Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp 10
Trang 1Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị
luận ở lớp 10 Trung học phổ thông
Nguyễn Thị Xoan
Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Quang Ninh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn của rèn luyện kỹ năng xây dựng
đoạn văn nghị luận Đề xuất một số cách rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn qua việc dạy học văn nghị luận ở lớp 10 Trung học phổ thông Tiến hành thực nghiệm sư
phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đề đề xuất
Keywords Ngữ văn; Phương pháp giảng dạy; Văn nghị luận
1.2 Dạy học làm văn thực chất chính là cung cấp cho học sinh những kỹ năng để giao tiếp, lĩnh hội và tạo lập văn bản Nên trong quá trình giảng dạy giáo viên ngoài việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng như: Phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý… thì việc rèn kỹ năng xây dựng đoạn văn cũng cần đặc biệt quan tâm
1.3 Mục tiêu dạy học Làm văn nói chung và dạy làm văn nghị luận nói riêng là rèn cho học sinh có được bản lĩnh sống đúng đắn, dám thể hiện quan điểm chính kiến của mình, rèn cho học sinh phát huy được tiềm năng và cá tính sáng tạo của bản thân trước những hiện tượng xảy ra trong văn học và trong đời sống Tuy nhiên để học sinh làm được điều đó học sinh
Trang 2phải có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết đoạn văn Chính thế việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tưởng chừng đơn giản, nhỏ nhặt nhưng vô cùng thiết yếu trong việc lĩnh hội, sáng tạo văn bản, nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh
Thực tế dạy học cho thấy , tuy thể loại văn nghị luận khá quen thuộc với giáo viên và học sinh nhưng trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng xây dựng đoạn văn Chính thế đã dẫn đến tình trạng có nhiều bài văn không có kết cấu rõ ràng mạch lạc, bài viết không lôgíc, đầy những câu văn “bất thành cú” Vậy làm thế nào để học sinh phổ thông có những bài văn nghị luận hành văn trôi chảy, lôgic, mạch lạc? Đó là những câu hỏi của rất nhiều giáo viên dạy bộ môn văn đang đặt ra và mong muốn tìm hướng giải quyết
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài:
“Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp 10 trung học phổ thông”, với hi
vọng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy học Làm văn nói chung và văn nghị luận nói riêng
2 Lịch sử vấn đề
Căn cứ vào nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tìm hiểu một số công trình liên quan và phân thành hai nhóm
2.1 Những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài
Nhóm tác giả do giáo sư Phan trọng Luận (chủ biên) đã xuất bản cuốn Phương pháp
dạy học Làm văn Nxb ĐHQG, Hà Nội Cuốn sách đã khẳng định vai trò và vị trí của phân
môn Làm văn trong chương trình Ngữ văn, đồng thời đưa ra những vấn đề về mặt phương pháp quý báu trong dạy học làm văn là bao gồm hai khâu chính: đó là dạy lý thuyết và dạy thực hành
Bài viết của GS Trần Đình Sử Bàn về vấn đề dạy Làm văn trong chương trình sách
giáo khoa ở trường THPT Tạp chí ngôn ngữ, (16) Bài viết đã nêu lên một số bất cập trong
chương trình Làm văn, trên cơ sở đó đề xuất một số yêu cầu về mặt phương pháp
Cũng bàn về phương pháp dạy học văn nghị luận, tác giả Đỗ Kim Hồi trong Báo các khoa học tại hội thảo đổi mới phương pháp dạy học văn THPT cũng đưa ra nhận định:
“Chúng ta coi việc làm văn nghị luận là một yêu cầu bắt buộc là công việc bắt buộc với mỗi học sinh, nhưng chúng ta lại không làm cho các em thấy được các hoạt động ấy bắt nguồn và
sẽ còn gắn bó thân thiết với đời sống của mối con người” [3,301]
Từ những ý kiến của các nhà nghiên cứu trên cho thấy dạy học văn nghị luận là công việc, là yêu cầu vô cùng quan trọng của việc dạy học trong nhà trường phổ thông
2.2 Những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài
Trang 3Đoạn văn là đơn vị cơ bản trong hệ thống ngôn ngữ và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giao tiếp và tạo lập văn bản Chính vì vậy, nó trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học, nhà sư phạm…
Tác giả Nguyễn Quang Ninh trong cuốn 150 bài tập rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn
đã đề cập đến những vấn đề lý thuyết về đoạn văn, trong đó tác giả quan tâm nhất là khái niệm
đoạn văn “Nên coi đoạn văn vừa là sự phân đoạn nội dung vừa là sự phân đoạn hình thức
Đoạn văn vừa là kết quả của sự phân đoạn văn bản, vừa là kết quả của sự phân đoạn văn bản
về mặt lôgic - ngữ nghĩa, ngữ pháp, vừa là kết quả của việc thể hiện biểu cảm, thẩm mỹ” [15,tr.7]
Tiếp tục phát triển quan điểm trên, cuốn sách Luyện cách lập luận trong đoạn văn
nghị luận cho học sinh phổ thông do nhóm tác giả Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban,
Trần Hữu Phong biên soạn tập trung chủ yếu vào việc rèn luyện cho học sinh lập luận trong đoạn văn nghị luận Ngoài ra cuốn sách cũng cung cấp thêm một số lý thuyết về đoạn văn và
hệ thống bài tập khá phong phú và bổ ích
Tiếp tục phát triển quan điểm trên, cuốn sách Luyện cách lập luận trong đoạn văn
nghị luận cho học sinh phổ thông do nhóm tác giả Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban,
Trần Hữu Phong biên soạn tập trung chủ yếu vào việc rèn luyện cho học sinh lập luận trong đoạn văn nghị luận Ngoài ra cuốn sách cũng cung cấp thêm một số lý thuyết về đoạn văn và
hệ thống bài tập khá phong phú và bổ ích
Với mục đích rèn kỹ năng viết đoạn văn nói chung và kỹ năng dựng đoạn văn nói
riêng, GS Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Muốn viết được bài văn hay đã đề cập đến vấn đề
Luyện viết đoạn văn Trong phần này tác giả đã đề cập khái niệm và cấu tạo đoạn văn trong bài văn nghị luận Tác giả cho rằng : đoạn văn phải đảm bảo hai tiêu chí Thứ nhất, nằm giữa hai chỗ xuống dòng, thụt đầu dòng, viết hoa khi mở đầu, chấm xuống dòng khi kết thúc Thứ hai, chứa một ý tương đối hoàn chỉnh - một chủ đề nhỏ [12,tr.136] Trong phần cấu tạo đoạn văn tác giả dựa trên tiêu chí về cách lập luận để phân chia thành những mô hình đoạn văn khác nhau Theo tác giả mô hình cơ bản của đoạn văn nghị luận là diễn dịch [12,tr.138] và các biến thể khác như quy nạp, hỗn hợp, nhân quả…
Tác giả Lê Thường trong cuốn Rèn kỹ năng viết đoạn văn trong văn nghị luận,
NXBGD, 2007 cung cấp khái niệm, kết cấu, phân loại, cách viết đoạn văn trong văn nghị luận
Căn cứ vào những công trình đã nghiên cứu và đặc biệt là thông qua thực tế giảng dạy
và khả năng nhận thức của học sinh luận văn xin đề xuất một số những cách thức rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp 10 THPT
3 Mục đích nghiên cứu
Trang 4- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học các bài Làm văn nghị luận ở lớp 10 THPT để rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận cho học sinh
- Góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học làm văn nói chung và rèn kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận nói riêng
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề xuất một số cách rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn qua việc dạy học văn nghị luận ở lớp 10 THPT
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đề đề xuất
5 Đối tượng nghiên cứu
- Điều tra dạy học thực nghiệm một số lớp 10 của trường THPT Kinh Môn và trường THPT Nhị Chiểu Cả hai trường đề nằm trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
6 Phạm vi nghiên cứu
Để viết được bài nghị luận có chất lượng người học sinh cần phải rèn luyện rất nhiều các kỹ năng Luận văn này tập trung vào việc rèn luyện cho học sinh lớp 10 kỹ năng xây dựng đoạn văn qua dạy học về văn nghị luận Đây được coi là khâu không thể thiếu trong bài làm văn nghị luận
7 Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng tốt các tiền đề lý luận về lý thuyết đoạn văn và các kỹ năng xây dựng đoạn văn vào thực tiễn việc dạy - học làm văn nghị luận sẽ giúp học sinh nắm vững hơn về lý thuyết, đồng thời giúp các em vận dụng một cách chủ động các kỹ năng xây dựng đoạn văn
và tạo lập văn bản lôgic, mạch lạc, khắc phục được những yếu kém, những lỗi thường gặp trong bài văn nghị luận
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Nhóm phương pháp phân tích , tổng hợp
8.2 Nhóm phương pháp điều tra, khảo sát
8.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Trang 5- Góp thêm cơ sở khoa học cho việc đổi mới phương pháp dạy và học Làm văn THPT
10 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Tổ chức rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp 10 Trung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về kỹ năng
Theo từ điển Tiếng Việt, kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế
Có nhiều quan điểm về vấn đề này, chúng tôi chấp nhận cho rằng kỹ năng như là phương thức, cách thức hành động được con người nắm vững, là khả năng con người thực hiện hành động một cách có kết quả
Kỹ năng nói chung và các kỹ năng viết đoạn văn nói riêng chỉ có thể hình thành bằng con đường luyện tập, tạo ra các năng lực thực hiện các hành động triển khai viết đoạn văn không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà cả trong những điều kiện thay đổi
* Phân loại văn bản nghị luận
Văn nghị luận bao gồm : Nghị luận Văn học và nghị luận Xã hội
Trang 61.1.2.2.Đặc điểm của văn nghị luận
Văn bản nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: Vấn đề cần nghị luận (còn gọi
là luận đề), luận điểm, luận cứ và lập luận (còn gọi là luận chứng)
1.1.2.3 Các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
Phương pháp lập luận nhân quả
Phương pháp lập luận tổng - phân - hợp
Phương pháp lập luận tương đồng
Phương pháp lập luận tương phản
1.1.2.4 Lập dàn ý bài văn nghị luận
Học sinh cần phải có thói quen rèn luyện lập dàn ý trước khi bắt tay vào viết bài văn
vì nếu đã hình thành được một dàn ý tốt thì sẽ là một đảm bảo chắc chắn cho sự thành công của bài văn
Cũng như nhiều kiểu văn bản khác, bài văn nghị luận được xây dựng theo bố cục gồm
ba phần lớn:
- Phần mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề nghị luận
- Phần thân bài: Triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ
- Phần kết bài: Nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề nghị luận
1.1.3 Đoạn văn nghị luận
1.1.3.1 Khái niệm về đoạn văn và đoạn văn nghị luận
* Khái niệm đoạn văn
Đoạn văn là một khái niệm cho đến nay đã và đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau Những cách hiểu này tập trung vào hai hướng chính:
Hướng thứ nhất xem đoạn văn là sự phân đoạn hoàn toàn mang tính chất hình thức Hướng thứ hai lai là sự quan niệm đoạn văn là sự phân đoạn nội dung, phân đoạn ý Hai cách hiểu trên bên cạnh những mặt tích cực còn bộc lộ những điểm chưa thoả đáng Chính vì vậy cách hiểu thoả đáng hơn cả cần kết hợp hai quan niệm trên làm một, tức
là xem đoạn văn vừa là sự phân đoạn về nội dung, vừa là sự phân đoạn về hình thức
Ở nhà trường, với mục đích rèn luyện cho học sinh biết cách chia bài văn ra các ý rõ ràng, minh bạch , vì thế chúng ta chỉ nghiên cứu đoạn văn trong một lần xuống dòng và đoạn văn gồm hai câu trở lên, diễn đạt một ý tương đối hoàn chỉnh
* Khái niệm đoạn văn nghị luận:
Đoạn văn nghị luận là một phần của văn bản nghị luận Văn bản nghị luận là văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc (Người nghe) một tư tưởng, một quan điểm
* Phân loại đoạn văn nghị luận theo hình thức kết cấu :
Trang 7Đoạn diễn dịch :
Đoạn song hành
Đoạn móc xích
Đoạn tổng- phân- hợp
1.1.3.2.Yêu cầu của đoạn văn nghị luận
+ Đoạn văn phải có sự thống nhất nội tại chặt chẽ
+ Đoạn văn phải đảm bảo có quan hệ chặt chẽ với các đoạn văn khác trong văn bản + Đoạn văn phải phù hợp với phong cách chung của văn bản
1.1.3.3 Cấu trúc thường gặp của đoạn văn nghị luận
* Mở đầu đoạn: nêu luận điểm A
* Thân đoạn : Triển khai A bằng a1, a2, a3
* Kết đoạn : Tóm lại ý của toàn đoạn
1.1.4 Vai trò của việc tổ chức dạy học đoạn văn nghị luận trong nhà trường THPT
Tổ chức dạy học hiểu biết một cách khái quát là việc sắp xếp, bố trí, làm những gì cần thiết để tiến hành hoạt động dạy văn hoá theo những chương trình nhất định nhằm mang lại hiệu quả cao
Để giúp học sinh lĩnh hội và hoàn thành các tri thức cũng như kỹ năng thực hành viết đoạn văn nghị luận thì người giáo viên có vai trò quan trọng
Giáo viên phải tìm ra cách thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh, trình độ của học sinh để đem lại hiệu quả cao
Giáo viên cần lưu ý học sinh kết quả cần đạt như là mục tiêu phải đi đến, là tiêu chí tự kiểm tra, đánh giá Tuỳ từng đối tượng học sinh cụ thể mà giáo viên vận dụng các phương pháp, cách thức khác nhau Có thể tổ chức thảo luận nhóm, nêu vấn đề, … trong tổ chức dạy học mang lại hiệu quả cao
Giáo viên tuyệt đối không áp đặt học sinh phải suy nghĩ, diễn đạt giống như mình Nếu học sinh có ý kiến sai sót, giáo viên cần uốn nắn kịp thời, nhưng phải làm sao để các em không mất đi sự hào hứng, sự tự tin trong luyện tập
Trang 8Tóm lại muốn làm tốt đoạn văn, bài văn nghị luận, học sinh phải nắm chắc được bản chất, đặc điểm, phương pháp, cách xây dựng đoạn văn nghị luận
1.2.1.2 Chương trình Ngữ văn 10
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Ngữ văn được ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ - Bộ Giáo dục – Đào tạo, ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo ở bậc THPT, phần Làm văn được học từ lớp 10 đến lớp 12 Phần Làm văn bậc THPT được xây dựng trong mối quan hệ hữu cơ với các phần văn học, Tiếng việt và đảm bảo tính khoa học thiết thực Cụ thể chương trình được xây dựng trên cơ sở quan điểm tích hợp được phát triển lên từ cấp THCS
Nhiệm vụ của Làm văn lớp 10 nói chung và học văn nghị luận nói riêng chủ yếu là ôn tập,
hệ thống hoá và nâng cao thêm các kiến thức và kỹ năng cho học sinh, tạo điều kiện để mở rộng, nâng cao và hoàn thiện ở các lớp 11,12 Đó cũng là một điều kiện thuận lợi để học sinh có điều kiện rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận - một nhân tố quan trọng trong việc viết bài làm văn nghị luận
1.2.2 Thực trạng dạy và học đoạn văn nghị luận ở trường THPT
1.2.2.1 Khảo sát thực trạng
- Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng dạy và học đoạn văn nghị luận ở trường THPT để thấy được những ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém để từ đó đề xuất những giải pháp sư phạm nhằm giúp học sinh viết đoạn văn tốt hơn
- Đối tượng kháo sát
Chúng tôi chọn đối tượng khảo sát là học sinh khối 10 trường THPT Kinh Môn và trường THPT Nhị Chiểu trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
- Nội dung khảo sát
Chúng tôi đã tiến hành và tổng hợp 35 phiếu điều tra giáo viên và 186 học sinh lớp
10 của hai trường nhằm tìm hiểu tình hình tổ chức dạy học, chất lượng dạy và học đoạn văn nghị luận
1.2.2.2 Nhận xét, đánh giá kết quả khảo sát
Trang 9Từ kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng dạy học Làm văn nghị luận ở trường THPT chưa đáp ứng được mục tiêu dạy học của môn học Chính vì thế việc tổ chức dạy học Làm văn nghị luận ở lớp 10 THPT phải xuất phát từ mục tiêu của phân môn Làm văn, thực trạng dạy học viết đoạn văn nghị luận lớp 10 THPT để lựa chọn nội dung, cách thức, biện pháp luyện tập cụ thể, thích hợp
Từ những thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn cho học sinh còn nhiều hạn chế và bất cập Đây là điều khiến giáo viên đứng lớp như chúng tôi quan tâm và lo lắng Đặc biệt là văn nghị luận một thể loại tuy đã tương đối quen thuộc với các em song lại vô cùng quan trọng trong suốt quá trình học tập của các em thì việc
rèn luyện kỹ năng cho học sinh là một việc làm thiết thực và cần thiết
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN Ở LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1 Mục tiêu rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp 10 THPT
2.1.1 Rèn luyện kỹ năng phải giúp học sinh nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của đoạn văn trong bài văn nghị luận nói riêng và trong giao tiếp nói chung
2.1.2.Rèn kỹ năng xây dựng đoạn văn phải dựa vào nội dung chương trình, SGK cũng như yêu cầu của kiểu bài để lựa chọn nội dung, cách thức, biện pháp luyện tập cụ thể, thích hợp
2.1.3 Hình thành kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận phải đảm bảo tính khoa học, sư
phạm; phát huy được vai trò chủ thể tích cực, vận động, sáng tạo của học sinh
2.2 Tổ chức cho học sinh rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận ở lớp 10 THPT
Rèn luyện kỹ năng Làm văn nói chung và viết đoạn văn nghị luận nói riêng không chỉ xuất phát từ mục đích, yêu cầu của môn học (mang tính thực hành tổng hợp cao) trong nhà trường THPT, mà còn là nhiệm vụ của người giáo viên hiện nay
Để rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh phải bằng nhiều hình thức: thông qua các giờ lí thuyết kết hợp với thực hành, tiết trả bài…
2.2.1 Các hình thức rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận
2.2.1.1 Rèn kỹ năng trong giờ lý thuyết
Rèn luyện kỹ năng trong giờ lý thuyết có thể thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1 : Truyền đạt kiến thức lí thuyết thông qua thực hành
Đây là phần trọng tâm của một bài dạy lý thuyết về kỹ năng Giáo viên lấy ngữ liệu cụ thể; tổ chức, hướng dẫn các em thảo luận phân tích ngữ liệu; dẫn dắt để học sinh tự khái quát
Trang 10nên khái niệm đoạn văn Sau đó, giáo viên củng cố, khắc sâu khái niệm đoạn văn Như vậy, thông qua phần hướng dẫn bài tập, giáo viên hình thành cho học sinh các bước đi cụ thể
- Bước 2: Hướng dẫn luyện tập
Đây cũng được xem là nội dung chính của bài học Giáo viên dành 10- 15 phút hướng dẫn các em giải bài tập khắc sâu kiến thức
Như vậy dạy học lý thuyết thông qua thực hành là một giờ dạy mà thông qua thực hành để rút ra lý thuyết, củng cố lý thuyết của bài học
2.2.1.2 Rèn kỹ năng trong giờ thực hành
Rèn kỹ năng trong giờ thực hành có thể khái quát thành các bước sau:
Bước 1 : Ôn lại lý thuyết về đoạn văn
Giáo viên yêu cầu học sinh tái hiện lại nội dung lý thuyết đã học để làm cơ sở cho thực hành
Bước 2 : Tổ chức thực hành
Ở bước này, giáo viên ra yêu cầu cụ thể Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, sau đó phân công công việc cho từng nhóm Các nhóm tiến hành làm việc Giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo Sau khi thảo luận xong, các nhóm trình bày kết quả của mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến, nhận xét, đánh giá, phát hiện và sửa lỗi
Bước 4 : Thực hành bằng hệ thống bài tập
2.2.1.3 Rèn kỹ năng trong giờ trả bài
Trong phân phối chương trình Làm văn ở THPT nói chung và lớp 10 nói riêng, giờ trả bài Làm văn tại lớp được phân bố sau mỗi bài viết Mục đích giúp học sinh thấy được những mặt ưu điểm và hạn chế của bài viết, hướng khắc phục, sửa chữa để hoàn thiện ở những bài viết sau Quy trình được thực hiện thông qua những bước sau :
Bước 1 : Nêu đoạn văn chứa lỗi
Bước 2 : Yêu cầu học sinh phát hiện và phân tích lỗi
Bước 3: Yêu cầu học sinh tìm cách sửa lỗi
Bước 4 : Giáo viên giúp học sinh lựa chọn cách sửa lỗi hợp lý nhất
2.2.2 Cách thức rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận ở lớp 10 THPT
Văn nghị luận nhằm hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày những dẫn chứng một cách sáng sủa, giàu sức thuyết phục, diễn tả những suy nghĩ và nêu ý kiến của mình về một vấn đề nào đó trong cuộc sống hoặc trong văn học nghệ thuật Chính thế cách rèn cho học sinh kỹ năng viết phần mở bài, các đoạn thân bài, đoạn kết bài của bài văn nghị luận cũng có những điểm khác so với kiểu bài tự sự, miêu tả, biểu cảm