Văn học Việt Nam đổi mới trong bối cảnh giao lưu văn hóa quốc tế pps

7 422 0
Văn học Việt Nam đổi mới trong bối cảnh giao lưu văn hóa quốc tế pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Văn học Việt Nam đổi mới trong bối cảnh giao lưu v ă n hóa qu ốc tế Trong lịch sử nhân loại, giao lưu là một xu hướng tất yếu trong các hoạt động của đời sống xã hội. Giao lưu văn hoá luôn đi kèm với giao lưu kinh tế và giao lưu chính trị, con người. Ngay từ thời cổ đại, loài người đã rất coi trọng hình thức giao lưu này. Vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên, sau khi chinh phục Đế quốc Ba Tư, Alexandros Đại Đế muốn lập ra một đế quốc rộng lớn hợp nhất giữa Đông và Tây, hoà nhập hai nền văn minh Hy Lạp và Ba Tư, xây dựng một “tình huynh đệ thế giới” cho tất cả mọi người. Chính vì thế mà nhiều người coi giai đoạn Alexandros là giai đoạn của giao lưu văn hoá quốc tế và của toàn cầu hoá đầu tiên. Sau đó là đến thời toàn cầu hoá của Đế quốc La Mã. Sau khi chinh phục thế giới Hy Lạp, đế quốc La Mã đã tiếp thu văn hoá Hy Lạp, kết hợp nó với văn hoá bản địa La Mã để tạo ra một nền văn hoá Hy-La nổi tiếng. Ví dụ điển hình là kho tàng thần thoại Hy Lạp đã được La Mã tiếp thu gần như toàn bộ, biến thành thần thoại Hy Lạp-La Mã mà cho đến nay nó được coi là tài sản của cả người Hy Lạp lẫn của người La Mã, đến mức có lúc người ta không phân biệt được đâu là thần thoại Hy Lạp và đâu là thần thoại La Mã. Trong lịch sử loài người, hiện tượng giao lưu văn hoá như vậy đã diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên trước đây, hiện tượng giao lưu văn hoá như trên mới chỉ diễn ra ở cấp khu vực. Chỉ đến thời cận-hiện đại, cùng với quá trình giao lưu kinh tế-xã hội diễn ra sôi động để cuối cùng tiến tới toàn cầu hoá như hiện nay, người ta mới cho rằng văn hoá cũng sẽ tiến tới hội nhập ở cấp toàn cầu (1) . Trong bối cảnh của giao lưu văn hoá toàn cầu như vậy, văn học có thể được coi là có một vai trò năng động nhất. Và văn học Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tận dụng những lợi ích do giao lưu văn hoá đem lại, văn học Việt Nam đang tiếp thu những thành tựu văn hoá-văn học của thế giới để làm phong phú cho đời sống văn học của chính mình; đồng thời cũng có được nhiều cơ hội để phổ biến những thành tựu của mình ra thế giới. Rõ ràng, sau 20 năm đổi mới, bộ mặt của văn học Việt Nam đã khác trước rất nhiều. Nó đang trở nên đa dạng hơn, có nhiều giọng điệu và nhiều mầu sắc hơn, kể cả trong lĩnh vực sáng tác lẫn lý luận- phê bình. Và trên tất cả là văn học nước ta đã được tự do hơn, cởi mở hơn, có được nhiều lựa chọn hơn. Thấm nhuần quan điểm của Đảng là xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các nhà văn nước ta đang cố gắng hội nhập với thế giới và tiến tới có được tiếng nói trên mọi diễn đàn văn học quốc tế. Mấy năm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu có được vị trí trên diễn đàn văn học khu vực. Nhiều nhà văn Việt Nam đã được nhận giải thưởng văn học ASEAN. Kể từ năm 2007, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia bắt đầu tổ chức Hội nghị nhà văn ba nước Đông Dương để trao đổi kinh nghiệm và giao lưu giữa các nhà văn Đông Dương. Hội nghị lần thứ nhất đã diễn ra từ ngày 6 đến 10-9-1997 tại Hà Nội (với tên gọi chính thức là “Hội nghị nhà văn ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia”. Tại hội nghị lần này, Giải thưởng văn học sông Mê Kông cũng được lập ra và trao tặng lần đầu tiên cho những tác phẩm xuất sắc về tình hữu nghị đoàn kết giữa nhân dân ba nước. Nhiều tác phẩm của các nhà văn Việt Nam hiện đại đã được các dịch giả nước ngoài dịch và giới thiệu cho độc giả của họ; nhiều người đã được các tổ chức văn học nước ngoài mời sang nước họ để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. Và những kinh nghiệm giao lưu đó đã tiếp thêm sinh khí cho văn học Việt Nam phát triển theo hướng đa dạng hoá và phát huy óc sáng tạo cá nhân của mỗi nhà văn, kể cả trong lĩnh vực sáng tác lẫn lý luận- phê bình. * Trong sáng tác, sự đổi mới đã diễn ra trên nhiều phương diện, kể cả ở nội dung lẫn hình thức. Trong lĩnh vực nội dung, văn học nước ta trong thời kỳ đổi mới đã chuyển trọng tâm từ hiện thực khách quan bên ngoài sang hiện thực nội tâm bên trong. Cái tôi cá nhân trở thành một đối tượng khai thác mới. Có thể nói điều này được bắt đầu ngay từ sau khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc, với cuốn truyện ngắn Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu. Từ đó, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ bắt đầu đồng loạt khai thác cái tôi cá nhân và cái miền nội tâm sâu xa của con người Việt Nam hiện đại. Nỗi buồn chiến tranh [hay Thân phận tình yêu] của Bảo Ninh là một ví dụ điển hình cho loại tiểu thuyết chiến tranh thời hậu chiến.Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai là ví dụ tiêu biểu cho loại tiểu thuyết về mâu thuẫn giữa nội tâm hiện tại với hồi ức về chiến tranh quá khứ trong đời sống tâm lý của con người hiện đại. Câu chuyện về những cái tôi cũng chiếm một tỷ lệ lớn trong các sáng tác của thời kỳ đổi mới. Thời xa vắng của Lê Lựu, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn và Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng có thể được coi là đại diện cho xu hướng này. Đặc biệt, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã đem đến một sắc thái mới cho văn học Việt Nam trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức. Với Nguyễn Huy Thiệp, cái xấu xa tội lỗi của con người lần đầu tiên được trở thành nhân vật chính và trở thành đối tượng của cuộc đấu tranh của con người nhằm chống lại cái ác. Có vẻ như Nguyễn Huy Thiệp đang biến phương châm sống của nhà văn Pháp A. Camus - một đại diện tiêu biểu cho văn học phi lý: “Cuộc đời là phi lý, nhưng con người vẫn phải sống và hành động chống lại những điều phi lý đó”, thành phương châm: “Cuộc đời luôn tồn tại những điều xấu xa, nhưng con người vẫn phải sống và hành động chống lại những điều xấu xa đó”. Hình thức của sáng tác cũng không còn bị lệ thuộc vào những giáo điều, khuôn sáo. Không còn có sự thống trị của bất cứ một phương pháp sáng tác nào. Có nhà nghiên cứu còn tuyên bố không chấp nhận khái niệm “phương pháp sáng tác”. Tuy nhiên đây chỉ là một phản ứng cực đoan chống lại quan điểm áp đặt độc tôn trước đây về phương pháp sáng tác hiện thực XHCN. Thực tế, không ai là không làm việc theo phương pháp, kể cả khi người ta không có ý thức về điều này. Giờ đây, nhà văn nước ta được tự do sử dụng mọi kỹ thuật và phương pháp sáng tác, được tự do sáng tác trong khuôn khổ luật pháp và phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân. Văn xuôi đã vậy, còn thơ ca thì sao? Khó có thể nói thơ ca Việt Nam hiện đại đang tiếp thu mô hình thơ ca nào của thế giới. Ta chỉ có thể nói rằng thơ ca Việt Nam đang hoà nhập với không khí của văn hoá hiện đại thế giới. Trong không khí này, cái tôi cá nhân được thả sức tung hoành. Những nhà thơ thời chống Mỹ và cả một số nhà thơ hiếm hoi thời chống Pháp đang cố gắng tự đổi mới mình. Cái tôi của họ đang nỗ lực vươn lên một tầm tư tưởng và tầm triết lý mới. Họ lặng lẽ chăm chút nhào nặn và gọt giũa câu thơ để thể hiện được thoả đáng những suy tư của mình. Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Thanh Thảo là những nhà thơ đại diện cho xu hướng này. Song cũng có một số người khác lại sa vào xu hướng gọt giũa câu chữ quá cầu kỳ, khiến người đọc có cảm giác họ đang làm việc với một thái độ cần mẫn của một “thợ thơ” chứ không phải là của một nhà thơ. Trong không khí nói trên, lớp trẻ đang đem đến một giọng điệu và sắc màu mới lạ cho thơ ca Việt Nam. Đọc thơ họ ta thấy rất rõ nét một phong cách thời đại mới. Họ không bắt chước riêng một ai, họ không chịu ảnh hưởng của riêng một nhà thơ trong nước hay nước ngoài nào. Nhưng rõ ràng cái tư tưởng toàn cầu hoá đã thâm nhập khá sâu vào thơ của họ. Thời gian và không gian trong thơ họ không còn bị bó hẹp trong biên giới của một quốc gia, mà đã vượt lên tầm cao của toàn cầu, của vũ trụ. Suy nghĩ của họ đã trở nên phóng khoáng, không còn bị ràng buộc bởi bất cứ một sự hạn chế nào. Những hình tượng “trái đất”, “mặt trời”, “vũ trụ” đã trở thành những phương tiện thường xuyên chuyển tải tư tưởng của họ. Cũng là trái đất, mặt trời, vũ trụ ấy, nhưng trước đây những hình tượng này gắn liền với con người và đất nước Việt Nam, còn giờ đây, lớp trẻ đang gắn chúng với con người thế giới và với bối cảnh thế giới, với những vấn đề nóng bỏng của nhân loại trong điều kiện toàn cầu hoá. Chỉ trong một bài thơ, nhà thơ nữ trẻ Vi Thùy Linh có thể đề cập đến rất nhiều vấn đề gây cấn nhất của toàn cầu với một dòng tư duy dồn dập của nhịp điệu thời gian hối hả: trái đất bị nóng lên, rừng bị tàn phá, đói nghèo hoành hành, tác động khôn lường của kỹ thuật sinh học, công nghệ thông tin đang làm chao đảo tâm hồn và thần kinh con người, chủ nghĩa thực dụng đang lan tràn khắp thế giới Điều này cho thấy, lớp trẻ rất nhanh nhạy với tình hình thế giới, và tư duy của họ là tư duy trong dòng chảy của các sự kiện thế giới. Họ chịu ảnh hưởng của cái không khí văn hoá thế giới nói chung, chứ không chịu ảnh hưởng trực tiếp của một nhà văn, nhà thơ cụ thể nào của thế giới. Chúng ta có thể thấy rõ khi đọc các nhà thơ nước ngoài để so sánh. Nhiều nhà thơ nước ngoài vẫn suy nghĩ về những vấn đề khá riêng tư. Có người chìm đắm vào những suy tư triết lý kiểu như: Một nửa cốc nước là cốc nước được rót đầy một nửa hay bị vơi đi một nửa?/ Tôi hy vọng mình là cốc nước đang được rót đầy một nửa chứ không phải là cốc nước bị vơi đi (Cốc nước triết học,Mattie J.T. Stepanek, thần đồng thơ Hoa Kỳ). Cũng giống như những phát hiện mang tính trí tuệ của nhà thơ nữ trẻ Đông Hà (Huế) của Việt Nam: “Những lá thư tình như những nhát dao/ Cái chuôi dao đã tuột về quá khứ/ Cầm sao không chảy máu bây giờ?” Đó cũng là những phát hiện độc đáo, nhưng chúng vẫn nằm trong mạch suy tư triết lý muôn thuở của loài người, chúng có thể là mới so với chính bản thân các nhà thơ, nhưng chúng không mang đậm dấu ấn văn hoá toàn cầu của thời hiện đại. Còn những nhà thơ trẻ đổi mới là đến với cái mới một cách trực tiếp. Họ không có gì phải đổi mới với chính mình mà là mang sứ mạng đổi mới của thời đại, bởi lẽ họ sinh ra ngay trong thời đại đã và đang đổi mới. Họ được tiếp xúc trực tiếp với những cái mới của thời đại, tiếp thu trực tiếp những cái mới của thời đại mà không cần đi vòng qua con đường truyền thống. Thơ của họ đầy ắp những sự kiện mới và những suy tư mới. Đó là một đóng góp quan trọng của thơ trẻ hôm nay. Qua những gì phân tích trên đây, chúng tôi không muốn nói rằng cứ nói đến cái mới của thời đại là tự nhiên văn học sẽ có giá trị hơn so với khi nói đến cái mới của cá nhân, của nội tâm con người. Giá trị nghệ thuật của văn học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có tài năng sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Bên cạnh xu hướng thơ trẻ chú trọng đến cái tôi cá nhân, thì tâm hồn của một số nhà thơ trẻ hiện nay như thể bị căng ra để thu nhận cả thế giới, chính vì thế họ chưa kịp đi sâu vào một khía cạnh của vấn đề, của sự việc. Sự nhạy cảm trải rộng đôi khi sẽ phải hy sinh sự nghiền ngẫm về chiều sâu. Song có một thực tế không thể phủ nhận là, xu hướng trải rộng tâm hồn ra thế giới hiện nay là một xu hướng đang tỏ ra phù hợp với tâm lý tiếp nhận của con người Việt Nam hiện đại: trong dòng chảy sôi động của giao lưu văn hoá, người ta dễ bị cuốn hút bởi các sự kiện bề bộn, và mặt khác người ta cũng phải tranh thủ tiếp thu các sự kiện mới lạ càng nhiều càng tốt, cho nên ít có thời gian dừng lại để suy ngẫm về từng vấn đề cụ thể. Vì thế, một số bài thơ của các nhà thơ trẻ Việt Nam hiện đại “xa” mà chưa sâu. Như vậy có thể thấy, văn học Việt Nam trong thời đại mới nói chung vừa đi sâu vào những ngõ ngách của nghề văn, vừa mở rộng cửa để đón nhận mọi sắc màu của văn hoá hiện đại trong thời đại của giao lưu văn hoá quốc tế như ngày nay. Sáng tác văn học trong thời gian qua vì thế trở nên đa sắc và phong phú hơn bao giờ hết. Điều đó, không thể phủ nhận là một phần nhờ có giao lưu văn hoá quốc tế. Tuy nhiên, sự đa sắc và phong phú không đồng nghĩa với giá trị. Điều cần thiết là phải chú trọng đến yếu tố nhân văn và tính nghệ thuật. * Trong lĩnh vực lý luận- phê bình văn học, giao lưu văn hoá cũng đã có tác động rất mạnh mẽ đến các hoạt động thuộc lĩnh vực này. Cùng với sự mở cửa trên mọi lĩnh vực của đất nước, lý luận- phê bình văn học của nước ta cũng được dịp giao lưu với lý luận- phê bình văn học của thế giới, làm cho không khí nghiên cứu trong lĩnh vực này sôi động hơn bao giờ hết, thậm chí còn sôi động hơn cả không khí sáng tác. Kể từ ngày đổi mới đến nay, trên văn đàn nước ta đã xuất hiện rất nhiều lý thuyết và phương pháp nghiên cứu- phê bình văn học. Tất nhiên đây không phải là những lý thuyết và phương pháp hoàn toàn mới, mà hầu hết chỉ là những lý thuyết và phương pháp du nhập của phương Tây. Một loạt các cuốn sách được dịch khá công phu. Nhiều lý thuyết và phương pháp của phương Tây đã được áp dụng cho việc nghiên cứu văn học Việt Nam. Có thể nói, nhiều lý thuyết và phương pháp trước đây được coi là vùng cấm kỵ thì nay đã được phổ biến rộng rãi, hầu như không còn có sự hạn chế nào trong việc tiếp cận kho tàng lý luận văn học của thế giới. Quyền tự do trong nghiên cứu đã được tôn trọng và mở rộng. Một số người còn áp dụng khá thành công các phương pháp nghiên cứu của phương Tây vào thực tiễn nghiên cứu văn học của nước nhà mà cách đây hơn hai mươi năm, việc đó khó có thể được thực hiện. Thậm chí, có những quan niệm trước đây bị phê phán kịch liệt, như tâm phân học, lý thuyết về văn học so sánh, lý luận tiếp nhận, nay đã được tiếp thu một cách cởi mở và áp dụng vào thực tế nghiên cứu văn học. Tuy vậy, hệ thống lý luận văn học cũ của chúng ta tuyệt nhiên không phải là không còn giá trị. Xét ở cấp tổng thể, những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử áp dụng cho mỹ học và nghiên cứu văn học vẫn mãi mãi mang ý nghĩa thời sự. Nhưng, những quan niệm cụ thể của mỹ học mácxít cũng tuyệt nhiên không thể là những giáo điều bất biến. Thực tiễn lịch sử và xã hội sẽ quy định mọi quan niệm lý thuyết. Sự thay đổi của các điều kiện lịch sử-xã hội sẽ quyết định sự thay đổi của các quan niệm nghệ thuật. Về cơ bản, những quan niệm về bản chất và đặc điểm của văn học vẫn có những hạt nhân hợp lý của chúng cần được giữ lại. Tuy nhiên, các mối quan hệ giữa chúng với nhau thì không còn như trước đây. Chẳng hạn, chúng ta không thể phủ nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa chính trị với văn học, nhưng ngay từ những ngày đầu đổi mới, các văn nghệ sĩ và các nhà quản lý văn nghệ đã có những cuộc thảo luận và trao đổi rất cởi mở về vấn đề này, và đến nay, chính trị và văn học đã được nhìn nhận trong mối quan hệ biện chứng và hợp lý. Chúng ta cũng không thể phủ nhận tính giai cấp của văn học, nhưng chúng ta không còn coi nó là đặc điểm thống soái của văn học, không còn coi nó là đặc điểm chi phối và quyết định mọi đặc điểm và tính chất khác của văn học. Chúng ta cũng không còn coi phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp sáng tác độc tôn như trước đây, mà chỉ coi nó là một trong những phương pháp sáng tác của văn học; và việc ngày nay phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa ít được nhắc đến đã chứng tỏ nó chỉ là một trong những phương pháp bình đẳng với mọi phương pháp khác. . Văn học Việt Nam đổi mới trong bối cảnh giao lưu v ă n hóa qu ốc tế Trong lịch sử nhân loại, giao lưu là một xu hướng tất yếu trong các hoạt động của đời sống xã hội. Giao lưu văn hoá. đàn văn học quốc tế. Mấy năm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu có được vị trí trên diễn đàn văn học khu vực. Nhiều nhà văn Việt Nam đã được nhận giải thưởng văn học ASEAN. Kể từ năm 2007, ba nước Việt. của giao lưu văn hoá toàn cầu như vậy, văn học có thể được coi là có một vai trò năng động nhất. Và văn học Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tận dụng những lợi ích do giao lưu văn hoá

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan