Nội soi tiêu hoá Nội soi thực quản–dạ dày–tá tràng là gì?. Đây là một phương pháp thăm khám có thể giúp quan sát trực tiếp thực quản, dạ dày và đoạn đầu của ruột non.. Nhờ vào một ống so
Trang 1Nội soi tiêu hoá
Nội soi thực quản–dạ dày–tá tràng là gì?
Đây là một phương pháp thăm khám có thể giúp quan sát trực tiếp thực quản, dạ dày và đoạn đầu của ruột non
Nhờ vào một ống soi mềm có đường kính nhỏ được đưa vào qua đường miệng, bác sĩ có thể phát hiện được các bất thường nếu có
Tại sao phải tiến hành làm thủ thuật này ?
- Khác với nguyên lý của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như X quang, siêu âm … dựa trên việc phân tích các hình ảnh gián tiếp, nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng cho phép quan sát hình ảnh trực tiếp của tổn thương Nhờ đó, việc xác định bệnh được chính xác hơn và có thể phát hiện được các tổn thương ngay
cả khi còn nhỏ
- Ngoài ra, điểm ưu việt hơn của nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng là trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết (lấy những mẫu mô nhỏ) để phân tích dưới kính hiển vi , để làm xét nghiệm tìm loại vi trùng có khả năng gây viêm loét và ung thư dạ dày (vi khuẩn Helicobacter pylori) cũng như thực hiện việc điều trị qua nội soi như: cắt đốt thịt dư (tức là những vùng mô phát triển bất thường), hoặc cầm máu cho những vùng chảy máu …
Trang 2Những ai cần nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng
Những trường hợp thường được bác sĩ chỉ định nội soi là:
Đã có lần bị ói ra máu hoặc đi cầu phân đen
Nuốt nghẹn, nuốt đau
Đau bụng vùng trên rốn, nhất là lúc bụng đói hoặc sau khi ăn no
Ăn mau no, đầy bụng khó tiêu sau ăn, ợ chua
Khi nghi ngờ bị viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc cần loại trừ ung thư đường tiêu hoá trên
Dạ dày bình thường
Thủ thuật có an toàn hay không ?
Thủ thuật rất an toàn và rất hiếm khi có biến chứng
Chuẩn bị
- Bệnh nhân được chuẩn bị nhịn ăn uống trước khi nội soi trên 8 giờ
- Không uống các dạng thuốc sữa trước khi làm thủ thuật
Trang 3Thủ thuật được tiến hành như thế nào?
- Bệnh nhân tháo mắt kính và răng giả trước khi tiến hành làm thủ thuật
- Bệnh nhân thông báo với bác sĩ nội soi về tiền sử bệnh tật, đặc biệt là hen suyễn
và dị ứng thuốc (nếu có)
- Sẽ được gây tê thành họng sau bằng thuốc tê dạng xịt
- Nằm thoải mái ở tư thế nghiêng trái và thực hiện các chỉ dẫn của điều dưỡng và bác sĩ
Loét dạ dày
Cần chú ý gì sau thủ thuật?
Súc miệng sau khi soi xong để thuốc tê được loại nhanh (nếu còn), không khạc nhiều để tránh trầy xước và chảy máu thành họng
Chỉ được ăn uống trở lại sau khi đã hết cảm giác tê cứng
Trang 4Viêm dạ dày Ung thư dạ dày sớm