Sửa chữa cụm xupáp

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí (Trang 39)

A. lý thuyết liên quan

2.8.Sửa chữa cụm xupáp

2.8.1 Sửa chữa xupáp

2.8.1.1. Sửa chữa bề mặt tán nấm xupáp bị mòn, cháy rỗ

Hình 5.2.27 Mài xupáp

Hình 5.2.28Máy mài xupáp

Khi bề mặt làm việc của tán nấm có các hiện tƣợng mòn, cháy rỗ thì tiến hành mài bóng xupáp trên thiết bị chuyên dùng theo đúng góc nghiêng quy định (hình 5.2.27) trên máy mài chuyên dùng có cơ cấu điều chỉnh góc nghiêng (hình 5.2.28). Nếu các vết cháy rỗ hoặc mòn sâu thì phải mài thô sau đó mới mài bóng.

Khi mài xupáp phải sử dụng đá có tính chất hạt 60, tốc độ quay của đá mài 4000  5000 vòng/phút; tốc độ quay của xupáp 175  200 vòng/phút.

Mài xupáp:

- Gá xupáp lên máy mài

- Chọn và điều chỉnh góc nghiêng theo đúng quy định đối với xupáp của từng loại động cơ

- Bật công tắc cho bơm dung dịch trơn nguội hoạt động - Bật công tắc cho thiết bị hoạtđộng

- Điều chỉnh cho xupáp tiến dần vào đá mài để mài hết các vết mòn, cháy rỗ. * Chú ý: Chỉ mài một lƣợng nhỏ đủ hết vết mòn, cháy rỗ. Trong quá trình mài phải kiểm tra liên tục để tránh cho xupáp bị mài quá nhiều làm giảm tuổi thọ của xupáp.

Sau khi mài phải đảm bảo đủ bề dầy tối thiểu của tán nấm theo quy định. Sau khi mài phải rà xupáp với bệ đỡ để đảm bảo cho xupáp đóng kín. Rà xupáp:

Sau khi mài hoặc thay xupáp và đế xupáp mới cần phải rà xupáp với đế xupáp để xupáp và đế tiếp xúc tốt, đảm bảo độ kín.

2.8.1.2. Công việc chuẩn bị

- Làm sạch xupáp và đế xupáp.

- Dụng cụ rà xupáp: có thể sử dụng nhiều loại dụng cụ để rà xupáp: + Thiết bị chuyên dùng rà xupáp

+ Máy khoan và đầu rà xupáp (dùng cho các xupáp có xẻ rãnh ở tán nấm) + Nấm rà xupáp bằng cao su (rà thủ công)

2.8.1.3. Thao tác rà xupáp

a.Rà xupáp bằng thiết bị chuyên dùng (hình 5.2.29)

- Bôi một ít dầu bôi trơn và thân xupáp

- Đƣa xupáp vào ống dẫn hƣớng để kiểm tra xem xupáp có chuyển động linh hoạt, nhẹ nhàng hay không.

- Bôi đều một ít bộ rà vào bề mặt làm việc của xupáp. - Lắp thiết bị rà vào xupáp.

- Vận hành cho thiết bị hoạt động để mài giữa xupáp và đế xupáp

* Chú ý: - Không bôi quá nhiều bột rà vào xupáp, nếu không nó sẽ chảy vào thân xupáp gây mòn thân xupáp.

- Thƣờng xuyên kiểm tra bề mặt làm việc để tránh cho xupáp bị mòn nhiều làm giảm tuổi thọ của xupáp.

Hình 5.2.29

b.Rà xupáp bằng nấm rà cao su

Nếu không có thiết bị rà xupáp thì ta dùng nấm rà cao su để rà xupáp với đế xupáp. Thao tác rà nhƣ sau:

- Bôi một ít dầu bôi trơn vào thân xupáp.

- Đƣa xupáp vào ống dẫn hƣớng để kiểm tra xem xupáp có chuyển động linh hoạt hay không.

- Bôi một ít bột rà vào mặt làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc của xupáp (không bôi quá nhiều) Hình 5.2.30

- Đƣa xupáp vào bệ đỡ, xoay xupáp đi một vòng cho bột rà dải đều trên bề mặt làm việc của xupáp và bệ đỡ.

- Chụp nấm cao su vào tán nấm xupáp (nấm cao su phải hút chặt vào tán nấm xupáp).

- Cầm cán nấm cao su bằng ba ngón tay, nâng xupáp lên đồng thời quay ngƣợc chiều kim đồng hồ, sau đó gõ xupáp xuống đồng thời quay cùng chiều kim đồng hồ để tiến hành rà xupáp với đế xupáp (hình 5.2.29).

* Chú ý: - Gõ đều xupáp với bệ đỡ, không gõ thành nhịp

- Thƣờng xuyên kiểm tra bề mặt làm việc của tán nấm xupáp để tránh cho xupáp bị mài quá nhiều

c.Rà xupáp bằng thiết bị chuyên dùng

Trƣờng hợp rà xupáp bằng tay thƣờng làm nhƣ sau:

Khi đầu xupáp không có rãnh : Dùng nấm cao su có lắp cán để hút xupáp.

Khi đầu xupáp có rãnh: Dùng tuanơvít hoặc khoan tay để rà. Muốn cho xu páp tự nẩy lên sau mỗi lần ấn xu páp xuống có thể dùng một lò xo mềm luồn vào thân xu páp .

Khi rà bằng bột rà mịn và dầu nhờn không nên xoay mà chỉ dập xu páp xuống, bảo đảm kết quả nhanh hơn. Muốn cho xupáp tự nẩy lên sau mỗi lần ấn xupáp xuống có thể dùng một lò xo nhỏ luồn vào thân xupáp.

Trong quá trình rà mỗi lần chỉ nên xoay xu páp 1/4 - 1/2 vòng, nhƣng phải thƣờng xuyên thay đổi vị trí rà để bột rà phân bố đều. Khi xoay về bên phải thì đè xu páp xuống, khi xoay ngƣợc lại thì nhấc lên. Khi rà phải luôn kiểm tra, không đƣợc gõ nhịp, thời gian rà không nên quá dài, phải thƣờng xuyên kiểm tra để tránh mài thành vệt rãnh sâu làm giảm tuổi thọ của xu páp.

Khi rà xong, yêu cầu mặt nghiêng ở đầu xu páp phải bóng láng, không có vết chỉ nào và có vết sáng nặng phía trong mặt nghiêng, bề rộng khoảng 1,5 - 2mm, đồng thời

phải đảm bảo độ kín của xupáp lúc tiếp xúc với đế. Độ kín của xu páp có thể tiến hành kiểm tra nhƣ đã hƣớng dẫn ở phần trên.

2.8.1.4. Kiểm tra bề mặt tiếp xúc

a. Kiểm tra sơ bộ

- Lấy xupáp ra, lau sạch bề mặt của xupáp

- Quan sát trên mặt nghiêng của tán nấm

+ Nếu có vết sáng bóng rộng khoảng 1,2 mm và nằm giữa mặt nghiêng của tán nấm là đƣợc

Hình 5.2.31

+ Nếu trên mặt nghiêng của tán nấm không có vết sáng bóng nhƣng bề rộng vết tiếp xúc đạt 2,5 mm thì dùng bút chì mềm vạch các đƣờng thẳng hƣớng tâm, sau đó đƣa xupáp vào bệ đỡ, gõ vài cái (không xoay xupáp). Lấy xupáp ra, quan sát các vết chì. Nếu các vết chì bị cắt đứt đều ở giữa bề mặt tiếp xúc là đƣợc. Nếu không phải tiếp tục rà xupáp

+ Nếu vết tiếp xúc nằm quá cao trên bề mặt nghiêng của tán nấm thì dùng dao doa 300 và 450sửa bệ đỡ xupáp

+ Nếu vết tiếp xúc nằm quá thấp trên bề mặt nghiêng của tán nấm thì dùng dao doa 600 và 450sửa bệ đỡ xupáp

a) Vết tiếp xúc quá cao b) Vết tiếp xúc quá thấp

Hình 5.5.32 Vết tiếp xúc giữa xupáp và bệ đỡ

b. Kiểm tra bằng thiết bị: Xem phần kiểm tra độ kín của xupáp và bệ đỡ

2.8.1.5. Sửa chữa thân xupáp bị cong, mòn

- Nếu thân xupáp bị cong quá quy định thì tiến hành nắn thân xupáp trên máy ép thuỷ lực với bộ gá lắp và dụng cụ kiểm tra. Không dùng búa để nắn thân xupáp.

- Nếu thân xupáp bị mòn quá quy định thì thay xupáp mới. Cũng có thể phục hồi bằng cách mài thân xupáp trên máy mài tròn ngoài sau đó mạ một lớp kim loại để phục hồi lại kích thƣớc ban đầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.8.1.6. Sửa chữa đuôi xupáp bị mòn

Khi đuôi xupáp bị mòn thì mài phẳng đuôi xupáp trên máy mài có bộ gá chuyên dùng hoặc thay xupáp mới. (hình 5.2.32)

Hình 5.2.33 Mài đuôi xupáp 2.8.2. Sửa chữa bệ đỡ xupáp

Bệ đỡ xupáp hƣ hỏng chủ yếu do mòn, cháy rỗ làm xupáp đóng không kín. Khi đó cần phải sửa chữa, tuỳ theo mức độ hƣ hỏng mà có các phƣơng pháp sửa chữa khác nhau.

2.8.2.1. Bệ đỡ xupáp bị mòn, cháy rỗ nhẹ

Trong trƣờnghợp này chỉ cần rà xupáp với bệ đỡ cho đến khi đảm bảo độ kín tốt giữa xupáp và bệ đỡ.

2.8.2.2. Bệ đỡ xupáp bị mòn nhiều

Trƣờng hợp này có thể dùng máy mài chuyên dùng để mài. Trƣớc khi mài phải kiểm tra thật chính xác góc nghiêng quy định và chọn đá mài phù hợp.

Khi mài phải thực hiện theo 2 giai đoạn: Mài thô và mài tinh, khi mài tinh nên nhỏ một ít hỗn hợp dầu hoả và dầu bôi trơn để đảm bảo độ bóng bề mặt.

* Chú ý: Chỉ mài hết vết mòn hoặc vết cháy rỗ để tăng tuổi thọ của ống dẫn hƣớng.

2.8.2.3. Bệ đỡ xupáp bị mòn nặng hoặc cháy rỗ sâu

Trƣờng hợp này cần phải doa lại mặt vát của bệ đỡ xupáp theo trình tự sau - Chọn các lƣỡi cắt phù hợp với các góc nghiêng của đế xupáp

- Lắp lƣỡi cắt và nắp máy lên thiết bị

- Doa mặt nghiêng làm việc (mặt tiếp xúc ở giữa với góc nghiêng 450) - Doa mặt nghiêng trên (góc nghiêng 150)

Hình 5.2.34 Các nguyên công doa đế xupáp

- Doa mặt nghiêng dƣới có góc nghiêng 750 để điều chỉnh vị trí và chiều rộng mặt tiếp xúc.

* Chú ý: - Chỉ doa đến khi hết các vết mòn và vết cháy rỗ trên bềmặt tiếp xúc - Khi doa bề mặt tiếp xúc phải chia 2 giai đoạn: Doa thô và doa tinh - Sau khi doa phải rà xupáp với bệ đỡ để đảm bảo độ kín

2.8.3. Sửa chữa ống dẫn hƣớng xupáp

2.8.3.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng

Ống dẫn hƣớng xu páp thƣờng bị mòn do ma sát với thân xu páp và điều kiện bôI trơn khó khăn.

2.8.3.2. Phương pháp kiểm tra phát hiện hư hỏng

Muốn kiểm tra khe hở của ống dẫn hƣớng và xu páp, trƣớc hết phải làm sạch ống dẫn hƣớng bằng bàn chải cƣớc hoặc dụng cụ làm sạch bằng lƣỡi có thể điều chỉnh đƣợc sau đó kiểm tra độ mòn của ống dẫn hƣớng bằng các phƣơng pháp sau:

Dùng xu páp mới cắm vào ống dẫn hƣớng, cho đầu xupáp cao hơn mặt phẳng thân mày khoảng 9 mm, dùng đầu đo của đồng hồ so chạm vào mép xu páp rồi lắc đầu xu páp để xác định sự dịch chuyển sang bên của xu páp. Nếu khe hở xu páp nạp vƣợt quá 0,25 mm và xu páp xả vƣợt quá 0,3 mm thì phải thay ống dẫn hƣớng.

Hình 5.2.35. Kiểm tra độ mòn ống dẫn hƣớng bằng dụng cụ đo nhỏ và pan me

Sử dụng một loại dụng cụ đo lỗ nhỏ (hình 21 - 17) để kiểm tra độ mòn của ống dẫn hƣớng, điều chỉnh đầu đo sao cho đầu tròn tách ra vừa khít nhẹ trong ống dẫn hƣớng, sau đó dùng pan me đo ngoài để đo đƣờng kính đầu tròn của dụng cụ đo.

Ngoài ra, có thể kiểm tra lắp xu páp vào ống dẫn hƣớng rồi kéo xu páp lên xuống nhiều lần, cuối cùng bỏ tay ra, nếu xu páp tự dịch chuyển xuống nhờ trọng lƣợng của nó thì khe hở lắp ghép vừa phảI, còn nếu xu páp không dịch chuyển xuống dƣới đƣợc thì khe hở quá chặt.

2.8.3.3. Phương pháp sửa chữa

Nếu ống dẫn hƣớng bị mòn quá giớihạn cho phép, không đảm bảo khe hở giữa xu páp và ống dẫn hƣớng thì phải thay mới.

Ống dẫn hƣớng bị mòn, nứt, vỡ thì phải thay ống mới. Khi thay ống dẫn hƣớng mới phải thực hiện theo trình tự sau

1. Làm nóng nắp máy lên đến nhiệt độ 900C (hình 5.2.35) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Dùng dụng cụ chuyên dùng tháo ống dẫn hƣớng ra (hình 5.2.36)

Hình 5.2.36

3. Dùng đồng hồ so đo trong đo đƣờng kính lỗ lắp ống dẫn hƣớng (hình 5.2.37) Chọn ống dẫn hƣớng mới có kích thƣớc phù hợp Hình 5.2.37 4. Dùng dụng cụ chuyên dùng lắp ống dẫn hƣớng mới vào nắp máy (hình 5.2.38)

Hình 5.2.38

5. Chọn dao doa phù hợp với đƣờng kính lỗ ống dẫn hƣớng.

Doa lỗ ống dẫn hƣớng đến kích thƣớc quy định (hình 5.2.39)

Ví dụ: Đƣờng kính ống dẫn hƣớng sau khi doa của động cơ xe TOYOTA HIACE 13,042  13,069 mm

* Chú ý: Độ nhô cao của ống dẫn hƣớng phải đúng quy định với từng loại động cơ. Ví dụ với động cơ xe TOYOTA HIACE, độ nhô cao của ống dẫn hƣớng là 18,5 mm

2.8.4. Sửa chữa lò xo xupáp

- Lò xo xupáp bị gãy phải thay lò xo mới - Lò xo không vuông góc phải thay lò xo mới - Lò xo giảm độ đàn hồi thì phải thay lò xo mới - Các lò xo phải có chiều dài tự do nhƣ nhau.

- Nếu độ đàn hồi lò xo giảm không nhiều so với mức tối thiểu quy định hoặc chiều dài tự do giảm ít thì có thể thêm vào giữa lò xo và đĩa lò xo một tấm đệm nhƣng chiều dày đệm không đƣợc quá 2 mm.

- Khi độ đàn hồi của lò xo kém nên thay mới nhƣng cũng có thể nhiệt luyện lại để dùng. Trong trƣờng hợp đặc biệt có thể lắp thêm đệm có chiều dày nhất định nhƣng không đƣợc lớn hơn 2 mm.

B. Thực hành

Sửa chữa xupáp và đế xupáp - Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp

- Tháo, kiểm tra, sửa chữa xupáp và đế xupáp - Lắp xupáp và đế xupáp

Kiểm tra, thay mới lò xo xupáp - Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp

- Tháo, kiểm tra, sửa chữa lò xo xupáp - Lắp lò xo xupáp

Kiểm tra thay mới đĩa lò xo - Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp

- Tháo, kiểm tra, sửa chữa đĩa lò xo - Lắp đĩa lò xo

Kiểm tra sửa chữa bệ đỡ xu páp - Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp

- Tháo, kiểm tra, sửa chữabệ đỡ xupáp - Lắp bệ đỡ xupáp

Kiểm tra, thay mới ống dẫn hƣớng xupáp - Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp

- Tháo, kiểm tra, sửa chữaống dẫn hƣớng xupáp - Lắp ống dẫn hƣớng xupáp

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu phân loai xupáp? 2. Trình bày phƣơng pháp kiểm tra, sủa chữa xupáp

3. Trình bày phƣơng pháp kiểm tra sửa chữa lo xo xupáp, đế xupáp? 4. Trình bày phƣơng pháp kiểm tra sửa chữa bệ đỡ xu páp?

5. Trình bày phƣơng pháp kiểm tra sửa chữa ống dẫn hƣớng xupáp? 6. Trình bày phƣơng pháp rà xupáp băng dụng cụ chuyên dùng? 7. Lập quy trình tháo lắp, kiểm tra xupáp trên một động cơ cụ thể?

MÃ BÀI MD 05 03

TÊN BÀI:

SỬA CHỮA CON ĐỘI VÀ CÕ MỔ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THỜI LƢỢNG (GIỜ) Lý thuyết Thực hành

2 3

MỤC TIÊU THỰC HIỆN

- Trình bày đƣợc nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo, phân loại, cấu tạo con đội và cò mổ.

- Phân tích đƣợc hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng, phƣơng pháp kiểm tra, sửa chữa con đội và cò mổ.

- Kiểm tra, sửa chữa đƣợc các hƣ hỏng của con đội và cò mổ đúng phƣơng pháp, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. NỘI DUNG

A. lý thuyết liên quan 3.1. Con đội

3.1.1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo

3.1.1.1. Nhiệm vụ

Con đội là chi tiết trung gian truyền chuyển động từ trục cam đến xupáp

3.1.1.2. Điều kiện làm việc

Trong quá trình làm việc, con đội chịu lực ma sát do tiếp xúc với trục cam, chịu lực nén của lò xo xupáp. Để giảm mài mòn do ma sát, ngƣời ta thực hiện bôi trơn cho bề mặt tiếp xúc giữa con đội và trục cam bằng cách vung té hoặc bôitrơn cƣỡng bức.

3.1.1.3. Vật liệu chế tạo

Con đội đƣợc chế tạo bằng nhiều loại vật liệu khác nhau nhƣ:

- Thép các bon thấp hoặc trung bình: thép 15, 30. Sau khi gia công, bề mặt làm việc đƣợc thấm than đạt độ cứng 52  65 HRC

- Thép hợp kim: 15X, 20X, 12XH3A… Sau khi gia công bề mặt làm việc đƣợc tôi đạt độ cứng 52  65 HRC.

Con lăn dùng cho con đội thuỷ lực thƣờng làm bằng thép hợp kim và tôi đạt độ cứng 58  65 HRC.

- Gang trắng: con đội có thể đƣợc đúc bằng gang trắng hoặc đúc một lớp gang lên bề mặt làm việc. Gang có khả năng giữ dầu bôi trơn và có hệ số ma sát nhỏ nên chịu mài mòn tốt.

3.1.2. Phân loại

Con đội thƣờng đƣợc chia làm các loại sau: a. Con đội hình trụ:

b. Con đội hình nấm c. Con đội con lăn d. Con đội thuỷ lực

3.1.3. Cấu tạo

3.1.3.1. Con đội hình trụ (hình cốc)

Hình dạng bên ngoài của con đội là hình trụ tròn, mặt trụ là mặt dẫn hƣớng, mặt đáy là mặt tiếp xúc với cam chịu ma sát và mài mòn. Bên trong con đội là khoang rỗng, đáy lỗ có dạng chỏm cầu để đỡ đầu đũa đẩy đồng thời giảm trọng lƣợng con đội. Mặt tiếp xúc thƣờng đƣợc tôi cứng hoặc mạ Crôm để tăng khả năng chịu mòn.

Hình 5.3.01 Con đội hình trụ

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí (Trang 39)