Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
141,99 KB
Nội dung
KHÁI QUÁT CHUNG ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM – Địa hình là một yếu tố quan trọng trong tự nhiên ví nó có hình dáng nổi bật nhất và chi phối mạnh mẽ đến các yếu tố tự nhiên khác, là nơi diễn biến các yếu tố tự nhiên, riêng bản thân nó thì khá bền vững và ít thay đổi. – VN nằm ở vùng nội chí tuyến đáng lẽ ít có sự phân hoá theo không gian, nhưng sự phân hoá Đông Tây, Bắc – Nam, thấp lên cao làm cho tự nhiên Việt Nam vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn do có sự đóng góp của địa hình. – Địa hình là nơi diễn ra mọi hoạt động sản xuất của xã hội, làm cho địa hình ngày càng thay đổi, làm mất đi vẻ nguyên sinh, hình thành nên dạng địa hình mới là dạng nhân sinh, phần lớn địa hình VN ngày nay là dạng địa hình nhân sinh. 1. Đồi núi là một bộ phận quan trọng của địa hình Việt Nam – Chiếm ¾ diện tích địa hình và trở thành yếu tố quan trọng trong tự nhiên, cụ thể miền đồi núi Việt Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam và Tây Nguyên. Còn lại ¼ là đồng bằng: bao gồm 2 đồng bằng châu thổ là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ, tiếp theo là đồng bằng duyên hải và một số ít đồng bằng chân núi, chân các cao nguyên. – Thung lụng sông Hồng là ranh giới giữa hai khu vực núi có hương khác nhau. – Phía bắc sông Hồng: núi có dạng cánh cung, qui tụ về dãy Tam Đảo, dạng nan quạt, núi không cao lắm và hơi nghiêng theo hướng TB – ĐN. – Vùng đồi núi phía nam sông Hồng: hướng núi dạng dải ( kéo dài không liên tục ), bao gồm các dãy núi thuộc Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam với các hướng TB – ĐN, B-N, hay ĐB – TN tạo thành một vòng cung nối tiếp nhau, lưng quay ra biển và ôm lấy dải cao nguyên bazan ở phía tây. – Hai cấu trức dang dải và vòng cung nối tiếp nhau tạo thành hình chữ S. riêng ĐNB và Bắc Bộ hình thành trên miền võng uốn nếp nên dủ khá bằng phẳng nhưng xung quanh vẫn còn nhiều đồi núi sót 2. Đồi núi Việt Nam thuộc loại già được Tân Kiến Tạo làm trẻ lại – Trong thời kì Cổ Sinh và Trung Sinh các vận động kiến tạo như Celodoni, Hecxini, Indosini, Kimeri đã tạo nên địa hình đồi núi cổ có độ cao khác nhau và hướng khác nhau. Sau đó sang giai đoạn TKT bắt đầu giai đoạn bán bình nguyên hoá làm san bằng địa hình cổ hình thành dạng địa hình mới là dạng bán bình nguyên gợn sóng. – Về sau bán bình nguyên bị tác động mạnh mẽ bởi TKT làm thay đổi toàn bộ bề mặt địa hình nhưng mang tính kế thừa, phục hồi các uốn nếp, đứt gẫy và sụt lún cũ và hình thành dạng địa hình trẻ ngày nay. – Sau khi địa hình được nâng lên quá trình ngoại lực phát huy tác dụng , chia cắt địa hình thành mạng lưới sông ngòi trẻ dày đặc làm cho địa hình đồi núi chia thành nhiều dãy, nhiều đỉnh khác nhau. – Do đó địa hình ngày nay chưa hẳn là do TKT với nhửng uốn nếp mới mà có mang tính kế thừa và tham gia tích cực của quá trình ngoại lực, nếu quan sát kĩ địa hình VN ngày nay cúng ta thấy chúng có độ cao sàn sàn như nhau. – Tính chất cổ của địa hình VN được TKT làm trẻ lại được thể hiện qua các đặc điểm sau: – Dạng cánh cung ở miền Bắc có liên quan đến các khối núi cổ thuộc thượng nguồn sông Chảy. – Hướng song song và so le nhau có liên quan đến các uốn nếp cổ hình thành trong thời cổ sinh. Tóm lại địa hình VN có sự thống nhất giữa CKT và TKT cũng như sự kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, từ đó hình thành nên tính phức tạp và đa dạng của địa hình VN 3. Tân Kiến Tạo đã tạo nên dạng phân bậc của địa hình Việt Nam – TKT với những pha nâng lên sụp xuống với cường độ và thời gian khác nhau xen vào đó là những pha yên tĩnh song song là các quá trình phun trào bazan và xâm thực bào mòn tạo nên tính chất phân bậc của địa hình VN ngày nay. Gồm các bậc địa hình chính sau: + Bậc 2500 – 2600m: là những đỉnh núi còn sót lại, ít bị xâm thực. + Bậc 2100 – 2200m: là bậc địa hình bán bình nguyên cổ Paleogen + Bậc 1800 – 1500m: là bậc địa hình chu kì I + Bậc 1000 – 1400m: là bậc địa hình chu kì II + Bậc 600 – 900m: là bậc địa hình chu kì III + Bậc 200 – 600m: là bậc địa hình chu kì IV + Bậc 25 – 200m : là bậc địa hình chu kì V + Riêng chu kì VI là các bậc thềm sông, thềm biển dưới 100m. – Bậc địa hình chiếm diện tích lớn nhất là 200 – 600m, bị chia cắt thành nhiều đỉnh đồi và núi nhỏ. Địa hình cao trên 1000m chiếm 15% diện tích 4. Tính chất nội chí tuyến nóng ẩm mang tính bao trùm trong địa hình Việt Nam – Do VN nằm gọn trong vùng nội chí tuyến BBC và là một bộ phận của á địa ô gió mùa Trung Aán làm cho VN có nền nhiệt đô cao và độ ẩm lớn, vì vậy địahình VN mang sắc thái miền nhiệt đới nóng ẩm. – Địa hình Vn ngày nay là kết quả trực tiếp của sự bồi tụ và xâm thực của chế độ gió, mưa, nhiệt và hệ thống sông ngòi. Địa hình VN bị xâm thực, phong hoá nhanh chóng theo thời gian làm cho dạng địa hình mỗi ngày một thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Vì vậy, tính chất khúc khỉu, gập ghềnh của địa hình ngày nay vừa là kết quả của quá trình xâm thực bào mòn vứa là kết quả của sự san bằng địa hình làm cho địa hình miền núi bị chia cắt sâu sắc còn đồng bằng được bồi tụ nhanh chóng. – Do khí hậu mang sắc thái nhiệt đới nóng ẩm làm cho lớp thực bì phát triển nhanh, che phủ hầu hết bề mặt địa hình. Nó vừa là tấm gương phản ánh tính chất nội chí tuyến nóng ẩm, vừa làm giảm bớt tính sắc nhọn, khúc khuỷu của địa hình. 5. Địa hình đồng bằng – đồi núi vừa mang tính tương phản vừa phù hợp a. Sự tương phản: – Đồi núi VN có tính chất di lưu của địa hình cổ trong khi đồng bằng là dạng địa hình trẻ được hình thành vào kỉ Đệ Tứ và đang được mở rộng. – Đồi núi được hình thành do quá trình nâng lên và được chia cắt của hệ thống sông, suối còn đồng bằng hình thành do quá trình sụt xuống và bồi tụ phù sa. – Địa hình đồi núi với nhiều hẻm vực và thung lũng sâu tạo thành dạng địa hình âm – dương, còn đồng bằng thì bằng phẳng và thấp. – Vùng đồi núi còn nhiều nơi hiểm trở chưa có dấu chân người ( nguyên sinh ), còn đồng bằng chịu tác động sâu sắc bởi hoạt động sản xuất của con người ( nhân sinh ) b. Sự phù hợp : – Phần lớn các vùng đồng bằng lớn hay nhỏ đều nằm tiếp cận với các vùng núi hay cao nguyên thành hệ thống đồng bằng chân đồi, chân cao nguyên, chân núi và ven biển. – Sông suối nối liền miền đồi núi và đồng bằng, chúng vận chuyển vật liệu xâm thực từ vùng đồi núi ở thượng lưu xuống hạ lưu bồi đắp thành các đồng bằng châu thổ. Vì vậy, tốc độ phát triển của các đồng bằng, tính chất, chất lượng phù sa đều phụ thuộc vào vùng núi thông qua hệ thống sông suối. – Đồng bằng ngày nay là bờ biển, chân núi, cao nguyên cũ sau quá trình xâm thực, bồi tích mà thành. II. CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH ĐỒI NÚI: 1. Miền Bắc và Đông Bắc – Bắc Bộ: – Thuộc khu vực rìa nền Hoa Nam dưới chân cao nguyên Vân nam và Quí Châu. Phía bắc và đông bắc giáp TQ, tây nam là đứt gẫy sông Hồng, đông nam là vịnh Bắc Bộ. – Do các vận động kiến tạo nâng không đều, mạnh ở phía tây bắc, yếu dần về đông nam làm cho địa hình nghiệng theo hướng TB – ĐN. – Men theo rìa phía tây là dãy cao nguyên đá vôi: khởi đầu là cao nguyên Mường Khương có độ cao 772m; kế đến là Bắc Hà ( 974m ); Simacaia, Quảng Bạ cao 870m, cao nguyên Đồng Văn ( 1482m), Mèo Vạc ( 950m ). – Địa hình ở đây khá cao và bằng phẳng nhưng hiếm nước. Những nơi có sông cắt qua tạo thành những hẻm vực sâu như hẻm vực sông Chảy, sông Nho Quế…Xen vào đó là các đỉnh núi cao trên 2000m như: Tây Côn Lĩnh ( 2431m ), Kiều Liêu Ti ( 2403m ), Puthaca ( 2274m ) được cấu tạo chủ yếu từ đá granit. – Phía nam khu vực này là các dãy núi cánh cung qui tụ về phía Tam Đảo. Khởi đầu là dãy Con Voi ( 1450m ) có hướng TB – ĐN nằm giữa sông Hồng và sông Chảy, cấu tạo chủ yếu là đá diệp thạch gnai và granit. Kế đến là cánh cung Sông Gâm có hướng á kinh tuyến nằm kẹp giữa sông Lô và sông Cầu với 2 đỉnh núi quan trọng là Phia Ya ( 1977m ) và Phia Biooc ( 1578m ), cấu tạo chủ yếu là đá granit. Tiếp theo là cánh cung Ngân Sơn cũng với hướng á kinh tuyến. Là dãy núi quan trọng vì nó là đường phân thủy giữa các sông đổ vào đồng bằng Bắc Bộ và các con sông chảy sang TQ. Trên đó có 2 đỉnh quan trọng là Phia Uắc, Ngân Sơn, cấu tạo chủ yếu là đá granit. Cuối cùng là cánh cung Bắc Sơn với đỉnh cao 779m, có hướng ĐB – TN nằm men theo lưu vực sông Thương. – Từ lưu vực sông Thương ra tới vịnh Bắc Bộ địa hình có phần thấp dần: + Phía Bắc có máng trũng Cao Bằng, Lạng Sơn cấu tạo chủ yếu là đá vôi và nhiều địa hình Karst. + Ra gần đến biển địa hình cao hẳn lên đó là cánh cung Duyên Hải với 3 đỉnh quan trọng là Yên Tử ( 1068m ), Am Vap ( 1054m ), Nam Châu Lãnh ( 1507m ), cấu tạo chủ yếu là đá trầm tích và riolit + Tiếp theo là vùng đồi lan ra sát biển tạo thành một quần đảo và bán đảo ven biển . trong đó có các đảo lớn nổi tiếng như Cái Bầu, Cái Bàn, Cát Bà …) – Còn lại là các vùng đồi núi thuộc trung du Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Bắc. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, đỉnh tròn, cao từ 300 – 500m xen vào đó là một vài thung lũng rộng, sườn thoải vốn là những hố đệ tam cũ, đây là khu vực chuyển tiếp giữa miền thượng du và đồng bằng. 2. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: a. Khu vực Tây Bắc: Các dãy núi và cao nguyên đều chạy theo hướng TB – ĐN, nguyên nhân là do các vận động kiến tạo ở đây đều có hướng TB – ĐN ( uốn [...]... mẽ của cổ kiến tạo lẫn tân kiến tạo nên địa hình ở đây khá phức tạp Nhìn chung phát triển xung quanh khối nhô Kon Tum được hình thành vào thời kì Cổ Sinh và ngày nay chưa thật sự ổn định – TKT với những pha nâng, sụp với cường độ và thời gian khác nhau đã hình thành nên tính chất phân bậc của địa hình TSN và ĐNB kèm theo đó là phun trào bazan ở Tây Nguyên và ĐNB hình thành các cao nguyên bazan dạng khung... – Xuống phía nam sông Chu địa hình có phần cao hơn và thấp dần từ T – Đ, đình cao nhất là Pu Hoat 2452m và cấu tạo chủ yếu là granit và griolit – Ở Nghi Xuân, Phủ Quì có một bán bình nguyên bazan khá màu mỡ c Khu vực Trường Sơn Bắc: – Kéo dài từ phía nam sông Cả đến đèo Hải Vân , địa hình khá đơn giản: núi tập trung ở phía tây và thấp dần về phía đông Dãy núi này chạy dọc theo biên giới Việt – Lào,... cao nguyên bazan điển hình, có nơi dày đến 400m ở độ cao TB 700 – 800m ở Gia lai và 400 – 500m ở Đắk Lắk – Bề mặt địa hình có dạng chảo úp, dễ khai thác nông nghiệp, nhất là các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su – Phía đông là các dãy núi Bình Định – Phú Yên là một bộ phận nối tiếp về phía nam và đông nam của khối nhô Kon Tum * Cao nguyên cực Nam Trung Bộ: – Nằm ở phía nam cao nguyên Đắk Lắk,... sông Thu Bồn: Bao gồm dãy địa lũy Đà Nẵng – Sêpôn với các đỉnh núi quan trọng như A Tuất ( 2500m ), núi Mạng ( 1708m ) và núi Bà Nà ( 1467m), phía bắc địa hình tương đối cao vì giáp với vùng núi Bạch Mã, phía nam thấp dần về phía lưu vực sông Thu Bồn b Vùng đồi núi thuộc khối nhô Kon Tum Bao gồm toàn bộ khối nhô Kon Tum được hình thành trong quá trình bốc mòn của một nền cổ thuộc địa khối Indosini để lại... giới vừa là đường phân thủy của Việt Nam và Lào – TSB là dãy núi chạy tương đối liên tục, sống núi rõ, 2 sườn không đoi xưng: phı́a đô ng doc, phı́a tâ y thoả i → Làm cho đồng bằng duyên ́ hải nhỏ hẹp * Từ sông Cả đến đèo Mụ Giạ: – Khởi đầu là dải Pu Lai Leng ( 2711m ) và kết thúc ở đèo Keo Nưa – Phía nam đèo Keo Nưa địa hình cao hẳn lên, đó là dãy Rào Cỏ ( 2335m ) Phía nam Rào Cỏ có dãy núi chạy ngang... đất xám bạc màu hay còn gọi là đất phù sa co → Đâ y là bộ phận chuyển tiếp giữa miền núi Cực Nam Trung Bộ và đồng bằng châu thổ Tây Nam Bộ III ĐỊA HÌNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG – Việt Nam có hệ thống đồng bằng chạy suốt từ B- N, chiếm hầu hết mặt giáp biển Đồng bằng VN chủ yếu hình thành trên các vùng sụp võng hoặc các nơi trũng thấp, qua một thời gian dài hàng triệu năm, quá trình lắng đọng trầm tích hay... B – N gồm các cao nguyên như: Ma Lu Thăng, Tà Phình, Sìn Chải ( cao trung bình 1600 – 1700m ), Tủa Chùa ( 1583m ), Sơn La ( 600m), Mộc Châu ( 1000m ) * Vùng núi biên giới: – Chạy dọc theo biên giới Việt – Trung và Việt – Lào, vừa là biên giới, vừa là đường phân thủy bao gồm các dãy núi: – Biên giới Việt – Trung có dãy Pu si Lung cao 3076m – Biên giới Việt – Lào có dãy Pu Lasan cao 1853m, Pu Đen Đnh... và Bình – Trị – Thiên ở phía nam – Phía nam Hoành Sơn là dãy Phu Cô Pi ( 2017m ) và kết thúc ở đèo Mụ Giạ * Từ đèo Mụ Giạ đến đèo Hải Vân: – Khởi đầu là vùng núi đá vôi Kẻ Bàng – Khe Ngang Kẻ Bàng cao 900m và Khe Ngang cao 600m là một bộ phận của vùng núi đá vôi Sê Păng Phai bên Lào, địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều hang động – Tiếp Kẻ Bàng – Khe Ngang về phía nam là vùng đồi núi sa diệp thạch... granit và griolit – Đoạn từ biên giới Việt Trung – đèo Khau Cọ là đoạn cao nhất và hẹp ngang và có nhiều đèo ( đèo Mây, đèo Hoàng Liên Sơn…), với một số đỉnh cao trên 3000m như Phanxipăng ( 3143m ), Tayang Pinh ( 3096m ), Na-Kang-Ho Tao ( 2876m), Pu – Khao Lương ( 2816m ), cấu tạo chủ yếu là đá granit nên còn gọi là dài Granit Phanxipăng – Từ đèo Khau Cọ về phía nam địa hình thấp hơn và hiểm trở, mở rộng... núi sa diệp thạch là đèo La Bảo, địa hình cao hẳn lên và hẹp ngang với những đỉnh đá hoa cương cao trên 1000m: cao nhất là Động Ngài ( 1774m ) Đây là dãy núi cuối cùng còn giữ hướng TB – ĐN và kết thúc TSB bằng dãy núi chạy ngang ra biển, đó là dãy Bạch Mã ( 1444m ) và tạo thành bán đảo nổi tiếng là bán đảo Sơn Trà và đèo Hải Vân 3 Miền đồi núi Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ: – Chịu tác động mạnh mẽ . KHÁI QUÁT CHUNG ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM – Địa hình là một yếu tố quan trọng trong tự nhiên ví nó có hình dáng nổi bật nhất. địa hình chu kì I + Bậc 1000 – 1400m: là bậc địa hình chu kì II + Bậc 600 – 900m: là bậc địa hình chu kì III + Bậc 200 – 600m: là bậc địa hình chu kì IV + Bậc 25 – 200m : là bậc địa. xã hội, làm cho địa hình ngày càng thay đổi, làm mất đi vẻ nguyên sinh, hình thành nên dạng địa hình mới là dạng nhân sinh, phần lớn địa hình VN ngày nay là dạng địa hình nhân sinh. 1.