1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bài giảng công nghệ 10 tập 1 part 3 pptx

21 427 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 5,06 MB

Nội dung

Trang 1

việc vận chuyển, phân phối thức ăn, vệ sinh chuồng trại, chu chuyển đàn lợn Đối với lợn thịt ở thời kì vỗ béo (7-8 tháng tuổi) Chuồng nuôi cần bố trí hạn chế ánh sáng, để lợn ít vận động, ngủ nhiều sẽ tăng trọng nhanh Nên bố trí hệ thống vòi phun nước tắm để tắm cho lợn vào những ngày nắng nóng

Chuồng gà: là công trình xây dựng để nhốt và nuôi các loại gà Trong chăn nuôi công nghiệp, trang trại lớn, chuồng thường được xây dựng để nuôi riêng từng loại gà

- Chuồng nuôi gà giò và gà hậu bị: để nhốt gà giò, gà hậu bị, các loại gà thịt, gà giống đẻ trứng và gà thương phẩm trứng, thịt Chuồng được chia làm nhiều ô Mỗi ô 50-100m”, trong có máng ăn, máng uống và các thiết bị chống nóng, chống lạnh cho gà

- Chuồng nuôi gà sinh sản: để nuôi gà sinh sản, có thể là gà hướng sản xuất trứng, hay gà hướng sản xuất thịt Chuồng có nhiều ô, mỗi ô rộng khoảng 50-100m, trong có máng ăn, máng uống, ổ đẻ và sào cho gà đậu

- Chuồng gà gây giống: Để nhốt nuôi gà trống, gà mái ghép theo gia đình nhằm chọn lọc, nhân giống thuần chủng, cung cấp giống và giữ giống Chuồng chia làm nhiều ô, mỗi ô 10-15m Trong mỗi ô chuồng có máng ăn, máng uống, 6 dé, sao cho gà đậu, mỗi ô chuồng có 1 con trống và 10-15 con mái, tùy theo giống mà ghép cho phù hợp

- Chuồng nuôi gà trứng thương phẩm: Dùng để nhốt các loại gà mái đẻ trứng để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng Gà trứng thương phẩm có thể nuôi lồng một, hai hay nhiều tầng Nuôi gà từ 120 đến 150 ngày tuổi Chuồng được bố trí nhiều dãy lồng giữa các lồng phải có hành lang vận chuyển thức ăn và vận chuyển trứng

- Chuồng nuôi gà thịt thương phẩm: Dùng để nuôi các loại gà chuyên thịt, có trọng lượng 3-5kg/con cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng Gà thịt thương phẩm thường nuôi ở nền chuồng Chuồng được chia thành ô có diện tích 50—100m“ Trong chuồng có máng ăn, máng uống

Chuồng bò: là công trình xây dựng để nhốt nuôi các loại bò Trong chăn nuôi công nghiệp, chuồng được xây dựng để nuôi riêng từng loại bò như:

- Chuồng bò đực giống và đực hậu bị

- Chuồng bò sinh sản: để nuôi bò cái trong khi động dục hoặc đã phối giống và thụ thaI

Trang 2

- Chuồng bò vắt sữa: để nuôi bò cái chuyên lấy sữa Chuồng có chỗ đứng cho bò cái đứng khi vắt sữa, bò giống chia thành từng ô, mỗi con trong 1 ô

- Chuồng bê: để nuôi bê con từ 10 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi

- Chuồng bò thịt: để nuôi các loại bò, bê không dùng làm giống chỉ nuôi để giết thịt

Chú ý: Khi xây chuồng nuôi lợn, gà, trâu bò luôn luôn phải có thêm chuồng cách l¡ để nhốt các vật nuôi bị bệnh Chuồng này bố trí nơi yên tĩnh, cuối hướng gió Có vách ngăn cách với vật nuôi khỏe để chống lây bệnh từ vật nuôi ốm sang vật nuôi khỏe mạnh

+ Hướng chuồng: ảnh hưởng rất lớn đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, nhất là đối với những loại chuồng áp dụng Kĩ thuật thơng thống tự nhiên và do đó tác động trực tiếp tới quá trình sinh trưởng phát triển và sức sản xuất của vật nuÔI

Chuồng nên xây dựng theo hướng Đông - Tây (trục Bắc - Nam), theo hướng này lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào tối đa và có tác dụng tốt với đàn gia sic, gia cầm trong quá trình tổng hợp vitamin D, diệt vi khuẩn, kí sinh trùng nhưng mùa hè lại quá nóng do nhiệt độ cao Nhiều nhà khoa học đề xuất hướng chuồng tốt nhất là nên xây theo hướng Đông Nam - Tây Bắc

+ Khoảng cách chuồng: chuồng nọ cách chuồng kia từ 20-30m tùy vật nI

+ Một số cơng trình phụ quan trọng cần chú ý khi xây chuồng vật nuôi: — Kho chứa thức ăn

- Kho chứa sản phẩm — Hệ thống điện, nước

— Lò thiêu, hố chôn xác động vật chết

+ Nền chuồng: bền chắc, không trơn, có độ dốc nhất định có hệ thống cống thoát nước, phân thuận tiện cho việc làm vệ sinh

1.2 Xử lí chất thải bằng công nghệ Biôga là gì?

Trang 3

Ví dụ: ở Cộng hòa Liên bang Đức, hãng Teheks đã trang bị một hệ thống khai thác Bioga từ các hố chứa rác của thành phố và khí thu được dùng để phát điện các trạm điện Khí thu được từ hệ thống Bloga này có công suất 800mỶ/h Chất lượng khí metan là 55% Khí này vừa dùng vào phát điện vừa làm chất đốt cho nhân dân

Hãng Valorga của Cộng hòa Pháp đã lắp đặt dây chuyền công nghệ thu Bioga từ rác thải của các hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi g1a súc gia cầm Khí Bioga thu được gồm CH,=60%, CO; = 40% được sử dụng làm khí đốt cho các gia đình

oan nw A ® 2?

1.3 Tiéu chudn ao nuoi ca?

Áo nuôi cá phải có điều kiện thích hợp cho cá sinh trưởng phát triển tốt

Ao phải có nguồn nước đầy đủ, sạch, không độc, độ pH = 6,8 — 8,0, thích hợp

với từng loại cá khác nhau, chất đất màu mỡ, tốt nhất là đất thịt hay đất sét Đáy ao nên có lớp bùn dày 10—-15cm Có bờ vững chắc cao hơn mức nước lúc cao nhất 0,5-0,6m Không có lỗ thủng để rò rỉ nước, mặt ao quang đãng, không bị cây thủy sinh che hết mặt thoáng, có mương, cống thoát và cấp nước với hệ thống đăng bảo vệ chắc chắn Ao nuôi cá thịt thường có diện tích từ 200m đến 1000m” Nước sâu 1,5-3m

1.4 Mục đích của việc chuẩn bị ao nuôi cá?

— Tạo môi trường sinh thái thuận lợi để khi thả cá giống xuống ao là cá có thể sống, sinh trưởng và phát triển được ngay từ những ngày đầu

- Hạn chế mức độ hao hụt cá giống sau khi thả xuống ao nuôi bằng cách: tiêu diệt các loài cá tạp ăn thịt, phát quang bờ ao, sửa sang đăng cống thoát nước

— Tạo cho cá có nguồn thức ăn tự nhiên ngay từ những ngày đầu nhờ bón lót phân hữu cơ cho ao thả cá

- Hạn chế đến mức tối đa bệnh tật cho cá nhờ các biện pháp diệt khuẩn bằng vôi, phơi đáy ao, vét vớt bùn ao, những công việc này có tác dụng giải

thoát khí độc đáy ao, tạo điều kiện ổn định độ pH từ 6-8 là thích hợp nhất với

các loại cá

1.5 Những công việc cần làm để chuẩn bị một ao nuôi cá — Tháo cạn nước trong ao

Trang 4

- Đắp bờ ao cao hơn mực nước tối đa 50-60cm Vét bùn ở đáy ao, chỉ nên để lại một lượng bùn nhất định tối đa là 15-20cm

- Tẩy ao: thông thường người ta dùng vôi sống để tẩy ao, có thể dùng 7—10kg vôi sống/1000m“ Rải đều vôi khắp mặt ao Nếu dùng vôi đã tôi thì số lượng gấp 2 lần vôi bột

- Sau 3-4 ngày phơi ao, diệt hết cá tạp, tiến hành bón lót để chuẩn bị thức ăn cho cá Hòa tan vào nước khoảng 30-40kg phân chuồng hoai mục, rồi té đều cho khoảng 100m mặt ao Dùng 30-50kg phân xanh bó từng bó nhỏ dìm xuống ao để sau khi tháo nước vào sẽ hoai mục đần

— Tháo nước: Sau khi bón lót tháo dần nước vào ao Sau 3-5 ngày nhiệt độ nước trong ao khoảng 20-30°C thì có thể thả cá giống vào để nuôi

2 Chuốn bị đồ dùng dọy học

- Chuẩn bị tranh ảnh về chuồng trại chăn nuôi vật nuôi

- Vẽ to hệ thống Biogas trong SGK để tiện trình bày quy trình xây dựng sử dụng hệ thống này C TIEN TRINH DAY HOC 1 Bỏi mới GV ghi đầu bài lên bảng: Hoạt động 1

TÌM HIẾU CÁC YÊU CÂU KĨ THUẬT VỀ XÂY DỤNG CHUỒNG TRẠI VÀ

XULI CHAT THAI CHONG O NHIEM MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

— Yêu cầu HS đọc nội dung mục I trong SGK GV hỏi:

- Để xây dựng chuồng nuôi gia súc, gia cầm, việc đầu tiên phải làm là gì?

(Chọn địa điểm thuận lợi nhất: về giao thông, không gây ô nhiễm môi trường và hạn chế tác động có hại cho vật nuôi: tiếng ồn, lây lan dịch bénh )

- Hướng chuồng thế nào là thuận lợi nhất?

Trang 5

— Tai sao nén chuéng phai lam dốc? (để nước chất thải có thể tuồn ra cống thoát dễ dàng tránh ứ đọng nước)

— Trong kiến trúc xây dựng phải chú ý những khâu kĩ thuật nào?

(Phải phù hợp với vật nuôi: chuồng lợn khác chuồng gà khác chuồng trâu bò, phải chú ý hệ thống cống rãnh để thoát nước chất thải, có khu chứa phân rác và xử lí theo kĩ thuật hệ thống Blogas)

Yêu cầu HS điền nội dung vào sơ đồ hình 34.1 dạng sơ đồ câu hỏi để tái hiện lại tri thức Quan sát hình 34.3 cho thấy các ô chuồng nhốt bò và lợn, cho thấy chỗ nằm, máng ăn, máng uống còn hệ thống cửa chuồng để thấy ánh sáng vào chưa rõ, ô chuồng lợn hệ thống cống thoát chất thải chưa rõ, hướng chuồng chưa rõ Đây là những ô chuồng nhốt vật nuôi theo lối nuôi công nghiệp khác với chuồng nuôi gia đình thế nào?

(Yêu cầu HS tự liên hệ thực tế) Yêu cầu HS quan tâm đến mục 2

GV hỏi: Tại sao phải xử lí tốt chất thải chăn nuôi? (Giữ vệ sinh và tận dụng sản phẩm từ các chất thải là khí gas phục vụ đun nấu các gia đình)

Yêu cầu HS liên hệ thực tế gia đình thường xử lí chất thải như thế nào? (Thường ủ thành đống hay chứa thành hố rồi dùng bón ruộng)

GV giải thích thêm: Nếu gia đình chỉ chăn nuôi vài con vật nuôi như lợn, trâu hoặc bò thì xử lí ủ phân để bón ruộng, còn nuôi công nghiệp có hàng chục hàng trăm, hàng nghìn gia súc gia cầm thì xử lí chất thải thế nào có lợi nhất?

Yêu cầu HS đọc mục b trang 100 SGK

GV hỏi: Nguyên lí công nghệ Blogas là gì? Căn cứ vào hình 34.4 GV giải thích cho HS:

Hệ thống Blogas gồm:

1 Bể nạp chất thải: đây là 1 hố gas dé lắng đọng chất thải

2 Bể chứa chất thải (lớn hay nhỏ phụ thuộc số lượng vật nuôi) liên hệ trực tiếp với bể nạp chất thải

3 Bể chứa khí do phân hủy chất thải đưa từ bể phân hủy sang gọi là bể điều áp

Trang 6

(Giam 6 nhiễm môi trường và tạo được nguồn khí đốt phục vụ sinh hoạt tiết kiệm được nguồn năng lượng than, củi, đầu )

Kết luận hoạt động 1:

+ Muốn xây dựng chuồng trại phải chú ý 4 khâu kĩ thuật là: địa điểm, hướng chuồng, nền chuồng và kiến trúc xây dựng

+ Dé giữ vệ sinh môi trường, chất thải chăn nuôi phải ủ (nếu nuôi ít vật nuôi) hoặc làm hệ thống Biogas (nếu nuôi nhiều vật nuôi)

Yéu cau HS doc muc II

Hoat dong 2

TIM HIEU CONG TAC CHUAN BI AO NUOI CA

GV hỏi: Trong các tiêu chuẩn của ao nuôi cá, tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất?

(Nguồn nước và chất lượng nước là quan trọng nhất, bởi vì nếu không có nước thì không thể có ao cá được)

GV hỏi: Mục đích của việc chuẩn bị ao nuôi cá là gì?

(Tạo môi trường thuận lợi cho cá sống sinh trưởng, phát triển ngay từ những ngày đầu, hạn chế hao hụt và bệnh tật đến mức thấp nhất)

Yéu cau HS doc ki so đồ hình 34.6 GV tóm tắt quy trình chuẩn bị ao nuôi cá — Tát ao

- Khử chua, diệt khuẩn

— Cải tạo đáy, bờ, cống - Bón lót bảng phân chuồng — Phơi đáy ao 2-4 ngày — Tháo nước vào ao

2 Tổng kết bài học

— Có thể làm các sơ đồ câm hình 34.1 và 34.6 để HS lên bảng điền nội dung - Dùng câu hỏi cuối bài để củng cố

3 Hoọt động nối tiếp

Trang 7

Bai 35

DIEU KIEN PHAT SINH,

PHÁT TRIEN BENH GO VAT NUOI

A MUC TIEU BAI HOC

Hoc xong bai nay HS phai:

e Biét duoc tên các loại mầm bệnh thường gây bệnh cho vật nuôi e_ Biết được các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi

e Biét được mối liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở

vật nuôi

e Hình thành cho HS ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, biết chăm sóc bảo vệ an toàn cho vật nuôi và sức khỏe con người

B CHUẨN BỈ BÀI DẠY

1 ChuGn bị nội dung

— Đọc kĩ nội dung trong SGK

- Trong sơ đồ về các loại mầm bệnh gây bệnh cho vật nuôi có nói đến một số bệnh ở vật nuôi; để có tư liệu khi giải thích từng loại mầm bệnh có thể tham khảo thêm tư liệu các loại bệnh được nhắc đến trong SGK

1.1 Bệnh do mầm bệnh là vi khuẩn:

a Bệnh lợn đóng dấu: là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn gây nên thường phát bệnh nhiều vào tháng 10, tháng 11 đến tháng 1, tháng 2 năm sau là giai đoạn chuyển vụ, do thời tiết giá lạnh, thức ăn khan hiếm, trời luôn có mưa phùn, độ ẩm cao, tạo điều kiện cho mầm bệnh đang tồn tại có điều kiện phát triển mạnh làm suy giảm sức đề kháng của lợn, lợn sẽ mắc bệnh

Trang 8

ướt, 37°C trực khuẩn sống khoảng 1 tháng, ở ngoài ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sống được 12 ngày Lợn ở lứa tuổi 3, 4 tháng đến 1 năm bị mắc bệnh nhiều nhất

Lợn bệnh trực khuẩn, mầm bệnh có trong máu, các tổ chức, các chất bài tiết như phân, nước tiểu, sữa, trong phủ tạng như gan, lách, thận, hạch lâm ba

Phòng và trị bệnh:

- Phòng bệnh bằng tiêm vacxin cho lợn từ hai tháng tuổi trở lên, mỗi năm tiêm 3 lần cho toàn đàn lợn, và giữ gìn chuồng trại sạch sẽ, ủ phân để diệt vi khuẩn, tẩy rửa chuồng hàng tháng bằng nước vôi10% hoặc vôi bột

— Trị bénh: Pénixilin 50.000 don vi (UI) cho 1kg thể trọng lợn liên tục 3-4 ngày

b Bệnh tụ huyết trùng:

- Mầm bệnh là vi khuẩn có tên Pasteunella suilla là cầu trực khuẩn ngắn hình trứng hay bầu dục có kích thước 0,2 đến 0,4um x 0,4 đến 1,5um (lùm =

10 ”mm) hai đầu tròn, không di động, không sinh nha bao, gram — (4m), lon 3-6 tháng mắc bệnh nhiều nhất, vi khuẩn tập trung chủ yếu trên đường hô hấp, máu, đường xâm nhập chủ yếu là cơ quan hô hấp, tiêu hóa hoặc các vết thương ngoài đa

— Phòng bệnh:

Tiêm vacxin, vệ sinh chuồng trại, thức ăn nước uống

— Tri bệnh: Streptomixin 50mg/1kg thể trọng, tiêm liên tục 3-4 ngày 1.2 Mầm bệnh là vì rút

a Bệnh dịch tả lợn:

- Là bệnh cấp tính, truyền nhiễm lây lan nhanh Bệnh do một loại vi rút øây nên các hiện tượng bại huyết, xuất huyết, hoại tử nhiều cơ quan trên cơ thể lợn Đây là loại virut có gen di truyền là ARN có thể nuôi cấy được trên tủy xương, hạch lâm ba, thận của lợn, đây là loại virut duy nhất gây nên dịch tả lợn trên toàn thế giới

- Đường xâm nhập chủ yếu là tiêu hóa, niêm mạc mắt, mũi, đường sinh dục và những nơi da bị tổn thương

Trang 9

b Bệnh lở mồm long móng:

— Đây là bệnh cấp tính lây lan rất mạnh ở các loài vật có móng guốc (loài nhai lại và lợn) Bệnh lưu hành ở khắp các châu lục Bệnh do virut với nhiều típ khác nhau về tính kháng nguyên Ba típ thường thấy nhất ở châu Âu là O,

A, €, với nhiều biến chủng, sau thêm các típ SATI1, SAT2, SAT3 ở châu Phi

và ASIA1 ở châu Á, ngày càng thêm các típ biến chủng mới

Bệnh bắt đầu bằng 1 cơn sốt, sau đó xuất hiện những mụn nước ở niêm mạc miệng, lan sang niêm mạc hầu, thanh quản, khí quản hoặc trên da ở các núm vú, kẽ các ngón chân

Sau vài ngày, những mụn nước vỡ để lại một cái sẹo nhỏ, những mụn ở chân có thể nhiễm trùng Một biến chứng nguy hiểm là viêm cơ tim do virut trực tiếp gây ra Khi mổ khám thấy tim có vằn ở Việt Nam phát hiện đầu tiên 1898 ở Nha Trang Hiện nay hàng năm bệnh phát lẻ tẻ

- Phòng bệnh bằng tiêm vacxin và vệ sinh thú y 1.3 Mam bệnh là nấm

a Bệnh nấm phổi gà

Bệnh do nấm Atreginlut phumitagut

Thường có trong thức ăn bị mốc, đặc biệt là hạt ngũ cốc, hay chuồng nuôi quá ẩm, dụng cụ không cọ rửa vệ sinh thường xuyên

Thường gà con sau 10 ngày tuổi mắc bệnh từ máy ấp Bệnh thường thấy ở tuần tuổi thứ 3 và phát sinh thành dịch

Gà bị bệnh thường ăn ít hoặc bỏ ăn, khát nước, thở khó, thở nhanh, viêm cổ

Đến øgia1 đoạn cuối của bệnh gà rối loạn hoạt động, co giật, chân run, bại liệt, ia phân trắng, rồi chết

Phòng và trị bệnh: Bệnh nấm phổi khi phát hiện được thường đã quá muộn Vì vậy nếu nuôi ít nên giết thịt Điều trị bằng các thuốc sau:

— lot đua kali (KU hòa 5—10 gam/1 lít nước cho ga uống tự do — Sunfat đồng hòa 0,3-0,5 gam /1 lít nước uống 4 ngày liền

— Micôtatin (mycostatin) trộn 200 gam/ltấn thức ăn hoặc pha 0,1 — 0,2 gam trong I1 lít nước cho uống 5 ngày liên tục

b Bệnh nấm phổi ở vịt:

Trang 10

Nguyên nhân sinh bệnh: Do không khí chứa một lượng lớn bào tử nấm, ở chất liệu độn chuồng, cũng có thể do thức ăn bị mốc là nguồn sản sinh bào tử, vịt hít vào phổi những bào tử nấm từ môi trường sẽ bị nhiễm bệnh

Phòng bệnh: Vệ sinh nhà ấp, máy ấp, vật liệu độn chuồng, thức ăn tốt, khô ráo không bị mốc, nếu chất độn chuồng mốc phải thay ngay và cho vịt ra khỏi chuồng nuôi để tránh nhiễm bệnh

1.4 Bệnh kí sinh trùng a Ngoại kí sinh trùng

- Ghẻ: bệnh gây ngứa, lây lan, biểu hiện là có vay ngoai da, con ghẻ sống trong những hang, rãnh đào vào lớp sừng của biểu bì (có thể diệt kí sinh trùng bằng thuốc ghẻ)

— Ve: ve bò, ve lợn, ve chó con đực dài 5-6mm, rộng 4-5mm, đầu

ngắn, đáy mõm hình 4 cạnh, môi cứng, khiên lưng màu nhạt, điểm thêm những vết nâu thẫm, hay trắng, mắt nhỏ và det mau trắng ve hút máu gây tác hại lớn về sức khỏe cho vật nuôi

— Con rận: con cái dài 45mm, con đực dài 3-4mm Rận đốt làm con vật nổi lên các mụn nhỏ, đỏ, con vật ngứa gãi, cọ sát vào vật cứng làm trầy da bị nhiễm trùng

Trang 11

+ San gao lon + Giun đũa + Giun tóc + Giun than + Giun đuôi xoắn Có các bệnh kí sinh trùng phổ biến: — Bệnh sán lá ruột - Bệnh sán lá phổi — Bệnh gạo — Bệnh giun đũa — Bệnh giun lươn - Bệnh giun phối — Bénh giun than — Bénh giun bao — Bénh giun toc — Bénh giun dau gai

1.5 Cần phải làm gì để nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi? a Môi trường sống của vật nuôi là gì? Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh vật nuôi có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển, sức sản xuất, sự tồn tại phát triển của vật nuôi và với cả môi trường

Môi trường sống của vật nuôi chính là tiểu khí hậu chuồng nuôi Để vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt phải tạo môi trường và điều kiện sống thuận lợi cho vật nuôi

b Các yếu tố môi trường và điều kiện sống trực tiếp ảnh hưởng đến vật nUÔI

Trang 12

độ ẩm, ánh sáng, giảm tối đa hàm lượng các chất độc hại trong không khí Chuồng trại luôn được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc Kĩ khi đưa gia súc ra sân vận động hoặc bán hết lứa gia cầm

Chuồng trại thoáng khí và đủ ánh sáng, có cây xanh đảm bảo cho không khí và nhiệt độ ôn hòa, mát mẻ, dễ chịu khi vật nuôi ở trong chuồng

* Chế độ dinh dưỡng

Các loại thức 4n tinh, thức ăn xanh phải đảm bảo chất lượng, thức ăn tinh

không bị thối mốc, sâu, mọt, thức ăn xanh phải rửa kĩ, thức ăn tự nhiên dùng

chăn thả trâu, bò, ngựa phải ở những khu vực không có mầm bệnh, phải thu dọn và ủ phân hữu cơ dạng đống hoặc hệ thống Blogas Khi phun thuốc trừ sâu phải chờ hết gia1 đoạn có hiệu lực của thuốc mới chăn thả hoặc thu hoạch cây thức ăn ở đó Các loại thức ăn bổ sung, thức ăn có tác dụng kích thích tích lũy hoặc sinh trưởng phải sử dụng đúng liều lượng, đúng niên hạn, nước dùng cho chăn nuôi phải sạch sẽ không có mùi hôi thối, không màu, pH 6,5 — 7,5 * Quản lí chăm sóc — Vệ sinh chuồng trại tốt làm cho con vật sống thoải mái, khỏe mạnh phù hợp từng loại vật nuôi — Vệ sinh cơ thể vật nuôi tốt làm cho con vật khỏe mạnh, diệt trừ ve, rận, chẻ

- Thường xuyên tiêm phòng dịch và diệt trừ mầm bệnh Tẩy giun sán đúng kì hạn, ngăn ngừa sự lây nhiễm mầm bệnh

- Sử dụng vật nuôi đúng kĩ thuật, tránh để vật nuôi đánh nhau hoặc bị

ngã khi chăn thả

1.6 Miễn dịch ở vật nuôi là gì?

Miễn dịch là khả năng đề kháng của sinh vật chống lại các sinh vật khác và các chất mang trên bản thân chúng những dấu hiệu của thông tin di truyền ngoại lai Miễn dịch có 2 loại đó là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch tiếp thu

Trước sự tác động của các yếu tố gây bệnh bên ngoài, cơ thể vật nuôi có hàng loạt khả năng đề kháng đặc hiệu và không đặc hiệu Khả năng không đặc hiệu đó là hàng rào chắn của da, niêm mạc, hệ thống hạch lâm ba, các tế bào thực bào, các prôtêin đặc hiệu, các chất tiết như mồ hôi, nước mắt, nước

Trang 13

Khả năng đặc hiệu là những prôtê¡n đặc biệt gọi là kháng thé đặc hiệu do cơ thể tổng hợp sẵn trong nó được sản xuất dưới tác động của một số chất gọi là kháng nguyên

Khi có sự xâm nhập của kháng nguyên vào cơ thể, vật chủ đáp ứng miễn dịch bằng cách tổng hợp kháng thể hòa tan trong huyết thanh là kháng thể dịch thể

Nói cách khác: miễn dịch ở vật nuôi là khả năng của cơ thể chống lại

nhiễm trùng Tính miễn dịch là đặc hiệu, tức là chỉ có đối với bệnh mà các

kháng nguyên của tác nhân gây bệnh đã làm sản sinh ra kháng thể Tính miễn dịch có thể bam sinh hoặc tự xuất hiện sau lần nhiễm trùng trước, hoặc gây nên do tiêm vacxin hoặc huyết thanh

Cơ chế của miễn dịch cơ thể vật nuôi với sự có mặt các kháng thể, khả năng thực bào và một số điều kiện sinh học, cơ giới, hóa học giúp vật nuôi chống lại sự xâm nhập, sự sống hay sự sinh sản của tác nhân gây bệnh

Tính miễn dịch chủ động do chính cơ thể sinh ra dưới ảnh hưởng của tiêm vacxin Lần tiêm thứ nhất chuẩn bị cơ địa, lần tiêm thứ 2 gọi là tái chủng đưa đến miễn dịch vững chắc Tính miễn dịch thụ động là đã có sắn, cung cấp cho cơ thể bằng cách tiêm huyết thanh Miễn dịch này xuất hiện sau vài giờ nhưng chỉ tồn tại 15 đến 20 ngày Do đó, nếu tiêm đồng thời cả vacxin và

huyết thanh thì miễn dịch sẽ có nhanh hơn và tồn tại trong cơ thé vật nuôi lâu

đài hơn

Tính miễn dịch hỗn hợp thụ động đặc hiệu do con mẹ truyền cho con sơ sinh qua sữa đầu (y globulin trong sữa đầu) gọi là tính miễn dịch do sữa đầu

2 ChuGn bị đồ dùng dọy học

— Phóng to các hình trong SGK

— Sưu tầm một số tranh ảnh về vật nuôi bị bệnh

C TIEN TRINH DAY HOC 1 Kiểm tra bởi cũ

Dung cau hoi trong SGK 2 Bai mGi

Trang 14

Hoat dong 1

TIM HIEU CAC DIEU KIEN PHAT SINH,

PHAT TRIEN BENH G VAT NUOI

Yêu cầu H§ đọc nội dung mục I trong SGK GV hỏi: mầm bệnh là gi?

(Sinh vật gây bệnh nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào cơ thể

vật nuôi và gây thành bệnh đặc hiệu)

GV hỏi: khi vật nuôi mắc bệnh mà mầm bệnh là vi khuẩn, vi rút được gọi

là loại bệnh gì?

(Đây là các bệnh truyền nhiễm, các bệnh này lây rất nhanh từ con vật này sang con vật khác)

GV hỏi: các mầm bệnh do nấm có gây nên bệnh truyền nhiễm hay không?

(Bệnh do nấm có thể gây cho nhiều vật nuôi bị bệnh cùng một lúc do

nhiễm nấm từ môi trường vào - đây không phải là bệnh truyền nhiễm GV hỏi: Bệnh kí sinh trùng khác bệnh truyền nhiễm như thế nào?

(Bệnh truyền nhiễm có tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, vi rút, có thể truyền dễ dàng bằng cách lây lan gây thành những vụ dịch Bệnh kí sinh trùng do kí sinh trùng gây nên, kí sinh trùng lấy thể dịch, mô của vật chủ làm

thức ăn làm cho kí chủ bị tổn hại về sức khỏe làm tắc, ép, thủng, gây viêm,

gây thiếu máu, viêm gan, loạn thần kinh thường kí sinh trùng không làm cho kí chủ chết nhanh chóng mà nó yếu dần, gây mòn dần lâu mới chết còn bệnh truyền nhiễm làm cho vật nuôi chết nhanh chóng, có nhiều bệnh không thể cứu chữa được

GV hỏi: Có phải hễ cứ có mầm bệnh trong cơ thể vật nuôi là phát bệnh ngay không?

(mầm bệnh là một trong những điều kiện phát sinh phát triển bệnh, nhưng phải có số lượng mầm bệnh đủ sức gây bệnh thì mới phát bệnh vì cơ thể có sức đề kháng, có thể diệt được mầm bệnh ở các mức độ khác nhau Tùy sức khỏe con vật, loại mầm bệnh và số lượng cũng như con đường truyền bệnh)

Yêu cầu HS đọc mục 2 trang 103 SGK

Trang 15

— Môi trường gồm có yếu tố sinh vật trong đó các mầm bệnh tồn tại luôn luôn có thể xâm nhập gây hại cho vật nuôi

— Môi trường có thể làm cho con vật khỏe mạnh nhưng cũng có thể làm cho con vật ốm yếu

(Do những chất độc hại, do thiếu ánh sáng, độ ẩm cao, quá rét, quá nóng ) nếu con vật ốm yếu là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh có thể gây bệnh cho con vật

GV hỏi: Để hạn chế bệnh tật phải tác động vào môi trường và điều kiện sống của vật nuôi thế nào?

(Phải tạo môi trường tự nhiên tiểu khí hậu chuồng nuôi thuận lợi cho con vật phát triển, hạn chế các loại mầm bệnh tồn tại (nhiệt độ thích hợp, độ ẩm thích hợp, ánh sáng đủ) Phải nuôi dưỡng và chăm sóc con vật đúng kĩ thuật để con vật có sức khỏe tốt, sức đề kháng sẽ cao ít bị nhiễm bệnh)

Yêu cầu HS đọc mục 3 trang 103

GV hỏi: Những loại vật nuôi nào thường hay mắc bệnh?

(Đó là vật nuôi non, lúc này sức khỏe yếu, sức đề kháng chưa tốt dễ bị mắc bệnh, vật nuôi sau khi mới sinh, vật nuôi gầy yếu cũng hay mắc bệnh)

GV hỏi: Đề phòng bệnh cho vật nuôi phải làm những việc gi? - Phải tiêm phòng vắc xin định ki

— Phải vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống

— Phải nuôi dưỡng chăm sóc cho vật nuôi khỏe mạnh Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 35.3

GV hỏi: Hãy phân tích mối quan hệ giữa các điều kiện phát sinh phát triển bệnh ở vật nuôi?

HS phát biểu tranh luận xong - GV kết luận

— Môi trường là nơi tồn tại của mầm bệnh và vật nuôi Nếu môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển thì mầm bệnh phát triển mạnh, vật nuôi dễ bị bệnh Nếu môi trường tạo thuận lợi cho vật nuôi phát triển tốt thì vật nuôi khỏe mạnh hạn chế sự phát triển của bệnh tật

- Cơ thể vật nuôi có quan hệ qua lại với môi trường, nếu chuồng trại xây dựng đúng kĩ thuật đảm bảo vệ sinh môi trường tốt thì môi trường không bị ô nhiễm con vật khỏe mạnh và mầm bệnh ít Ngược lại con vật ốm yếu sẽ tạo

điều kiện cho mầm bệnh gây bệnh phát huy tác dụng có thể tạo thành dịch

Trang 16

- Mầm bệnh có thể là vi rút vi khuẩn (nơi mang vi trùng là vật nuôi và chứa vi trùng là môi trường) có thể là các chất bẩn, khí độc, nấm bệnh, có thể là tiếng ồn là sự cạnh tranh quá mức về thức ăn, chỗ ở, nước uống, tranh

giành đực cái làm cho vật nuôi bị stress tất cả các loại mầm bệnh đều có thể gây bệnh cho vật nuôi

Kết luận hoạt động 1:

+ Có các loại mầm bệnh là vi rút vi khuẩn thường gây nên các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất, các bào tử nấm thường làm cho vật nuôi nhiễm bệnh đường hô hấp, ngộ độc thức ăn, các loại kí sinh trùng làm cho vật nuôi gầy mòn, ốm yếu và có thể chết

+ Yếu tố môi trường tốt có thể có lợi cho vật nuôi và không có lợi cho mầm bệnh Ngược lại thì mầm bệnh phát triển nhiều, bệnh phát sinh mạnh

+ Bản thân con vật nếu có sức khỏe tốt thì sức đề kháng bệnh tật tốt, ít mắc bênh, nếu ốm yếu sẽ mắc bệnh nhiều

, Hoạt động 2 ;

TIM HIEU MOI LIEN QUAN GIUA CAC DIEU KIEN PHAT SINH, PHAT TRIEN BENH

Yéu cau HS doc muc II, trang 104 SGK

GV hoi:

Trường hợp nào bệnh có thể phát triển thành dich lớn?

(Có mầm bệnh nhiều, môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh phát triển và phát tán, vật nuôi yếu không được tiêm phòng dịch)

GV hỏi: Làm thế nào để hạn chế lây nhiễm bệnh và dịch bệnh cho vật nuôi? (Khi có dịch phải chữa trị, tiêu hủy vật nuôi bị bệnh, bao vây cách ly ổ dịch với bên ngoài Tiêm vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi quanh vùng có ổ dịch và vùng xung quanh trong phạm vi 5km Hạn chế cao nhất sự vận

chuyển gia súc bị bệnh đi tiêu thụ ở các nơi khác)

3 Tổng kết bài học

- Dùng các câu hỏi trong SGK để củng cố bài

4 Công việc về nhà

Trang 17

Bai 36

THUC HANH:

QUAN SAT TRIZU CHUNG, BENH TICH CUA GA BI MAC BENH NIU CAT XON (NEWCASTLE) VA

CA TRAM CO BI BENH XUAT HUYET DO VI RUT

A MUC TIEU BAI HOC

Hoc xong bai HS phai:

e Biết cách quan sát và mô tả được những triệu chứng bệnh tích điển hình của gà bị mắc bệnh Niu cat xơn và cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do vi rut

e Thực hiện được các bước đúng quy trình khi quan sát triệu chứng bệnh tích gà mắc bệnh đảm bảo an toàn trong học tập và giữ tốt vệ sinh nơi thực hành

e Xây dựng ý thức g1ữ gìn vệ sinh, an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi, có ý thức bảo vệ môi trường sống và sức khỏe bản thân cũng như mọi người xung quanh

B CHUẨN BỈ BÀI DẠY

1 ChuGn bị nội dung

Yêu cầu đọc ki các nội dung trong SGK Tham khảo thêm các nội dung kiến thức sau: 1.1 Bệnh Niucatxon:

Bệnh Niucatxơn (hay còn gọi là bệnh gà rù) là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh và mạnh ở loài gà

— Nguyên nhân sinh bệnh:

Trang 18

Ở những nơi khô ráo vi rút có thể sống được nhiều tháng, trong nền chuồng có độn lót chuồng là ổ rơm, trấu 4m ướt vi rút lại bị chết nhanh vì sức đề kháng của vi rút này tương đối yếu

Nếu dùng các chất sát trùng như xút 2%, formon 1%, crêcyl 5% có thể diệt v1 rút nhanh chóng

- Loài vật mắc bệnh: gà cảm thụ bệnh nhiều nhất Ngoài ra một số loài chim cũng có thể bị mắc bệnh như chim bồ câu, chim sẻ, vịt trời, ngỗng trời ngoài ra người và một số loài thú như chó, chuột cũng có thể mắc bệnh

— Chất chứa vi rút

Trong cơ thể gà bị bệnh có nhiều cơ quan chứa vi rút như óc, lá lách và hầu hết các phủ tạng (như cơ quan tiêu hóa), máu và thể dịch cũng chứa vi rút

Gà bị bệnh có thể bài xuất vi rút ra ngoài theo phân, nước mắt, nước mũi, nước bọt

- Phương thức lây truyền:

Do bán gà bệnh đi nhiều nơi, do gà bệnh tiếp xúc với gà lành, bệnh lây qua đường tiêu hóa

Gà bình thường bị nhiễm bệnh khi ăn thức ăn, uống nước, ăn các chất thải khi giết gà bệnh có vi rút Niucatxon

Bệnh có thể lây trực tiếp từ con gà này sang con khác qua niêm mạc và đa — Cơ chế sinh bệnh:

Thông thường vi rút theo đường tiêu hóa để vào cơ thể, vi rút qua niêm mạc hầu vào họng rồi vào máu Khi vào máu vi rút hoạt động mạnh gây nên nhiễm trùng huyết thường là ở thể cấp tính Từ máu vi rút đi vào hầu hết các cơ quan, các tổ chức mô, cơ gây viêm, hoại tử và gây xuất huyết (do thành cac mach mau bi pha v6)

— Triệu chứng: thời gian ủ bệnh từ 3-5 ngày, có trường hợp nhanh hơn chỉ có 2 ngày nhưng cũng có trường hợp sau l1 tuần mới phát bệnh

Bệnh thường phát triển dưới các dạng:

* Thể quá cấp tính: Bệnh tiến triển nhanh, gà ủ rũ bỏ ăn sau vài giờ là chết * Thé cấp tính: gà ủ rũ, kém hoạt động, bỏ ăn, xù lơng như khốc áo tơi,

mắt lim dim, uống nhiều nước, hầu như không hoạt động chỉ đứng im một chỗ, mào tím xám lại, nếu đo nhiệt độ sẽ thấy nhiệt độ cao từ 42-43°C

Gà thở khò khè, liên tục chảy nước mũi màu trắng xám, đỏ nhạt hay nhớt,

Trang 19

gà càng khó thở bằng mũi phải há mồm thở liên tục, nhiều lúc phải vươn dài cổ ra để thở

Về hệ tiêu hóa: gà rối loạn quá trình tiêu hóa trầm trọng, gà thường xuyên bỏ ăn chỉ uống nhiều nước, diều căng lên do thức ăn ở diều không tiêu bị lên men nhão ra Nếu ta cầm chân gà và dốc ngược con gà lên từ miệng gà chảy ra chất nhớt mùi chua khăn rất khó chịu

Sau khi bị ốm như vậy 2 đến 4 giờ gà chuyển sang ỉa phân lỏng, lúc đầu loãng ít, sau đó loãng dần và có lẫn máu màu nâu sẫm Tiếp sau lại thấy phân loãng hơn và chuyển sang màu trắng xám do trong phân có nhiều muối urat

Gà ốm nhìn lông đuôi thấy bết đầy phân, niêm mạc hậu môn xuất huyết Tất nhiên là gà ủ rũ không còn gáy, không đẻ trứng Thường đứng lại gần nhau thành từng đàn yếu ớt, lờ đờ

* Thể mãn tính: những con gà không bị chết thường chuyền sang thể mạn tính, chân gà lạnh, xuất hiện các triệu chứng thần kinh, vận động không chuẩn xác do tiểu não bị tổn thất (gà thường chuyển động quay tròn, đi giật lùi, mổ nhiều lần không trúng vào thức ăn, có những cơn động kinh vào buổi sáng ), cuối cùng cũng chết do kiệt sức, thiếu dinh dưỡng do không ăn được thức ăn

Nếu trong đàn gà có một vài con lành hắn bệnh thì những con đó được miễn dịch suốt đời, không bao giờ mắc bệnh Niucatxơn nữa

* Bệnh tích: nếu mổ kiểm tra các nội quan thấy bệnh tích chủ yếu như sau: Với thể quá cấp tính: Do gà chết nhanh nên không thấy rõ bệnh tích Kiểm tra có thể thấy xuất huyết ở màng ngoài tim, màng ngực, niêm mạc trên đường hô hấp Ở thể cấp tính và mãn tính: — Mồm, diều nhiều nước - Vòm họng có nhiều chấm trắng - Dạ dày tuyến có nhiều điểm xuất huyết, thành tăng to, có các vết loét trên phủ bựa vàng — Da day co lớp sừng hóa có thể bóc ra dé dàng do bị xuất huyết dưới lớp sừng hóa

Trang 20

— Khi quan chita day chat nhay - Thận trắng xám và sưng to

- Buồng trứng có thể bị dính chặt vào ống dẫn trứng, trứng non thường bị vỡ, lòng đỏ chứng chứa đầy trong xoang bụng

Phòng bệnh: - Tiêm vắc xin

— Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống Trị bệnh: Không có thuốc điều trị đặc hiệu

1.2 Cá trắm có bị bệnh xuất huyết do vì rút như thế nào? a Tác nhân gây bệnh

Là REOVTIRUS hình khối có 20 mặt đối xứng theo tỉ lệ 5:3:2, đường kính 60-70um (Bệnh này có thể lây lan sang cả cá trắm đen)

b Triệu chứng, bệnh tích:

- Khi cá bị mắc bệnh thường kém ăn dần dần bỏ ăn, da đổi màu tối sẫm, khô ráp (do mất nhớt)

- Gốc vây, vầy, nắp mang, xoang mang, xoang miệng xuất huyết — Mắt lồi xuất huyết

— Thịt cá có đốm xuất huyết hoặc xuất huyết toàn thân — Cơ quan nội tạng xuất huyết

— Ruột xuất huyết hoặc hoại tử Cá có mùi tanh đặc trưng

- Cá bị bệnh nặng sau 3-5 ngày có thể chết

— Tỉ lệ chết tới 60-80%, có nơi có thể chết tới 100%

— Cỡ cá giống 15-20cm (tức là có khối lượng 0,3-0,4kg/con) thường hay mắc bệnh và mắc bệnh nghiêm trọng nhất, cá lớn trên một năm tuổi bị ít hơn

Phòng:

— Vệ sinh ao nuôi cá bằng vôi 1-2 kg vôi/100m“ — Dùng vac xin phòng bệnh Reovirus

2 ChuGn bị đồ dùng dọy học

— Tranh ảnh, băng hình về triệu chứng, bệnh tích của gà bị bệnh

Trang 21

— Néu có mẫu ngâm những bệnh tích điển hình cho HS quan sát là

tốt nhất

- Không được phép mang gà bị bệnh Niucatxơn đến lớp để thực hành

C TIEN TRINH DAY HOC 1 Ổn định tổ chức - Kiểm tra việc chuẩn bị tranh ảnh và các phương tiện phục vụ cho bài thực hành - Tùy tình hình thực tế của việc chuẩn bị tranh ảnh mẫu vật của GV và HS mà chia nhóm thực hành cho phù hợp - Ổn định trật tự các nhóm học tập

2 GV hướng dẫn quy trình thực hiện bời thực hành

- Bài này thực hiện trong 2 tiết liền nhau trong 1 buổi học, đây là bài thực hành chủ yếu sử dụng tranh ảnh băng hình, mẫu vật ngâm, không dùng mẫu vật sống là gà đang bị bệnh Niucatxơn Với cá trắm cỏ bị xuất huyết do vi rút nếu sử dụng mẫu vật sống phải đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn cho HS và môi trường nơi thực hành

— Dé quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị mắc bệnh Niucatxơn phải tuân theo các bước:

Bước 1: Đọc kĩ bảng 36.1, để ghi nhớ triệu chứng, bệnh tích của gà bị bénh Niucatxon

Bước 2: Quan sát các hình từ 1 đến 9 so sánh với nội dung bảng 36.1 để

nhận biết các triệu chứng bênh tích của gà mắc bệnh Niucatxơn

Bước 3: Đọc bảng 36.2 và ghi nhớ các đặc điểm triệu chứng, bệnh tích của cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do vi rút

Bước 4: Quan sát hình ảnh để nhận biết các triệu chứng bệnh tích của cá trắm cỏ rồi so sánh với nội dung bảng 36.2 để báo cáo kết quả nhận biết của bản thân từng HS

Ngày đăng: 23/07/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN