có được những kiến thức về những khái niệm cơ bản khoa học về giới như sự khác biệt giữa giới tính sinh học

và giới xã hội, phân công lao động theo giới và gánh nặng đối với nữ giới, nhu cầu giới, phụ nữ trong phát triển, giới và phát triển, tăng quyền lực cho phụ nữ

2 Hiểu được tình trạng thiệt thòi, lệ thuộc của giới nữ trong các mối quan hệ gia đình và xã hội đã và đang tồn tại dai dẳng tại nhiều nước, mà Việt Nam không là ngọai lệ

3 Nhận thức được rằng những định kiến về vị trí, vai trò của nữ giới và nam giới, những phân biệt đối xử với nữ giới gây trở ngại cho sự phát triển một xã hội công bằng, hòa bình và phát triển Nhận thức rằng quyền của phụ nữ

và các trẻ em gái là một phần không thể tách rời khỏi quyền con người

4 Hiểu được lợi ích của việc nâng cao địa vị người phụ nữ đối với tiến trình phát triển, có lợi ích cho cả hai giới

và cho toàn xã hội

5 Có kiến thức về các cơ sở pháp lý và cơ sở xã hội cho việc xây dựng các chiến lược tiến đến bình đẳng giới thông qua tìm hiểu hai văn kiện quan trọng là Công ước Liên Hiệp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), 12 lãnh vực quan tâm và chương trình hành động của hội nghị thế giới về phụ nữ ở Bắc Kinh năm 1995

6 Bước đầu đạt được những kỹ năng phân tích và khảo sát về giới

F Phương thức tiến hành môn học (how to study this course?)

Giảng trên lớp

1 42 tiết

2 3 tiết/buổi

Trang 2

3 Học tại phòng lý thuyết

Giờ ngoại khóa tham quan hoặc tham dự 1 hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội hay Phòng Nghiên cứu

1 3 tiết

2 Phân bổ tùy theo lịch hoạt động của Trung tâm hay Phòng Nghiên cứu trong học kỳ

3 Học tại nơi diễn ra hoạt động

Giờ bài tập

1 10 tiết

2 Phân bổ trong mỗi lớp học tùy theo yêu cầu của mỗi bài học của giảng viên

3 Học tại phòng lý thuyết

G Tài liệu học tập

1 Tài liệu chính

- Thái Thị Ngọc Dư, Giới và phát triển, ĐH Mở- Bán công TP HCM, 2004.

2 Tài liệu tham khảo bắt buộc

- Lê Thị Quý, Xã hội học giới: Giáo trình, Hà Nội : NXB Giáo dục VN, 2009.

- Trần Thị Minh Đức (chủ biên), Định kiến và phân biệt đối xử theo giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

2006

- Lê Thị Quý – Đặng Vũ Cảnh Linh “Bạo lực gia đình một sự sai lệch giá trị” NXB Khoa Học Xã Hội, 2007.

- Simone De Beauvoir, Giới nữ, NXB Phụ nữ, Hà nội, 1996.

- Thái Thị Ngọc Dư, Giới, nạn nghèo khó và phát triển bền vững, ĐH Mở- Bán công TP HCM, 1999.

- Công ước LHQ về sự xóa bỏ mọi phân biệt đối xử đối với phụ nữ

- Liên Hợp Quốc, Cương lĩnh hành động, Hội nghị thế giới lần thứ VI về phụ nữ ở Bắc Kinh, Trung Quốc

4-15/9/1995, Văn phòng Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam

- Lê Thi, Gia đình, Phụ nữ Việt nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững, NXB Khoa Học Xã Hội,

Hà nội, 2004

- Viện Nghiên cứu và Dự báo- Chiến lược Khoa học và Công nghệ, Giới, môi trường và phát triển ở Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995.

- Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển, Phụ nữ sức khỏe và môi trường, NXB

Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2001

- Lê Thi, Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam, NXB Phụ Nữ, Hà Nội, 1996.

- Luật Bình đẳng giới, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2007.

- Luật Phòng, Chống bạo lực gia đình, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2007.

- Lê Thị Nhâm Tuyết, Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Phụ Nữ, Hà Nội, 369 trang.

- Bùi Trân Phượng, Phụ nữ Việt Nam xưa và nay,

http://gas.hoasen.edu.vn/vi/gas-page/phu-nu-viet-nam-xua-va-nay

- Trần Quốc Vượng, Truyền thống phụ nữ Việt Nam, Phụ Nữ, Hà Nội, 1976, 97 trang.

- Những gương mặt phụ nữ Việt Nam qua tư liệu Hán-Nôm, Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, 282 trang.

3 Tài liệu tham khảo mở rộng:

- Trần Thị Vân Anh – Lê Ngọc Hùng, Phụ nữ giới và phát triển, NXB Phụ nữ, Hà nội, 1996.

- Gloria Bowles, Renate Duelli Klein, Nghiên cứu phụ nữ - Lý thuyết và phương pháp, Nhà xuất bản Phụ Nữ,

Hà Nội, 1996

- Hội LHPNVN - UNICEF - UNDP, Tập huấn về giới, Hà Nội, 1996.

- Báo cáo quốc gia của chính phủ CHXHCNVN về hành động vì Bình đẳng - Phát triển - Hòa bình

- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), Phụ nữ, Giới và Phát triển, trường ĐHSP Hà Nội – trường CBQL Giáo dục

và Đào tạo, 1999

- Trần Thị Quế, Những vấn đề về giới và vấn đề giới ở Việt Nam

- Caroline O N Moser, Kế hoạch hóa về giới và phát triển, NXB Phụ Nữ, Hà Nội, 1996.

- Báo cáo của UNDP

- Nguyễn Linh Khiếu, Nghiên cứu và đào tạo Giới ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1999.

- Lê Thị Chiêu Nghi “ Giới và dự án phát triển” , NXB TP.HCM, 2001.

- Lê Duẩn, Vai trò và phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng, Phụ Nữ, Hà Nội, 45 trang.

- Lê Duẩn, Phải đứng trên quan điểm giai cấp mà nhận xét phụ nữ, Phụ Nữ, Hà Nội.

- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Nam Trung bộ trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Đà Nẵng,

1977

- Nguyễn Thị Thập, Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, Phụ Nữ, Hà Nội, 1980 164 trang và 273 trang Tập

1 và Tập 2

4.3 Tạp chí:

- Khoa học & Phụ nữ, Trung tâm nghiên cứu Khoa học về Phụ nữ - Viện khoa học xã hội Việt Nam.

- Phụ nữ và tiến bộ, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Trang 3

- Website : http://www.ubphunu-ncfaw.gov.vn

- Website : http://www.phunuonline.com.vn

- Website : http://gas.hoasen.edu.vn

2 Phần mềm sử dụng

Không có

H 1.Đánh giá kết quả học tập môn này (assessment)

Sinh viên học môn Giới và Phát triển sẽ được đánh giá trên bốn (4) loại hình học tập:

1) Hoạt động trong lớp: 20% (cá nhân)

- Sinh viên tham gia lớp học nghiêm túc, tham gia các hoạt động trong lớp: tham gia đầy đủ các buổi học, thảo luận trong lớp, trả lời câu hỏi của giảng viên (nhằm thể hiện kiến thức cá nhân thông qua việc đọc tài liệu trước khi đến lớp), phản biện trong phần thuyết trình bài báo cáo của nhóm khác và tinh thần làm việc nhóm trong lớp

2) Bài tập giữa kỳ: 30% (Cá nhân)

Điểm thi giữa kỳ là điểm của ba (3) bài tập được giảng viên ra cho SV làm tại lớp

3) Hoạt động ngoại khóa: 20% (làm việc theo nhóm 5 SV/nhóm)

- Sinh viên sẽ có 1 buổi học ngoại khóa với hình thức đi tham quan hoặc qua việc tham gia 1 hoạt động do Phòng Nghiên cứu khoa học, hay Trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội tổ chức Buổi này sẽ được thông báo sau theo chương trình hoạt động thực tế của Phòng Nghiên cứu, hay của Trung tâm NC Giới và Xã hội Giảng viên sẽ cùng

đi với sinh viên Những kiến thức sinh viên thu được từ buổi ngoại khóa sẽ được giảng viên kiểm tra ở hình thức viết bài thu hoạch, hay kiểm tra vấn đáp

- Hoặc sinh viên đọc những tin tức liên quan đến 1 chủ đề về giới đăng ký trước cho giảng viên và viết 1 báo cáo tin tức về chủ đề đó, kèm với những nhận xét, phân tích và bình luận của sinh viên về những tin tức này từ quan điểm giới

Bài báo cáo tối thiểu là 8 trang, tối đa là 10 trang …(10%)

- Khổ giấy A4, in một mặt giấy

- Font: Times News Roman, cỡ chữ 12

- Margin: left = right = top = bottom = 1” (1 inch)

- Paragraph: double space

Thuyết trình bài báo cáo trước lớp (10%)

- Sinh viên trình bày tóm tắt bài báo cáo của nhóm trước lớp trong 10 phút Các sinh viên khác trong lớp đặt câu hỏi và phản biện trong 20 phút

- Việc trình bày đề tài diễn ra liên tục từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 15, tùy theo sự sắp xếp của giảng viên

4) Thi cuối kỳ: 30%

Sinh viên làm bài tập trung vào cuối học kỳ theo lịch của phòng đào tạo

H 2.Tính chính trực trong học thuật (academic integrity)

Chính trực là một giá trị được tôn trọng ở khắp nơi trên thế giới, và là một giá trị cốt lõi của Đại học Hoa Sen Chính trực trong hành xử và trong công việc rất quan trọng cho việc đảm bảo uy tín và sự thành công của mỗi cá nhân hay tổ chức Vì vậy, việc đảm bảo sự chính trực của SV luôn được chú trọng trong môn học này và những môn học khác của Bộ môn Kỹ năng và Kiến thức Tổng quát Để đảm bảo sự chính trực trong môn học này, sinh viên cần chú ý những điều cụ thể sau:

1 Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm tra cá nhân nhằm đánh giá khả

năng riêng rẽ của từng sinh viên Vì vậy, sinh viên phải tự mình thực hiện những bài tập này; không được nhờ

sự giúp đỡ của ai khác Sinh viên cũng không được phép giúp đỡ bạn khác trong lớp nếu không được sự đồng

ý của giảng viên Đối với bài kiểm tra tại lớp, sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào

2 Không đạo văn (plagiarism): Đạo văn là việc vay mượn ý, câu văn, hoặc bài viết của người khác làm ý/bài

viết của mình mà không có trích dẫn phù hợp Đạo văn bao gồm cả việc sao chép (cut & paste) những bài viết trực tuyến (online) vào bài viết của mình mà không trích dẫn nguồn gốc phù hợp Đối với Bộ môn Kỹ năng và Kiến thức Tổng quát, sinh viên sẽ bị xem là đạo văn nếu:

i Sao chép nguyên văn 2 câu liên tiếp mà không có trích dẫn

ii Sao chép nguyên văn 3 câu không liên tiếp mà không có trích dẫn

iii Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) toàn bộ một ý nào đó của một người khác (thông thường

là một đoạn văn) mà không có trích dẫn phù hợp

Trang 4

iv Tự đạo văn (self-plagirize) bằng cách sử dụng hơn 30% nội dung của một báo cáo cuối kỳ (final paper/project) do chính mình viết để nộp cho 2 lớp khác nhau (cùng học kỳ hoặc khác học kỳ) mà không có sự đồng ý của giảng viên

3 Có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Các hoạt động nhóm, bài tập nhóm, hay báo cáo nhóm vẫn phải thể hiện

sự đóng góp của cá nhân ở những vai trò khác nhau Báo cáo cuối kỳ của sinh viên nên có phần ghi nhận (acknowledgement) những đóng góp cá nhân này

Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời điểm nào (kể cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc môn học) đều sẽ dẫn đến điểm 0 đối với phần kiểm tra tương ứng, hoặc điểm

0 cho toàn bộ môn học, tùy vào mức độ nghiêm trọng Để nêu cao và giữ vững tính chính trực, Bộ môn cũng khuyến khích sinh viên báo cáo những trường hợp gian lận mà mình biết được cho các giảng viên trong Bộ môn

I BẢNG TÓM TẮT CÁC HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ

Số loại hình

học tập Thành phần lượng Thời Tóm tắt biện pháp đánh giá Trọng số Ghi chú

1 Hoạt độngtrong lớp Đánh giáliên tục

mỗi tuần

Sinh viên năng động tham gia vào những hoạt

2 giữa kỳBài tập Diễn raliên tục Ba bài tập trong lớp do giảng viên ra đề trongsuốt 14 tuần 30%

3 ngoại khóaHoạt động 1 buổi học3 tiết

Tham quan hoặc tham gia 1 buổi tọa đàm của Phòng Nghiên cứu, hay Trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội, hoặc tìm hiểu 1 chủ đề về giới, viết bài thu hoạch, kiểm tra vấn đáp về nội dung buổi tọa đàm và thuyết trình trước lớp

20%

Thời điểm

sẽ được thông báo tại lớp

* Ghi chú: Sinh viên bị cấm thi cuối học kỳ nếu vắng quá 30% tổng số tiết tham dự lớp học

J Phân công giảng dạy

1 Thành phần ban giảng huấn môn học:

GV điều phối/GV phụ trách môn học:

– Họ và tên: Nguyễn Thị Nhận (ThS Giáo dục học – CN Phụ nữ học)

Phòng làm việc: F 201 Cơ sở 2 QT Điện thoại 54370086 (Ext: 180) DĐ: 0938002064

Email: nhan.nguyenthi@hoasen.edu.vn Lịch tiếp SV: Sáng thứ hai hàng tuần

Cố vấn nội dung giảng dạy:

- Họ và tên: Thái Thị Ngọc Dư (Tiến sỹ Địa lý nhân văn)

Phòng làm việc: P004, 93 Cao Thắng Điện thoại: (083)9293261 – Ext 186 _ Email: ttndu@hoasen.edu.vn

Danh sách giảng viên đứng lớp:

– Họ và tên: Nguyễn Thị Nhận (ThS Giáo dục học – CN Phụ nữ học)

Phòng làm việc: F 201 Cơ sở 2 QT Điện thoại: 54370086 - Ext: 180 DĐ: 0938002064 Email: nhan.nguyenthi@hoasen.edu.vn

Lịch tiếp SV: Sáng thứ hai hàng tuần – Họ và tên: TS Nguyễn Bảo Thanh Nghi

Phòng làm việc: F 201 Cơ sở 2 QT Điện thoại: 54370086 - Ext: 180 DĐ: 0972632465 Email: nghi.nguyenbaothanh@hoasen.edu.vn

Trang 5

Lịch tiếp SV:

– Họ và tên: ThS Đỗ Hồng Quân

Phòng làm việc: P301 97 Võ Văn Tần Q 3 Điện thoại: 08 – 39300951; DĐ: 0983949995 Email: hongquanxhh@gmail.com

– Họ và tên: TS Nguyễn Thị Hiển Linh

Phòng làm việc: Bảo Tàng Nam Bộ Điện thoại: 0909273091

Email: nguyenthihienlinhi@yahoo.com.vn – Họ và tên: ThS Doãn Thị Ngọc

Phòng làm việc: P004, 93 Cao Thắng Điện thoại: (083)9293261 – Ext 186 DĐ: 0918986552 Email: ngoc.doanthi@hoasen.edu.vn

K Kế hoạch giảng dạy

Tuần Đề tài bài giảng Tài liệu tham khảo bắt buộc Tài liệu tham khảo mở rộng

1

-Giới thiệu môn

học

-Bài 1: Nhập môn

phụ nữ học và Giới

thiệu sơ bộ 12 lĩnh

vực quan tâm của

hội nghị thế giới về

phụ nữ ở BK 1995

-Thảo luận

- Lê Thị Quý, Xã hội học giới : Giáo trình, Hà Nội

: NXB Giáo dục VN, 2009 Bài 6: Phong trào PN quốc tế từ góc nhìn xã hội học, trang 7-29

-Lê Thi, Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam, NXB Phụ Nữ, Hà Nội, 1996 Trang

167-180, 278- 287

- Nguyễn Linh Khiếu “Nghiên cứu và đào tạo Giới ở Việt Nam”, NXB

Khoa học xã hội, 1999

- Lê Thị Chiêu Nghi “ Giới và dự án phát triển”, NXB Tp HCM, 2001.

tr.17-62

-Gloria Bowles, Renate Duelli Klein,

Nghiên cứu phụ nữ - Lý thuyết và phương pháp, Nhà xuất bản Phụ Nữ,

Hà Nội, 1996

2 -Bài 2: Giới tính vàgiới - Lê Thị Quý, Xã hội học giới : Giáo trình, Hà Nội: NXB Giáo dục VN, 2009 trang 31-50; 43–58;

134-143

- Trần Thị Minh Đức (chủ biên), Định kiến và phân biệt đối xử theo giới, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2006, trang 39–67; trang 127-145

- Simone De Beauvoir, Giới nữ, NXB Phụ nữ, Hà

nội, 1996 Tập 1, trang 77-176

- Lê Thi, Gia đình, Phụ nữ Việt nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững, NXB Khoa Học

Xã Hội, Hà nội, 2004 trang 209-229

- Hội LHPNVN - UNICEF - UNDP, Tập huấn về giới, Hà Nội, 1996 trang 16-20

- Lê Thi, Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam, NXB Phụ Nữ, Hà Nội, 1996 Trang

21-28

- Lê Thị Chiêu Nghi “ Giới và dự án phát triển”, NXB Tp HCM, 2001.

tr.71-80; 154-173

- Trần Thị Vân Anh – Lê Ngọc Hùng,

Phụ nữ giới và phát triển, NXB Phụ

nữ, Hà nội, 1996

3

-Bài 2: Giới tính và

giới (tiếp theo)

 Thảo luận và

làm bài tập

4

-Bài 3: Sự phân

công lao động theo

giới

 Thảo luận

- Lê Thị Quý, Xã hội học giới: Giáo trình, Hà Nội :

NXB Giáo dục VN, 2009 trang 37-39

- Hội LHPNVN - UNICEF - UNDP, Tập huấn về giới, Hà Nội, 1996 trang 21- 30.

- Caroline O N Moser, Kế hoạch hóa về giới và phát triển, NXB Phụ Nữ, Hà Nội, 1996 trang

49-68

- Lê Thị Chiêu Nghi, Giới và dự án phát triển,

NXB Tp HCM, 2001 tr 81-92

- Lê Thị Chiêu Nghi “ Giới và dự án phát triển”, NXB Tp HCM, 2001 tr.

81-100

5

-Bài 3: Sự phân

công lao động theo

giới (tiếp theo)

 Làm bài tập

6 - Bài 4: Phu nữViệt Nam

- Bùi Trân Phượng, Phụ nữ Việt Nam xưa và nay,

http://gas.hoasen.edu.vn/vi/gas-page/phu-nu-viet-nam-xua-va-nay

- Lê Thị Quý, Xã hội học giới: Giáo trình, Hà Nội

: NXB Giáo dục VN, 2009 trang 171-189

- Lê Duẩn, Vai trò và phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng, Phụ Nữ, Hà Nội, 45 trang.

- Lê Duẩn, Phải đứng trên quan điểm giai cấp mà nhận xét phụ nữ,

Trang 6

- Lê Thị Nhâm Tuyết, Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Phụ Nữ, Hà Nội, 369 trang

- Trần Quốc Vượng, Truyền thống phụ nữ Việt Nam, Phụ Nữ, Hà Nội, 1976, 97 trang.

- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Những gương mặt phụ nữ Việt Nam qua tư liệu Hán-Nôm, Khoa

học xã hội, Hà Nội, 1996, 282 trang

Phụ Nữ, Hà Nội

- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam,

Phụ nữ Nam Trung bộ trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Đà

Nẵng, 1977

- Nguyễn Thị Thập, Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, Tập 1 và Tập

2, Phụ Nữ, Hà Nội, 1980 164 trang

và 273 trang

7

-Bài 5: Nhu cầu

giới

 Thảo luận ;

Làm bài tập

- Lê Thị Quý, Xã hội học giới: Giáo trình, Hà Nội :

NXB Giáo dục VN, 2009 trang 88-89

- Hội LHPNVN - UNICEF - UNDP, Tập huấn về giới, Hà Nội, 1996 trang 31-35.

- Lê Thị Chiêu Nghi “ Giới và dự án phát triển”,

NXB TP.HCM, 2001 tr 101-106

- Lê Thị Chiêu Nghi “ Giới và dự án phát triển”, NXB Tp HCM, 2001 tr.

101-106

- Caroline O N Moser, Kế hoạch hóa về giới và phát triển, NXB Phụ

Nữ, Hà Nội, 1996 trang 70-103

8 Điểm thi giữa học kỳ LÀ 3 BÀI TẬP NHỎ làm tại lớp do giảng viên ra đề trong suốt 14 tuần

9

-Bài 6: 12

lãnh vực quan

tâm và

chương trình

hành động

của hội nghị

thế giới về

phụ nữ ở Bắc

Kinh năm

1995

- Lê Thi, Gia đinh Phụ nữ Việt nam với dân số văn hóa

và sự phát triển bền vững, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà

nội, 2004

- Trần Thị Minh Đức (chủ biên), Định kiến và phân biệt đối xử theo giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006,

trang 146-151

- Thái Thị Ngọc Dư, Giới, nạn nghèo khó và phát triển bền vững, ĐH Mở- Bán công TP HCM, 1999 Tập 1 và

Tập 2

-Lê Thi, Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam, NXB Phụ Nữ, Hà Nội, 1996 Trang 167-180,

278-287

-Lê Thi, Gia đình, Phụ nữ Việt nam với dân số, văn hóa

và sự phát triển bền vững, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà

nội, 2004 Trang 13-53

- Lê Thị Quý – Đặng Vũ Cảnh Linh “Bạo lực gia đình một sự sai lệch giá trị” NXB Khoa Học Xã Hội, 2007,

trang 151-176

- Lê Thị Quý, Xã hội học giới : Giáo trình, Hà Nội :

NXB Giáo dục VN, 2009 trang 60–79; 192-218; 220-227

-Lê Thi, Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam, NXB Phụ Nữ, Hà Nội, 1996 Trang 167-180,

278-287

-Lê Thi, Gia đình, Phụ nữ Việt nam với dân số, văn hóa

và sự phát triển bền vững, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà

nội, 2004 Trang 13-53

- Viện Nghiên cứu và Dự báo- Chiến lược Khoa học và

Công nghệ, Giới, môi trường và phát triển ở Việt Nam,

NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995, trang 66-76

- Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường

trong phát triển, Phụ nữ sức khỏe và môi trường, NXB

Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2001, trang 80-82

- Lê Thị Chiêu Nghi “ Giới và dự án phát triển”, NXB Tp HCM, 2001.

tr.17-62

- Chương trình phát triển Liên Hợp

quốc “Việt Nam qua lăng kính giới”,

Hà nội, 1995

- Gloria Bowles, Renate Duelli Klein,

Nghiên cứu phụ nữ - Lý thuyết và phương pháp, Nhà xuất bản Phụ Nữ,

Hà Nội, 1996

- Lê Thị Chiêu Nghi “ Giới và dự án phát triển”, NXB Tp HCM, 2001 tr.

17-62; tr 173-203

- Báo cáo của UNDP

- Trần Thị Quế, Những vấn đề về giới

và vấn đề giới ở Việt Nam

- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên),

Phụ nữ, Giới và Phát triển, trường

ĐHSP Hà Nội – trường CBQL Giáo dục và Đào tạo, 1999 Toàn văn Gloria Bowles, Renate Duelli Klein,

Nghiên cứu phụ nữ - Lý thuyết và phương pháp, Nhà xuất bản Phụ Nữ,

Hà Nội, 1996 Toàn văn -Báo cáo quốc gia của chính phủ CHXHCNVN về hành động vì Bình đẳng - Phát triển - Hòa bình

10

Bài 6: 12

lãnh vực quan

tâm và

chương trình

hành động

của hội nghị

thế giới về

phụ nữ ở Bắc

Kinh năm

1995 (tiếp

theo)

11

-Bài 7: Phụ

nữ trong phát

triển – Giới

và phát triển

- Lê Thị Quý, Xã hội học giới: Giáo trình, Hà Nội :

NXB Giáo dục VN, 2009 trang 96-97

- Trần Thị Minh Đức (chủ biên), Định kiến và phân biệt đối xử theo giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.

Trang 92 - 98 -Báo cáo UNDP

- Lê Thị Chiêu Nghi “ Giới và dự án phát triển”, NXB Tp HCM, 2001 tr.

63-70

- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên),

Phụ nữ, Giới và Phát triển, trường

ĐHSP Hà Nội – trường CBQL Giáo dục và Đào tạo, 1999 Trang 19-23 12

-Bài 7: Phụ

nữ trong phát

triển – Giới

và phát triển

(tiếp theo)

 Thảo

luận

13 -Bài 8: Công -Lê Thị Quý, Xã hội học giới : Giáo trình, Hà Nội: Giáo - Lê Thị Chiêu Nghi “ Giới và dự án

Trang 7

ước quốc tế

về xóa bỏ mọi

hình thức

phân biệt đối

xử đối với

phụ nữ và

quyền của

phụ nữ

 Thảo

luận

dục, 2009 Bài 7: Công ước LHQ về xóa bỏ mọi phân biệt đối xử đối với phụ nữ Trang 74–79; 181-189

-Luật Bình đẳng giới, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội,

2007

-Luật Phòng, Chống bạo lực gia đình, NXB Chính Trị

Quốc Gia, Hà Nội, 2007

phát triển”, NXB Tp HCM, 2001.

tr.145-153

14 1 buổi đi học ngoại khóa với giảng viên: Tham quan hoac dự 1 hoạt độngcủa Trung tâm Nghiên cứu Giới & Xã hội, hoặc của Phòng Nghiên cứu Thời gian cụ thể sẽ được thông báosau tại buổi học.

15

-Bài 9: Tăng

quyền lực

cho phụ nữ

 Làm bài

tập

- Hội LHPNVN - UNICEF - UNDP, Tập huấn về giới,

Hà Nội, 1996 Trang 44 - 47 - Caroline O N Moser, Kế hoạch hóa về giới và phát triển, NXB Phụ

Nữ, Hà Nội, 1996

- Lê Thị Chiêu Nghi “ Giới và dự án phát triển”, NXB Tp HCM, 2001 tr.

122-144

Trang 8

Phần dành cho bộ phận quản lý

(Bản phát cho sinh viên sẽ không có phần này)

Họ tên các giảng viên xây dựng đề cương lần này:

Thái Thị Ngọc Dư

Nguyễn Thị Nhận

Đỗ Hồng Quân

Hồ Thị Hòa

Ngày hoàn thành: 15/07/2011

Người duyệt đề cương

TS Nguyễn Bảo Thanh Nghi Chủ nhiệm Bộ môn Kiến thức và Kỹ

năng tổng quát Ngày duyệt: 09 April 2012

Lượng giá đề cương loại: Đạt Tốt

Ngày lượng giá: _/ _/

(gởi Bản Lượng giá cùng với ĐCMH này)

Ngày đăng: 15/03/2013, 10:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức - Đề cương môn học giới và phát triển
Hình th ức (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w