1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cải cách tư pháp và một số kinh nghiệm của nước ngoài về thi hành án phạt tù doc

15 607 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 192,52 KB

Nội dung

Cải cách tư pháp và một số kinh nghiệm của nước ngoài về thi hành án phạt tù Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát là xây dựng nền tư pháp “trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. * 1. Đặt vấn đề 1.1. Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát là xây dựng nền tư pháp* “trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Cải cách tư pháp ở nước ta được tiến hành trong xu thế hội nhập quốc tế và với bối cảnh địa chính trị thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc. Do đó, một trong những quan điểm chỉ đạo quan trọng của quá trình cải cách tư pháp là cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, kế thừa những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp XHCN Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội trong tương lai. 1.2. Hình phạt tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. áp dụng hình phạt tù không chỉ nhằm trực tiếp trừng trị, giáo dục người phạm tội mà còn nhằm giáo dục người khác về ý thức tôn trọng pháp luật và tham gia vào quá trình phòng ngừa, đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm pháp luật. Đặc trưng cơ bản của thi hành án (THA) phạt tù là tính cưỡng chế nghiêm khắc. Người phải THA phạt tù bị cách ly khỏi xã hội, khỏi môi trường sống bình thường và phải chịu sự quản lý, giáo dục trong môi trường tách biệt với những quy định chặt chẽ và nghiêm ngặt. THA phạt tù là một vấn đề quan trọng thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta đối với công tác cải tạo, giáo dục những người lầm lỗi. Hoạt động THA phạt tù của chúng ta một mặt nhằm đề cao tính nghiêm minh của pháp luật, đề cao pháp chế XHCN, mặt khác, đó là quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân để giúp họ nhận thức một cách sâu sắc sai lầm của mình và từ đó, họ tự giác cải tạo, sửa chữa lỗi lầm, xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của đời sống xã hội, ngăn ngừa hành vi tái phạm tội và hơn nữa là giúp họ sớm hoàn lương để trở về với cộng đồng xã hội. Việc áp dụng THA phạt tù ở nước ta phải luôn quán triệt phương châm “kết hợp giữa trừng phạt và cải tạo”, trong đó đặt công tác giáo dục, cải tạo con người lên hàng đầu nhằm giúp người THA phạt tù chuyển hóa về mặt tư tưởng, tích cực sửa chữa thói xấu trong ứng xử trái với chuẩn mực của xã hội để tìm lại chân giá trị của mình trong đời sống xã hội. THA phạt tù không chỉ là một hoạt động trực tiếp tác động đến người phải THA mà còn tác động đến gia đình của người phạm tội, đến các thành viên khác trong xã hội. Do đó, nghiên cứu việc tổ chức THA phạt tù có ý nghĩa xã hội sâu sắc. THA nói chung và THA phạt tù nói riêng là một hoạt động trong lĩnh vực công tác tư pháp. Do đó, quá trình tổ chức THA phạt tù không tách khỏi quá trình cải cách tư pháp của nước ta hiện nay. 1.3. THA phạt tù là một biện pháp cưỡng chế đối với người phạm tội được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Xuất phát từ điều kiện cụ thể về kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi nước mà đã có sự khác nhau trong quá trình vận dụng và có nhiều kinh nghiệm tốt trong quá trình tổ chức thực hiện THA phạt tù. Vì vậy, việc nghiên cứu, tiếp thu một cách có chọn lọc những kinh nghiệm hay của các nước trong lĩnh vực hoạt động này đối với chúng ta là hết sức cần thiết và đó cũng là yêu cầu khách quan của quá trình cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay bởi, nó không chỉ nhằm nâng cao tính hiệu quả của công tác THA phạt tù mà còn nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống các cơ quan tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh chính trị mới. Tuy nhiên, như đã trình bày, do điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và tình hình hoạt động của tội phạm ở nước ta hiện nay khác nhiều so với các nước nên chúng ta cần nghiên cứu kỹ và tiếp thu một cách có chọn lọc để vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác THA phạt tù trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước. 2. Một số kinh nghiệm của nước ngoài Qua nghiên cứu bước đầu việc THA phạt tù của một số nước, chúng tôi thấy nước ta cần nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm của các nước về một số vấn đề sau: 2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về THA nói chung và THA phạt tù nói riêng Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng vì nó tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho quá trình tổ chức THA và trực tiếp tác động đến hiệu quả thực tế của hoạt động THA. Vì vậy, vấn đề này được nhiều nước rất quan tâm và có thể nói, hệ thống pháp luật THA nói chung và THA phạt tù nói riêng của nhiều nước được xây dựng tương đối hoàn chỉnh như: Luật Quản lý trại giam của Trung Quốc, Bộ luật THA hình sự của Ba Lan, Luật về chấp hành hình phạt tước tự do của Tiệp Khắc (cũ), Bộ luật cải tạo lao động của Mông Cổ, Luật về thi hành hình phạt của Tây Đức (cũ) … Chưa dừng lại ở đó, hiện nay các nước đang tiếp tục nghiên cứu để xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh mọi quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình hoạt động THA với xu thế khá rõ rệt là bảo đảm tính cụ thể và đồng bộ của hoạt động này như: Luật thi hành hình phạt tước tự do và hoàn trả người phạm tội đã chấp hành hình phạt về với đời sống xã hội (Cộng hoà dân chủ Đức cũ); Bộ luật lao động cải tạo (Cộng hoà liên bang Nga); Luật cấm nhân viên trại giam tổ chức đình công và tham gia bãi công, Luật về xử lý những trường hợp tái phạm hình sự (Cộng hoà Pháp); Luật cải tạo tội phạm, Luật giám sát quản chế những người phạm tội được miễn chấp hành hình phạt có giám sát, Luật về các cơ sở cải tạo tội phạm, Luật cán bộ quản chế tình nguyện, Luật ân xá (Nhật Bản). Thực trạng pháp luật về THA nói chung và THA phạt tù nói riêng của nước ta hiện nay còn nhiều bất cập như thiếu đồng bộ về hệ thống quy phạm, quy định của pháp luật không theo kịp với tình hình thực tiễn của đời sống xã hội, văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp. Chính vì vậy, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XI (2002-2007) đã quan tâm thích đáng đến vấn đề này. Hiện nay, Dự án Bộ luật THA đang được xây dựng và đã được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ tám với rất nhiều ý kiến khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về THA nói chung và THA phạt tù nói riêng là cần thiết nhằm sớm hoàn thiện một cách cơ bản hệ thống pháp luật về THA nói chung và THA phạt tù nói riêng, tạo sự đồng bộ về mặt pháp lý, khắc phục có hiệu quả những yếu kém, bất cập hiện nay của chúng ta trong lĩnh vực công tác này. 2.2. Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về THA phạt tù Hệ thống cơ quản lý nhà nước về THA phạt tù có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính hiệu quả của việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội - một vấn đề có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Trên thực tế, các nước đã dành sự quan tâm thích đáng cho việc xây dựng, hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về THA phạt tù. Tuy nhiên, xuất phát từ điều kiện chính trị, xã hội và mô hình tổ chức bộ máy nhà nước của các nước có sự khác nhau nên hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về THA nói chung và THA phạt tù nói riêng cũng có sự khác nhau nhất định. Nhìn chung, hiện nay các nước đều tổ chức bộ máy cơ quan THA phạt tù thuộc hệ thống tổ chức bộ máy công, do nhà nước đảm nhiệm. Hệ thống các cơ quan THA phạt tù ở các nước thuộc nhiều bộ khác nhau của chính phủ như Bộ Tư pháp (Nhật Bản, Thuỵ Điển, Bỉ, Italia, Pháp, Nhật Bản, Canada…), Bộ Nội vụ (Anh). Ở nước ta hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước về THA phạt tù do Bộ Công an đảm nhiệm. Trong Dự thảo Bộ luật THA, cơ quan THA phạt tù được thiết kế theo hướng tập trung cơ quan quản lý nhà nước về THA (THA phạt tù và THA dân sự) về một đầu mối do Bộ Tư pháp quản lý. Như trên đã trình bày, quản lý nhà nước về THA phạt tù của nhiều nước do Bộ Tư pháp đảm nhiệm. Song, ở đây vấn đề cần được nhìn nhận cụ thể hơn là chức năng, nhiệm vụ (quyền năng pháp lý) của Bộ Tư pháp ở các nước đó không đồng nhất với quyền năng pháp lý của Bộ Tư pháp nước ta hiện nay. Như vậy, nếu vận dụng kinh nghiệm của những nước đó mà giao cơ quan quản lý nhà nước về THA phạt tù thuộc Bộ Tư pháp thì phải xác định lại chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp. Theo đó, tổ chức bộ máy và lực lượng (con người) của Bộ Tư pháp cũng được thay đổi, bổ sung để đáp ứng với yêu cầu trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó. Điều này cần làm sáng tỏ trên cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Xét về phương diện lập pháp: pháp luật về THA phạt tù và THA dân sự có đối tượng, phương pháp, phạm vi điều chỉnh và quá trình tổ chức thực hiện khác nhau. Nếu được xây dựng chung trong cùng một bộ luật sẽ dẫn đến một thực tế là: cùng một bộ luật nhưng đối tượng, phương pháp và phạm vi điều chỉnh của hai lĩnh vực này lại khác nhau. Đây là vấn đề cần được cân nhắc kỹ. Xét về tính chất hoạt động: tính chất hoạt động của lực lượng THA phạt tù và THA dân sự hoàn toàn có sự khác nhau - ít nhất là cho đến lúc này - ở nước ta. Lực lượng THA phạt tù thuộc Bộ Công an, do lực lượng vũ trang thực hiện, còn lực lượng THA dân sự thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động không mang tính chất vũ trang. Hơn nữa, những người trong lực lượng THA dân sự có chức danh tư pháp (chấp hành viên) trong hệ thống các chức danh tư pháp. Như vậy, nếu sáp nhập hai lực lượng này trong cùng một hệ thống tổ chức, vấn đề trên được xử lý như thế nào? Do đó, khi tiếp thu kinh nghiệm của các nước về mô hình tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về THA phạt tù, chúng ta phải xem xét, tính toán, cân nhắc kỹ để tiếp thu được những kinh nghiệm hay, đồng thời cũng tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra do nóng vội trong khi vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài. 2.3. Hình thức và chế độ giam giữ đối với người phải chịu hình phạt tù Hình thức và chế độ giam giữ áp dụng đối với người phải THA phạt tù trực tiếp tác động đến hiệu quả của công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội. Việc nghiên cứu và áp dụng về hình thức, chế độ giam giữ đối với người phải chịu hình phạt tù đòi hỏi phải được xem xét trong mối quan hệ tương đồng giữa trừng trị - giam giữ với việc đề cao giá trị quyền con người. Sẽ rất sai lầm khi nhấn mạnh yếu tố trừng phạt đối với người phải chịu hình phạt tù, vì điều đó sẽ làm tăng ý thức phản kháng và sự bất mãn đối với xã hội, để từ đó làm nẩy sinh những hành vi tiêu cực mới - tái phạm tội - của người phải chịu hình phạt tù.* Ngược lại, nếu coi nhẹ yếu tố trừng phạt và nhấn mạnh đến yếu tố quyền con người, trong đó có quyền tự do sẽ làm cho tính nghiêm minh của pháp luật không được tôn trọng, thậm chí làm mất đi tính cưỡng chế của pháp luật, dẫn đến sự coi thường pháp luật. Vì lý do trên, nhiều nước đã quan tâm rất nhiều đến việc nghiên cứu và áp dụng các hình thức và chế độ giam giữ đối với người phải chịu hình phạt tù, nhằm bảo đảm kết hợp hài hoà giữa trừng phạt và cải tạo. Theo đó, bên cạnh việc bắt buộc người bị áp dụng hình phạt tù thụ hình án trong các trại giam, nhiều nước còn áp dụng các hình phạt, chế độ “giam giữ ngoài nhà tù” và đạt hiệu quả tốt trong giáo dục, cải tạo người phạm tội. Ví dụ, ở Australia, ngoài việc áp dụng chế độ giam giữ trong các trại giam tập trung, nhà nước còn áp dụng hình thức “quản chế tại nhà”. Hình thức giam giữ tù nhân tại nhà chỉ được thực hiện khi những thành viên sống cùng địa chỉ với người phạm tội chấp thuận và đồng thời phải bảo đảm để việc áp dụng hình thức giam giữ này không làm ảnh hưởng đến thời gian và mọi hoạt động riêng tư cũng như bảo đảm an toàn về con người cũng như tài sản của các thành viên khác. Trong quá trình thực hiện hình thức giam giữ này, cơ quan quản lý nhà nước phải duy trì sự giám sát của mình, đồng thời phải xây dung được một quy chế chặt chẽ, một hệ thống giám sát hữu tuyến trên cơ sở bảo đảm tính hợp pháp trong quá trình lắp đặt và vận hành. Cùng với các hình thức giam giữ trên, ngày nay nhiều nước như: ấn Độ, Mỹ, Anh, Thuỵ Điển, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Australia, Tây Ban Nha (đang thử nghiệm) đã vận dụng sự tiến bộ phát triển về khoa học kỹ thuật để áp dụng hình thức “giám sát điện tử” đối với người phạm tội bị phạt tù giam. Hệ thống thiết bị điện tử truyền tín hiệu được thiết kế bảo đảm sự tương thích với các yêu cầu của hệ thống giám sát điện tử. Cùng với việc áp dụng hình thức giám sát điện tử, các nước này đã xây dựng đồng bộ một hệ thống quy định chặt chẽ, bao gồm cả những điều kiện cụ thể để được áp dụng hình thức trên đối với người phải chịu án hình phạt tù. Ví dụ, pháp luật nước Anh chỉ bắt buộc mang vòng điện tử tối đa hai năm đối với người lớn và ba tháng đối với người chưa thành niên. ở Mỹ (bang Florida), hình thức giám sát điện tử không áp dụng đối với những phạm nhân nguy hiểm. ở Pháp, ngày 26/10/2005 vừa qua, Thượng viện Pháp đã thông qua Luật về xử lý những trường hợp tái phạm hình sự. Theo đó, người phạm tội sau khi chấp hành hình phạt một thời gian thay vì tiếp tục phải ngồi tù, họ được mang vòng điện tử để tại ngoại. Việc áp dụng các hình thức “giam giữ ngoài nhà tù” ở những nước này đã giải quyết được tình trạng “quá tải” của các trại giam, giảm được gánh nặng cho nhà nước, đồng thời tạo tiền đề thuận lợi cho việc tái hoà nhập cộng đồng xã hội của những người phải thi hành án sau khi họ mãn hạn tù. Hiện nay ở Việt Nam, nhiều trại giam cũng rơi vào tình trạng quá tải. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm trên đây của các nước trong tương lai là cần thiết. Dĩ nhiên, việc nghiên cứu, vận dụng đòi hỏi phải xuất phát từ điều kiện cụ thể về kinh tế, văn hoá, xã hội của nước ta, có tính đến xu thế phát triển của đất nước trong thời gian tới. 2.4. Biện pháp quản lý, giáo dục và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người bị áp dụng hình phạt tù Quá trình giam giữ đối với người phạm tội cũng là quá trình giáo dục, cải tạo người bị kết án tù nhằm giúp họ sửa chữa lỗi lầm để trở về với xã hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp quản lý giáo dục đối với người phạm tội trong các trại giam cũng như việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với họ có ý nghĩa hết sức to lớn. Nó không chỉ nhằm bảo đảm sự chặt chẽ trong quản lý, giáo dục người phạm tội mà còn động viên, khơi dậy và phát huy ý thức tự giác, lòng tự trọng của người phạm tội trong quá trình tự rèn luyện, cải tạo mình, giúp họ sớm tìm lại chân giá trị của mình trong đời sống xã hội. Đồng thời, việc sử dụng các biện pháp quản lý, giáo dục và thực hiện tốt các chế độ chính [...]... trọng trong việc củng cố và nâng cao hơn hiệu quả của quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân trong các trại giam Mặt khác, nó đã làm giảm một cách đáng kể hành vi tái phạm tội của những người mãn hạn tù, thông qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm nói chung * ******* * Trên đây là một số kinh nghiệm của các nước trong quá trình tổ chức THA phạt tù Những kinh nghiệm này cần được nghiên... giam chính là sự phản ánh về trình độ, năng lực quản lý của nhà nước; sự quan tâm của nhà nước, xã hội đối với những người bị lầm lỗi; sự thể hiện thái độ của nhà nước về các quyền của con người Có thể nói, về vấn đề này nhiều nước đã có nhiều sáng tạo và kinh nghiệm tốt trong quản lý, giáo dục cũng như thực hiện các chính sách mang tính nhân đạo đối với người bị áp dụng hình phạt tù Ở Trung Quốc, trong... các nước rất quan tâm Pháp luật của nhiều nước có những quy định về đào tạo nghề cho phạm nhân Theo Luật Quản lý trại giam của Trung Quốc, việc dạy nghề cho phạm nhân dựa trên nhu cầu sản xuất của mình và nhu cầu về việc làm của phạm nhân sau khi mãn hạn tù. * Pháp luật của Pháp quy định phạm nhân được theo những khoá học về kỹ thuật Ngoài ra, phạm nhân cũng được hưởng chế độ “nửa tự do” để theo học một. .. khoá học bên ngoài trại giam nếu xét thấy việc này là cần thi t cho việc tái hoà nhập cộng đồng của họ Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, nếu hoạt động dạy nghề cho phạm nhân trong các trại giam càng bảo đảm chất lượng và thi t thực, càng giúp cho người hết hạn tù nhanh chóng tái hoà nhập với cộng đồng xã hội, càng làm giảm tỷ lệ người tái phạm tội Khi tiếp thu kinh nghiệm của nước ngoài trong lĩnh... chính đáng) Ngoài ra, việc gửi và nhận thư được duy trì thường xuyên và không bị hạn chế về nội dung Đối với phạm nhân là người dân tộc thi u số, họ có thể viết thư bằng ngôn ngữ của dân tộc mình ở một số trại giam, cán bộ quản lý trại còn tổ chức cho người thân của phạm nhân thăm nơi ở, nơi học tập, lao động của phạm nhân Điều đó có ý nghĩa động viên, giáo dục phạm nhân rất tốt Do đó, ở một số trại... mà còn giảm được gánh nặng cho xã hội và hơn hết, nó có ý nghĩa phòng ngừa rất lớn Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, trong vòng 3 ngày kể từ khi phạm nhân vào trại, cán bộ trại giam phải báo tin cho gia đình phạm nhân biết nơi ở của phạm nhân Gia đình phạm nhân được gặp gỡ phạm nhân từ một đến hai lần trong tháng (mỗi lần không quá một giờ) và có thể được tăng số lần gặp gỡ và số giờ tiếp xúc (nếu... đòi hỏi của đời sống tín ngưỡng, tinh thần hay tôn giáo của mình Theo đó, phạm nhân có quyền tiếp đón mục sư, linh mục và được tham dự các lễ tôn giáo Điều này rất có ý nghĩa trong việc ổn định tinh thần của phạm nhân trong quá trình chấp hành án Dạy nghề cho phạm nhân là giúp họ có một nghề nghiệp nhất định để khi ra tù, họ có điều kiện thích ứng với nhu cầu của xã hội và bảo đảm cuộc sống của bản... cảnh cụ thể của đất nước hiện nay Theo đó, việc dạy nghề cho phạm nhân trong các trại giam đòi hỏi phải được nghiên cứu, tính toán dựa trên khả năng tiếp thu và nhu cầu của người học, đồng thời phải tính đến nhu cầu đòi hỏi của xã hội trên từng vùng, miền cụ thể - nơi người hết hạn tù trở về sinh sống 2.5 Tái hoà nhập cộng đồng của người hết hạn tù Đây là kết quả của quá trình giáo dục cải tạo phạm... tác cải tạo, giáo dục con người luôn được đặt lên hàng đầu Cán bộ quản lý trại giam thường xuyên nâng cao chất lượng cải tạo giáo dục nhằm một mặt giúp người phạm tội chuyển hoá mạnh mẽ về tư tưởng, mặt khác giúp họ một cách thi t thực trong việc thay đổi, sửa chữa thói quen xấu, tích cực học nghề, tạo khả năng tìm kiếm việc làm để tự bảo đảm cuộc sống sau khi ra tù Điều đó không chỉ có ý nghĩa thi t... giam và là một trong những cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm Vì vậy, các nước đều quan tâm và có những chủ trương, chính sách, giải pháp hữu hiệu để bảo đảm cho những người mãn hạn tù nhanh chóng tái hoà nhập vào đời sống xã hội Malaixia thành lập “Uỷ ban trợ cấp xã hội những phạm nhân mãn hạn tù Các uỷ ban này hoạt động giúp đỡ những người mãn hạn tù dưới nhiều hình thức thi t . Cải cách tư pháp và một số kinh nghiệm của nước ngoài về thi hành án phạt tù Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 quả của công tác THA phạt tù trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước. 2. Một số kinh nghiệm của nước ngoài Qua nghiên cứu bước đầu việc THA phạt tù của một số nước, chúng tôi thấy nước. kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựng và hoàn thi n hệ thống pháp luật về THA nói chung và THA phạt tù nói riêng là cần thi t nhằm sớm hoàn thi n một cách cơ bản hệ thống pháp luật về

Ngày đăng: 22/07/2014, 23:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w