i mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn xuôi pot

13 393 2
i mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn xuôi pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn xuôi Chiến thắng năm 1975 là một dấu mốc lớn trong lịch sử dân tộc. Tuy không thật trùng khít với những mốc lịch sử, nhưng mỗi bước chuyển lớn của lịch sử đều tạo nên những chuyển động, đều để lại những dấu ấn trong đời sống văn học. Do vậy, có thể thấy, từ sau 1975, văn học đã có những chuyển đổi mang ý nghĩa một sự chuẩn bị, một giai đoạn “bản lề” để đi tới công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc đồng bộ với sự đổi mới của đất nước từ sau 1986. Tuy nhiên, để có được tư duy văn học mới là cả một hành trình với nhiều “vấp váp và trả giá” (Nguyên Ngọc) với những đóng góp âm thầm nhưng “quả quyết” của nhiều thế hệ nhà văn. Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi muốn nhìn lại và khẳng định đóng góp đáng trân trọng của một số cây bút văn xuôi vào sự đổi mới tư duy văn học ở chặng đầu đổi mới văn học. Ngay từ trước 1975, bằng sự mẫn cảm và tài năng, một số cây bút đã sớm nhận ra sự bất cập và khoảng cách của văn học với đời sống. Biết đó là khoảng cách khó tránh và khó vượt trong hoàn cảnh chiến tranh, khi mà mọi nỗ lực của văn học đang phải dồn vào mục tiêu gần như duy nhất “chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc”, nhưng các nhà văn vẫn âm thầm nuôi khát vọng, âm thầm dự cảm về một sự đổi mới tất yếu của văn học. Nguyễn Minh Châu là một trong số ít cây bút mẫn cảm có bản lĩnh và tài năng đó. Ngay khi đang viết những trangDấu chân người lính hào sảng, ông đã cảm nhận khá sâu sắc sự “bất lực” của văn học. Trong hình dung của ông hiện thực đời sống như “một cánh rừng già chưa khai phá” với biết bao “những vấn đề còn ẩn náu”. Vậy nhưng văn học, người cầm bút lại quá “non trẻ” và vụng dại. Ngay từ thời điểm đó, Nguyễn Minh Châu đã lặng lẽ suy ngẫm và đúc kết được những điều sau này đã trở thành những vấn đề thiết cốt của đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới văn học. Theo ông, người cầm bút không những không được phép biến những “cánh rừng già của đời sống” thành những vuờn cây cảnh, biến những “trái núi” cuộc đời thành những hòn “non bộ” xinh xẻo mà cao sâu hơn, văn học phải “là cái điều chiêm nghiệm có tính triết học của cả một đời người viết văn”; văn học phải thâm nhập sâu vào “vương quốc của tình đời”, phải “đào sâu cho đến cùng đáy cái thật chứa đầy bí ẩn, đầy nỗi niềm nguồn cơn của con người”… Nói theo Bakhtin là “đi tìm con người bên trong con người”. Tất nhiên, trong hoàn cảnh chiến tranh, những ý tưởng, những khắc khoải đó vẫn mới chỉ được âm thầm ấp ủ trong suy ngẫm của nhà văn. Tuy nhiên, ý thức ấy ít nhiều đã để lại dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu với những “âm trầm nốt lặng”, có gì như “lạc giọng” với văn học một thời. Sau 1975, hoàn cảnh đất nước thay đổi. “Từ cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc”, văn học phải tham gia vào “cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người” – một cuộc chiến cam go và gian khổ, một cuộc giao tranh, nói như Nguyễn Minh Châu “không có gì ồn ào nhưng xảy ra từng giờ, từng ngày khắp mọi lĩnh vực đời sống”. Văn học phải có sự chuyển đổi thực sự để đáp ứng nhu cầu mới của đời sống, của công chúng. Theo dõi văn học từ 1975 đến nay, có thể nhận thấy sự chuyển đổi này diễn ra theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, văn học chủ yếu chuyển đổi về chất liệu, về hướng tiếp cận hiện thực đời sống và giai đoạn sau là những chuyển đổi trong chiều sâu, trong ý thức nghệ thuật của nhà văn. Ở giai đoạn thứ nhất, văn học chuyển từ hiện thực chiến tranh, sang hiện thực đời sống thường nhật với tất cả mối quan hệ phong phú, ngổn ngang, phức tạp và luôn vận động. Đây quả là bước chuyển không đơn giản đối với một nền văn học từng nhiều thập kỷ gắn bó với hiện thực chiến tranh. Chính Nguyễn Khải, cây bút già dặn, có nhiều thành tựu và cũng rất nhạy cảm trong việc nắm bắt những vấn đề cập nhật, gai góc của đời sống cũng đã phải cảm nhận: “chiến tranh ồn ào náo động mà lại có cái yên tĩnh, giản dị của nó, hòa bình mà lại chứa chất những sóng ngầm, những gió xoáy ở bên trong” (1) . Bởi thế, giai đoạn này phần lớn nhà văn vẫn tiếp tục khai thác đề tài chiến tranh (2) . Dẫu đã có đôi cuốn có những sắc thái mới ví như Đất trắng (tập 1) của Nguyễn Trọng Oánh khi phản ánh những sự nghiệt ngã, mất mát của chiến tranh, nhưng hầu hết những sáng tác này vẫn trượt theo “quán tính”, vẫn chủ yếu ghi lại “những ấn tượng còn nóng hổi trong những diễn biến và từng trải được trình bày chưa kịp qua suy ngẫm và sàng lọc, có thể còn chưa đủ độ lắng nhưng lại mang tính chất sinh động kịp thời” (3) . Trong khi nhiều cây bút vẫn lúng túng trong hướng tiếp cận những phạm vi hiện thực mới của đời sống, bằng sự nhạy cảm của mình Nguyễn Khải, đặc biệt Nguyễn Mạnh Tuấn đã kịp thời hòa nhập vào dòng chảy của đời sống, kịp thời nắm bắt những mảng hiện thực mới “tươi ròng” của miền Nam sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước. Nếu như trong Gặp gỡ cuối năm, Nguyễn Khải đi sâu vào vấn đề sự lựa chọn của mỗi cá nhân để hòa nhập và thích ứng với thời thế, với cuộc sống hiện tại thì ở Cha và con và… nhà văn lại chú tâm tới vấn đề tôn giáo và dân tộc, tôn giáo và chủ nghĩa xã hội, tôn giáo và sự vận động để tồn tại và sự hiện hữu với ý nghĩa tích cực nhất trong đời sống tinh thần của dân tộc. Ở giai đoạn này, Nguyễn Mạnh Tuấn là cây bút văn xuôi thu hút được sự chú ý của người đọc. Những vấn đề nhà văn quan tâm khai thác thực sự là những vấn đề cấp thiết của đời sống, nó quan hệ đến hàng vạn, hàng triệu người dân miền Nam sau chiến tranh. Xoay quanh xung đột của một gia đình nửa thành viên là cách mạng, nửa kia là tư sản sau giải phóng, Những khoảng cách còn lại đã đề cập đến một vấn đề nhức nhối của đời sống dân tộc – bi kịch và nỗi đau mới của mỗi gia đình, của đất nước sau chiến tranh. Vừa ngất ngây hạnh phúc trong niềm vui đoàn tụ ngắn ngủi, con người lại lập tức rơi vào những xung đột mới không kém phần nghiệt ngã - xung đột về chính kiến, nếp sống, suy nghĩ, tình cảm – căn cốt của nó vẫn là xung đột của hai hệ ý thức của những con người từng nhiều năm dai dẳng sống ở hai chiến tuyến đối lập. Những xung đột này không chỉ diễn ra ở phạm vi xã hội mà ở ngay trong một gia đình, ngay giữa những người ruột thịt. Mỗi người dù theo chính kiến nào, tư sản hay cách mạng đều không tránh được phải trả giá. Sau Những khoảng cách còn lại, Nguyễn Mạnh Tuấn lại “sáp” ngay vào một mảng hiện thực có phần gai góc, cấn cái hơn của đời sống. Từ bối cảnh một nhà máy đánh cá đã “quá nát”, quá bê bối về mọi phương diện, Đứng trước biển không ngần ngại phản ánh tình trạng yếu kém trong quản lý kinh tế một thời và dự báo về một sự chuyển đổi từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Với Cù lao Tràm, thêm một lần nữa Nguyễn Mạnh Tuấn lại thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Thông qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa một Bí thư xã có tri thức, năng động, có trình độ tổ chức, đoàn kết quần chúng với một Bí thư huyện ủy vừa kém cỏi về tài năng, vừa thiếu nhân cách, bản lĩnh, ưa xu nịnh luồn lọt Cù lao Tràm đã phản ánh chân thực và đặt ra những nhu cầu cấp thiết cho công cuộc cải tạo nông thôn Nam Bộ sau chiến tranh. Với những tác phẩm rất cập nhật này Nguyễn Mạnh Tuấn được công luận đánh giá là nhà văn tiêu biểu đầu những năm 80. Bằng việc năng động, nhạy cảm kịp thời nắm bắt và đưa vào văn học những chất liệu mới của đời sống, những “cái hôm nay ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những biến động bất ngờ…” Nguyễn Mạnh Tuấn đã góp phần tạo nên một tư duy văn học năng động hơn, có khả năng hòa nhập vào dòng chảy của đời sống, xích gần lại khoảng cách giữa văn học và đời sống và dân chủ hơn ở khả năng tranh luận, đối thoại. Theo Nguyên Ngọc những sáng tác này của Nguyễn Mạnh Tuấn đã “kéo văn học đang thánh thót ở bè cao xuống cái trần tục đời thường và nhờ đó bắt một cái vòi có lưu lượng mạnh của hiện thực ngổn ngang mới ùa tràn vào văn học, đem lại sinh khí mới mạnh mẽ cho văn học”. Nếu như trên bề nổi có thể dễ dàng nhận thấy những chuyển đổi của văn học trong việc chiếm lĩnh những chất liệu hiện thực mới thì từ trong chiều sâu của nó cũng có thể nhận thấy những dấu hiệu chuyển động đáng kể. Năm 1978 với bài Viết về chiến tranh (4) , Nguyễn Minh Châu là người đầu tiên đã mạnh dạn “khuấy động” không khí tĩnh lặng của văn học viết về chiến tranh trong suốt nhiều thập kỷ. Nhìn lại văn học viết về chiến tranh ông không khỏi băn khoăn và đặt câu hỏi: phải viết về chiến tranh như thế nào khi mà “tất cả những vấn đề quy luật của chiến tranh đã phát triển trọn vẹn, những số phận và tính cách nhân vật cũng đã phơi bày trọn vẹn” và câu trả lời của ông là: “phải viết về con người”, viết về con người với tất cả những mặt tính cách đa dạng bấy lâu vẫn phải “tạm thời giấu mình trên trang sách”. Thật tâm huyết ông đặt câu hỏi: “hình như trong ý niệm sâu xa của người Việt Nam chúng ta, hiện thực văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là cái hiện thực mọi người đang hy vọng, đang mơ ước… Những người cầm bút chúng ta vô cùng cảm thông với dân tộc mình nhưng chẳng lẽ chúng ta có thể làm yên tâm mọi người bằng cách mô tả cái hiện thực ước mơ?”. Từ ý tưởng sâu sắc trong bài viết này của Nguyễn Minh Châu, Hoàng Ngọc Hiến đã phát triển thành luận điểm về một “chủ nghĩa hiện thực phải đạo” từng làm xôn xao dư luận một thời đồng thời cũng mở đầu và kích thích những suy nghĩ tìm tòi cho những người cầm bút tìm cách đổi mới tư duy văn học. Cùng với suy ngẫm, Nguyễn Minh Châu lặng lẽ sáng tác, gửi gắm qua mỗi tác phẩm những ý tưởng đổi mới của mình. Từ những truyện ngắn Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (5) , càng ngày Nguyễn Minh Châu càng cảm nhận rõ hơn nhu cầu và sự chuyển động tất yếu của cuộc sống và của nền văn học. Ông đã mạnh dạn tự phủ định mình, lặng lẽ “tự thay máu”, đổi mới cách viết, lấy con người làm tâm điểm, đổi mới cách nhìn về con người. “Điềm đạm và dũng cảm” (chữ dùng của Nguyên Ngọc), trong bài viết Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa (6) từng được coi như một hiện tượng chấn động đời sống văn học, Nguyễn Minh Châu kiên quyết giã từ “tấm chăn mịn màng minh họa một chiều”, giã từ lối viết minh họa chỉ quen với việc “cài hoa, kết lá, vờn mây” cho những khuôn khổ đã có sẵn. Ông luôn trăn trở giằng xé trong bi kịch đánh mất mình của những nhà văn trung thực, tài năng, tâm huyết và đau nỗi đau của cả thế hệ, nỗi đau về sự thất thiệt to lớn của cả nền văn nghệ minh họa “nhà văn đánh mất cái đầu và những tác phẩm văn học đánh mất tính tư tưởng”. Nguyễn Minh Châu khẳng định, chúng ta phải “quyết tâm làm mới lại mình với thái độ chân thành, xởi lởi, cởi mở để cùng nhau xây dựng một giai đoạn văn học và văn nghệ mới”. Thực tế, những sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ những năm 80: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh, Cơn giông đặc biệt sáng tác ở giai đoạn cuối: Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam, Phiên chợ Giát đã có sự chuyển đổi rõ rệt. Thay vì chiến tranh, bom đạn, nhà văn đi sâu vào “vương quốc của tình đời”. Thay vì phản ánh số phận cá nhân khuất chìm trong số phận của cả cộng đồng, Nguyễn Minh Châu lấy số phận cá nhân làm khởi điểm, làm mục tiêu hướng tới và đồng thời cũng là trung tâm lăng kính nghệ thuật. Khi trình bày những số phận con người, ông cố gắng khám phá chiều sâu của tâm lý và tính cách cũng như tầm khái quát xã hội của nó. Trang viết của nhà văn do vậy đã đạt đến một chiều sâu nhân bản mới. Đó thực sự là những thành tựu nghệ thuật đặc sắc “được hình thành từ những sự tích tụ sắc sảo, đầy trăn trở” của nhà văn. Những sáng tác này cùng với những “vệt tư tưởng” được thể hiện qua hàng loạt bài tiểu luận, phê bình sắc sảo của Nguyễn Minh Châu đã góp phần khai phá, tạo nên những chuyển đổi sâu sắc trong tư duy nghệ thuật và thành tựu của văn học đổi mới. Nguyễn Minh Châu quả là nhà văn “mở đường tinh anh và tài năng”, “người dẫn đường tận tụy và dũng cảm”, “người đã đi được xa nhất” (7) trong cao trào đổi mới văn học. Sau chặng đầu dò tìm, chuẩn bị, từ sau 1986 văn học bước vào một chặng mới trong hành trình đổi mới. Sự thành công của Đại hội Đảng lần thứ VI, Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị và chủ trương “cởi trói” cho văn học nghệ thuật, cuộc gặp gỡ “lịch sử” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đông đảo văn nghệ sĩ trong hai ngày của tháng 10/1987, không khí cởi mở của đời sống xã hội, quan hệ giao lưu ngày càng rộng rãi với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới… đó là bối cảnh thuận lợi thúc đẩy, tạo nên sự chuyển đổi mạnh mẽ và sâu sắc của văn học. Sau sự chuyển đổi về hướng tiếp cận, lựa chọn chất liệu hiện thực, ở giai đoạn này vấn đề đặt ra với văn học là xử lý chất liệu hiện thực như thế nào? Từ tư duy sử thi với một khoảng cách khó vượt giữa nhà văn và đối tượng mà nhà nghiên cứu nổi tiếng Bakhtin gọi là “khoảng cách sử thi”, văn học chuyển sang kiểu tư duy mới: suy ngẫm về hiện thực, suy ngẫm về cái đương đại đang diễn ra, “cái đương đại chưa hoàn thành”. Cùng với kiểu tư duy văn học mới, hiện đại này đã xuất hiện một thế hệ nhà văn mới. Họ vừa là sản phẩm của thời đại văn học đổi mới, vừa góp phần đáng kể tạo nên sự đổi mới tư duy và thành tựu của văn học đổi mới. Một số cây bút thuộc thế hệ này đã tạo được những “đột biến” trong đời sống văn học. Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp vào năm 1987 đã thực sự gây chấn động đời sống văn học và rất nhanh chóng đã trở thành một hiện tượng văn học. Ngay từ những sáng tác đầu tay Nguyễn Huy Thiệp đã khiến công chúng phải “sửng sốt”. Tướng về hưu với lối viết mới lạ đã mang đến cho văn học một chất mới “chất kiêu bạc, tàn nhẫn, cay đắng”, một “hơi gió lạ” - chủ đề cô đơn, tình trạng con người cô đơn, lạc loài ngay giữa gia đình, người thân và đồng loại. Nói như Đặng Anh Đào, nó “khơi dậy cảm giác về sự bất ổn đã là đòi hỏi phải được giải quyết ngoài đời”. Truyện của Nguyễn Huy Thiệp từ Tướng về hưu, Muối của rừng, Huyền thoại phố phường, Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ, Không có vua đến Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết… “đều là những tín hiệu thức tỉnh sự chú ý của người đọc”. Những tín hiệu đó chỉ có được từ một tư duy văn học mà hạt nhân của nó là số phận con người, một trong những đặc trưng của nó là sự nhận thức lại, trăn trở kiếm tìm chân lý sống, khắc khoải với nỗi khắc khoải của con người trong xã hội đầy biến đổi dữ dội và sâu sắc. Trong quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp “Đối tượng của văn học là con người. Văn học là khoa học về con người”. Nguyễn Huy Thiệp không tin: “Những nhà văn không có lý lẽ xác đáng về con người có thể viết hay được”. Nhưng khái niệm con người, cũng theo Nguyễn Huy Thiệp “bao hàm cả ý nghĩa con người tự nhiên và con người xã hội. Tìm hiểu hai con người đó, lý giải quan hệ giữa chúng là nhiệm vụ hàng đầu của văn học” (8) . Điều đáng buồn là lâu nay, xung quanh quan niệm về con người, nhà văn vẫn còn những điều “ngộ nhận quái gở”: “sự ngộ nhận chính trị có ý nghĩa con người xã hội, là sự ngộ nhận khủng khiếp; sự ngộ nhận giới tính có ý nghĩa con người tự nhiên là sự ngộ nhận đau đớn; sự ngộ nhận về cái chết có ý nghĩa chung cho cả con người xã hội lẫn con người tự nhiên, là sự ngộ nhận tàn nhẫn” (9) . Phải vượt thoát khỏi sự ngộ nhận đó, đưa văn học trở về với quan niệm chuẩn xác, không đơn giản, không phiến diện về con người. Nhân tính là vấn đề Nguyễn Huy Thiệp quan tâm hàng đầu: “Văn học giá trị bao giờ cũng đề cao nhân tính. Một xã hội không có những tác phẩm văn học hay, không có những tác phẩm có giá trị, nghĩa là nhân tính ở đấy đang bị xói mòn, đang bị mất dần đi. Trách nhiệm đó không phải chỉ ở một người nào mà nó ở toàn xã hội”. Và đó cũng là trọng trách của nhà văn, những người không phải “nói ra chân lý” mà phải “thức tỉnh ý thức hướng về chân lý hoặc chí ít cũng là thức tỉnh tình cảm về phẩm giá con người trong họ”. Làm được như vậy là góp phần khắc phục tình trạng “tráng một lớp men trữ tình hơi dầy” (Nguyễn Minh Châu) của văn học trước đó và đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của thời đại, của công chúng “đang cần những cuốn sách tự vấn, những cuốn sách giúp họ tự vấn, những cuốn sách giúp họ nhận thức lại mình”. Chính điều đó đã tạo nên chất “muối” trong những trang văn của Nguyễn Huy Thiệp – cái mà văn học Việt Nam trước đó còn rất thiếu. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà đọc văn Nguyễn Huy Thiệp, sau cái thô tháp, “nhếch nhác” nhiều khi đến đốn mạt, hèn kém của con người là cảm nhận về một sự tê tái, một nỗi đau và lắng lại là một dư vị buồn – cái dư vị khá đặc trưng của văn học đổi mới. Và không phải ngẫu nhiên Nguyễn Huy Thiệp được coi là “cả một sự phá cách” trong văn học. Có thể có những “tếu táo”, “cực đoan” và cả những “khoảng trống”, “những lỗi lầm”, “ngộ nhận” như chính Nguyễn Huy Thiệp đã tự vấn về các nhà văn và về chính mình, nhưng từ trong sâu xa, Nguyễn Huy Thiệp đã đến với văn chương bằng một quan niệm riêng được đúc kết từ chính những suy nghiệm của nhà văn và chắc chắn nó có tác động thức tỉnh không chỉ với người sáng tác mà với cả người thưởng thức, tiếp nhận. Và đó cũng là đóng góp mang ý nghĩa một chặng tiếp sức quan trọng của Nguyễn Huy Thiệp vào hành trình đổi mới tư duy văn học. Không thực sự tạo nên những tranh luận“dữ dội” và dai dẳng như Nguyễn Huy Thiệp, nhưng sự xuất hiện của Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh (lần in đầu có tên là Thân phận của tình yêu), cũng đã gây nên sự đánh giá trái chiều và không ít gay gắt. Chọn một hình thức cấu trúc độc đáo “tiểu thuyết trong tiểu thuyết”: quá trình một nhà văn cấp phường – vốn là binh nhì trong chiến tranh – viết một cuốn tiểu thuyết về chiến tranh bằng sự chi phối của những ý tưởng và nguyên tắc khá “lập dị” của một người đang bị “rối bời”, “bấn loạn” về tư tưởng, ký ức luôn bị dằn vặt, hối thúc. Nhà văn – người lính ý thức rất rõ cái giá của bản thân và đồng đội của mình phải trả cho chiến thắng nên vô cùng hụt hẫng trước sự “vô tâm” của con người hôm nay. Nhân danh quá khứ, nỗi buồn và những người đã khuất anh đối thoại với hiện tại với nhiều điều bê bối, nhức nhối. Đúng như Hoàng Ngọc Hiến nhận xét: Bảo Ninh đã viết về chiến tranh bằng những “nghịch lý”, hoàn toàn trái với những “thuận lý” vốn rất quen thuộc của tư duy văn học sử thi và nhờ thế đã đem lại cho người đọc một cái nhìn mới, đa chiều, sâu sắc về chiến tranh – vốn là chất liệu hiện thực đã quá quen thuộc của văn học. Những điều đó là hệ quả tất yếu của một tư duy văn học mới sâu sắc. Nhà văn phải có nhân cách, phải có ý thức “chiến đấu loại trừ cái giả” mà trong văn chương, theo quan niệm của Bảo Ninh “sự chừng mực luôn đồng nghĩa với nhạt và giả”. Bởi vậy phải viết bằng tất cả sự nghiền ngẫm sâu xa của mình, bằng sự thôi thúc “ viết để quên đi, viết để nhớ lại, viết để có một cứu cánh, một niềm cứu rỗi, để mà chịu đựng để giữ lòng tin, để mà còn muốn sống” (10) . Viết trong sự ám ảnh của những hồi ức, của quá khứ nhức buốt, nhưng không thể lãng quên. “Viết khổ viết sở, viết như đập đầu vào đá, như là tự tay tước vụn trái tim mình, như là lộn trái con người mình ra” (11) . Lao động của nhà văn chỉ thật sự có ý nghĩa cao cả khi họ sống trung thực, sống đến tận cùng cảm xúc và trải nghiệm; viết với sự khổ công như thế. Sự hời hợt, cầm chừng, giả tạo, không thể có văn chương đích thực. Bảo Ninh đã đóng góp trước hết một quan niệm về nhân cách, bản lĩnh của người cầm bút và bản chất của hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Viết về chiến tranh là viết về con người, không thể để các sự kiện “đè bẹp” con người. Hiện thực chiến tranh không phải là mục đích tái hiện mà chỉ là đường viền làm nổi rõ số phận con người. Nhìn chiến tranh từ góc độ số phận con người và thể hiện chiến tranh qua tâm trạng của con người, Bảo Ninh đã đi đến đáy cùng của hiện thực chiến tranh. Chiến tranh không chỉ là bom đạn, chết chóc, nghiệt ngã, tan nát mà đáng buồn hơn chiến tranh còn hủy diệt nhân tính, nhân tình. Bởi thế, khi chiến tranh kết thúc “Chính nghĩa đã thắng, lòng nhân đã thắng nhưng cái ác, sự chết chóc và bạo lực phi nhân cũng đã thắng” (12) . Hòa bình đến, những người sống sót trở về luôn cảm nhận mình như “bị mắc kẹt giữa cuộc đời”, càng ngày càng thấm thía hơn nỗi buồn chiến tranh, “nỗi buồn được sống sót”. Những lời cảnh tỉnh “hãy coi chừng mà xem lại nhân tính”, “những tổn thất, những mất mát có thể bù đắp, các vết thương sẽ lành, đau khổ sẽ hóa thạch nhưng nỗi buồn về cuộc chiến tranh thì càng ngày càng thấm thía hơn, sẽ không bao giờ nguôi” (13) … luôn là những thông điệp nghệ thuật đầy ám ảnh, đậm đặc trên từng trang Nỗi buồn chiến tranh. Bảo Ninh đã mang đến cho văn học “nỗi buồn” với những giá trị nhân văn sâu sắc – một trong những điều “cấm kỵ” của văn chương trước đó – và mở ra một rẽ ngả cho văn học viết về chiến tranh. Quả là sau Nỗi buồn chiến tranh, người ta sẽ không thể viết về chiến tranh như trước được nữa…Cùng với những đổi mới trong cảm hứng nhân văn, Bảo Ninh cũng có những đóng góp quan trọng vào tư duy thể loại tiểu thuyết. Quan niệm mới về hiện thực, về con người là cơ sở để hình thành một thế giới nhân vật mới mẻ. Đặc trưng trong thế giới nhân vật ấy là kiểu loại nhân vật bị chấn thương – những con người đã bị chiến tranh chà nát, với những chấn thương không thể chữa lành, luôn bị ám ảnh bởi cô đơn, không còn khả năng hòa nhập với cộng đồng. Việc xây dựng thành công những nhân vật ghép mảnh – hiện thực hóa, hình tượng hóa quan niệm của nhà văn về con người vốn phức tạp, đa nhân cách, nhưng đã bị vỡ vụn, bị tha hóa nhân cách bởi chiến tranh, đang gắng gượng vật lộn để hoàn nguyên – và việc sử dụng hiệu quả dòng hồi ức trong xây dựng cốt truyện, cố ý phá bỏ tính nhất quán và hoàn chỉnh của cốt truyện truyền thống, đan xen, đảo ngược quá khứ – hiện tại – tương lai, hòa trộn ảo – thực, cùng với việc tạo dựng một thế giới ngôn ngữ đa thanh, giàu biểu cảm, giàu tính đối thoại…là những nỗ lực rất lớn của Bảo Ninh vào việc hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam. Đó cũng là hiệu quả tất yếu từ những trăn trở đổi mới tư duy nghệ thuật của Bảo Ninh, tìm tòi một “cách viết mới” – cách viết đa thanh có khả năng kích thích tính dân chủ, đối thoại của văn học. Chính vì thế, phần đông ý kiến đều khẳng định thành công của Nỗi buồn chiến tranh: “Một cuốn sách gây xúc động buộc phải suy nghĩ, một cuốn sách hay”, “không phải sử thi truyền thống”, “là một bằng chứng về sự trưởng thành của văn xuôi” Việt Nam (14) . Đó thực sự là đóng góp của Bảo Ninh vào việc khẳng định một kiểu tư duy văn học mới với tinh thần nhân văn mới, với ngôn ngữ tiểu thuyết đa thanh mới. Hội Nhà văn đã trao giải thưởng cho Nỗi buồn chiến tranh và đó cũng là “một thắng lợi của văn chương”, một sự khẳng định, ủng hộ những tìm tòi, đổi mới đích thực của [...]... biết “đ i cho con ngư i cuộc sống mà họ xứng đáng được hưởng” Tạ Duy Anh đã mang đến một cách nhìn, cách đánh giá và cách lý gi i m i về hiện thực, góp vào sự đ i m i của tư duy văn học Trở lên chỉ là đ i nét phác thảo về quá trình đ i m i tư duy văn học từ sau 1975 và đóng góp của một số cây bút văn xu i vào quá trình hình thành và đ i m i tư duy văn học đó Thực tế, để hình thành tư duy văn học m i là... niệm và sáng tác của mình Tạ Duy Anh đã có những đóng góp đáng trân trọng vào việc khẳng định tư duy văn học m i Trở l i v i những vấn đề của lịch sử, Tạ Duy Anh không chú mục và cũng không nhằm t i hiện sự kiện lịch sử C i nhà văn quan tâm sâu sắc là số phận con ngư i – những dấu ấn của cuộc nhào nặn dữ dằn, nghiệt ngã của lịch sử, hằn đọng trên số phận của m i con ngư i và từ đó, c i đích hướng t i. .. b i học nhân văn sâu sắc Thông qua cuộc đ i v i đủ cung bậc thăng trầm của một kiếp ngư i như lão Khổ “lừng danh một th i, ba đào một th i, lụn b i một th i , Tạ Duy Anh đã góp thêm một giả thuyết văn học về bản chất và thân phận ngư i nông dân Việt Nam” (Hoàng Ngọc Hiến) i tìm nguyên nhân long đong của cuộc đ i lão Khổ, Tạ Duy Anh đưa ra giả thuyết “lão long đong vì không biết n i d i , lão cứ sống... khai thác và xử lý hiện thực độc đáo Trong quan niệm của Tạ Duy Anh, hiện thực đ i sống đa chiều : có ác, có thiện, có cả “thiên thần” và “ác quỷ” Nhà văn có thể viết về c i thiện hoặc c i ác, nhưng “cho dù viết về gì thì giá trị lớn nhất m i nhà văn ph i tạo ra là giá trị thẩm mỹ”, ph i hướng t i c i đẹp, c i chân, c i thiện Chính b i thế, Tạ Duy Anh “là ngư i mạnh mẽ kêu g i từ bỏ bạo lực”, c i xấu... xấu và c i ác; kiên quyết “chống l i c i ác dư i m i hình thức” Và, cách thức anh tâm đắc nhất là trực diện “đ i mặt”, “gi i phẫu”, “tấn công” vào c i ác, “mô tả kỹ lưỡng, sống động về nó để m i ngư i dễ bề nhận ra”, “ghê sợ và kinh tởm” nó Nhà văn luôn “ i mấp mé ở bên bờ vực của c i ác và c i thiện, v i hy vọng có thể soi r i nó ở những phần khuất lấp ít ngư i chạm t i Xu hướng của Tạ Duy Anh là i. .. Tạ Duy Anh thật gai góc, có khi như tàn nhẫn, lạnh lùng, nhưng ngư i đọc vẫn cảm nhận đằng sau con chữ là những thông i p nghệ thuật thấm đẫm chất nhân văn Và đó cũng là hệ quả tất yếu từ quan niệm nghệ thuật giàu chất nhân bản của Tạ Duy Anh Một trong những đặc i m của tư duy văn học m i là yêu cầu “nhận thức l i, kiến gi i l i, đánh giá l i kể cả quá khứ, hiện t i và tư ng lai” Bằng chính quan niệm... vật của Tạ Duy Anh khi đã tr i qua hết thăng trầm, biến cố của một đ i thường có được sự bình tâm, chiêm nghiệm, nhìn nhận l i tất cả i u độc giả nhận được từ tác phẩm của Tạ Duy Anh, do vậy là những chiêm nghiệm sâu xa, thấm thía, đậm tính nhân văn về cuộc đ i và th i cuộc Và từ đó, là những b i học nhân văn sâu sắc: “hãy tránh sự t i diễn tư ng tự b i vì lịch sử luôn có nguy cơ lặp l i và hãy biết... thiêng liêng”, có thể “bước qua l i nguyền” Viết về đ i sống thành thị, m i tác phẩm của Tạ Duy Anh như một “lát cắt” từ c i “bố cục hoàn hảo” của một th i hiện đ i i tìm nhân vật v i những ám ảnh nặng nề từ bức tranh hiện thực ngột ngạt của quyền lực, c i chết, sự đ i b i đẩy nhân vật đến đỉnh i m của bi kịch Thiên thần sám h i, đã n i được một cách vừa nghệ thuật, vừa trần tục những i u gai góc.. .văn học Trong cao trào đ i m i, Tạ Duy Anh xuất hiện v i những truyện ngắn đặc sắc gây ấn tư ng mạnh: Bước qua l i nguyền, Xưa kia chị đẹp nhất làng và sớm được khẳng định là cây bút xuất sắc, ngư i đã kh i mở một “dòng văn học bước qua l i nguyền” (Hoàng Ngọc Hiến) v i những thông i p nghệ thuật sâu sắc về số phận con ngư i Đóng góp của Tạ Duy Anh trước hết là ở quan niệm nghệ thuật, ở cách tiếp... Anh là i sâu khai thác và miêu tả những mảng t i, những phần chưa hoàn thiện của hiện thực đ i sống Viết về nông thôn (giai đoạn đầu) trang viết của Tạ Duy Anh đầy ưu tư, trăn trở v i số phận của những ngư i nông dân ở một miền quê hẻo lánh “lầy l i, tăm t i, thấm đẫm không khí thù hận”, đầy ắp những oán thù truyền kiếp, những kỷ niệm buồn đau, ẩn giấu trong nó biết bao hiểm họa C i làng Đồng lúc nào . đ i nét phác thảo về quá trình đ i m i tư duy văn học từ sau 1975 và đóng góp của một số cây bút văn xu i vào quá trình hình thành và đ i m i tư duy văn học đó. Thực tế, để hình thành tư duy văn. một số cây bút văn xu i vào sự đ i m i tư duy văn học ở chặng đầu đ i m i văn học. Ngay từ trước 1975, bằng sự mẫn cảm và t i năng, một số cây bút đã sớm nhận ra sự bất cập và khoảng cách của. đ i chưa hoàn thành”. Cùng v i kiểu tư duy văn học m i, hiện đ i này đã xuất hiện một thế hệ nhà văn m i. Họ vừa là sản phẩm của th i đ i văn học đ i m i, vừa góp phần đáng kể tạo nên sự đổi

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan