Ca trù được công nhận là Disảnthếgiới Chiều 1/10/2009, nghệ thuật ca trù vừa trở thành disản văn hóa thứ tư của Việt Nam được UNESCO công nhận. Ca trù được xếp vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Cục phó Cục disản văn hóa, cho biết, theo Công ước UNESCO 2003, các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của các quốc gia sau khi được đề cử, công nhận sẽ đăng ký vào hai danh sách: Disản đại diện của nhân loại và Disản cần được bản vệ khẩn cấp. Trước đó, hôm 30/9, Quan họ đã được công nhân là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại. Chia sẻ hạnh phúc khi hai di sản của Việt Nam đều được thếgiới công nhận tại kỳ họp thứ tư của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO, đang diễn ra tại Abu Dhab, thủ đô Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, ông Phạm Sanh Châu - Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam - cho biết, so với quan họ, việc xét duyệt hồ sơ ca trù gặp nhiều khó khăn hơn. Vì ghi danh vào hạng mục cần được bảo vệ khẩn cấp, nên khi xem xét, các chuyên gia Hội đồng chuyên môn của UNESCO ngoài việc đánh giá giá trị di sản, còn phải xét đến các phương pháp quản lý, bảo tồn disản trong đời sống văn hóa cộng đồng. Nghệ thuật hát ca trù. Ảnh: rockviet. Tâm sự với VnExpress.net về sự ghi nhận của UNESCO với hai loại hình văn hóa của Việt Nam, nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, người có nhiều năm nghiên cứu về ca trù, cho biết: "Đó là quyết định rất đúng, rất hay, rất phù hợp với đặc trưng của từng di sản. Nó giúp chúng ta, không chỉ các nhà quản lý mà cả cộng đồng, có ý thức hơn trong việc bảo tồn các loại hình văn hóa truyền thống". Trong số 15 hồ sơ của 9 quốc gia đăng ký vào danh sách Disản cần được bảo vệ khẩn cấp, có 12 hồ sơ được công nhận. Được ưu tiên ở danh sách này là những disản liên quan đến nghệ thuật truyền khẩu, các phong tục tập quán xã hội mang tính chất tín ngưỡng, tâm linh. Trung Quốc (3 di sản), Mông Cổ (3 di sản) và Mexico (2 di sản) là những quốc gia có nhiều Disản cần được bảo vệ khẩn cấp nhất. Ca trù hay còn gọi là hát ả đào là loại hình nghệ thuật truyền thống của miền Bắc, thịnh hành từ khoảng thế kỷ 15, rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 trở về trước. Ngày nay, do sự thay đổi của đời sống xã hội, sự phát triển của các loại hình văn hóa giải trí hiện đại, ca trù đang đứng trước nguy cơ bị mai một và mất mát. Ông Hoành Loan cho biết, thách thức đối với việc bảo tồn ca trù chủ yếu xuất phát từ đặc trưng của chính loại hình này. "Ca trù là hình thức nghệ thuật rất chuyên nghiệp. Việc đào tạo nghệ nhân đòi hỏi phải có thời gian, có quy trình nghiêm ngặt, lâu dài. Ca trù không phải là văn hóa bình dân, mà ca từ của nó rất bác học, đòi hỏi sự tham gia sáng tác của giới trí thức, các nhà văn, nhà thơ. Thêm vào đó, âm nhạc đi kèm ca trù cũng rất phức tạp. Không gian trình diễn ca trù cũng không thể diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc mà cần có đặc trưng riêng. Cũng như âm nhạc thính phòng không thể mang ra đường phố biểu diễn. Chính vì vậy, để bảo tồn ca trù, cần rất hiểu về hình thức nghệ thuật này". Đến nay, đã có 4 di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận, gồm Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian Cồng chiêng Tây Nguyên và Quan họ Bắc Ninh và Ca trù. . tín ngưỡng, tâm linh. Trung Quốc (3 di sản) , Mông Cổ (3 di sản) và Mexico (2 di sản) là những quốc gia có nhiều Di sản cần được bảo vệ khẩn cấp nhất. Ca. họ đã được công nhân là Di sản phi vật thể đại di n của Nhân loại. Chia sẻ hạnh phúc khi hai di sản của Việt Nam đều được thế giới công nhận tại kỳ họp