5. Một số đóng góp của luận văn
3.3.4 Hình thành Công ty Tài chính hàng không
sự không thành công của mô hình các TCTy 90, 91 chính là chưa xác lập được mối liên kết kinh tế – tài chính giữa các đơn vị thành viên, cũng như giữa đơn vị thành viên với TCTy, đó cũng chính là do chưa xác lập được mối quan hệ sở hữu vốn trong TCTy. Để khắc phục hạn chế này khi chuyển sang mô hình TĐKT, cần thiết phải có một đơn vị trong tập đoàn thực hiện chức năng này, đó chính là Công ty Tài chính trong tập đoàn.
Theo Quyết định số 91/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập TĐKT, trong Mục 4, Điều 2 cũng có qui định: mỗi Tập đoàn được tổ chức Công ty Tài chính để huy động vốn, điều hòa vốn phục vụ cho yêu cầu phát triển trong nội bộ Tập đoàn. Tuy nhiên, nhìn vào sự tồn tại của các TCTy 90, 91 hiện nay, với gần 100 TCTy (17 TCTy 91 và 76 TCTy 90) thì mới chỉ có 6 TCTy đã thành lập được Công ty tài chính (chưa nói đến việc các Công ty Tài chính này hoạt động như thế nào), đó là:
Stt Tên Công ty Số Giấy phép, ngày cấp Vốn điều lệ (Tỷ đồng) Ngày khai trương
1 Công ty tài chính Dệt-May, thuộc TCTy Dệt may 01/GP-NHNN 03/08/1998 30 26/09/1998 2 Công ty tài chính Cao su, thuộc TCTy Cao su Việt Nam 02/GP-NHNN 06/10/1998 30 22/11/1998 3 Công ty tài chính Bưu điện, thuộc TCTy Bưu Chính Viễn Thông 03/GP-NHNN 10/10/1998 70 25/11/1998 4 Công ty tài chính Tàu thủy, thuộc TCTy Tàu thủy VN 04/GP-NHNN 16/03/2000 30 09/05/2000 5 Công ty tài chính Dầu khí, thuộc TCTy Dầu khí VN 12/GP-NHNN 25/10/2000 100 01/12/2000 6 Công ty tài chính thuộc TCTy Than Việt Nam 2006
Các Công ty tài chính hoạt động theo Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 do Chính phủ ban hành về “Tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính” và Quyết định số 104/QĐ-NH5 ngày 02/05/1996 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về về việc ban hành mẫu điều lệ Công ty Tài chính trong Tổng công ty Nhà nước.
Sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của việc hình thành Công ty Tài chính trong các TĐKT hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – công ty con thể hiện ở
vai trò và nhiệm vụ của Công ty tài chính là: Công ty Tài chính là trung gian tài chính, có chức năng huy động, tập trung, điều hòa vốn trong tập đoàn. Quan hệ giữa Công ty Tài chính với các công ty con trong tập đoàn được thể hiện theo nguyên tắc có vay có trả. Trường hợp thực hiện việc cho vay đối với các tổ chức, đơn vị khác ngoài tập đoàn, Công ty Tài chính phải được sự đồng ý của Hội đồng quản trị của công ty mẹ. Khi thực hiện các nghiệp vụ sử dụng vốn, nghĩa là Công ty Tài chính đã đại diện cho công ty mẹ tham gia vào việc điều hòa vốn trong tập đoàn. Đây cũng chính là công cụ chủ yếu để công ty mẹ có thể chi phối được và điều chỉnh được hoạt động của các công ty con, tạo mối liên kết chặt chẽ về tài chính, tạo ra sức mạnh thống nhất cho toàn bộ tập đoàn. Theo mô hình Công ty mẹ – công ty con thì công ty mẹ thực hiện việc đầu tư vào các công ty con thông qua Công ty Tài chính. Việc hình thành nên mối quan hệ tài chính này đã làm thay đổi thực sự mối quan hệ giữa TCTy với các doanh nghiệp thành viên: từ quan hệ hành chính sang quan hệ theo kiểu Công ty mẹ – con, lấy công cụ tài chính - đầu tư để đảm bảo các doanh nghiệp thành viên thực hiện đúng chiến lược phát triển của tập đoàn.
Về mặt tổ chức, Công ty Tài chính sẽ được thành lập dưới dạng Công ty TNHH, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật doanh nghiệp, do Công ty mẹ đầu tư 100% vốn điều lệ ban đầu, chịu sự quản lý của công ty mẹ về chiến lược phát triển, về tổ chức và nhân sự; đồng thời chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước về nội dung và phạm vi hoạt động nghiệp vụ theo qui chế hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Công ty tài chính thực hiện 02 nghiệp vụ chủ yếu là:
Huy động vốn: bao gồm:
+ Nhận tiền gửi có kỳ hạn của Công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn; + Phát hành tín phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật;
+ Vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong ngoài nước.
Tổng vốn huy động không được quá 20 lần vốn tự có của công ty tài chính.
Sử dụng vốn: bao gồm:
+ Cho vay ngắn hạn, cho vay trung, dài hạn trên cơ sở cân đối nguồn vốn trung và dài hạn;
+ Được sử dụng vốn tự có để hùn vốn, liên doanh hoặc mua cổ phần của các công ty con trong tập đoàn;
do công ty mẹ giao để đầu tư vào những công trình, dự án của Công ty mẹ và các Công ty con;
+ Điều hòa vốn và sử dụng hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi của Công ty mẹ và các Công ty con;
+ Đầu tư tài chính cho Công ty mẹ vào các pháp nhân mà Công ty mẹ có góp vốn đầu tư;
+ Đại lý phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho Công ty và các Công ty con; + Tư vấn đầu tư, tư vấn tiền tệ và quản lý tài sản khác theo yêu cầu của các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn;
+ Thực hiện các dịch vụ khác khi được ngân hàng Nhà nước cho phép.
Đối với TCTy HKVN:
Hiện tại TCTy HKVN chưa thành lập Công ty tài chính, do vậy, việc quản lý công tác tài chính – kế toán tại TCTy cũng như ở các đơn vị thành viên đều do Ban Tài chính – Kế toán TCTy đảm nhận. Để từng bước hình thành nên Công ty tài chính, vừa qua Ban TCKT có thành lập thêm “Phòng quản lý vốn” do Trưởng Ban TCKT, Kế toán trưởng TCTy, trực tiếp chỉ đạo hoạt động. Đúng như tên gọi của nó, phòng quản lý vốn hiện tại mới chỉ thực hiện việc theo dõi và quản lý vốn đầu tư của TCTy tại các Công ty liên doanh và các doanh nghiệp khác; hoàn toàn chưa thực hiện đúng chức năng “huy động, tập trung và điều hòa vốn” trong TCTy.
Để TCTy HKVN chuyển sang tập đoàn kinh doanh hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – công ty con, cần phải hình thành Công ty Tài chính Hàng không (CTTC HK) và xác lập vai trò, vị trí của của Công ty tài chính cụ thể như sau:
Trước hết, cần khẳng định sự ra đời của CTTC HK là sản phẩm tất yếu của
kinh tế thị trường, thể hiện bước phát triển cao hơn của ngành hàng không Việt Nam, góp phần tăng thêm các nguồn vốn huy động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát huy sức mạnh của HKVN trên thị trường tài chính trong và ngoài nước.
Thứ hai, CTTC HK sẽ đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền Vốn – Tín
dụng của TCTy HKVN, là trung gian tài chính – là cầu nối giữa TCTy với thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian khác.
Thứ ba, về mặt pháp lý, Công ty tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chịu sự điều chỉnh toàn diện của Luật các tổ chức tín dụng về các mặt: thành lập, tổ chức, điều hành, hoạt động, chế độ báo cáo kế toán và chịu sự giám sát, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước,… như đối với các tổ chức tín dụng khác.
Thứ tư, về mặt sở hữu Công ty tài chính phải phát triển theo hướng chuyển dần từ sở hữu Nhà nước (1 chủ) sang sở hữu hỗn hợp (nhiều chủ), trong đó sở hữu của TCTy HKVN và các đơn vị thành viên chiếm tỷ lệ chi phối, TCTy chi phối về mặt tài chính và chiến lược phát triển thông qua biểu quyết.
Thứ năm, các hoạt động của CTTC HK tập trung vào việc cung cấp các dịch
vụ Tài chính – Tín dụng, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn như cho vay, tài trợ bán hàng, huy động vốn tập trung, quản lý vốn đầu tư ủy thác, điều hòa vốn nhàn rỗi, tư vấn và làm đại lý phát hành trái phiếu trên thị trường tài chính,… từng bước đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, mở rộng đối tượng phục vụ ra bên ngoài tập đoàn như cho khách hàng vay để mua hàng hóa, dịch vụ do tập đoàn cung ứng, cung cấp dịch vụ tài chính, tư vấn kinh doanh,…
Thứ sáu, phạm vị hoạt động của CTTC HK cần được mở rộng ở cả trong và
ngoài nước theo thị trường hoạt động của hàng không Việt Nam, nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Khai thác triệt để lợi thế so sánh ở từng khu vực để tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.
Cuối cùng, trong quá trình phát triển CTTC HK cần tạo lập các cơ sở vật chất, kỹ thuật để tiến đến bước phát triển cao hơn là hình thành nên một Ngân hàng Hàng không.
3.3.5 Kiến nghị về mặt chính sách đối với Nhà nước:
Để nhanh chóng phát triển các TĐKT nói chung cũng như đối với TCTy HKVN nói riêng, bên cạnh những nỗ lực của bản thân TCTy, cần phải có những chính sách tích cực từ phía Nhà nước, cụ thể như sau:
Về mặt pháp lý: Nhà nước cần nhanh chóng bổ sung các qui định cơ sở đối
với việc hình thành tập đoàn, minh bạch hóa vấn đề sở hữu trong tập đoàn, hướng việc giải quyết mối quan giữa các thành viên trong Công ty mẹ – công ty con thông qua cơ chế đầu tư vốn,…
Giải pháp thực hiện:
Xây dựng hệ thống các qui định pháp luật và chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và liên kết kinh doanh, như:
chống độc quyền, địa vị pháp lý của TĐKT, quản lý, kiểm soát TĐKT.
Có chính sách đối với các TCTy được lựa chọn để phát triển thành tập đoàn về các vấn đề như: phân phối lợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ chế bảo lãnh tín dụng trong tập đoàn,…
Có chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp để tạo tiền đề vững chắc cho quá trình hình thành tập đoàn.
Chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng khi hình thành tập đoàn: Hiện nay, ngành hàng không dân dụng đang chịu sự quản lý ngành của Cục HKDD Việt Nam, trực thuộc Bộ giao thông vận tải, về mặt hoạt động SXKD, TCTy là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc khối cơ quan kinh tế Trung ương. Mô hình hiện tại của ngành hàng không dân dụng Việt Nam:
Trong đó:
Các Cụm cảng hàng không và Trung tâm quản lý bay: là các đơn vị quản lý Nhà nước về các hoạt động khai thác tại các Cảng HK mặt đất và trên bầu trời trong vùng thông báo bay của Việt Nam.
TCTy HKVN là đơn vị thực hiện chức năng kinh doanh trong lĩnh vực vận tải Hàng không và các dịch vụ đồng bộ đi kèm.
Hiện nay, tại các Cụm cảng hàng không, bên cạnh chức năng quản lý Nhà nước, còn tổ chức các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, và được xem như cơ quan hành chính có thu. Điều này dẫn đến những cạnh tranh không cần thiết giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng không.
Kiến nghị khi hình thành TĐKT hàng không cần phải hợp nhất các đơn vị thực hiện chức năng kinh doanh trong lĩnh vực hàng không vào chung trong tập đoàn, để các Cụm cảng thực hiện đúng chắc năng là chỉ quản lý về mặt Nhà nước đối với các hoạt động khai thác tại các cảng hàng không.
Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
Cụm cảng
Mô hình mới khi hình thành TĐKT hàng không:
Chức năng Chức năng Chức năng
Quản lý Nhà nước Quản lý Nhà nước Kinh doanh trong tại các Cảng HK về bầu trời lĩnh vực hàng không.
Kết luận chương 3: nội dung chương 3 đã trình bày khái quát những điều kiện tiền đề để hoàn thiện và phát triển TCTy HKVN theo mô hình Công ty mẹ – công ty con. Những giải pháp cụ thể như đã trình bày ở trên về cơ bản là phù hợp với mô hình TĐKT nói chung và điều kiện cụ thể tại TCTy HKVN.
Để TCTy HKVN phát triển thành TĐKT hàng không cần nhiều giải pháp đồng bộ, bên cạnh những nỗ lực của bản thân TCTy cần phải có những chính sách của Nhà nước đối với mô hình Tập đoàn kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành hàng không dân dụng nói riêng. Tuy vậy, theo tôi những giải pháp cũng như kiến nghị với Nhà nước như đã trình bày là cần thiết và cấp bách để TCTy HKVN phát triển thành TĐKT theo mô hình Công ty mẹ – công ty con.
Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
Cụm cảng
Trong bối cảnh cạnh tranh và toàn cầu hóa, đặc biệt là khả năng Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO trong năm 2006 sắp trở thành hiện thực, chủ trương thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam là hợp lý. Việc xây dựng những tập đoàn kinh tế mạnh là chủ trương của Đảng và Chính phủ nhằm phát triển nền kinh tế hội nhập quốc tế. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 3 Khoá IX cũng chỉ rõ: với một số lĩnh vực trọng điểm, cần phải hình thành mô hình tập đoàn kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng tập đoàn kinh tế Hàng không nhằm thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện để phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Khi hoàn thành luận văn này thì TCTy HKVN đang tiến rất gần đến việc hình thành tập đoàn, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – công ty con. Sau hơn 3 năm kể từ ngày 04/04/2003, khi có quyết định 372/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con tại TCTy HKVN, đến nay TCTy đã có 14 công ty con và 05 công ty liên kết, trong đó, có 1 Công ty TNHH một thành viên, 14 công ty cổ phần và 04 công ty liên doanh với nước ngoài.
Những nội dung trình bày trong luận án chỉ với mong muốn góp phần tổng kết những vấn đề về lý luận, mô hình và kinh nghiệm tổ chức quản lý những tập đoàn kinh tế trên thế giới, nhằm khẳng định việc xây dựng những tập đoàn kinh tế ở Việt Nam nói chung và tại TCTy HKVN nói riêng là những bước đi tất yếu của nền kinh tế trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời luận văn cũng nêu ra được một số giải pháp để sớm hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế hàng không. Em xin chân thành cảm ơn quí Thầy, Cô trong Trường Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức cần thiết để không những giúp em hoàn thành luận văn này, mà còn vận dụng vào những công việc thực tế hàng ngày tại Công ty. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô PGS.TS. Nguyễn Thị Diễm Châu đã tận tình hướng dẫn và hiệu chỉnh để em hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, do kiến thức, thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, đề tài sẽ không trách khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quí Thầy, Cô và các Bạn đọc quan tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vũ Huy Từ. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2002.