Những chuyện linh thiêng trong thế giới ca trù Xung quanh lối chơi nghệ thuật ca trù cũng đã lưu truyền biết bao câu chuyện linh thiêng khiến cho nghệ thuật càng trở nên u hiển. Nào là nữ thần ở đền Hàng Trống vốn là một ca nữ tài danh trong phủ chúa Trịnh ứng vào bà đồng già mà khiển trách người ta đem ả đào đến hát trong ngôi đền của bà. Nào là chuyện những cô đào chết vào giờ thiêng trên đường đi hát mà mối tự đắp thành mộ, hiển linh khắp một vùng quê xứ Đoài Chuyện rằng vào thời Lê - Trịnh có rất nhiều ca nữ thanh sắc vẹn toàn từng phục vụ trong phủ. Đó là câu chuyện về nàng Nguyễn Thị Huệ ở giáo phường Cựu Lâu bên hồ Lục Thuỷ (nay gọi là hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm). Khi nàng 21 tuổi, trong một đêm hát ở phủ chúa nàng đã lọt vào mắt xanh của An Đô vương Trịnh Cương rồi được nhà chúa vời vào cung. Nàng rất được nhà chúa yêu vì ban cho nàng danh hiệu Ngọc Kiều phu nhân. Vào một năm nọ, kinh thành Thăng Long bị một trận dịch lớn, nàng đã tự bỏ tiền cân thuốc cứu được rất nhiều người. Về già nàng xuống tóc đi tu ngay trong chùa làng Cựu Lâu, sống cuộc sống yên tĩnh như vậy cho đến khi qua đời, thọ 71 tuổi. Dân trong vùng đã xây một ngôi đền thờ nàng ở phố Hàng Trống, trên mảnh đất có ngôi nhà mà chúa Trịnh Cương xây tặng mẹ nàng khi bà còn sống. Nay đền toạ lạc ở số 82 phố Hàng Trống. Đền có bức hoành phi “Nghiễn thiên muội”(Em gái của trời), để tôn vinh và khẳng định ân đức và uy linh của vị nữ thần là đào nương được thờ phụng trong đền. Tục ở phố Hàng Trống từ xưa đến nay không riêng ở đền mà ngay các tư gia có việc vui mừng cũng không tìm ả đào về hát. Vì một năm,nhân ngày tiệc,dân phố tìm ả đào về hát thờ, một cô đương hát tự nhiên ngã lăn ra, miệng sùi bọt mép mê man bất tỉnh. Dân làng sợ hãi kêu khấn. Nữ thần ứng vào bà đồng già mới bảo rằng: “Các ngươi đem ả đào về đây hát là làm điều vô lễ với ta, nếu lần sau còn như thế nữa ta sẽ vật chết ngay”. Một lúc ả đào dần dần tỉnh lại,khoẻ mạnh như thường. Từ đấy dân phố Hàng Trống không ai dám tìm ả đào về hát ở đền hoặc ở nhà nữa. Nàng là Huệ - tên một loài hoa đẹp, trắng tinh khôi, thơm ngan ngát và thanh tịnh. Để tỏ lòng thành kính trước người ca nữ tài danh,nhân hậu và hào hiệp, những người đến lễ đền Hàng Trống từ xưa đến nay đều không mang hoa huệ vào đền, dù là để dâng lên nàng với tất cả sự thành tâm nhất. Nếu như Kinh Bắc là đất quan họ, thì xứ Đoài là một trong những cái nôi của ca trù cửa đình. Các giáo phường, các nơi có nhà hát cô đầu ở Xứ Đoài có thểt kể như: Phù Xa, Đông Tác (Sơn Tây), Gạch (Phúc Thọ), Thượng Mỗ (Đan Phượng), Sơn Đồng, Ngãi Cầu (Hoài Đức) Dân gian vùng Kẻ Mía (làng cổ Đường Lâm) còn lưu truyền câu chuyện về cô đào nọ đã đẻ rơi và đứa bé đã chết vào giờ thiêng ngay trong đêm hát ở đình làng Mông Phụ. Còn dân Phố Gạch thì lưu truyền câu chuyện về người ca nữ bị cảm trên đường trở về nhà sau một đêm hát, đã chết vào giờ thiêng khiến cho ngôi mộ bị mối đùn thành ra một nấm mồ bên cây cầu nhỏ. Chuyện rằng: Trên con đường Kẻ Chợ - Xứ Đoài, gần thị trấn Gạch, có một cây cầu tên gọi cầu Trò, nằm trên địa phận thôn Gia Hòa, xã Phúc Hoà, Phúc Thọ. Xưa có một cô đào từng làm mê mẩn bao quan viên, bởi vẻ đẹp đoan trang và kiều diễm, bởi nhịp phách giòn tan và những luyến láy trác tuyệt. Một đêm mưa gió, tan cuộc hát, nàng trở về nhà; không may cho nàng, vừa đến cầu thì nàng cảm lạnh mà chết. Sáng hôm sau, đã thấy mối đắp lên thành nấm mồ nhỏ. Dân làng thương nàng, quan viên say mê tiếng hát của nàng đã lập miếu thờ nàng ở ngay bên cầu. Câu chuyện ấy, tình cảnh ấy đã làm bao người xót xa thân phận “nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương” của người ca nữ nọ. Nhà thơ Vũ Đình Liên nghe chuyện ấy, cảm động viết bài thơ Cảm tạ, với hai câu kết: Tạ lòng nào biết nên chi được Phách ngọc dồn thêm một nhịp vàng! Sau khi đọc bài Cảm tạ, chung với mối đồng cảm ấy, hoạ sĩ Bùi Xuân Phái còn vẽ cả một bức tranh ca nữ Cầu Trò. Người ta còn bảo rằng, sau khi nàng chết, cầu ấy gọi là cầu Trò (trò là nhà trò, trò là trù - ca trù). Thật là câu chuyện rất thi vị mà cũng rất thương tâm! Các câu chuyện linh thiêng trong thế giới ca trù không ai biết nhiều bằng các “quan viên” vốn là chỗ thâm giao với các nhà hát cô đầu ngày xưa. Một trong những người biết nhiều chuyện nhất chắc phải là nhà văn Nguyễn Tuân. Ngày nay, đọc lại Chùa Đàn của ông, những người yếu bóng vía không khỏi rùng mình bị ám ảnh bởi không khí huyền hoặc của nó. Đó là chuyện về một người vợ giữ gìn cây đàn Đáy của chồng quá cố để lại. Người vợ, cũng là một đào nương kể về cây đàn: “Tang đàn làm bằng nắp ván thôi cỗ quan tài một người con gái đồng trinh”. Và “cứ vào những đêm tối giời không tiếng gà gáy chó kêu và thứ nhất là vào những đêm áp giỗ nhà tôi, thường cây đàn vẫn dở giời, thành đổ mồ hôi cứ vã ra như tắm và thùng đàn phát lên những tiếng thở dài và vật mình vật mẩy với bức vách, cứ lủng củng suốt đêm”. Thế rồi có người khách mê tiếng hát của đào nương mà đến xin nghe bằng được, cho dù cô đào đã nhắc lại lời thề không bao giờ hát với ai khác nữa. Người khách cũng không ngại ngần chơi bằng cây đàn thờ treo ở gian thờ của nhà đào nương, cho dù biết là mình sẽ chết vì dám động vào cây đàn thiêng Và còn biết bao câu chuyện khác nữa xung quanh cuộc đời của các đào nương tài danh mà bạc phận, không để cho nhân gian biết lúc bạc đầu, đem cả tiếng hát tuyệt kỹ xuống hoàng tuyền xa thẳm, không để lại tuổi tên. . Những chuyện linh thiêng trong thế giới ca trù Xung quanh lối chơi nghệ thuật ca trù cũng đã lưu truyền biết bao câu chuyện linh thiêng khiến cho nghệ thuật. câu chuyện linh thiêng trong thế giới ca trù không ai biết nhiều bằng các “quan viên” vốn là chỗ thâm giao với các nhà hát cô đầu ngày xưa. Một trong những người biết nhiều chuyện nhất chắc. ca nữ Cầu Trò. Người ta còn bảo rằng, sau khi nàng chết, cầu ấy gọi là cầu Trò (trò là nhà trò, trò là trù - ca trù) . Thật là câu chuyện rất thi vị mà cũng rất thương tâm! Các câu chuyện linh