1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính

58 6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 624 KB

Nội dung

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU 3 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 3 1.2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 4 1.3. Phương pháp nghiên cứu 4 1.4. Kết cấu của đề tài 4 CHƯƠNG 2: TỔng quan vỀ gian lẬn trong kẾ toán, thỦ tỤc phát hiỆn gian lẬn và trách nhiỆm của kiỂm toán viên đỐi vỚi gian lẬn trong kiỂm toán báo cáo tài chính 6 2.1. Tổng quan về gian lận trong kế toán 6 2.1.1. Lịch sử gian lận 6 2.1.2. Lịch sử phát triển về gian lận 7 2.2. Lịch sử phát triển các công trình nghiên cứu về gian lận 10 2.2.1. Các nghiên cứu ban đầu: 10 2.2.2. Lý thuyết về Tam giác gian lận (Fraud Triangle) của Donald R. Cressey (19191987) 11 2.2.3. Bàn cân gian lận (Fraud Scale) của D.W. Steve Albert 12 2.2.4. Richard C. Hollinger Clark (1983) 14 2.2.5. Khảo sát về gian lận của công ty kiểm toán KPMG2009 14 2.2.6. Công trình nghiên cứu gian lận của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (ACFE) 16 2.3. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận 33 2.3.1. Lịch sử phát triển về trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận theo quốc tế 33 2.3.2. Lịch sử phát triển về trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận theo chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ 35 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIAN LẬN,THỦ TỤC PHÁT HIỆN GIAN LẬN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI GIAN LẬN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 51 4.1. Thực trạng về gian lận trên Báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam 51 4.1.1. Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết: Nhiều sai phạm dẫn đến thua lỗ kéo dài 51 4.1.2. Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông 53 4.1.3. Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) 55 4.1.4. Khảo sát nhỏ về vấn nạn tiêu cực gian lận ở Doanh nghiệp 56 4.2. Thực trạng về trách nhiệm của kiểm toán viên đối với việc phát hiện gian lận trên Báo cáo tài chính 59 4.2.1. Những quy định về thủ tục phát hiện gian lận và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận tại Việt Nam 59 CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hiện nay, nhu cầu tiếp nhận và thu thập thông tin rất quan trọng đối với các quyết định của nhà đầu tư, do đó nhu cầu về sự trung thực của Báo cáo tài chính càng trở nên quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Lịch sử thế giới đã chỉ ra rằng có rất nhiều vụ gian lận đã làm sụp đổ rất nhiều công ty khổnglồ mà người ta tưởng chừng như nó sẽ không bao giờ bị sụp đổ. Bên cạnh đó, sự gian lận ngày càng tinh vi hơn và các hậu quả của gian lận giờ đây không chỉ dừng lại các thiệt hại có thể ước tính được mà còn ảnh hưởng rất lâu dài đến lòng tin của nhà đầu tư và những người sử dụng báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, gian lận cũng đã bao gồm nhiều đối tượng tham gia, trong nhiều lĩnh vực và nó trở thành một vấn đề nang giải đối với rất nhiều tổ chức kinh doanh khác nhau. Việt Nam đang là một nền kinh tế đang phát triển, hòa vào dòng chảy của nền kinh tế thế giới, vì thế cũng không tránh khỏi những tác động của gian lận. Trong những năm qua, nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán tại Việt Nam đã phát triển không ngừng do có sự gia nhập của các tổ chức nghề nghiệp lâu đời và có uy tín trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện nay, toàn bộ các công ty kiểm toán lớn trên thế giới đề có mặt tại Việt Nam và đó là một tín hiệu vui đối với nền kinh tế nước nhà nói chung và nghề nghiệp kiểm toán nói riêng. Vì vậy, bài viết tập trung phân tích và chỉ dẫn ra một số nghiên cứu về gian lận phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân của gian lận và từ đó đề ra các hướng tiếp cận đối phó với gian lận và giúp cho kiểm toán viên có thể kiểm soát được gian lận trên báo cáo tài chính trong mức độ cho phép. 1.2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích của đề tài nhằm giải quyết những vấn đề sau: Thứ nhất, trình bày những phát hiện và cách thức của các tổ chức kế toán trên thế giới trong nhận diện gian lận và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận; Thứ hai, khảo sát thực trạng về trách nhiệm của kiểm toán viên làm việc trong các công ty kiểm toán tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đối với gian lận tại các công ty trên khu vực thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Thứ ba, tìm ra các nguyên nhân và giải pháp (nếu có) nhằm nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính. Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong kiểm toán báo cáo tài chính tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, không tập trung vào các kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp quy nạp từ các nghiên cứu về gian lận để tổng hợp các phương thức chính gian lận trên báo cáo tài chính. Sử dụng phương pháp thống kê đối với việc gửi bảng câu hỏi cho các kiểm toán viên tại khu vục thành phố Hồ Chí Minh nhằm tổng kết các kết quả thu được. 1.4. Kết cấu của đề tài Phần 1: Tổng quan về gian lận kế toán. Thủ tục phát hiện gian lận và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận; Phần 2: Thực trạng về gian lận trên Báo cáo tài chính và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh hiện nay;

GVHD: TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU 2 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 2 1.2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 3 1.3. Phương pháp nghiên cứu 3 1.4. Kết cấu của đề tài 3 CHƯƠNG 2: Tổng quan vỀ GIAN LẬN TRONG KẾ TOÁN, TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5 2.1. Tổng quan về gian lận trong kế toán 5 2.2. Lịch sử phát triển các công trình nghiên cứu về gian lận 9 2.3. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận 29 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIAN LẬN,THỦ TỤC PHÁT HIỆN GIAN LẬN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI GIAN LẬN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 47 3.1. Thực trạng về gian lận trên Báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam 47 3.2. Thực trạng về trách nhiệm của kiểm toán viên đối với việc phát hiện gian lận trên Báo cáo tài chính 55 Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 1 - GVHD: TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hiện nay, nhu cầu tiếp nhận và thu thập thông tin rất quan trọng đối với các quyết định của nhà đầu tư, do đó nhu cầu về sự trung thực của Báo cáo tài chính càng trở nên quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Lịch sử thế giới đã chỉ ra rằng có rất nhiều vụ gian lận đã làm sụp đổ rất nhiều công ty khổnglồ mà người ta tưởng chừng như nó sẽ không bao giờ bị sụp đổ. Bên cạnh đó, sự gian lận ngày càng tinh vi hơn và các hậu quả của gian lận giờ đây không chỉ dừng lại các thiệt hại có thể ước tính được mà còn ảnh hưởng rất lâu dài đến lòng tin của nhà đầu tư và những người sử dụng báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, gian lận cũng đã bao gồm nhiều đối tượng tham gia, trong nhiều lĩnh vực và nó trở thành một vấn đề nang giải đối với rất nhiều tổ chức kinh doanh khác nhau. Việt Nam đang là một nền kinh tế đang phát triển, hòa vào dòng chảy của nền kinh tế thế giới, vì thế cũng không tránh khỏi những tác động của gian lận. Trong những năm qua, nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán tại Việt Nam đã phát triển không ngừng do có sự gia nhập của các tổ chức nghề nghiệp lâu đời và có uy tín trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện nay, toàn bộ các công ty kiểm toán lớn trên thế giới đề có mặt tại Việt Nam và đó là một tín hiệu vui đối với nền kinh tế nước nhà nói chung và nghề nghiệp kiểm toán nói riêng. Vì vậy, bài viết tập trung phân tích và chỉ dẫn ra một số nghiên cứu về gian lận phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân của gian lận và từ đó đề ra các hướng tiếp cận đối phó với gian lận và giúp cho kiểm toán viên có thể kiểm soát được gian lận trên báo cáo tài chính trong mức độ cho phép. Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 2 - GVHD: TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 1.2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích của đề tài nhằm giải quyết những vấn đề sau: Thứ nhất, trình bày những phát hiện và cách thức của các tổ chức kế toán trên thế giới trong nhận diện gian lận và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận; Thứ hai, khảo sát thực trạng về trách nhiệm của kiểm toán viên làm việc trong các công ty kiểm toán tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đối với gian lận tại các công ty trên khu vực thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Thứ ba, tìm ra các nguyên nhân và giải pháp (nếu có) nhằm nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính. Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập trong kiểm toán báo cáo tài chính tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, không tập trung vào các kiểm toán Nhà nước và kiểm toán nội bộ. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp quy nạp từ các nghiên cứu về gian lận để tổng hợp các phương thức chính gian lận trên báo cáo tài chính. Sử dụng phương pháp thống kê đối với việc gửi bảng câu hỏi cho các kiểm toán viên tại khu vục thành phố Hồ Chí Minh nhằm tổng kết các kết quả thu được. 1.4. Kết cấu của đề tài Phần 1: Tổng quan về gian lận kế toán. Thủ tục phát hiện gian lận và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận; Phần 2: Thực trạng về gian lận trên Báo cáo tài chính và trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh hiện nay; Phần 3: Các nguyên nhân và giải pháp (nếu có) nhằm nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính. Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 3 - GVHD: TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 4 - GVHD: TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN TRONG KẾ TOÁN, TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1. Tổng quan về gian lận trong kế toán 2.1.1. Lịch sử gian lận Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt (1994), gian lận là: có hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc. Theo định nghĩa của Chuẩn mực kiểm toán VSA 240: Gian lận là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến BCTC. Gian lận có thể biểu hiện dưới các dạng tổng quát sau: - Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính; - Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán làm sai lệch báo cáo tài chính; - Biển thủ tài sản; - Che dấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch báo cáo tài chính; - Ghi chép các nghiệp vụ không đúng sự thật; - Cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính; - Cố ý tính toán sai lệch về số học. Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 5 - GVHD: TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 2.1.2. Lịch sử phát triển về gian lận a. Nghiên cứu về các vụ bê bối có liên quan đến gian lận kế toán trên thế giới 1. Ngân hàng tín dụng và thương mại quốc tế (Bank of Credit and Commerce International -BCCI) Ngân hàng tín dụng và thương mại quốc tế đã được thành lập tại Karachi, Pakistan vào năm 1972 và đăng ký tại Luxembourg, London bởi Aga Hasan Abedi. Đây là một ngân hàng quốc tế lớn với 30.000 nhân viên và hoạt động tại 78 quốc gia. Đây là ngân hàng tư nhân lớn thứ bảy đến năm 1991 cho đến khi nó đã được đóng lại. Cáo buộc: Đây là một trong những vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử tài chính với 20 tỷ đô la bị mất. Hơn 13 tỷ đô la trái phiếu quỹ bị mất tích. Cáo buộc khác bao gồm hối lộ, hỗ trợ khủng bố, rửa tiền, buôn lậu, bán công nghệ hạt nhân. 2. Enron Corporation Enron được thành lập tại Houston, Texas vào năm 1985. Đó là một trong những điện hàng đầu thế giới, khí tự nhiên, giấy và bột giấy và công ty truyền thông sử dụng 22.000 người. Công ty này sáng tạo nhất của Mỹ bị mất danh tiếng của mình vào năm 2001 với gian lận kế toán. Nó là khá phổ biến đối với các vụ bê bối của công ty và được gọi là vụ bê bối Enron. Cáo buộc: Các khoản nợ của công ty đã bị che giấu và lợi nhuận bị khai khống hơn 1 tỷ đô la. Enron đã đưa hối lộ cho các chính phủ nước ngoài để giành các hợp đồng ở nước ngoài. 3. WorldCom Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 6 - GVHD: TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 WorldCom là công ty điện thoại đường dài lớn thứ hai của Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1983. Bernard Ebbers là Giám đốc điều hành của nó và nó đã trở thành tổng giám đốc WorldCom vào năm 1995. Sau 19 năm thành lập, đến năm 2002 các vụ bê bối kế toán của công ty đã bị phanh phui. Cáo buộc: Khai giảm chi phí kết nối bằng cách vốn hóa vào bảng cân đối kế toán và 3,8 tỷ USD tiền mặt được phóng đại như là chi phí vốn hóa thay vì là chi phí hoạt động. 4. Tyco International Tyco là một công ty sản xuất toàn cầu được thành lập vào năm 1960. Trụ sở hoạt động của nó là ở Princeton, New Jersey. Với 118.000 nhân viên, nó bao gồm các dịch vụ an ninh, sản phẩm an toàn, dịch vụ phòng cháy chữa cháy, kiểm soát dòng chảy, điện và các sản phẩm kim loại. Cáo buộc: Giám đốc điều hành Dennis Kozlowski và cựu giám đốc tài chính and former Mark H. Swartz đã bị cáo buộc hành vi trộm cắp 600 triệu USD từ công ty trong năm 2002. 5. Kanebo Limited Kanebo là một doanh nghiệp dệt may và mỹ phẩm khổng lồ tại Nhật Bản. Ban đầu nó được thành lập vào năm 1887. Nó có 13.580 nhân viên. Năm 2003, một gian lận kế toán lớn đã tiết lộ được coi là gian lận lớn nhất Nhật Bản. Cáo buộc: Thổi phồng lợi nhuận hơn 2 tỷ USD trong vòng 5 năm. 6. Waste Management, Inc Công ty Waste Management được thành lập 1894 dựa trên các trụ sở chính tại Houston, Texas. Nó là một công ty quản lý chất thải và các dịch vụ môi trường với 50.000 nhân viên và một mạng lưới hoạt động với 413 cơ sở . Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 7 - GVHD: TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 Cáo buộc: Thu nhập được thổi phòng 1,7 tỷ USD bằng cách tăng thời gian khấu hao tài sản và thiết bị vào năm 2002. 7. Parmalat Parmalat được thành lập vào năm 1961 tại Ý bởi Calisto Tanzi. Là một sữa đa quốc gia Ý và Tổng công ty thực phẩm với hơn 15.000 nhân viên. Công ty hàng đầu này sụp đổ vào năm 2003 với một vụ bê bối kế toán trị giá 20 tỷ USD được coi là vụ phá sản lớn nhất. Cáo buộc: Tổng số nợ của công ty đã được tăng hơn gấp đôi trên bảng cân đối kế toán. Giả mạo và phá sản là một số cáo buộc khác. 8. Health South Corporation Công ty Y tế Health South được thành lập bởi Richard M. Scrushy trong năm 1984 tại Birmingham, Alabama, Hoa Kỳ để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Công ty có 22.000 nhân viên và hoạt động với 100 Bệnh viện phục hồi chức năng cho bệnh nhân nội trú. Mặc dù tài khoản của công ty được làm giả từ năm 1996, vụ bê bối được đưa vào phát hiện vào năm 2003. Cáo buộc: Thu nhập của công ty đã được phóng đại hơn 4.700% và khai khống 1,4 tỷ USD để đáp ứng sự mong đợi của nhà đầu tư. 9. American International Group (AIG) Mặc dù AIG được thành lập vào năm 1919 tại Thượng Hải, Trung Quốc bởi Cornelius Vander Starr, nó đã lên thị trường chứng khoán vào năm 1969. Đó là một Công ty bảo hiểm lớn của Mỹ có trụ sở tại thành phố New York với 116.000 nhân viên. Cáo buộc: Công ty duy trì thỏa thuận béo bở khoản tiền phải trả, mời các hồ sơ dự thầu gian lận đối với các hợp đồng bảo hiểm và thổi phồng tình hình tài chính cao hơn 2,7 tỷ USD vào năm 2005. Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 8 - GVHD: TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 10. Satyam Computer Services Satyam Computer Services được thành lập vào năm 1987 tại Hyderabad, Ấn Độ bởi Ramalinga Raju cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin. Công ty có một mạng lưới ở 67 quốc gia với 53.000 nhân viên. Rất gần đây tức là vào ngày 07 tháng 01 năm 2009 là vụ bê bối kế toán đã bị phát hiện. Cáo buộc: Số dư tiền mặt và ngân hàng khai khống hơn 1,5 tỷ USD, phóng đại khoản phải thu 100 triệu USD và khai giảm khoản phải trả 250 triệu USD đã được sắp xếp cho Raju. 2.2. Lịch sử phát triển các công trình nghiên cứu về gian lận 2.2.1. Các nghiên cứu ban đầu: Lý thuyết về các tổ chức khác nhau (Theory of Differential Association) : hành vi phạm tội thì được học hỏi không ngừng. Edwin H. Sutherland (1883-1950)- đã xuất bản tác phẩm “Nguyên lý tội phạm học” (Principle of Criminology) với các nội dung sau: - Tập trung vào nhóm “White collar “ (những nhân viên có vị trí cao trong công ty) - Xây dựng lý thuyết về phân loại xã hội. Kết luận chính tập trung trên hai lĩnh vực: i) Người phạm tội không thể thực hiện nếu không có sự tác động của yếu tố bên ngoài. ii) Quá trình đưa đến phạm tội bao gồm việc học những kỹ năng và có động cơ thúc đẩy hành vi phạm tội. Lý thuyết kiểm soát xã hội (Social Control Theory): được trình bày trong tác phẩm của Travis Hirschi vào năm 1969 với tiêu đề “nguyên nhân của sự phạm tội” (Causes of Delinquency), nói về tình trạng càng nhiều cá nhân tách khỏi cộng đồng thì càng dễ dẫn đến hành vi phạm tội. Lý thuyết về sự củng cố khác nhau (Differential Reinforcement Theory): Chỉnh sửa lại quan điểm của Sutherland về sự học hỏi của hành vi. Hành vi được kiểm soát bởi các tác nhân theo sau hành vi, ví dụ như là sự huấn luyện hành vi theo phương pháp thưởng phạt. Được tổng hợp bởi Ronald Akers Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 9 - GVHD: TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 vào năm 1977 trong tác phẩm “hành vi bất bình thường: một cách tiếp cận xã hội học” (Deviant Behavior: A Social Learning Approach). 2.2.2. Lý thuyết về Tam giác gian lận (Fraud Triangle) của Donald R. Cressey (1919-1987) Donald R. Cressey là nhà nghiên cứu về tội phạm tại trường Đại học Indiana (Mỹ) vào những năm 40 của thế kỷ 20. Vào những năm 1950, Donald Cressey được sự khích lệ của Edwin Sutherland, người đã hướng dẫn luận án tiến sĩ cho ông, để sử dụng lý thuyết tại sao một người ở một vị trí có lòng tin lại có thể vi phạm lòng tin đó. Sutherland và Cressey quyết định phỏng vấn những người phạm tội tham ô, biển thủ tài sản. Cressey đã phỏng vấn hơn 200 phạm nhân phạm các tội trên trong tù. Một kết luận quan trọng của những nỗ lực của ông là mỗi trường hợp gian lận đều có 3 điều phổ biến là: Áp lực, cơ hội, thái độ. Đây cũng chính là 3 đỉnh của mô hình nổi tiếng “Tam giác gian lận” (Fraud Triangle). Tác phẩm “đánh cắp tiền của người khác” (Other people’s money), được bắt nguồn từ các nghiên cứu này của ông. Theo ông, gian lận chỉ phát sinh khi hội đủ 3 nhân tố sau: - Áp lực: Gian lận thường phát sinh khi nhân viên, người quản lý hay tổ chức chịu áp lực. Áp lực có thể là những bế tắc trong cuộc sống cá nhân như do khó khăn về tài chính, do sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa người chủ và người làm thuê. - Cơ hội: Khi đã bị áp lực, nếu có cơ hội, họ sẵn sàng thực hiện hành vi gian lận. Có hai yếu tố liên quan đến cơ hội là: nắm bắt thông tin và có kỹ năng thực hiện. - Thái độ, cá tính: Không phải mọi người khi gặp khó khăn và có cơ hội cũng đều thực hiện gian lận mà phụ thuộc rất nhiều vào thái độ cá tính của từng cá nhân. Có những người dù chịu áp lực và có cơ hội thực hiện nhưng vẫn không thực hiện gian lận và ngược lại. Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 10 - [...]... toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 20 - GVHD: TS TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 Sáu phòng ban này chiếm đến hơn 77% các trường hợp gian lận Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 21 - GVHD: TS TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 Bảng 8: Gian lận theo phòng... Thời gian gian lận trên các khoản mục của Báo cáo tài chính Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 22 - GVHD: TS TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 Bảng 9: Thời gian gian lận của các khoản mục của Báo cáo tài chính Đơn vị tính: tháng Chỉ tiêu 2008 2010 2012 Khoản mục lương 25 24 36 Kiểm tra kết hợp 30 24 30 Gian. .. đầy đủ định nghĩa về gian lận, yếu tố dẫn đến gian lận, trách nhiệm của kiểm toán viên; chưa có hướng dẫn chi tiết về thủ tục kiểm toán đối với gian lận Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 29 - GVHD: TS TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 Các điểm mới sửa đổi của ISA 240 (2009) - Thay đổi về tên gọi : ISA 240... hoặc Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 34 - GVHD: TS TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 Ủy ban kiểm toán Kiểm toán viên cũng được yêu cầu để đánh giá ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, nếu trọng yếu, nhấn mạnh về việc điều chỉnh hoặc bổ sung công bố thông tin trong báo cáo hoặc từ chối trên báo cáo kiểm toán. .. liên quan đến vụ án trên Gian lận báo cáo tài chính tại Enron đã trở nên phổ biến Đây là WorldCom vụ gian lận lớn nhất trong lịch sử đến nay Gian lận báo cáo tài chính Một vụ gian lận lớn với thiệt hại khoảng 13 tỷ đô là Mỹ Các cuộc họp xây dựng luật đang được Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 32 - GVHD: TS TRẦN THỊ GIANG... nghiên cứu của ACFE Dưới đây là kết quả của công trình nghiên cứu của ACFE vào năm 2008, 2010, 2012 Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 15 - GVHD: TS TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 Mô hình “Cây gian lận - Nguồn: báo cáo của ACFE năm 2012 Các loại gian lận Có ba loại gian lận như sau: - Biển thủ tài sản:... thuyết minh trong báo cáo tài chính Biện pháp xử lý - Đối vói rủi ro về sai phạm trọng yếu do gian lận ở mức độ tổng thể BCTC - Đối với các rủi ro do gian lận ở mức độ cơ sở dẫn liệu - Thủ tục kiểm toán trong trường hợp ban giám đốc vượt khỏi hệ thống KSNB Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 30 - GVHD: TS TRẦN THỊ GIANG TÂN... đề cập đến trong những báo cáo trước Tổn thất tính trên số nhân viên, quy mô của công ty Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 19 - GVHD: TS TRẦN THỊ GIANG TÂN Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 Kết quả nghiên cứu cho thấy, gian lận ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ là cao nhất Gần 35% trường hợp gian lận xuất hiện trong các doanh... khóa sổ kế tóan, thông tin về bên có liên quan, các những thay đổi về chính sách kế toán 2.3 Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận 2.3.1 Lịch sử phát triển về trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận theo quốc tế Chuẩn mực kiểm toán quốc tế về gian lận bao gồm: IAG 11 (1982) : - Trách nhiệm phát hiện và ngăn ngừa sai sót và gian lận thuộc về Ban giám đốc - Mục tiêu của kiểm toán là... khi nhân viên biển thủ tài sản của tổ chức (ví dụ điển hình là biển thủ tiền, đánh cắp hàng tồn kho, gian lận về tiền lương) Đề tài: Tổng quan về gian lận trong kế toán, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận trong Báo cáo tài chính - 16 - GVHD: TS TRẦN THỊ GIANG TÂN - Lớp Kế toán Kiểm toán – K20 Tham ô: Xảy ra khi người quản lý lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của họ tham ô tài sản của công

Ngày đăng: 23/07/2014, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w