Tài liệu Những CEO xuất sắc nhất thế giới pptx

10 657 0
Tài liệu Những CEO xuất sắc nhất thế giới pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những CEO xuất sắc nhất thế giới Morten T. Hansen, Herminia Ibarra và Urs Peyer trên Harvard Business Review - Thu Hương dịch Tuần Việt Nam Càng ngày, mối quan tâm của ban quản trị, các nhà quản lý cao cấp và các nhà đầu tư về cách quản lý doanh nghiệp của CEO càng lớn. Thuốc thử thực sự về tài lãnh đạo của một CEO kéo dài suốt cả quá trình nắm giữ chức vụ điều hành của CEO đó. Bài báo này chỉ ra tên tuổi của các CEO hàng đầu đã đạt được những thành tích đáng kinh ngạc ở các công ty lớn trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, hoặc với những người vẫn còn nắm chức vụ này cho đến ngày 30/9/2009. Để có được kết quả này, chúng tôi đã thu thập dữ liệu từ gần 2000 CEO trên toàn thế giới. Chắc chắn rằng không có gì phải thắc mắc khi Steve Jobs, CEO tài ba của hãng máy tính Apple đứng đầu danh sách. Tuy nhiên, danh sách của chúng tôi cũng chứa đựng một vài ngạc nhiên nhỏ. Bạn sẽ bắt gặp một số gương mặt không mấy tiếng tăm ở những vị trí hàng đầu, trong khi một số tên tuổi nổi tiếng không nằm trong 50 (thậm chí 100 hay 200) người dẫn đầu danh sách. Phải thừa nhận rằng danh sách của chúng tôi không có nhiều điểm chung với danh sách những CEO được ngưỡng mộ nhất hay đắt giá nhất đã từng được công bố. Khi phân tích dữ liệu để tìm ra yếu tố nào đóng vai trò quan trọng đưa một CEO lên hàng đầu trong danh sách, chúng tôi phát hiện ra nhiều điều đáng ngạc nhiên hơn nữa. Mặc dù người ta vẫn cho rằng bối cảnh có ảnh hưởng lớn, chúng tôi vẫn thấy những người đứng đầu danh sách đến từ các công ty có trụ sở ở các quốc gia và các ngành khác nhau. Tiểu sử của các CEO cũng quan trọng, cũng như những gì mà họ kế thừa từ những người tiền nhiệm. Phân tích của chúng tôi nhấn mạnh ảnh hưởng của một CEO đến sự thay đổi của công ty, bên cạnh tác động của những yếu tố như ngành, quốc gia và các khuynh hướng kinh tế. Điều này lại một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng mục tiêu, phương pháp dài hạn để đánh giá một CEO và đưa ra các thông tin cho CEO về việc tìm kiếm và lập kế hoạch nhân sự kế thừa. 3 CEO xuất sắc nhất thế giới: Steve Jobs, Yun Jong-Yong, Alexey B. Miller. Thành tích của các CEO được đánh giá như thế nào? Các ứng cử viên cho bảng xếp hạng đến từ các công ty cổ phần niêm yết đại chúng trong danh sách chỉ số Standard & Poor's Global 1200 hoặc nằm trong nhóm BRIC 40 đã được công bố năm 1997. Các công ty đến từ các nền kinh tế mới nổi với sự phát triển kinh tế đáng khâm phục như Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong danh sách này. Những CEO có tên trong danh sách phải bắt đầu đảm nhận vị trí công tác từ sau tháng 1/1995 đến trước tháng 12/2007. Đó là lý do vì sao bạn không nhìn thấy những tên tuổi như cựu CEO của GE - Jack Welch, nhà đầu tư siêu việt Warren Buffet, nhà sáng lập và CEO của tập đoàn Oracle Larry Ellision, và ông chủ đáng kính của tập đoàn Microsoft - tỷ phú Bill Gates. Họ đều bắt đầu đảm nhận công tác trước năm 1995. Nếu được tham gia vào danh sách, chắc chắn những CEO tài ba này sẽ chiếm những vị trí không tồi. Trong số 1999 CEO có tên trong bảng xếp hạng, 731 người còn đang ở vị trí điều hành khi việc đo lường thành tích kết thúc. Họ đến từ 48 quốc gia khác nhau và điều hành những công ty có trụ sở ở 33 nước. Tuổi trung bình của những CEO này là 52, và những người còn đang ở vị trí công tác có thời gian điều hành trung bình là 6 năm. Chỉ 1,5% trong số đó là phụ nữ, và chỉ 15% làm việc trong những công ty có trụ sở không đặt ở tổ quốc của mình. Có thể thấy thị trường lao động cung cấp các nhà điều hành chưa phải là một thị trường toàn cầu. Nhìn vào danh sách 1999 nhà điều hành và tự hỏi, nếu dựa trên tiêu chí lợi nhuận cổ phiếu, nhà điều hành nào đã dẫn dắt doanh nghiệp của mình vượt xa các công ty khác trong cùng quốc gia và cùng ngành? Xếp hạng của chúng tôi kết hợp ba tiêu chí: ảnh hưởng mang tính quốc gia, ảnh hưởng mang tính ngành, và thay đổi mức vốn hóa thị trường trong thời gian đảm nhận vị trí của các CEO. Tất nhiên, lợi tức cổ đông không phải là tiêu chí duy nhất để đo lường thành tựu, và tiêu chí này đã lãng quên sự đóng góp mà công ty tạo ra cho các bên liên quan. Nhưng đây vẫn được coi là một chỉ tiêu cơ bản đối với các CEO của công ty niêm yết. Và đây cũng là chỉ tiêu quan trọng cho tất cả mọi người. Danh sách được hình thành như thế nào? Các tiêu chí so sánh: Các dữ liệu kinh tế lấy từ kho dữ liệu Datastream và Worldscope của Reuters được sử dụng để tính lợi nhuận ngày trong suốt thời gian điều hành của các CEO (tính đến 30/9/2009 với các CEO còn đang tại nhiệm). Chúng tôi cũng tính toán lợi nhuận theo ngày cho 3 năm tiếp theo (nếu có thể). Ba tiêu chí được sử dụng có đặc điểm như sau: Lợi nhuận sau khi loại trừ các ảnh hưởng mang tính quốc gia Đầu tiên, chúng tôi tính ra tổng mức tăng lợi nhuận cổ đông (kể cả tái đầu tư lợi tức) trong quá trình điều hành của CEO. Sau đó loại trừ lợi nhuận trung bình mà các công ty khác cùng quốc gia đạt được trong cùng thời kỳ ra khỏi con số này. Điều này giúp chỉ số không bị ảnh hưởng bởi biến thiên chung mà trị trường mang lại. Lợi nhuận sau khi loại trừ các ảnh hưởng mang tính ngành Chúng tôi cũng loại trừ mức tăng chung của ngành để đảm bảo rằng kết quả còn lại không chịu tác động của các biến thiên mang tính ngành. Thay đổi mức vốn hóa thị trường Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu trong quá trình điều hành của CEO cũng được đưa vào so sánh. Chỉ số này được xác định sau khi cân nhắc mức lạm phát ở quốc gia tương ứng và quy đổi sang USD theo tỷ giá của năm 2006. Chúng tôi đưa thêm vào chỉ số này giá trị của cổ tức và cổ phiếu được mua lại sau khi điều chỉnh lạm phát và tiền tệ, và trừ đi giá trị của cổ phiếu đã được phát hành. Chúng tôi tạo ba 3 bảng xếp hạng riêng rẽ từ 1 đến 1999 dựa trên kết quả của 3 chỉ số nêu trên và lấy giá trị trung bình của 3 thứ tự này làm kết quả cuối cùng. Sử dụng đồng thời 3 tiêu chí trên giúp phương cách so sánh trở nên cân bằng hơn. Các công ty nhỏ sẽ lợi thế hơn nếu chỉ sử dụng hai tiêu chí đầu (bắt đầu từ mức nhỏ hơn sẽ dễ đạt được lợi nhuận lớn hơn) mà bỏ qua tiêu chí thứ ba, tiêu chí dành cho các công ty có quy mô lớn. Phân tích Chúng tôi cũng thực hiện phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu của 1999 vị CEO. Điều này cho phép kiếm soát một số yếu tố và phân lập ảnh hưởng chúng mang lại (thí dụ như có bằng MBA) đối với xếp hạng của CEO đó trên danh sách. Những CEO hàng đầu xuất sắc đến mức nào? Tính trung bình, 50 vị CEO dẫn đầu danh sách đã mang lại 997%, trung bình 32% một năm, lợi tức cổ đông (sau khi đã điều chính tỷ giá) trong suốt thời gian tại nhiệm. Loại trừ các ảnh hưởng mang tính ngành và quốc gia, con số này lần lượt là 30% và 29%. Như vậy 50 công ty dẫn đầu trung bình mang lại 48,2 tỷ USD cho các cổ đông (sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát, cổ tức, nhượng lại cổ phiếu và phát hành cổ phiếu mới). So sánh con số này với kết quả của 50 CEO đứng cuối trong danh sách 1.999 người, những người trong thời gian đảm nhận vị trí của mình đã gây giảm lợi nhuận cổ đông 70%, trung bình 20% một năm. Nói cách khác, những nhà điều hành thất bại này đã gây thâm hụt khoảng 18,3 tỷ USD giá trị sở hữu của cổ đông. Người dẫn đầu vinh quang, ngài Jobs của Apple, đã mang lại mức tăng lợi nhuận lũy tiến khổng lồ 3.188% (sau khi đã điều chỉnh theo những ảnh hưởng mang tính ngành), trung bình 34% mỗi năm, cho hãng Apple kể từ khi ông quay trở lại với tư cách một CEO năm 1997, khi công ty đang đứng bên bờ vực phá sản. Cho đến cuối tháng 9/2009, linh hồn của những trái táo đã đưa giá trị thị trường của Apple tăng thêm 150 tỷ USD. CEO cán đích ở vị trí thứ 2 là ngài Yun Jong-Yong. Ông tiếp nhận vị trí điều hành hãng điện tử Samsung của Hàn Quốc từ năm 1996 - 2008 và là mẫu lãnh đạo điển hình không thích hào quang. Quãng thời gian tại nhiệm của ông đã giúp Samsung chuyển mình từ một hãng chuyên sản xuất chip nhớ và các sản phẩm bắt chước thành nhà tiên phong trong lĩnh vực đồ điện tử và điện thoại di động công nghệ cao. Dưới sự điều hành của ông, giá trị cổ đông của Samsung đã tăng thêm 127 tỷ USD, và mức tăng lợi nhuận là 1.458% (sau khi đã điều chỉnh theo những ảnh hưởng mang tính ngành). Ông Yun cũng giữ vị trí số 1 trong cuộc đua tranh với các CEO đã thôi vị trí công tác. Hồ sơ của những CEO này sẽ không thay đổi. Còn với những CEO còn đang tiếp tục điều hành với hồ sơ mở, chắc chắn sẽ có những cuộc soán ngôi ngoạn mục. Một trong những CEO hàng đầu nhưng khiêm nhường và đáng kính khác là ngài John Martin của hãng Gilead Sciences ở vị trí thứ 6. Ông nắm giữ cương vị CEO của công ty dược phẩm sinh học có trụ sở ở California này từ năm 1996 và mang lại doanh thu 2.054% (sau khi đã điều chỉnh những ảnh hưởng mang tính ngành), trung bình 26% một năm. Nổi tiếng là một "lãnh đạo trầm lặng", Martin đang nỗ lực để đưa một số loại thuốc chữa bệnh hiểm nghèo đến với các nước đang phát triển. Ông đang đưa Gilead dẫn đầu trong việc phát triển loại thuốc chữa AIDS liều dùng 1 viên/ngày và thuốc chống cúm Tamiflu. Top 10 CEO hàng đầu thế giới (Tên - Công ty - Thời gian tại nhiệm - Quốc gia - Ngành): 1. Steve Jobs - Apple - 1997-nay - Mỹ - Công nghệ thông tin 2. Yun Jong-Yong - Samsung Electronics - 1996-2008 - Hàn Quốc - Công nghệ thông tin 3. Alexey B. Miller - Gazprom - 2001-nay - Nga - Năng lượng 4. John T. Chambers - Cisco Systems - 1995-nay - Mỹ - Công nghệ thông tin 5. Mukesh D. Ambani - Reliance Industries - 2002-nay - Ấn Độ - Năng lượng 6. John C. Martin - Gilead Sciences - 1996-nay - Mỹ - Y tế 7. Jeffrey P. Bezos - Amazon.com - 1996-nay - Mỹ - Bán lẻ 8. Margaret C. Whitman - eBay - 1998-2008 - Mỹ - Công nghệ thông tin 9. Eric E. Schmidt - Google - 2001-nay - Mỹ - Công nghệ thông tin 10. Hugh Grant - Monsanto - 2003-nay - Mỹ - Nguyên liệu CEO "ngôi sao" có thành công vượt bậc? Khi so sánh với các danh sách xếp hạng CEO từng được công bố, một điểm thú vị mà độc giả có thể nhận ra là sự biến mất của một số tên tuổi. Ví dụ danh sách 30 CEO được ngưỡng mộ nhất thế giới của Barron công bố năm 2009. Danh sách này hình thành sau khi tham khảo ý kiến của các nhà đầu tư, phân tích, và các giám đốc điều hành. Có 5 vị CEO cùng xuất hiện trong danh sách của Barron và top 30 CEO dẫn đầu trong danh sách của chúng tôi: Steve Jobs của Apple, John Chambers của hãng thiết bị mạng Cisco, Jeff Bezos của trang web bán hàng trực tuyến Amazon, Hugh Grant của tập đoàn nông hóa khổng lồ Monsanto của Mỹ, và Terry Leahy từ Tesco, tập đoàn bán lẻ lớn thứ 3 thế giới. Nhưng có một số tên tuổi khác được Barron "ngưỡng mộ nhất" lại biến mất trong top 50 (thậm chí là 200) của chúng tôi, như: Jamie Dimon của JPMorgan Chase, Satoru Iwata của Nintendo, Sam Palmisano từ IBM, và Rex Tillerson của Exxon Mobil. Một vài ngôi sao khác cũng chung số phận như: Carlos Ghosn của Renault-Nissan, Sergio Marchionne từ Fiat, John Mack của Morgan Stanley, Jeffrey Immelt đến từ General Electric, Daniel Vasella của Novartis, và thậm chí là Robert Iger của hãng hoạt hình Walt Disney. Sự biến mất này không nhất thiết là do họ đã điều hành kém cỏi mà dựa vào kết quả số học của tổng mức tăng lợi tức cổ đông được dùng cho danh sách của chúng tôi. Chúng tôi cũng không tìm được mấy điểm tương đồng giữa top 50 của chúng tôi và danh sách những CEO được trả lương cao nhất của Mỹ. Nguyên nhân có thể là sự khác nhau về cấu trúc thời gian so sánh. Danh sách của chúng tôi quan tâm đến thành tựu dài hạn, trong khi danh sách những CEO được trả lương cao nhất của Mỹ chỉ đề cập đến các gói thù lao. Thế nên cơ hội tương đồng sẽ gia tăng khi so sánh với những danh sách khác cũng dựa trên các gói thù lao trong khoảng thời gian dài. 5 trong số 50 CEO có thù lao cao nhất theo bầu chọn của tạp chí Forbes dựa trên các gói thù lao từ 2003-2008 xuất hiện trong danh sách của chúng tôi. Có thể nói sự tương đồng giữa danh sách những CEO được ngưỡng mộ nhất và đắt giá nhất với 50 (thậm chí là 200) CEO dẫn đầu trong danh sách của chúng tôi là rất mong manh. Yếu tố nào? những gì bạn kế thừa hay tiểu sử bản thân đã giúp bạn giành được vị trí cao trong TOP CEO? Điều gì giúp các CEO đạt được kết quả xuất sắc? Chúng tôi đi sâu phân tích những yếu tố có thể dẫn đến những tác động tương tự. Có thể những phân tích này chưa thực sự thấu đáo nhưng hi vọng có thể góp phần giải quyết những cuộc tranh luận hiện nay. Ảnh hưởng mang tính quốc gia và ngành Chỉ cần lướt qua danh sách, chúng ta có thể thấy sự đa dạng về mặt địa lý của các quốc gia và không có sự trội hơn từ bất kỳ quốc gia nào. CEO từ các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ chiếm 19 vị trí trong số 50 người dẫn đầu, tương đương 38%. Điều này đã được dự báo trước khi 42% trong số 1999 CEO trong danh sách ban đầu đến từ các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ. Có 16 quốc gia có mặt trong top 50, còn trong top 200 là 25 quốc gia. Thành tích của các CEO không phân cụm ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường (hay định hướng kinh tế thị trường) hoặc các nền kinh tế đang phát triển. Theo phân tích của chúng tôi, sự khác biệt quốc gia mang lại tác động khoảng 8% lên thành tích của các CEO. Ba CEO xếp hạng từ 4-6 trong danh sách: John T. Chambers, Mukesh D. Ambani, John C. Martin. Khi chú ý đến sự phân cụm gây ra bởi các ảnh hưởng mang tính ngành, chúng tôi ước lượng tỷ lệ ảnh hưởng là 11%. Một số ngành nhất định hiện diện vượt trội trong top 200 CEO như năng lượng, viễn thông, cung cấp thiết bị y tế, và bán lẻ. Con số cụ thể như sau: chỉ 4% trong tổng số 1999 CEO đến từ ngành công nghiệp năng lượng nhưng họ lại chiếm 12% trong số 200 CEO dẫn đầu. Ngành năng lượng tăng trưởng nhanh nên có mặt nhiều cũng không lạ, nhưng cả ngành có mức độ tăng trưởng chậm như bán lẻ cũng đóng góp nhiều gương mặt hàng đầu. Điều này chứng minh rằng dù ở bất cứ ngành nào, các CEO đều có cơ hội để đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ. Dù 6 trong số 10 CEO dẫn đầu đến từ các công ty trong ngành công nghệ thông tin hoặc hoạt động dựa trên mạng internet (Apple, Samsung, Cisco, Amazon, eBay và Google), các CEO khác thuộc ngành này lại không tiếp tục xuất hiện nhiều trong top 200. Cũng không ngạc nhiên khi thấy CEO của các ngành ôtô, phụ tùng ôtô và truyền thông chiếm các thứ hạng sau cùng trong danh sách. Nhưng vẫn có những CEO trong ngành ôtô thực sự đã điều hành cừ khôi như ngài Chung Mong-Koo của Hyundai ở vị trí 29. (Nhưng không may, việc bị buộc tôi biển thủ công quỹ năm 2007 và mức án treo đã làm hao mòn danh tiếng của nhà lãnh đạo này). Cái nhìn của người trong cuộc Người có chuyên môn và không chuyên môn, ai sẽ đảm nhiệm vị trí CEO tốt hơn? Một số người cho rằng những người không chuyên môn với cái nhìn hoàn toàn mới có khả năng tạo ra những thay đổi và cải thiện kết quả, đặc biệt với những công ty đang tụt hậu, vì họ khách quan hơn, ít chịu ảnh hưởng từ các bên nội bộ có liên quan và những hình mẫu lý tưởng. Ví dụ điển hình cho những thành tích như trên là CEO chiếm vị trí 19 trong danh sách, ngài John Thompson. Năm 1999, ông từ bỏ công việc ở hãng máy tính IBM để trở thành nhà điều hành của một Symantec già nua và chậm chạp. Trong 10 năm tại nhiệm, ông đã biến nó trở thành một tên tuổi vượt trội trên thế giới về bảo mật . Một số người khác, tiêu biểu là Joseph Bower và Rakesh Khurana của Trường kinh doanh Havard Business và nhiều nhà nghiên cứu chuyên ngành quản lý khác, cho rằng sử dụng những người có chuyên môn vào vị trí điều hành là lựa chọn sáng suốt hơn. Họ lý luận rằng thù lao cho những người không có chuyên môn rất cao. Hơn thế nữa, những kiến thức cụ thể về ngành là rất quan trọng để tạo ra tăng trưởng dài hạn. Ví dụ điển hình cho trường phái này là ngài Yun Jong-Yong ở vị trí số 2, người đã gia nhập Samsung ngay từ khi tốt nghiệp đại học và công tác liên tục 30 năm trước khi trở thành CEO; ngài Mukesh Ambani ở vị trí số 5, người đã bắt đầu làm việc cho Reliance Industries, một đại gia bán lẻ Ấn Độ do chính cha ông điều hành, từ năm 1981. Phân tích của chúng tôi trên 1999 vị CEO cũng cho thấy những người có chuyên môn thường điều hành tốt hơn. Tính trung bình cả danh sách, thứ hạng của các nhà điều hành có chuyên môn cao hơn 57 bậc so với những nhà điều hành không chuyên môn. Những công ty đang gặp trục trặc thường có xu hướng sử dụng người không chuyên môn vào vị trí điều hành. Số các công ty có tỷ lệ lợi nhuận -46% hoặc thấp hơn trong hai năm trước khi bổ nhiệm một CEO mới chọn những người không có kiến thức chuyên môn cho công việc hàng đầu này là 37% so với tỷ lệ 21% tính trên toàn bộ các công ty. Tuy nhiên, khi so sánh kết quả mà các công ty đang gặp trục trặc đạt được, không có mấy khác biệt mấy giữa các CEO có chuyên môn và không có chuyên môn. Sở hữu một tấm bằng MBA Sau cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều học giả đã chỉ trích những tấm bằng MBA bởi cho rằng chính các trường kinh doanh đã dung dưỡng các hành vi tham lam có tính phá hoại và tiêm vào đầu các nhà điều hành những hình mẫu quản trị sai lầm. Vì thế chúng tôi quyết định xem xét các CEO mang bên mình tấm bằng MBA khác gì so với các ứng cử viên còn lại. Khi xử lý dữ liệu của 1109 CEO đến từ các công ty có trụ sở ở Đức, Anh, Pháp, và Hoa Kỳ (những nơi mà thông tin về bằng cấp được phổ biến), chúng tôi thấy 32% trong số này có sở hữu tấm bằng MBA và có xếp hạng trung bình cao hơn 40 bậc so với những CEO còn lại. Ngay cả trong lĩnh vực tài chính đầy phức tạp, sự trội hơn về thứ bậc của những người có MBA là không thể chối cãi. Kết quả này chỉ ra rằng, tấm bằng MBA và những CEO sở hữu nó không phá vỡ một giá trị nào như những lời chỉ trích. 10 CEO hàng đầu thế giới (Chuyên môn - MBA): 1. Steve Jobs - Có chuyên môn - không MBA 2. Yun Jong-Yong - Có chuyên môn - không MBA 3. Alexey B. Miller - Có chuyên môn - không MBA 4. John T. Chambers - Có chuyên môn - có MBA 5. Mukesh D. Ambani - Có chuyên môn - có MBA 6. John C. Martin - Có chuyên môn - có MBA 7. Jeffrey P. Bezos - Có chuyên môn - không MBA 8. Margaret C. Whitman - Không chuyên môn - có MBA 9. Eric E. Schmidt - Không chuyên môn - không MBA 10. Hugh Grant - Có chuyên môn - có MBA Ảnh hưởng của người đi trước Nếu là một CEO thừa kế một công ty khốn đốn từ một người tiền nhiệm tầm thường, liệu bạn có thể tạo ra những thành tựu đáng kinh ngạc? Hay có khác gì không nếu bạn bắt đầu với một công ty khỏe mạnh từ một người tiền nhiệm xuất sắc? Nhiều người cho rằng, một công ty khỏe mạnh sẽ là tiền đề tốt để tạo ra những kết quả tốt hơn. Những phân tích của chúng tôi không đồng ý với quan điểm trên. Thứ hạng trung bình của những CEO tiếp quản các công ty kinh doanh không tốt trong 2 năm liên tiếp trước thời gian họ đảm nhiệm công tác cao hơn 96 bậc so với thứ hạng trung bình của những CEO với những công ty đã hoạt động tốt từ trước đó. Sự khác biệt này thậm chí còn rộng hơn khi chúng ta nhìn vào toàn bộ thời gian công tác của những người tiền nhiệm. Kết quả phân tích từ 790 công ty mà chúng tôi có đầy đủ thông tin về hai thế hệ lãnh đạo cho thấy, một người tiền nhiệm xuất sắc thường không để lại mảnh đất màu mỡ cho những người kế nhiệm. Tính trung bình, những CEO tiếp quản vị trí từ những người tiền nhiệm có mặt trong top trên của tổng số 1999 CEO có thứ bậc thấp hơn 583 bậc so với những CEO không phải núp bóng ai. Ví dụ, ông John Bowmer ở vị trí số 143. Ông là CEO thành công đã dẫn dắt hãng tư vấn nhân sự nổi tiếng của Thụy Sĩ Adecco từ 1996 - 2002. Người kế nhiệm ông, Jérôme Caille, đã bị bãi nhiệm chỉ sau ba năm tiếp quản do kết quả điều hành đáng thất vọng. Sự thất bại của Caille ở Adecco đã đánh tụt thứ hạng của CEO này. Nhìn chung, chúng tôi tìm thấy rất ít trường hợp cả người tiền nhiệm và kế nhiệm một công ty cùng xếp thứ hạng cao trong danh sách này. Xuất phát điểm thấp hơn mang lại nhiều cơ hội thể hiện hơn và dễ dàng tạo ra một CEO xuất sắc. Những quy chuẩn vàng Vì duy trì được thành công không phải việc dễ dàng nên thành tựu của CEO nên được xem xét trong một khoảng thời gian trải dài trong và sau thời gian đảm nhận công tác của người đó. Nhưng hầu hết các biện pháp đo lường thành tích, bao gồm cả các tiêu chí được sử dụng cho danh sách này, đều không để tâm đến việc vị CEO này đã để lại phía sau một công ty như thế nào. Danh sách vàng cuối cùng phải là những vị CEO mà công ty của họ hoạt động tốt không chỉ trong mà còn sau thời gian họ công tác. Khi việc xếp hạng các CEO đã trở thành một công việc mang tính thủ công, chúng ta vẫn chưa thực sự nhận thức được hết những yếu tố nào đã góp phần tạo nên những thành công này. Một trong những nguyên nhân là do sự khu giữ khi đo lường các thành tựu ngắn hạn và khan hiếm thông tin của các CEO bên ngoài nước Mỹ. Trong quá trình hình thành danh sách, chúng tôi đã cố vượt qua hai rào cản này. Chúng tôi tin rằng việc đánh giá những cống hiến của các CEO trong khoảng thời gian dài hơn sẽ mang lại cái nhìn sáng tỏ và công bằng hơn. Danh sách 50 người đứng đầu cho thấy không có sự vượt trội về số lượng của các CEO đến từ một quốc gia hay một ngành nhất định. Khi nhìn xa hơn, chúng ta sẽ thấy ánh lên thứ ánh sáng kỳ lạ của những "viên ngọc tiềm ẩn", những CEO trầm lặng mang đến những thành tích đáng khâm phục hàng năm, khác xa với những vị CEO xuất hiện nhiều trên báo đài hay những hình mẫu vẫn được dạy trong các trường kinh doanh. Thành công của họ là luận cứ thuyết phục để tìm ra những phương thức mới hơn nhằm đánh giá đúng thành tựu của các CEO. Bản chất vĩ đại của công việc điều hành chỉ có thể được rút ra qua quá trình phân tích trong và sau thời gian nắm giữ công tác của các vị CEO tài ba này. - Bài viết của các tác giả Morten T. Hansen, Herminia Ibarra và Urs Peyer trên Harvard Business Review - • Morten T. Hansen là giáo sư chuyên ngành quản lý tại trường Đại học California, Berkeley, Trường Thông tin, và tại trường Insead, ở Fontainebleau, Pháp. Ông là tác giả các cuốn sách Cộng tác: Những nhà lãnh đạo đã tránh bẫy thế nào, Tạo ra sự đồng nhất, và Gặt hái thành công đáng kinh ngạc (Tạp chí Harvard Business năm 2009). • Herminia Ibarra giáo sư chuyên ngành hành vi có tổ chức và là giáo sư chuyên về nghiên cứu Lãnh đạo và học tập tại trường Insead, đồng thời là tác giả các cuốn sách Nhận dạng công việc: Chiến lược để sáng tạo lại Sự nghiệp của bạn (Tạp chí Harvard Business năm 2003). • Urs Peyer là phó giáo sư chuyên ngành tài chính tại trường Insead. Nguồn: Tuần Việt Nam . hạn để đánh giá một CEO và đưa ra các thông tin cho CEO về việc tìm kiếm và lập kế hoạch nhân sự kế thừa. 3 CEO xuất sắc nhất thế giới: Steve Jobs, Yun. Những CEO xuất sắc nhất thế giới Morten T. Hansen, Herminia Ibarra và Urs Peyer trên Harvard

Ngày đăng: 13/12/2013, 19:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan