TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DAO GAMMA TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐẠI HỌC HUẾ Phạm Văn Lình Trường Đại học Y D
Trang 1TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DAO GAMMA TRONG ĐIỀU TRỊ
UNG THƯ PHỔI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC –
ĐẠI HỌC HUẾ
Phạm Văn Lình Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
TÓM TẮT
Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và gây tử vong hàng đầu ở cả 2 giới
Mục đích của nghiên cứu là xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi bằng dao gamma ở bệnh viện Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu bao gồm 40 bệnh nhân ung thư phổi được điều trị xạ phẫu bằng dao Gamma tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng không đối chứng
Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi thường gặp nhất là từ 50-59 tuổi, trung bình là 64,04 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ là 2,5/1 Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho kéo dài chiếm 57,5%, đường kính trung bình của khối u 4,8±0,26cm Về mô bệnh học ung thư biểu
mô vảy là thể thường gặp chiếm 57,5% Kết quả phân giai đoạn bệnh cho thấy bệnh ở giai đoạn
I chiếm 45%, giai đoạn II chiếm 37,5%, giai đoạn III chiếm 17,5% Liều điều trị trung bình 5600-6000cGy gồm khối u và hạch vùng Kết quả điều trị cho thấy tỷ lệ đáp ứng đối với u: hoàn toàn 25%, đáp ứng một phần 55%, ổn định 10% và tiến triển 10% Tỷ lệ đáp ứng đối với hạch: hoàn toàn 31,9%, một phần 45,4%, ổn định 13,7% và tiến triển 9% Tỷ lệ kiểm soát được khối u 90% Thời gian theo dõi trung bình là 21,5 tháng, thời gian sống thêm toàn bộ sau 1 năm 84,8%, sau 2 năm 76% và sau 3 năm là 60,8%
Như vậy phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu đối với ung thư phổi có thể mổ được Tuy nhiên đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao và những bệnh nhân từ chối phẫu thuật, xạ phẫu bằng dao gamma là một phương pháp chọn lựa thứ hai Điều trị xạ phẫu ung thư phổi bằng dao gamma là một phương pháp điều trị mới, hoàn thiện về mặt kỹ thuật xạ trị, hứa hẹn kết quả tốt hơn ở giai đoạn sớm nhờ vào kiểm soát tốt khối u và cải thiện thời gian sống thêm cho bệnh nhân ở giai đoạn muộn
1 Đặt vấn đề
Hàng năm có khoảng 1.200.000 trường hợp ung thư phổi mới mắc trên thế giới, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển Tại Hoa Kỳ, ung thư phổi là loại ung thư gây
tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư ở cả hai giới, với khoảng 215.020 bệnh nhân
Trang 2ung thư phổi mới mắc và 161.480 bệnh nhân tử vong vào năm 2008 [8]
Ở nước ta, theo ghi nhận dịch tễ học ung thư trong năm 2004, ung thư phổi là loại ung thư đứng hàng đầu ở nam giới với tỷ lệ mới mắc ở Hà Nội là 39,8/100.000 [4]
Phương pháp điều trị đầu tay đối với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ là phẫu thuật Phẫu thuật cắt thùy phổi và cắt phổi cho thời gian sống thêm 3 đến 5 năm là từ 60-80% Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân do bệnh lý nội khoa kèm theo không thể phẫu thuật được như: suy giảm chức năng hô hấp, bệnh lý tim mạch, bệnh nhân lớn tuổi hoặc bệnh nhân từ chối phẫu thuật Hiện nay chưa có phương pháp điều trị chuẩn mực cho nhóm những bệnh nhân này Phương pháp điều trị bằng tia xạ thường qui dược áp dụng với tổng liều 60-70Gy, thời gian sống thêm sau 3 năm cũng thấp từ 15-45% Phương pháp xạ trị này cũng có những biến chứng nhất định như biến chứng về tim mạch, tắt nghẽn hô hấp mãn tính và bệnh lý mạch máu
Xạ phẫu là phương pháp điều trị xử dụng liều cao tia bức xạ ion hóa hơn phương pháp xạ trị thông thường và chùm tia bức xạ hội tụ vào khối u nên giảm thương tổn tổ chức lành và ít gây ra tác dụng phụ Sử dụng hệ thống bất động bệnh nhân để hạn chế sự chuyển động của khối u làm tăng độ chính xác trong điều trị
Phương pháp xạ phẫu này được nhiều nước trên thế giới đưa vào áp dụng điều trị và cho kết quả tốt
Từ cuối năm 2006 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế đã lắp đặt
và đưa vào sử dụng dao gamma thân, là phương pháp xạ phẫu để điều trị các khối u vùng thân nên chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm 2 mục tiêu:
- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư phổi
- Bước đầu đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi bằng dao gamma
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư phế quản phổi không phải tế bào nhỏ, có kết quả mô bệnh học và ở giai đoạn I, II, III không thể phẫu thuật được
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng không đối chứng
2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ 15/8/2006 đến 30/09/2009 tại Trung tâm Phẫu thuật dao gamma và khoa Ung Bướu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế
2.2.3 Nghiên cứu đặc điểm bệnh nhân
Trang 3- Nghiên cứu các triệu chứng lâm sàng của ung thư phổi
- Nghiên cứu triệu chứng cận lâm sàng
2.2.4 Đánh giá kết quả sau điều trị
Đánh giá đáp ứng của khối u và hạch theo tiêu chuẩn RECIST: dựa theo phim chụp cắt lớp vi tính đo đường kính lớn nhất của khối u trước và sau điều trị
- Đáp ứng hoàn toàn (CR): Khối u không còn
- Đáp ứng 1 phần (PR): giảm > 30% đường kính lớn nhất của khối u
- Ổn định (SD): giảm < 30% đường kính lớn nhất của khối u
- Tiến triển (PD): tăng >20% đường kính lớn nhất của khối u
2.2.5 Xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập và xử lý trên phần mềm SPSS 16.0 Dùng phương pháp Kaplan-Meier để tính thời gian sống thêm toàn bộ Phân tích kết quả theo phương pháp thống kê y học
3 Kết quả nghiên cứu
3.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân
3.1.1 Phân bố ung thư theo nhóm tuổi
Bảng 1 Tỷ lệ ung thư theo tuổi
Nhóm tuổi 50 - 59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 30%, tuổi nhỏ nhất là 32, tuổi lớn nhất là 86, tuổi trung bình là 64,04 ± 1,7
3.1.2 Phân bố ung thư theo giới
Bảng 2 Tỷ lệ ung thư theo giới
Trang 43.2 Đặc điểm lâm sàng của ung thư phổi
3.2.1 Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện
Bảng 3 Các triệu chứng lâm sàng thường gặp lúc nhập viện
Ho kéo dài là triệu chứng thường gặp nhất chiếm 57,5%
3.2.2 Đặc điểm khối u trên cắt lớp vi tính
Bảng 4 Kích thước và vị trí khối u
1
Kích thước khối u
8
26
6
20,0 65,0 15.0
< 3 cm
3 – 6 cm
> 6 cm
2
Số lượng khối u
38
2
95.0 5,0
1 khối
2 khối
3
Vị trí khối u
5
9
7
12
7
12,5 22,5 17,5 30,0 17.5 Thùy trên phổi phải
Thùy giữa phổi phải
Thùy dưới phổi phải
Thùy trên phổi trái
Thùy dưới phổi trái
Kích thước khối u 3 – 6 cm chiếm tỷ lệ cao nhất 65%, số lượng 1 khối u chiếm 95% và vị trí thùy trên phổi trái chiếm tỷ lệ cao nhất 30%
Trang 53.2.3 Sinh thiết qua nội soi và xét nghiệm tế bào bằng chọc hút kim nhỏ xuyên thành ngực
Bảng 5 Phân bố thể giải phẫu bệnh
Ung thư biểu mô vảy chiếm cao nhất 57,5%, ung thư tế bào lớn tỷ lệ thấp nhất 7,5%
3.2.4 Giai đoạn bệnh
Bảng 6 Phân bố theo giai đoạn bệnh
Giai đoạn I chiếm tỷ lệ cao nhất 45%, giai đoạn III chiếm tỷ lệ thấp nhất 17,5%
3.3 Phân bố tổng liều và phân liều điều trị
Bảng 7 Tỷ lệ tổng liều và phân liều điều trị
1
Liều
3
35
2
7,5 87,5 5,0
< 50 Gy
50 – 60 Gy
> 60 Gy
2
Phân liều
1
5
26
8
2,5 12,5 65,0 20.0
<2,5 Gy 2,5 – 4 Gy
4 – 6 Gy
6 – 8 Gy
Trang 6Liều điều trị từ 50-60Gy chiếm tỷ lệ cao nhất 87,5%, phân liều 4-6Gy chiếm tỷ
lệ cao nhất 65%
3.4 Tỷ lệ đáp ứng đối với u
Bảng 8 Tỷ lệ đáp ứng đối với khối u
Đáp ứng một phần chiếm tỷ lệ cao nhất 55%, kế đến là đáp ứng hoàn toàn 25%,
ổn định và tiến triển chiếm tỷ lệ thấp nhất 10%
3.5 Đáp ứng đối với hạch
Bảng 9 Tỷ lệ đáp ứng đối với hạch
n=22
Tỷ lệ đáp ứng một phần đối với hạch chiếm tỷ lệ cao nhất 45,4%, tiến triển chiếm tỷ lệ thấp nhất 9%, tỷ lệ kiểm soát được khối u 90%
3.6 Biến chứng
3 bệnh nhân có xạm da vùng ngực chiếm 7,5%, 1 bệnh nhân bị viêm phổi và tràn khí màng phổi tiến triển chiếm 2,5%, giảm tiểu cầu 1 bệnh nhân chiếm 2,5%
3.7 Thời gian sống thêm
Thời gian theo dõi trung bình là 21,5 tháng, sống thêm toàn bộ sau 1 năm 84,8%, sau 2 năm 76% và sau 3 năm là 60,8%
Trang 74 Bàn luận
4.1 Đặc điểm chung bệnh nhân
4.1.1 Tuổi và giới
Độ tuổi 50 - 59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 30%, tuổi nhỏ nhất là 32, tuổi lớn nhất
là 86, tuổi trung bình là 64,04 ± 1,7 Nghiên cứu của một số tác giả khác cũng có kết quả tương tự như chúng tôi Nghiên cứu của Hoàng Đình Cầu [2] tuổi trung bình của ung thư phổi từ 40-60 tuổi Theo Faber [11] tuổi trung bình từ 50 - 75 tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi, dưới 40 tuổi ung thư phổi chiếm tỷ lệ thấp chỉ 4,4%, cũng tương tự như của Burt M [9] chiếm 5% ở độ tuổi <40 Sau đó, tỷ lệ ung thư phổi tăng lên theo tuổi, đến đỉnh 50 - 59 tuổi rồi giảm dần Khác với một số tác giả khác như Lê văn Bàng [1] gặp 40% trên 70 tuổi
Các nhà nghiên cứu dịch tễ học nhận thấy hút thuốc lá sau 20 năm bắt đầu xuất hiện nguy cơ ung thư phổi và tỷ lệ ung thư càng tăng dần lên theo thời gian hút thuốc nên ung thư phổi tăng lên theo tuổi Sự khác biệt tỷ lệ ung thư phổi giữa nam và nữ theo chúng tôi liên quan đến hút thuốc lá Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở nước ta theo thống kê của WHO là 56,4%, do đó, nam giới có tỷ lệ ung thư phổi cao
4.2 Đặc điểm lâm sàng của ung thư phổi
4.2.2 Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện
Triệu chứng chúng tôi thường gặp nhất lúc nhập viện là ho kéo dài chiếm 57,5%,
kế đến là đau tức ngực 42,5%, ho ra máu chiếm 25%, có 2 bệnh nhân khàn tiếng chiếm 5% Một số nghiên cứu của một số tác giả khác cũng cho tỷ lệ gần tương đương nhau
¬ Sống thêm toàn bộ
┼ Kiểm
Sống thêm toàn bộ theo tháng Thời gian sống thêm
Tỷ
lệ
Trang 8Tác giả
Triệu chứng
Hoàng Long Phát [6]
Nguyễn Đình Kim [5]
An son.J [7]
Phạm Văn Lình
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân nào được phát hiện qua sàng lọc, chỉ có 4 trường hợp được phát hiện tình cờ do bệnh lý khác, chiếm 10%
4.2.5 Kích thước khối u
Nhiều tác giả có cách đo kích thước của khối u khác nhau Tuy nhiên, để đơn giản hóa, nhiều nghiên cứu của Hoa Kỳ chỉ đo đường kính lớn nhất của khối u để đánh giá đáp ứng của các khối u đặc gọi là chỉ số RECIST [13] Chúng tôi cũng áp dụng chỉ
số này Trong nghiên cứu của chúng tôi kích thước khối u 3 – 6 cm chiếm tỷ lệ cao nhất 65%, u nhỏ hơn 3 cm chiếm 20% và u > 6 cm chiếm 15% Vị trí u thường gặp nhất là thùy trên phổi trái chiếm 30%
Trong điều trị chúng tôi cũng dựa vào kích thước và vị trí khối u để xác định liều điều trị thích hợp Đối với vị trí khối u ở ngoại vi phổi, không gần các tổ chức nguy cấp, chúng tôi dùng liều cao với mục đích tiêu diệt hoàn toàn khối u, trong khi các khối u ở phế quản gốc, cạnh các tổ chức nguy cấp như mạch máu lớn, tủy sống, tim chúng tôi dùng liều thấp hơn
4.2.6 Thể giải phẫu bệnh
Thể giải phẫu bệnh là yếu tố quan trọng trong chỉ định điều trị và tiên lượng của bệnh So sánh với một số tác giả khác nghiên cứu của chúng tôi cũng có tỷ lệ tương đối khác vì ung thư phổi tế bào nhỏ chúng tôi không đưa vào nghiên cứu, thể này ưu tiên điều trị bằng hóa chất
Thể giải phẫu bệnh Phạm Văn
Lình và cs
Hoàng Đình Cầu và cs [2]
Nguyễn Việt Cồ [3]
De Vita V.T [10]
Theo De Vita V.T ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chiếm 80,4% trong đó gồm ung thư biểu mô vảy, ung thư biểu mô tuyến và ung thư tế bào lớn Ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm 16,8% và một số loại khác Ung thư tế bào vảy thường xuất phát từ gần phế quản gốc, ngược lại ung thư biểu mô tuyến thường ở ngoại vi phổi Ung thư phổi tế
Trang 9bào nhỏ có dự hậu xấu vì thường cho di căn sớm, đặc biệt 80% ung thư phổi tế bào nhỏ cho di căn não
4.2.7 Giai đoạn bệnh
Giai đoạn bệnh trong ung thư phổi là để đánh giá bệnh đang ở tại chỗ, tại vùng, hay đã xâm lấn, di căn Đánh giá giai đoạn chúng tôi chỉ dựa vào chụp cắt lớp vi tính phổi, không có thêm phương tiện khác như nội soi trung thất sinh thiết hay PET-Scan Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh ở giai đoạn I chiếm 45%, giai đoạn II chiếm 37,5% và giai đoạn III chiếm 17,5% Giai đoạn IV chúng tôi không đưa vào nghiên cứu
vì ở giai đoạn này bệnh nhân đã có di căn nên không còn chỉ định điều trị bằng dao gamma
Giai đoạn bệnh là yếu tố rất quan trọng trong chỉ định điều trị và tiên lượng bệnh
và là yếu tố độc lập trong tiên lượng bệnh
4.3 Phân bố tổng liều và phân liều điều trị
Với các phương pháp điều trị xạ trị thường qui, tổng liều điều trị triệt căn đối với ung thư phổi từ 60 Gy – 70 Gy, phân liều 2 Gy mỗi ngày, mỗi tuần điều trị 5 ngày, như vậy, số ngày điều trị tương đối dài thường từ 6 đến 7 tuần
Đối với phương pháp điều trị xạ phẫu các khối u vùng thân, tổng liều và phân liều điều trị chưa có sự thống nhất Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối với những khối
u nằm ở ngoại vi phổi, kích thước < 5cm không ảnh hưởng đến các tổ chức nguy cấp như mạch máu lớn, tủy sống, chúng tôi thường sử dụng tổng liều 56 – 65 Gy với phân liều 6 - 8 Gy cách ngày, như vậy thời gian điều trị khoảng 2 tuần Với những khối u có kích thước lớn > 5cm chúng tôi dùng phân liều 4 – 6 Gy cách ngày Đặc biệt đối với những khối u lớn gần tổ chức nguy cấp chúng tôi dùng phân liều nhỏ hơn 2,5 Gy – 4 Gy Phần lớn bệnh nhân chúng tôi sử dụng phân liều 4 - 6 Gy chiếm 64,5%
Nghiên cứu của Timmerman ,R [16] và cộng sự sử dụng tổng liều 48Gy, phân liều 12 Gy, thời gian điều trị khoảng 1 tuần
Mc Garry RC [14] điều trị xạ phẫu ung thư phổi với liều tăng dần, khởi đầu 24
Gy với 3 phân liều (3×8) để rút kinh nghiệm trong xác định liều thích hợp
M Hiraoka [15] và cộng sự báo cáo 245 bệnh nhân với các phân liều khác nhau Qua thời gian theo dõi 2 năm nhận thấy tỷ lệ tái phát tại chỗ là 8% đối với những bệnh nhân điều trị với liều hiệu quả sinh học > 100 Gy và 26% đối với liều hiệu quả sinh học
<100 Gy
Như vậy tổng liều điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi bằng hoặc cao hơn một số tác giả, tuy nhiên phân liều nhỏ hơn
Trang 104.4 Tỷ lệ đáp ứng đối với u
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn chiếm 25%, đáp ứng một phần chiếm 55%, ổn định chiếm 10% và tiến triển chiếm 10% Tỷ lệ kiểm soát khối
u là 90% Những trường hợp đáp ứng hoàn toàn thường gặp là những khối u khoảng 3 -
4 cm đường kính hoặc u nhạy cảm với tia phóng xạ Kết quả nghiên cứu của Tingyi Xia
và cộng sự (2006) [17] với tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn là 63%, tỷ lệ đáp ứng toàn bộ là 95%
Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn trong nghiên cứu này cao hơn chúng tôi
Trong nghiên cứu của Timmerman và cộng sự [16], kết quả của 37 bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn I được điều trị theo phương pháp xạ phẫu với liều 24Gy đến 60Gy chia thành 3 phân liều, tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn và một phần cho bệnh nhân giai đoạn I lần lượt là 27%, 60%, kết quả gần tương đương so với nghiên cứu của chúng tôi (26,7% và 55,6%)
Beitler JJ [8] và cộng sự báo cáo tỷ lệ kiểm soát khối u đạt 98%, thời gian theo dõi 30 tháng với những bệnh nhân được điều trị với liều 48 Gy chia ra 4 phân liều
4.5 Tỷ lệ đáp ứng đối với hạch
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 22 bệnh nhân di căn hạch chiếm tỷ lệ 55% gồm hạch rốn phổi, hạch trung thất Chẩn đoán hạch di căn chủ yếu dựa vào chụp cắt lớp vi tính khi kích thước của hạch > 1cm Tỷ lệ này thường thấp hơn thực tế bởi lẽ nhiều tác giả cho rằng tỷ lệ hạch > 1cm cho di căn chiếm 85%, phải cần thêm phương tiện nội soi trung thất hoặc PET-Scan để có chẩn đoán chính xác hơn Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn đối với hạch là 31,9%, đáp ứng một phần 45,4%, ổn định 13,7% và tiến triển 9% So sánh với đáp ứng của u, tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn đối với hạch có cao hơn
Rất nhiều nghiên cứu không đánh giá tỷ lệ đáp ứng đối với hạch nên chúng tôi không có số liệu để so sánh
4.6 Thời gian sống thêm toàn bộ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian theo dõi trung bình là 21,5 tháng, sống thêm toàn bộ sau 1 năm 84,8%, sau 2 năm 76% và sau 3 năm là 60,8% Nghiên cứu của M Hiraoka[15] nghiên cứu 241 bệnh nhân được điều trị xạ phẫu ung thư phổi giai đoạn I, II và III từ 13 trung tâm xạ trị ở Nhật Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian sống thêm toàn bộ sau 3 năm là 42% khi liều hiệu quả sinh học < 100 Gy và 46% khi liều hiệu quả sinh học > 100 Gy Trong số những khối u nhận liều hiệu quả sinh học
> 100 Gy, thời gian sống thêm toàn bộ ở thời điểm 3 năm đối với những khối u còn mổ được là 91% và khối u không mổ được là 50% Nghiên cứu này có thời gian sống thêm toàn bộ sau 3 năm cao hơn nghiên cứu của chúng tôi
Nghiên cứu của Beitler JJ, Badine EA [8] khoa xạ trị ung thư bệnh viện Đại học Staten Island NY Hoa Kỳ nghiên cứu 75 bệnh nhân ung thư phổi được điều trị theo