Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
213,76 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA NGÂN HÀNG MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh HVTH: Kim Hữu Nghĩa Lớp: Ngân hàng 4 ngày 1 – K17 TP.HCM, tháng 01/2009 I/ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 1. Định nghĩa Ngân hàng thương mại: Luật Các tổ chức tín dụng do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa: Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo qui định của Luật Các tổ chức tín dụng và qui định khác của Pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dưng nhận tiền gởi và sử dụng tiền gởi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Luật Ngân hàng Nhà nước do Quốc hội khóa X thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997, định nghĩa: Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gởi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. Một số nét cơ bản để phân biệt giữa NHTM và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng Ngân hàng thương mại Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng * Là tổ chức tín dụng * Được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng * Là tổ chức nhận tiền gởi (Depository) * Cung cấp dịch vụ thanh toán * Là tổ chức tín dụng * Được thực hiện một số hoạt động Ngân hàng * Là tổ chức không nhận tiền gởi (Nondepository) * Không cung cấp dịch vụ thanh toán 2. Chức năng của Ngân hàng thương mại : - Chức năng trung gian tài chính của Ngân hàng thương mại: Thực hiện chức năng này, Ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian khi thực hiện các nghiệp vụ bao gồm nghiệp vụ cấp tín dụng, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán và nhiều hoạt động môi giới khác. Từ ”Trung gian” ở đây có thể hiểu theo hai ý nghĩa : * Trung gian giữa các khách hàng với nhau: Ví dụ: Ngân hàng thương mại làm trung gian giữa người gởi tiền và người vay tiền, hay trung gian giữa người trả tiền và người nhận tiền, hoặc trung gian giữa người mua và người bán ngoại tệ, * Trung gian giữa Ngân hàng Trung ương và công chúng. Ngân hàng Trung ương hay như ở Việt Nam thường gọi là Ngân hàng Nhà nước không có giao dịch trực tiếp với công chúng mà chỉ giao dịch với các Ngân hàng thương mại, trong khi các Ngân hàng thương mại vừa giao dịch với Ngân hàng Trung ương vừa giao dịch với công chúng. - Chức năng tạo tiền: Là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển nền kinh tế. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) gọi tắt là IMF, khối tiền tệ của một quốc gia bao gồm: Tiền giấy, tiền kim loại, và tiền gởi không kỳ hạn ở Ngân hàng. Còn tiền gởi tiết kiệm và tiền gởi định kỳ không được xem là bộ phận của khối tiền tệ mà chỉ được xem là “Chuẩn tiền”, vì tính chất kém thanh toán của bộ phận này. Nhưng từ thập niên 1980 trở đi nhiều nhà kinh tế học bắt đầu xem “Chuẩn tiền” là một thành phần của khối tiền tệ. Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới (World Bank) g6àn như chấp nhận quan điểm này nhưng còn ngần ngại nên phân biệt thành nhiều dạng khối tiền tệ như M 1 , M 2 , M 3 và L, trong đó: + M 1 = Tiền mặt phát hành bao gồm tiền giấy và tiền kim loại cộng với tiền gởi không kỳ hạn; + M 2 = M 1 + tiền gởi tiết kiệm và tiền gởi định kỳ tại Ngân hàng; + M 3 = M 2 + tất cả các loại tiền gởi ở các định chế tài chính khác; + L = M 3 + các loại trái phiếu, thương phiếu và công cụ khác của thị trường tiền tệ. Ví dụ: Ngân hàng Trung ương đưa ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, Ngân hàng thương mại (NHTM) A nhận được 100 triệu đồng từ một khách hàng. Bảng cân đối kế toán của NHTM A Tài sản Nguồn vốn - Thiết lập dự trữ: 10 - Tín dụng: 90 - Tiền gởi của khách hàng là: 100 NHTM A cho NHTM B vay hết 90 triệu đồng Bảng cân đối kế toán của NHTM B Tài sản Nguồn vốn - Thiết lập dự trữ: 9 - Tín dụng: 81 - Tiền gởi của khách hàng là: 90 NHTM B cho NHTM C vay hết 81 triệu đồng Bảng cân đối kế toán của NHTM C Tài sản Nguồn vốn - Thiết lập dự trữ: 8,1 - Tín dụng: 72,9 - Tiền gởi của khách hàng là: 81 Quá trình cứ tiếp tục cho đến khi nào số gia tăng tiền gởi và cho vay triệt tiêu (Vì phải dự trữ ở Ngân hàng Nhà nước). Ta thấy rằng số gia tăng tiền gởi của các Ngân hàng có dạng cấp số nhân: U 1 100 Tổng số bút tệ được tạo ra = S n = = = 1.000 1-q 1- (1-0,1) U 1 : Số tiền gởi đầu tiên của khách hàng; q: Công bội cấp số nhân (q = 1- tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo qui định) Như vậy, với một số gia tăng tiền gởi ban đầu là 100 triệu đồng, Ngân hàng thương mại có thể tạo ra số tiền gởi gấp 10 lần nếu dự trữ bắt buộc là 10%. Thật ra, trong ví dụ trên chúng ta đã ngầm giả định rằng toàn bộ số tiền gởi Ngân hàng huy động được, sau khi trích lập dự trữ đều có thể cho vay được và toàn bộ số tiền khách hàng vay đều được gởi vào Ngân hàng. Điều này có thể không đúng trên thực tế nhưng, một cách tổng quát với một số tiền gởi nhất định, Ngân hàng thương mại có thể tạo ra bút tệ gấp bội lần. Ngân hàng Trung ương bằng việc vận dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể tăng hay giảm khối tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ của mình. - Chức năng “Sản xuất” của Ngân hàng thương mại: Bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. Tuy nhiên, chữ sản xuất ở đây nên hiểu theo nghĩa trong ngoặc kép, vì có thể còn nhiều tranh cải chưa thống nhất. Ví dụ: Trong kinh tế học, sản xuất được định nghĩa như là quá trình sử dụng các yếu tố nhập lượng bao gồm đất đai, lao động và vốn để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Chúng ta có thể liên hệ và thấy rằng Ngân hàng thương mại cũng sử dụng các yếu tố đất đai, lao động và vốn để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ như các doanh nghiệp sản xuất khác. Điều đáng lưu ý là Ngân hàng thương mại sử dụng các yếu tố nhập lượng có tính chất đặc biệt. + Đất đai: Ngân hàng thương mại sử dụng đất đai nằm ở các trung tâm thương mại để tiện giao dịch với khách hàng. Có thể nói đất đai mà Ngân hàng thương mại sử dụng thuộc vào loại đất đai nằm ở trung tâm đô thị và đắt tiền. Cứ nhìn vào nơi nào NHTM chọn để đặt trụ sở hoặc Chi nhánh sẽ dễ dàng nhận ra tính đặc thù này. + Lao động: NHTM sử dụng lao động cũng khá đặc biệt so nvới các doanh nghiệp khác ở chỗ lao động của NHTM là lao động có kỹ năng, lao động được đào tạo ở một trình độ nhất định, ít ra cũng là trình độ cao đẳng hay đại học như hiện nay. + Vốn: NHTM sử dụng đại bộ phận vốn từ nguồn vốn huy động của khách hàng. Có thể nói chưa có loại hình doanh nghiệp nào có tỷ số nợ trên vốn cao như NHTM. Trên cơ sở sử dụng các yếu tố nhập lượng hay yếu tố đầu vào đặc thù của quá trình sản xuất, NHTM tạo ra sản phẩm và dịch vụ đặc thù để cung cấp cho khách hàng. Các sản phẩm và dịch vụ NHTM có thể cung cấp bao gồm: + Các sản phẩm huy động vốn như tiền gởi và chứng từ có giá các loại. + Các sẩn phẩm cấp tín dụng như cho vay doanh nghiệp, cho vay cá nhân, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, cho thuê tài chính, + Các sản phẩm thẻ như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ ATM, + Các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ chuyển tiền, thanh toán không dfùng tiền mặt, thanh toán quốc tế, + Các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ như các hợp đồng giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, giao sau, quyền chọn, Mục đích nhấn mạnh chức năng sản xuất để cho các nhà quản trị NHTM thấy rằng NHTM cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất và điều này có thể làm thay đổi sâu sắc trong nhận thức chiến lược và quản trị NHTM. Vì có sản xuất mới có sản phẩm và vì có sản phẩm nên phải chú ý những điểm quan trọng sau đây trong quản trị NHTM: + Thứ nhất, cũng như doanh nghiệp, NHTM muốn tồn tại và phát triển thì phải tiêu thụ được sản phẩm của mình, do vậy cần chú ý đến tiếp thị, bán hàng, khuyến mãi, và thậm chí đến cả dịch vụ hậu mãi nữa. + Thứ hai, cũng như doanh nghiệp, NHTM phải chú ý nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và thiết kế sản phẩm sao cho thỏa mãn tối đa nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. + Thứ ba, cũng như doanh nghiệp, NHTM phải không ngừng quan tâm đến phát triển và đổi mới công nghệ ngân hàng, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay công nghệ ngân hàng thay đổi rất nhanh chóng. Một sự chậm chạp hoặc thiếu đầu tư công nghệ có thể dẫn đến tai họa cho NHTM trong thời đại cạnh tranh gay gắt hiện nay. 3. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại: Chương III của Luật các Tổ chức tín dung nêu ra các hoạt động của NHTM bao gồm: 3.1. Hoạt động huy động vốn Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau: + Nhận tiền gởi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi có ký hạn và các loại tiền gởi khác. + Phát hành chứng chỉ tiền gởi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. + Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài. + Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. + Các hình thức huy động vốn khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước. 3.2. Hoạt động cấp tín dụng Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước như bao thanh toán tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng, và hạn mức tín dụng dự phòng, Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. 3.2.1. Cho vay Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau: + Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. + Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. 3.2.2. Bảo lãnh Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại. 3.2.3. Chiết khấu Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. 3.2.4. Cho thuê tài chính Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. 3.2.5. Bao thanh toán Các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện bao thanh toán như là một hình thức cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp như: Bao thanh toán truy đòi (Recource factoring), bao thanh toán miễn truy đòi (Non - Recource factoring), bao thanh toán ứng trước hay bao thanh toán chiết khấu, bao thanh toán khi đáo hạn trong phạm vi buôn bán nội địa lẫn quốc tế. 3.2.6. Tài trợ nhập khẩu Hiện nay, khá nhiền ngân hàng thương mại cung cấp tài trợ xuất nhập khẩu bao trọn gói để hỗ trợ doanh nghiệp. Nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu nhằm hỗ trợ về tài chính cùng các phương tiện và giấy tờ liên quan để doanh nghiệp nhập khẩu có thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm: + Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu. + Cho vay ứng trước một phần để thanh toán cho người bán hay ứng trước tiền thuế nhập khẩu. + Bảo lãnh và tái bảo lãnh việc thanh toán hối phiếu khi đến hạn. + Chấp nhận hối phiếu. + Cho thuê kho bãi để chứa và bảo quản an toàn hàng hóa nhập khẩu với giá cho thuê phải chăng (nhờ lợi thế về qui mô số lượng khách hàng của ngân hàng) tại các địa điểm hay các địa phương khác nhau. + Giúp khai báo thuế (thí dụ: lập tờ khai và áp mã vạch thuế chính xác nhanh chóng, nhận lại tiền hoàn thuế nếu nộp dư do cơ quan thuế tạm tính thuế phải nộp, ). + Cho vay để thanh toán tiền hàng nhập khẩu cho nhà xuất khẩu nếu đến hạn mà nhà nhập khẩu chưa có tiền. + Hỗ trợ về mặt chuyên môn, kỹ thuật từ giúp soạn thảo hợp đồng thương mại, mua bảo hiểm cho suốt quá trình vận chuyển và chuyển giao hàng hóa, theo dõi và kiểm tra hóa đơn chứng từ và hàng hóa cả về số lượng, quy cách và chất lượng. + Các hổ trợ khác do sự bất cập về tập quán, luật pháp, 3.2.7. Tài trợ xuất khẩu Các hình thức tài trợ xuất khẩu của các ngân hàng thương mại còn phong phú hơn do các doanh nghiệp xuất khẩu thường nhận được tài trợ từ các ngân hàng thương mại về các giao dịch kinh doanh cả trước và sau các thương vụ xuất khẩu, bao gồm: + Cho vay thu mua hàng xuất khẩu, mua nguyên liệu để sản xuất, cho vay đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ, cho vay bảo trì đối với các dự án chiến lược về máy móc thiết bị, nhà xưởng ở nước ngoài. + Cho vay nộp thuế xuất khẩu. + Giúp khai báo thuế (thí dụ: lập tờ khai và áp mã vạch thuế chính xác nhanh chóng, nhận lại tiền hoàn thuế nếu nộp dư do cơ quan thuế tạm tính thuế phải nộp, khấu trừ lại thuế giá trị gia tăng, ). + Hỗ trợ về mặt chuyên môn, kỹ thuật từ giúp soạn thảo hợp đồng thương mại, mua bảo hiểm cho suốt quá trình vận chuyển và chuyển giao hàng hóa, theo dõi và kiểm tra hóa đơn chứng từ và hàng hóa cả về số lượng, quy cách và chất lượng. + Các hổ trợ cần thiết khác do sự khác biệt về tập quán, luật pháp, + Cho thuê kho bãi để chứa và đóng gói hàng hóa xuất khẩu với giá cả phải chăng (do lợi thế về qui mô số lượng). + Cho vay hỗ trợ dịch vụ vận chuyển chuyển giao hàng hóa. + Chiết khấu hối phiếu cho nhà xuất khẩu được nhận tiền sớm. + Chiết khấu chứng từ thanh toán theo hình thức tín dụng chứng từ. + Giúp quản lý nợ, quản lý sổ cái bán hàng, thu nợ các khoản phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng, xếp hạng hạn mức tín dụng và thu hộ. + Cho vay trên cơ sở bộ chứng từ thanh toán theo phương thức nhờ thu (ứng trước tiền hànmg xuất khẩu). + Thuận nhận ngân hàng (Ngân hàng chấp nhận thanh toán bằng cách ký chấp nhận hối phiếu do doanh nghiệp ký phát). 3.2.8. Cho vay thấu chi Nhiều ngân hàng thương mại, đặc biệt là các chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài, đang mở rộng nghiệp vụ thấu chi đến các khách có mở tài khoản tại ngân hàng của họ. Khi sử dụng dịch vụ này, mỗi khách hàng được cấp một hạn mức thấu chi khi khách hàng tạm thời thiếu hụt trong thanh toán. Khách hàng không cần phải thế chấp hay tín chấp. 3.2.9. Cho vay theo hạn mức tín dụng Khách hàng nộp một bộ hồ sơ vay vốn duy nhất cho mợt hay nhiều món vay vào đầu quí, ngân hàng thương mại cấp một hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà khách hàng và ngân hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 3.2.10. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng Ngân hàng thương mại cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định ngoài hạn mức tín dụng đã được ký ban đầu giữa ngân hàng và khách hàng, áp dụng hạn mức tín dụng dự phòng khi khách hàng không có đủ vốn vì mức vốn đầu tư cho dự án tăng thêm, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm tăng thêm, 3.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước. để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gởi tại Ngân hàng Nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gởi dự trữ bắt buộc theo qui định. Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gởi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động sau: + Cung cấp các phương tiện thanh toán. + Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. + Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ. + Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước. + Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. + Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. + Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. + Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. 3.4. Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động truyền thống bao gồm huy động tiền gởi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, ngân hàng thương mại còn có thể thực hiện một số hoạt động khác, bao gồm: 3.4.1. Góp vốn và mua cổ phần Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo qui định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh. 3.4.2. Tham gia thị trường tiền tệ Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường tiền tệ, theo qui định của Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ. 3.4.3. Kinh doanh ngoại hối Ngân hàng thương mại được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. 3.4.4. Ủy thác và nhận ủy thác Ngân hàng thương mại được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý. 3.4.5. Cung ứng dịch vụ bảo hiểm Ngân hàng thương mại được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo qui định của pháp luật. [...]... các ngân hàng: Đầu tiên là sự cạnh tranh các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài Càng ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam Lợi thế của họ là có nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và quản lý HSBC là ngân hàng nước ngoài tích cực nhất hiện nay HSBC vừa được Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam Việc thành lập ngân hàng. .. khăn đặt ra cho các ngân hàng trong nước do tính liên thông giữa các ngân hàng Những khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính và sự đổ vỡ của hàng loạt các ngân hàng hàng đầu tại Mỹ chắc chắn sẽ là bài học cho các ngân hàng của Việt Nam Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đều chưa có khả năng cạnh tranh giành thị trường quốc tế nên ảnh hưởng của những gì đang xảy ra tại Mỹ đối với ngân hàng nước ta phần lớn... đến thời điểm này, đây là một đặc điểm nổi bật của nhiều ngân hàng Việt Nam Hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều có lịch sử phát triển chỉ khoảng 20 năm (khoảng thời gian quá non trẻ so với con số 158 năm tuổi của Lehman Brothers- ngân hàng Mỹ vừa bị phá sản) Tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới của kinh tế Việt Nam cũng chỉ chừng ấy năm Hệ thống pháp luật về phòng ngừa rủi ro và nghiệp... gián tiếp Sắp tới, các ngân hàng quốc tế sẽ cơ cấu lại cách thức giao dịch với những ngân hàng khác theo xu hướng thắt chặt các yêu cầu an toàn, vì vậy, các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng sẽ trở nên khó khăn hơn; chi phí cho các giao dịch liên ngân hàng cũng sẽ tăng cao Hiện tại, trong thị trường liên ngân hàng, một số công ty và ngân hàng của Việt Nam đã phải vay của ngân hàng nước ngoài với... cho ngân sách nhà nước Ngân hàng thương mại cũng chú trọng việc mở rộng, tăng cường hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế với các ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế giới theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế Duy trì tốt quan hệ với các tổ chức tài chính và ngân hàng quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tham gia Hiệp hội Ngân hàng. .. đổi của thị trường này, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ổn định của ngành ngân hàng Trên thực tế, hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng trong nước chưa được chú ý một cách thích hợp, đặc biệt tại các ngân hàng mới thành lập, do áp lực của lợi nhuận và doanh số Tình hình khả quan hơn đối với các ngân hàng lớn và có kinh nghiệm hoạt động lâu năm Tuy nhiên, trong số đó cũng có ngân hàng. .. đỉnh trong khi khách hàng đang chờ đợi là hiện tượng còn khá phổ biến tại một số ngân hàng trong nước Còn có những ngân hàng yêu cầu khách hàng phải đến rút tiền đúng nơi gửi, vì thông tin của khách hàng chưa được “post” lên mạng của ngân hàng Những hạn chế tương tự như vậy gay nhiều phiền toái cũng như cảm giác không hài lòng cho khách hàng Công nghệ lỗi thời: Mặc dù gần đây các ngân hàng trong nước đã... việc hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng, tuy nhiên hiệu quả của những đầu tư không đồng đều Đặc biệt, tại các ngân hàng thương mại nhà nước, việc đầu tư thường được chú trọng nhiều vào “bề nổi” là các hệ thống thông tin, nhưng lại không tiếp cận được vấn đề cốt lõi là tạo lập cơ sở nguyên tắc nghiệp vụ và quản trị để tận dụng tối đa những tiện ích do các hệ thống công nghệ thông tin mang... biệt từ sau khi hội nhập WTO, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã mở rộng rất nhanh và có những đóng góp quan trọng nhất định đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, chăm lo cho đội ngũ doanh nghiệp, góp phần phát triển các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, dịch vụ Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, ngân hàng thương mại Việt Nam rất chú trọng trong việc... chính Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vần trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng 3.4.7 Bảo quản vật quý giá Ngân hàng thương mại được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo qui định của pháp luật II/ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CỦA NGÂN . ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA NGÂN HÀNG MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM GVHD:. khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại. 3.2.3. Chiết khấu Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương. HOẠT ĐỘNG CỦA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA: 1. Những thành tựu đạt được trong những năm qua: Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã phát