115 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010 NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NHỊP Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG NÚT XOANG BỆNH LÝ BẰNG HOLTER ĐIỆN TIM 24 GIỜ Trịnh Hồng Nhựt Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk Hoàng Viết Thắng, Huỳnh Văn Minh Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế TÓM TẮT Mục tiêu của bài viết nhằm nghiên cứu rối loạn nhịp ở bệnh nhân có hội chứng nút xoang bệnh lý bằng Holter. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 54 bệnh nhân có hội chứng nút xoang bệnh lý (HCNXBL) tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Trung ương Huế. Tuổi trung bình 62,15 ± 17,14, HATT 129.49 ± 24.12 mmHg, HATTr 75.66 ± 11.67 mmHg, mạch 49.84 ± 6.35 l/ph. Trong đó có 15 bệnh nhân tăng huyết áp (THA), 21 bệnh nhân có thiếu máu cơ tim. Sử dụng phương pháp cắt ngang, dùng Holter điện tâm đồ theo dõi liên tục 24 giờ (h). Được kết quả sau: 37% HCNXBL có tuổi từ 60-70. Tỷ lệ phát hiện rối loạn dẫn truyền, rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có HCNXBL rất cao. Tần suất gặp rối loạn dẫn truyền, rối loạn nhịp trên thất, rối loạn nhịp thất, rối loạn nhịp nhĩ, rối loạn nhịp phức tạp (Lown 3-5) ở bệnh nhân lớn tuổi gặp tỷ lệ rất cao. Khả năng phát hiện rối loạn nhịp và ST chênh bằng Holter điện tâm đồ 24h cao hơn điện tâm đồ thông thường với P < 0,01. Rối loạn nhịp tim phức tạp ở bệnh nhân có HCSNXBL có liên quan đến tuổi, tăng huyết áp ( χ 2 = 6,11; OR=4,91; p < 0,05), thiếu máu cơ tim ( χ 2 = 3,98; OR=3,98; p < 0,5) so với rối loạn nhịp tim đơn thuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Holter điện tim 24 giờ có giá trị trong chẩn đoán rối loạn nhịp ở bệnh nhân có hội chứng nút xoang bệnh lý. 1. Đặt vấn đề Hội chứng nút xoang bệnh lý là một rối loạn nhịp tim khá thường gặp (khoảng 50 – 60%) của rối loạn nhịp tim chậm, chiếm 0,3% trong dân số, 1/600 bệnh tim tuổi già trên 65 tuổi, hơn 50% bệnh nhân đặt máy tạo nhịp ở Mỹ) Holter điện tim đồ là phương tiện ghi lại điện tâm đồ liên tục trong 24 giờ. Holter điện tâm đồ 24 giờ có lợi ích về nhiều mặt và rất có giá trị trong chẩn đoán rối loạn nhịp tim. Tại Việt Nam, phương pháp Holter điện tâm đồ 24 giờ cũng được ứng dụng từ năm 1997 và đã có một số nghiên cứu chủ yếu phát hiện rối loạn nhịp tim trong 116 nhịp tim chậm, bệnh nhân có HCNXBL. Nhưng tại Huế chưa có đề tài nghiên cứu về bệnh nhân có HCNXBL. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và tình trạng rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có HCNXBL. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu, mô tả cắt ngang. 2.2. Đối tượng Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán HCNXBL và đồng ý tham gia nghiên cứu vào điều trị tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế, từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009. 3. Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu sau khi được khai thác về tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng: đo huyết áp, đo chiều cao, đo cân nặng, làm nghiệm pháp Atropin, đếm mạch, theo dõi và ghi nhật ký các triệu chứng lâm sàng trong suốt thời gian làm Holter điện tâm đồ, làm điện tâm đồ, làm xét nghiệm sinh hóa, huyết học, siêu âm tim. Phân loại rối loạn nhịp tim theo quy ước Minnesota 1982, phân loạn NTTT theo Lown. Xử lý số liệu theo phần mềm Epi-info 6.0, Excel 2003. 4. Kết quả 4.1. Giới Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo giới Giới tính Số bệnh nhân Tỷ lệ Nam 26 48,1 % Nữ 28 51,9 % Cộng 54 100 % bệnh nhân nữ gặp nhiều hơn nam với (p > 0,05). 4.2. Tuổi Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 117 Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 62,2 ± 17,1 tuổi, lứa tuổi hay gặp nhất 61 - 70 (37%). 4.3. Đặc điểm lâm sàng Bảng 2. Tần suất biểu hiện triệu chứng lâm sàng Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Mệt 38 70.4 Hồi hộp 37 68.5 Đau tức ngực 31 57.4 Choáng váng 16 29.6 Đau đầu 14 25.9 Ngất 12 22.2 Mệt, hồi hộp, đau tức ngực là triệu chứng hay gặp trong HCNXBL. 4.4. Biểu hiện rối loạn nhịp tim trên điện tâm đồ Bảng 3. So sánh những biểu hiện rối loạn nhịp tim và đoạn ST chênh lên ở điện tâm đồ thông thường và Holter điện tâm đồ Triệu chứng điện tim điện tâm đồ thường điện tâm đồ Holter P n Tỷ lệ n Tỷ lệ - Ngừng xoang - Blốc xoang nhĩ - HC nhịp nhanh-nhịp chậm - Nhịp bộ nối - Rung nhĩ/ cuồng nhĩ 1 3 0 11 1 1,90% 5,60% 0 20,37% 1,90% 29 10 18 18 11 53,70% 18,50% 33,30% 33,30% 20,37% P<0,01 P<0,05 P<0,01 P>0,05 P<0,01 - Nhịp nhanh thất - Cơn nhịp nhanh trên thất - Ngoại tâm thu thất 0 0 5 0 0 9,40% 17 20 35 31,48% 37,00% 64,81% P<0,01 P<0,01 P<0,01 ST chênh xuống ≥ 1mm 6 11,11% 21 38,89% P<0,01 Nhận xét: Khả năng phát hiện bệnh lý rối loạn dẫn truyền và rối loạn nhịp tim và suy vành trong HCNXBL bằng phương pháp Holter điện tâm đồ 24 giờ cao hơn điện tâm đồ với P < 0,01. 118 5. Bàn luận 5.1. Đặc điểm về tuổi, giới - Trong 54 bệnh nhân có 28 nữ (51,9%), 26 nam (48,1%), tỷ lệ nữ > nam. Tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu của Shuman VA, nhưng theo DaviG có lẽ nam nữ bằng nhau, Victor Adans nhận định cả 2 giới tương đương nhau. Trần Văn Huy, Trần Song Giang thì gặp tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Tuổi trung bình 62,15 ± 17,14, lứa tuổi hay gặp nhất 61 – 70 (37%), điều này phù hợp với nghiên cứu của Strauss tuổi thường gặp 60 - 70, nhưng thấp hơn lứa tuổi hay gặp của Benditt là 65 - 75 tuổi, theo Trần Song Giang là 30 - 60 tuổi. 5.2. Đặc điểm lâm sàng - Tiền sử bệnh: tần suất các bệnh lý rối loạn nhịp tim kèm theo có 23 bệnh nhân (42.6%), tăng huyết áp 15 bệnh nhân (27.8%), cơn đau thắt ngực ổn định 12 bệnh nhân (7.4%), tiền sử bị nhồi máu cơ tim 3 bệnh nhân (5.6%), thiếu máu cơ tim 3 bệnh nhân (5.6%), tiền sử bị ngất 12 bệnh nhân (22.2%). Tỷ lệ ngất của chúng tôi tương đương với Trần Song Giang (20%) và Nguyễn Thị Hải Yến (16,8%) [1][4], Stauss (25%) và thấp hơn Victor Adán và CS (50%), bởi lẽ Victor Adán và CS nhận định những triệu chứng tiền ngất và ngất đều phản ánh cùng bệnh sinh và cảnh báo tiếp cận chẩn đoán như nhau vì vậy tỷ lệ ngất trong nghiên cứu của tác giả cao hơn của chúng tôi [6]. - Triệu chứng lâm sàng: biểu hiện mệt xảy ra ở 38 bệnh nhân (70,4%), gián tiếp thông qua tình trạng giảm tưới máu tim như hồi hộp 37 bệnh nhân (68,5%), đau tức ngực 31 bệnh nhân (57,4%). Triệu chứng phản ánh gián tiếp thông qua giảm tưới máu não như choáng váng 16 bệnh nhân (29,6%), đau đầu 14bệnh nhân (25,9%). 5.3. Rối loạn nhịp tim trên điện tâm đồ - Nếu chỉ có làm điện tâm đồ thông thường sẽ bỏ sót 100% H.C nhịp nhanh– nhịp chậm, về rối loạn nhịp thất bỏ sót 100% nhịp nhanh thất và bỏ qua 100% cơn NNKPT/T [2][5]. Đồng thời bỏ sót rất nhiều trường hợp có ngừng xoang, blốc xoang nhĩ, rung nhĩ và NTT thất. điện tâm đồ Holter còn giúp phát hiện các thiếu máu cơ tim thầm lặng, trên điện tâm đồ thông thường chúng tôi chỉ phát hiện được 6 bệnh nhân nhưng trên điện tâm đồ Holter 24h con số được phát hiện tăng lên tới 21 bệnh nhân. Kết quả này rất có giá trị giúp cho chẩn đoán bệnh mạch vành, một trong bệnh chính gây nên suy nút xoang và rối loạn dẫn truyền. Theo dõi điện tâm đồ Holter tại thời điểm đột tử ở 157 trường hợp, Bayes de Luna A và cộng sự thấy 62,4% có nhịp nhanh thất dẫn tới rung thất, 83% rung thất tiên phát, 12,7% bị xoắn đỉnh và 16,5% nhịp chậm. Đa số các cơn nhịp nhanh thất, rung thất thường xuất hiện sau các rối loạn nhịp NTTT nặng và nguy hiểm (độ IV- V theo phân loại của Lown). Như vậy khác với điện tâm đồ thông thường, điện tâm đồ Holter giúp cho thấy được diễn biến của dòng điện tim liên tục 24h nên cho phép khẳng định rối loạn nhịp chậm, phát hiện được nhiều dạng rối loạn nhịp 119 tim và rối loạn dẫn truyền nhất là các dạng nguy hiểm (độ IV và V của Lown) dễ gây đột tử… và trên nhiều bệnh nhân hơn. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Manger và CS trên 200 bệnh nhân được làm điện tâm đồ thông thường và điện tâm đồ Holter cho thấy rằng nếu chỉ làm điện tâm đồ thông thường sẽ bỏ sót 77% các trường hợp bệnh nhân có NTTT nguy hiểm độ V, 88% NTTT độ IV và 90% NTTT độ III theo phân loại của Lown [3]. 6. Kết luận Qua khảo sát Holter điện tim 24 giờ trên 54 bệnh nhân có hội chứng suy nút xoang bệnh lý chúng tôi đi đến một số kết luận như sau: 6.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân có HCNXBL - Hội chứng nút xoang bệnh lý gặp mọi lứa tuổi, hay gặp nhất tuổi từ 60 - 70 chiếm 37% và có một sự gia tăng theo tuổi. - Các triệu chứng lâm sàng của hội chứng nút xoang bệnh lý thường gặp như: mệt (70,4%), hồi hộp (68,5%), đau tức ngực (57,4%), cảm giác tim đập không đều (42,7%), choáng váng (29,6%), đau đầu (25,9%), ngất (22,2%), cảm giác hụt hẩng (14,8%), khó thở (14,8%) giảm trí nhớ (11,1%). 6.2. Đặc điểm rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân có HCNXBL - Bệnh nhân có HCNXBL biểu hiện: ngừng xoang 29 bệnh nhân (53,7%), blốc xoang nhĩ 10 bệnh nhân (18,5%), HC nhịp nhanh nhịp chậm 10 bệnh nhân (18%), nhịp thoát bộ nối 18 bệnh nhân (33,3%). Tỷ lệ rối loạn nhịp tim rất cao: NTTT (64,81%), cơn nhịp nhanh trên thất (37%), nhịp nhanh thất (31,48%), ngoại tâm thu nhĩ (29,37%). Biểu hiện một tỷ lệ rất cao về rối loạn nhịp tim nguy hiểm và phức tạp (46,3%). - Trên bệnh nhân có HCSNXBL, Holter điện tâm đồ 24 giờ đã khắc phục được những hạn chế của điện tâm đồ thông thường, phát hiện được nhiều bệnh nhân hơn, nhiều rối loạn nhịp tim hơn so với điện tâm đồ thông thường với mức ý nghĩa thống kê (P< 0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thái Giang, Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng Holter điện tim đồ 24 giờ ở bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái. Luận văn thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y (2004). 2. Thạch Nguyễn, Một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học (2007). 120 3. Nguyễn Tá Đông, Nghiên cứu rối loạn nhịp tim và thiếu máu cơ tim yên lặng ở bệnh nhân đái tháo đường type II qua Holter điện tim 24 giờ, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế (2008). 4. Nguyễn Thị Hải Yến, Nghiên cứu giá trị của Holter điện tim đồ trong chẩn đoán rối loạn nhịp tim chậm, Luận văn thạc sỹ Y khoa, Học viện Quân Y, (2002). 5. Marriott H.J.L, SA reentry, block, and sick sinus syndrome, Advanced conceps in arrythmias, Second edition, (1989), 105 – 119. 6. Victor Adán, M.D, Loren A. Crown, M.D. Diagnosis and treatment of sick sinus syndrome, Angel medical center, Franklin, North Carolina (2008). STUDY ON ARRHYTHMIAS IN PATIENTS WITH SICK SINUS SYNDROME BY 24 HOURS - ECG HOLTER Trinh Hong Nhut Dak Lak General Hospital Hoang Viet Thang, Huynh Van Minh College of Medicine and Pharmacy, Hue University SUMMARY The aim of this note is to study arrhythmias in patients with sick sinus syndrome by 24- hours ECG holter. There are 54 patients who suffered from sick sinus syndrome by 24-hour ambulatory electrocardiographic monitoring. The mean age of the patients with this condition is 62,15 ± 17,14 years, and both sexes are approximately equally affected. 15 patients had hypertension, 21 patients had ischemia-type ST segment depressions. Applying the cross-sectional study design, we have obtained the following results: The indicates sinus node dysfunction, supraventricular, ventricular arrhythmias and complex ventricular arrhythmias (Lown grade 3-5) in old-aged patients were high. The indicates arrhythmias and ischemia-type ST segment depressions by 24-hour ambulatory electrocardiographic monitoring were higher in ECG (p < 0.01). 25 complex ventricular arrhythmias patients are related to the age, arterial hypertensive (p < 0,05), ischemia-type ST segment depressions (p < 0,5). Base on this method, we conclude that the 24-hours ECG holter is useful in study arrhythmias in patients with sick sinus syndrome. . nhằm nghiên cứu rối loạn nhịp ở bệnh nhân có hội chứng nút xoang bệnh lý bằng Holter. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 54 bệnh nhân có hội chứng nút xoang bệnh lý (HCNXBL) tại Trung tâm Tim mạch. rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có HCNXBL rất cao. Tần suất gặp rối loạn dẫn truyền, rối loạn nhịp trên thất, rối loạn nhịp thất, rối loạn nhịp nhĩ, rối loạn nhịp phức tạp (Lown 3-5) ở bệnh nhân. 115 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010 NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NHỊP Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG NÚT XOANG BỆNH LÝ BẰNG HOLTER ĐIỆN TIM 24 GIỜ Trịnh Hồng Nhựt Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk