1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Tình huống truyện trong “Yêu ngôn” của Nguyễn Tuân" ppt

6 613 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 107,38 KB

Nội dung

Qua các tình huống “nhận thức - phản tỉnh” và các tình huống mang đậm chất Liêu trai, Nguyễn Tuân một mặt đã làm nổi bật được tính cách của những con người biết giữ thiên lương trong sán

Trang 1

Tình huống truyện trong yêu ngôn của nguyễn tuân

Nguyễn Hoàng Liêm (a)

dựng tình huống truyện ở loạt truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân Qua các tình huống “nhận thức - phản tỉnh” và các tình huống mang đậm chất Liêu trai, Nguyễn Tuân một mặt đã làm nổi bật được tính cách của những con người biết giữ thiên lương trong sáng, biết tôn thờ cái đẹp, mặt khác cũng đã thể hiện được khả năng mê hoặc

độc giả bằng trí tưởng tượng phong phú của mình

1 Tình huống là một trong những

yếu tố nghệ thuật cốt lõi và độc đáo

trong sáng tạo nghệ thuật Trong thi

pháp truyện ngắn hiện đại, thuật ngữ

tình huống không còn xa lạ với nhiều

nhà nghiên cứu và với cả độc giả Thế

nhưng, để hiểu một cách cụ thể, tường

minh về nó thật không đơn giản Mỗi

nhà nghiên cứu, mỗi nhà văn có một

cách nhìn nhận chúng khác nhau, do

đứng trên những quan điểm, lập trường

khác nhau Đi tìm điểm thống nhất

giữa các quan niệm, chúng tôi thấy

rằng các nhà nghiên cứu về cơ bản đều

thừa nhận: tình huống chính là yếu tố

nghệ thuật cốt yếu, là huyệt điểm trung

tâm tạo nên độ âm vang và sức tác động

mạnh mẽ của tác phẩm

Nhà văn Bùi Hiển cho rằng tình

huống là khoảnh khắc và nhấn mạnh:

“Vấn đề đặt ra với người viết là lựa

chọn thật xác đáng và “đắc địa” cái

đoạn, cái chương, cái khoảnh khắc ấy”

và “Khoảnh khắc, đúng vậy, phải là cái

“khoảnh khắc cốt yếu”, khi nhân vật đặt

trong một hoàn cảnh nhất định, tất

phải bộc lộ tính cách chủ yếu của mình,

cái tính cách chi phối cách sống, cách

nghĩ, cách ứng xử, đường đi nước bước

và số phận của đời mình” [1, 187-188]

Nhà văn Nguyễn Kiên xem truyện

ngắn là một trường hợp hay một tình

thế: “Tôi cho rằng mỗi truyện là một trường hợp” [3, 45] và “Theo tôi mỗi truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình thế như thế nào đó đã xảy ra trong đời sống, nếu có đến hai tình thế trở lên, truyện ngắn sẽ bị phá vỡ” [3, 47] Xét đến cùng tình huống là sự kiện

đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm theo lối lạ hoá, nghĩa là nhà văn làm sống dậy trong sự kiện ấy một tình thế bất thường của quan hệ đời sống: quan hệ giữa nhân vật tham gia vào sự kiện hoặc giữa nhân vật với ngoại giới (tuy nhiên cũng cần phân biệt tình huống với khái niệm

đỉnh điểm và hoàn cảnh điển hình)

2 Vào thập niên 40 của thế kỷ XX, trên văn đàn xuất hiện một số truyện ngắn của Nguyễn Tuân viết theo kiểu Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh với tên gọi chung là truyện yêu ngôn Đó toàn là những truyện thần tiên, ma quái, hoang đường Tập Yêu ngôn có tám câu chuyện ma quái hấp dẫn mang

đậm dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân là: Khoa thi cuối cùng, Trên đỉnh non Tản, Đới roi, Xác ngọc lam, Rượu bệnh, Lửa nến trong tranh, Loạn âm, Tâm sự nước độc (riêng Tâm sự nước độc trích trong Chùa Đàn - một truyện đã được chuyển thể thành kịch bản phim Mê

Nhận bài ngày 25/02/2009 Sửa chữa xong 08/4/2009

Trang 2

Thảo - Thời vang bóng do Việt Linh làm

truyền kỳ, chí quái thời trung đại

Thông thường người xưa viết truyện

hoang đường, ma quái hay thần tiên với

mục đích răn đời, tải đạo, hướng con

người đến chân - thiện - mỹ Thế nhưng,

với Nguyễn Tuân, “yêu ngôn trước hết

phải là yêu ngôn”, tức là tác giả luôn có

ý thức gia công nhiều vào cái gọi là thần

kỳ, quái đản của nhân vật, cảnh vật,

tình tiết, nhất là cái không khí ma quái

của truyện Tất nhiên, truyện của

Nguyễn Tuân dù “yêu ngôn” thế nào đi

chăng nữa vẫn mang nội dung luân lý,

đạo lý Điều này thể hiện rõ nhất qua

tình huống truyện, bởi tình huống bộc

lộ tính cách nhân vật

2.1 Trước hết, chúng tôi xin đi vào

làm rõ những tình huống được nhà văn

tạo ra nhằm soi tỏ các bước ngoặt nhận

thức hay sự phản tỉnh của nhân vật Về

cơ bản, lô gích của chúng là lô gích hiện

thực, cho dù không khí chung của

truyện là không khí ma quái

Trong truyện Đới Roi, Cậu Đới (tức

ấm Đái) là con Bố Nam Mặc dù chữ

Đái được các cụ nhà nho diễn giảng đẹp

và hay nhưng tất cả chị em trong giáo

phường đều gọi chệch đi là Đới Cậu Đới

là người rất tài hoa nhưng rơi vào hoàn

cảnh bần cùng, sống bằng nghề chuốt

roi chầu và vót gọng ô nan hoa xe đạp

làm tiêm bán cho các tiệm Là một con

người thực thụ, Đới cũng hằng mong

ước có cuộc sống sung sướng, hạnh phúc

bên người mình yêu Thế nhưng do

hoàn cảnh bản thân bần cùng, tương lai

mù mịt nên anh ngày càng chai lì đến

mức cố chấp Đối diện với tình yêu nồng

nàn của cô đào Vy, anh luôn tìm cách

trốn chạy, mặc dù anh xem cô là người

tri kỷ: “Đới Roi hiểu Vy thương mình

lắm Nhưng gắn cái thân mình vào đời

Vy, chàng thấy là buộc một quả chì vào

đời người ta để rồi mà chịu ơn đời đời ” [2, 75] Và đỉnh điểm dồn nén của sự tự

ti mặc cảm đã đến khi đào Vy quyết

định chung sống với anh ta Đới Roi biết rằng chỉ tối tân hôn này là đời đào Vy

sẽ bị buộc chặt vào kiếp sống bần cùng,

đơn điệu của chàng Thế rồi Đới Roi quyết định treo cổ Một tình huống hết sức bi đát, một sự quyết định táo bạo Thà anh treo cổ làm một con ma tài tử

đêm đêm hiện về đánh trống chầu trên mái nhà nơi hàng viện, chứ nhất quyết không nhận một thứ tình yêu mà anh cho là “bố thí”, ban ơn Phải chăng trong nhận thức của Đới Roi, tình yêu

là phải sòng phẳng, phải đem lại hạnh phúc và chỗ dựa vững chắc cho người mình yêu

Loạn âm cũng có kiểu tình huống như thế Ông Kinh Lịch họ Trịnh ở làng Phú Giang tỉnh Đông, làm quan ở tỉnh Bắc, cáo quan về quê chịu tang mẹ

Đêm đêm ông Kinh Lịch thường thức khuya để nghiền ngẫm sách thánh hiền Bỗng đêm nọ ông thấy hiện hai tên lính ăn mặc dị thường bước vào nhà với khay lễ vật rất xinh và kính cẩn:

“Thưa ngài, ông Lớn chúng con hành lạc qua vùng đây, có chút lễ vật truyền cho chúng con đưa đến hầu ngài ” [2, 145] Ông Kinh Lịch hết sức ngạc nhiên không hiểu Quan Lớn nào Té ra Quan Lớn dưới âm ty trước kia là học trò cụ

Đắc (bố Kinh Lịch) Qua Quan Lớn mà

ông biết được quê ông sắp có một trận dịch tả lớn, vì Diêm Vương cần nhiều phu để dắp đường nơi địa phủ Do quen biết và nể tình thế huynh nên quan địa phủ cho ông Kinh Lịch xem qua danh sách những người làng ông sẽ bị bắt xuống địa phủ làm phu Quả là khó khăn khi phải đối diện với một tình huống như vậy Toàn là những người quen, biết bắt ai và chừa ai đây? Kinh Lịch nói: “ trong cái đời liêm chính của

Trang 3

tôi, chưa lúc nào tôi có làm điều gì

khuất tất trong lòng Xin Quan Lớn cứ

thừa thiên mà hành đạo ” [2, 151] Một

khoảnh khắc dẫn đến một quyết định

Câu nói thừa thiên mà hành đạo đã đủ

nói lên tính cách khẳng khái của một

ông quan liêm chính Như vậy, với tính

cách và phẩm hạnh của mình, họ Trịnh

không vì tình riêng mà cố chữa lại

mệnh trời - nghĩa là xin xoá tên những

người thân trong cuốn sổ bắt phu của

Diêm Vương

Truyện Xác ngọc lam dựa trên một

môtíp có phần quen thuộc trong dân

gian: môtíp nhập vai Một cây dó cổ thụ

thành tinh có người con gái áo chàm ẩn

ngụ Hằng ngày, nàng vẫn từ gốc cây ra

ngoài dạo chơi thơ thẩn và cất tiếng

hát Giọng hát của nàng khi thì “bi

tráng” như “của người khách hiệp gặp

đường cùng”, khi thì “trong trẻo như

pha lê và vui như tiếng thông reo giữa

giời nổi gió”, khi lại “rờn rợn” ( ) như

lối ma Hời đưa võng ru con” Vì có tình

cảm với cậu Năm nhà họ Chu, cô Dó đã

nhập vào hòn đá để được chung sống với

chàng Đêm đêm cô hiện ra giúp cho

nghề làm giấy của gia đình họ Chu ở

làng Hồ có được trình độ tinh tế Thế rồi

ông Chiêu Hiện tìm cách đánh tráo

phiến ngọc thạch kia về tặng cho ông

Huyện Khoẻ - người mà mình chịu ơn

Từ đó cô Dó chết dần chết mòn vì buồn

và thiếu vỏ dó ăn, cuối cùng nàng chết

biến thành một viên ngọc toàn bích

trong suốt Bản chất ô trọc của Huyện

Khoẻ hiện rõ khi ông nhìn thấy xác

ngọc lam Biết được lòng tham của ông

Huyện Khoẻ, Chiêu Hiện hối hận vì trót

“thờ nhầm phải một người có nhân cách

đê hạ” Ông đã quyết định từ chối mọi

tặng phẩm quý giá của tên “bạo phú” để

trở về quê chịu chết trong cảnh nghèo

đói Tình huống Chiêu Hiện phản tỉnh -

hối hận diễn ra một cách tất yếu Nếu

ông không đánh tráo ngọc thạch thì đâu xảy ra điều đau lòng đáng tiếc kia và cô

Dó sẽ còn hiện hữu với cõi đời cùng với

nụ cười, tiếng hát và sự cống hiến lớn lao cho nghề giấy làng Hồ Qua đó, thiên truyện khẳng định một luân lý tự nhiên: cái đẹp, cái cao cả thiêng liêng của tạo hoá không là sở hữu riêng một cá nhân nào, nhất là kẻ tham lam bần tiện kiểu ông Huyện Khoẻ Và cái đẹp

sẽ tiêu biến, mất giá trị khi ở trong hoàn cảnh không phù hợp Phải chăng

sự từ chối mọi đặc ân cũng như sự day dứt của Chiêu Hiện là quá trình tự ý thức tìm lại chính mình ngay trong cõi chết

Thiên truyện Rượu bệnh kể về nhân vật Bố Ô - cái tên mà các cô nàng hàng rượu đặt cho ông già đánh thuế rượu một cách kỳ dị Bố Ô - một người nát rượu đến mức quái đản: cả thân xác biến thành một khối men bốc lửa không gì dập tắt nổi Mỗi buổi sáng khi hơi sương còn dày đặc, Bố Ô đã lên đường làm kẻ hành khất, mà hành khất rượu mới lạ chứ Có thể nói cách ăn xin của lão quả là cách của một tay điệu nghệ, già đời Hễ thấy cô hàng rượu nào đi qua ông đều gọi: “Có rượu ngon cho lão mua vài cân” rồi ông lão liền đưa cái chén gỗ cho cô hàng rót đầy vào để nếm thử Nếm xong ông già hoặc kêu nhạt, hoặc chê là khê, xua tay cho cô hàng đi ( ) Một cô hàng rượu, hai cô hàng rượu, dăm bảy cô hàng rượu ” [ 2, 107-108] Cứ thế mà ngày nào lão cũng no bữa rượu Những tưởng kẻ chỉ biết ăn xin và nát rượu như thế là một kẻ hoàn toàn vô tích sự, thậm chí không thấy

được trắng đen của trò đời Nhưng có ai ngờ, chứng kiến cảnh cô Cốm - một cô hàng rượu mồ côi cha mẹ bị cậu Tư con quan Thượng bắt về phủ mà hiếp - lão

điên tiết xông vào dinh quan Thượng,

“gạt phăng cả lính canh cổng ngoài và

Trang 4

bất chấp cả lũ lính hầu võng trong” [2,

113] Tình huống phản kháng bất ngờ

như thế đủ cho thấy trong sâu thẳm con

người bốc “hơi men” ấy vẫn còn lương

tri trong sáng Hành động bất chấp tính

mạng cứu cô Cốm cũng có thể xem là sự

đền ơn, một sự đấu tranh vì lẽ phải

Dường như khi chìm vào men say bí tỉ

thì con người mới sống thật người hơn

Như vậy, các tình huống kể trên đã

thể hiện một cách sâu sắc quá trình tự

ý thức của mỗi nhân vật Truyện ngắn

sống bằng nhân vật và nhờ vào tình

huống độc đáo mà tính cách của nhân

vật thể hiện rõ nét Nguyễn Tuân đã rất

thành công ở điểm này Hơn thế nữa,

truyện ngắn Nguyễn Tuân có “yêu

ngôn” thế nào đi nữa vẫn có nội dung

đạo lý, luân lý của nó

2.2 Ngoài các tình huống được xây

dựng theo lô gích hiện thực, Yêu ngôn

của Nguyễn Tuân còn có nhiều tình

huống được xây dựng theo lô gích của

thế giới Liêu trai, mà ở đó, diễn biến

của sự vật, sự việc luôn chịu sự chi phối

của các lực lượng siêu nhiên, con người

không thể nào can thiệp được Qua

chúng, Nguyễn Tuân cho ta thấy thêm

một chiều kích tồn tại, một phương diện

tồn tại khác của con người - cái chiều

kích, phương diện được bộc lộ khi con

người đối mặt với những điều kỳ bí,

huyền diệu của thế giới Đỗ Đức Hiểu

từng cho rằng truyện Nguyễn Tuân

xoay quanh ba môtíp chính: “môtíp buổi

chiều máu”, “môtíp sương mờ” và “môtíp

Liêu trai” Ta thấy môtíp Liêu trai thể

hiện rõ qua tập truyện Yêu ngôn, trong

đó có hai truyện được rút từ Vang bóng

một thời (đó là Khoa thi cuối cùng và

Trên đỉnh non Tản) Nguyễn Tuân là

một con người hiếu kỳ, thích cảm giác

mạnh Săn tìm cảm giác ở cõi dương

gian mãi cũng chán, Nguyễn Tuân tìm

đến cõi thần tiên, cõi âm, cõi ma và ông

đã gặp Bồ Tùng Linh ở đấy

Tình huống trong truyện Trên đỉnh non Tản được xây dựng dựa trên sự giao ước giữa con người với thần linh Truyện đưa ta vào một thế giới huyền

ảo chỉ có trong mơ Khi đối diện với thế gian ô trọc, con người thường hướng đến một thế giới huyền ảo mộng mơ để giải khuây Trên đỉnh non Tản kể về chuyện Thánh Tản Viên gây thù kết oán với Tiểu Long hầu, con vua Thủy Tề Thần Núi và hoàng tử Nước là hai tình địch trong một thiên tình sử kiểu Sơn Tinh Thủy Tinh Cứ sau mỗi trận đánh nhau như thế thì đền Thượng trên núi Tản Viên xuống cấp, hư hao và nhóm thợ mộc làng Chàng Thôn có dịp gọi lên trùng tu Đúng thật, thế giới non tiên hiện ra trước mắt nhóm thợ quả như trong giấc mơ: không gian yên tĩnh trong trẻo, tiếng suối róc rách, hồ đào trĩu quả, chim trên cành, cá dưới khe nhiều vô số kể Cách săn bắn cũng rất

đặc trưng: cái tên vàng dùng bắn chim, tên bạc dùng bắn cá, “cứ bắn ra, rồi mũi tên sẽ vòng quay lại, không bao giờ hết tên” Thật hấp dẫn và lý thú biết bao Muốn có cơm ăn chỉ cần đập vỡ hòn cuội

sẽ có tất cả: cuội xanh là lúa tẻ, cuội vàng lúa nếp Còn muốn thưởng thức một chút men cay thì khỏi lo Chỉ cần

đập cuội trắng lấy nhân hoà vào nước suối thành rượu mà uống Thế nhưng, khi việc trùng tu đền Thượng sắp xong

là khi nhóm thợ cảm thấy buồn tiếc vì sắp phải xa chốn tiên cảnh Vả lại, “cứ ở trên này, thì bọn thợ còn được tha hồ bàn tán đến những cái lạ của ngàn thăm thẳm kín mật ” Phải chăng chính Nguyễn Tuân đặt con người trước tình huống phải rời xa cái đẹp trong một tâm thế bị động Và cái đẹp chỉ hiện hữu trong giấc mơ bất khả tiết lộ

Trang 5

Những cái đẹp của cõi mộng mơ, những

ước muốn trần tục của con người chính

là khát vọng ngàn đời của trần thế

Khoa thi cuối cùng được triển khai

xoay quanh tình huống hồn ma báo oán

Hai anh em Đầu Xứ Anh và Đầu Xứ Em

thuộc nòi tài hoa Thơ phú làm rất

nhanh, sách vở nhớ có thể vạch ra từng

chương, từng tiết một Thế nhưng, cứ

mỗi bận lều chõng lên kinh ứng thí thì

lại hỏng bởi sự báo ứng của hồn ma Hồi

còn mồ ma cụ Huấn, cụ đã mang lấy

trách nhiệm tinh thần về cái chết của

một nàng hầu tài hoa nổi tiếng Và

người thiếp ấy, lúc tự ải đang có mang

được sáu bảy tháng Vì oán hận, nên

hồn ma ấy cứ bám riết con cháu ông

Huấn không cho dòng họ này mở mày

mở mặt Năm ấy, ông Đầu Xứ Anh vào

trường thi thì hồn ma lại hiện lên báo

oán: “Một người đàn bà trẻ, xõa tóc, ẵm

con, hiện ngay lên dưới lều, ngay chỗ

đầu chõng kêu khóc giữ rịt lấy tay

không cho viết quyển nữa Gào khóc

chán, người đàn bà ấy lấy mớ tóc xõa

quất vào mặt ông cứ bỏng rát lên Lại

cười sằng sặc, ” [2, 23] Một tình huống

kỳ ảo đến mức rùng rợn Như vậy, ông

Đầu Xứ Anh vốn dĩ thi hỏng không vì

bất tài, vô dụng mà do hồn ma tìm mọi

cách để phá hoại Tình huống càng đẩy

lên đến mức đỉnh điểm, cao trào, khi gia

đình hai anh em ông Đầu Xứ đứng

trước khoa thi cuối cùng của buổi giao

thời, cũng là cơ hội cuối cùng của dòng

họ Và hồn ma vô tình kia cũng nhẫn

tâm báo oán đến cùng Thông qua tình

huống mang tính cách báo oán vốn ám

ảnh nhiều sĩ tử thời xưa, truyện ngắn

này đã đưa đến một cách giải thích về

nguyên nhân của sự thi trượt của nhiều

kẻ tài cao học rộng

Truyện Tâm sự nước độc cũng có

tình huống gần giống như tình huống

hồn ma báo oán nói trên, tuy không

hướng tới việc vạch ra cái thù hằn nhỏ nhen mang tính người chung chung Cái “thù hằn” được nói tới ở đây là cái

“thù hằn” đặc trưng của những kẻ thuộc

“nòi tình” Cậu Lãnh út trong truyện có

vợ bị chết vì tai nạn xe lửa Cậu đâm ra chán nản bỏ bê mọi việc của ấp và thù hằn thời đại cơ khí, phủ nhận sự phát triển của thời đại Cậu Lãnh cứ ngồi im như thế suốt một năm “bóng in hẳn vào tường, đường viền quanh bóng in trông sắc gọn như nét cắt Lấy nước cọ không

đi và lấy vôi đặc quét lên mấy lần, cục bóng xám trên vách ấy cứ hiện bật lên” [2, 179]

Một nhân vật thứ hai là ông Chánh Thú khi chết đi, hồn ma nghệ sĩ còn nặng nợ với cõi trần đầy oan khiên Bá Nhỡ - người quản gia trung thành - bất chấp cả tính mạng của mình để làm cho chủ được vui lòng Đoạn hay nhất của tác phẩm, đáng gọi là những trang kiệt tác, chính là đoạn tả cảnh Bá Nhỡ đánh

đàn, cô Tơ hát và Lãnh út cầm chầu

Đặc biệt có ấn tượng là chi tiết bình hương bỗng nứt toác và có tiếng cười khanh khách vang ra - tiếng cười của hồn ma còn vươn vấn cõi trần

Riêng truyện ngắn Lửa nến trong tranh ít nhiều thể hiện tình huống vỡ mộng Cụ Lê Bích Xa (tức Rê-Bít-Xê) là người đam mê nghệ thuật - nghề buôn tranh cổ Cụ có thể bỏ ra hàng nghìn

đồng để mua một bức tranh cũ nát Những tưởng mình là người thiên hạ vô

địch am tường về tranh cổ: “Ai biết thế giới chơi tranh lại có người quái quỷ như mình” Và một bức tranh về tướng Hàn Kỳ đã bị tên khách bồi tranh đánh tráo ruột Cụ Lê Bích Xa phẫn nộ và tuyệt vọng khi người đời chỉ biết chạy theo những vật chất tầm thường “đến nỗi dửng dưng với Nghệ Thuật”

Trang 6

3 Có thể nói Yêu ngôn của Nguyễn

Tuân đã tái hiện một cách thành công

và độc đáo một thế giới kỳ ảo, hoang

đường, thần tiên, ma quái Dù là truyện

ma, truyện quỷ thì cũng là ma quỷ theo

kiểu Nguyễn Tuân - rất mực tài hoa, tài

tử Nguyễn Tuân tìm vào thế giới yêu

ma có lẽ còn do nhu cầu tìm một cảm

giác mới lạ và mãnh liệt: “Tôi muốn mỗi

ngày trong cuộc sống của tôi phải cho

tôi cái say của rượu tối tối tân hôn”

Như ta đã nói, tình huống chính là

một yếu tố cốt yếu của truyện ngắn Tổ

chức được tình huống chính là thành

công của người sáng tạo và đối với độc giả, nắm được tình huống thì mới có thể xem là nắm được chìa khóa vàng để khai thác bí ẩn của tác phẩm Tình huống luôn có vai trò cực kỳ quan trọng trong sáng tác, là cầu nối diệu kỳ giữa người sáng tạo và người đồng sáng tạo (tức người đọc) Tình huống trong Yêu ngôn chủ yếu là kiểu tình huống mang tính kỳ ảo, nhưng thông qua cái kỳ ảo

ấy, Nguyễn Tuân đã chuyển tải đến độc giả những luân lý, đạo lý của con người

và khát khao cái đẹp của cuộc đời

Tài liệu tham khảo

[1] Nhiều tác giả, Công việc viết văn, NXB Hà Nội, 1985

[2] Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Tuân - Yêu ngôn, NXB Hội Nhà văn, 1998

[3] Vương Trí Nhàn, Sổ tay truyện ngắn, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2001

Summary The moment of the story in yEu ngOn (Fantastiques) by Nguyen Tuan

This article focuses mainly on analyzing the originality in the art of building up the moment of the story Yeu ngon written by Nguyen Tuan Throughout the moments “awareness - reflection” and some moments that include much mystery, for one side Nguyen Tuan highlighted the virtue of men who kept conscience purely, and respected the beauty For the other side, he also expressed himself the aptitude which fascinated readers’ attention by their plentiful imagination

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w