Nhà nước pháp quyền Việt Nam Sự kiện một lái xe nhẫn tâm cán chết cô gái trẻ tuổi chưa nguôi thì nay lại thêm một cái chết của một học trò lớp mười ở Đồng Nai vì bạo lực học đường. Chuyện gì đang xảy ra ở đây? Vì sao người ta lại chọn cái cách hành xử nhẫn tâm như vậy để đối với nhau? Những tin bài liên quan đến bạo lực xuất hiện với mật độ khá dày trong thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chúng ta chưa hết bàng hàng vì sự kiện một lái xe nhẫn tâm cán chết cô gái trẻ tuổi trong một vụ tai nạn giao thông thì nay lại thêm một cái chết của một học trò lớp mười ở Đồng Nai vì bạo lực học đường. Chuyện gì đang xảy ra ở đây? Vì sao người ta lại chọn cái cách hành xử nhẫn tâm như vậy để đối với nhau. Chúng ta ngơ ngác, bàng hoàng vì bạo lực cứ gia tăng. Đôi khi người ta giết nhau chỉ vì một cái nhìn "thấy ghét", những va chạm rất đời thường, ghen tuông trong tình cảm Đọc những dòng thông tin về những vụ bạo hành như thế có cảm giác chúng ta vừa lạc lối đến Thượng Hải vào thập niên 30 của thế kỉ trước hay miền Viễn Tây xa xôi nơi mà người ta sẵn sàng dùng vũ lực để làm chuẩn mực cho cuộc sống. Thử hỏi "ông thần linh pháp quyền" ông đang ngự trị ở nơi nào mà để cho xã hội trở nên nhiễu loạn như vậy? Hành vi của con người trong xã hội bị tác động bởi yếu tố nhận thức. Từ nhận thức đến hành động không phải là con đường dài. Vấn đề tại sao trong một xã hội văn minh như hôm nay vẫn còn tồn tại những nhận thức, quan niệm khủng khiếp như vậy. Giới lái xe sẵn sàng cán cho đến khi nạn nhân chết để giảm bớt nghĩa vụ bồi thường. Chỉ cần bồi thường vài chục triệu đồng, ở tù vài năm là xong. Chả lẻ tính mạng của một con người lại trở nên "rẻ" như vậy sao? Vì đâu mà pháp luật lại bị khinh lờn đến thế? Không cần phải qua bất cứ một khoá đào tạo nào về luật một người bình thường nhất cũng biết điều rất căn bản là "giết người thì phải đền mạng". Luật pháp không phải là một thứ triết lí quá cao siêu của những người ngồi trong phòng lạnh chưa hề biết đến mưa gió của cuộc đời [1] mà luật pháp nó là ý chí chung của cộng đồng. Trong một chừng mực nhất định luật pháp ghi nhận lại ý chí của xã hội và bảo vệ những giá trị mà xã hội trân trọng. Trong vô vàn những giá trị đó thì tính mạng, sức khoẻ là một trong những giá trị được đưa lên hàng đầu. Nếu chúng ta tự nguyện chấp nhận cúi đầu trước thần linh pháp quyền hòng tìm trong đó sự tự do trong khuôn khổ của pháp luật thì hệ quả của nó chắc hẳn những ai chà đạp lên pháp luật phải chịu sự trừng trị. Một nền pháp chế nghiêm minh là một nền pháp chế tạo ra được một mái che cho những giá trị căn bản của xã hội và chống lại những nguy cơ đe doạ đến những giá trị đó. Chúng ta không thể đổ lỗi cho những bạo hành trong thời gian qua vì sự tiếp nhận những yếu tố ngoại lai làm suy đồi đạo đức. Trong vô vàn cách hành xử chi phối hành vi của con người trong xã hội, vai trò của nhà nước phải xác lập địa vị thống trị của qui tắc pháp luật so với những chuẫn mực thói quen khác. Người ta vẫn cứ khinh lờn pháp luật là bởi vì đâu? Người ta biết giết người là phải trả giá nhưng người ta vẫn cứ làm là bởi vì đâu? Mặc cho quan chức thét gào "thượng tôn pháp luật" người ta vẫn vượt đèn đỏ khi không có cảnh sát giao thông, người ta vẫn chạy trốn khi lỡ gây tai nạn nếu có cơ hội, người ta vẫn cố cán cho đến chết nạn nhân vì "có ai ở tù đến hết hạn toà tuyên đâu mà sợ" Những điều đó phải chăng luật chúng ta không qui định. Phải chăng chúng ta không tôn trọng tính mạng con người? Toát lên từ những câu chữ của những qui tắc luật học là một điều không hề có sự tranh cãi "con người ai cũng có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc". Nếu như ví von nhu cầu của xã hội là một mảnh đất khô hạn thì luật như là một dòng nước. Muốn cho dòng nước mát pháp quyền đến với một xã hội thượng tôn pháp luật, nơi mà mọi chuyển mực được qui chiếu từ pháp luật, cần phải nhờ đến sự dẫn lối của những người có quyền hạn nhiệm vụ. Nước thì dồi dào, đủ sức để đáp ứng cho cái nhu cầu "được sống trong một môi trường yên bình" nhưng đôi khi công đoạn dẫn nước lại có chỗ nào đó có vấn đề. Do vậy trong thời gian vừa qua máu vẫn cứ đổ, người ta vẫn sống trong lo sợ. Xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật không chỉ dừng lại ở việc xây dựng những đạo luật đồ sộ mà điều căn bản là phải đưa những qui tắc đó vào trong cuộc sống thông qua việc năng cao nhận thức pháp luật cho người dân và thực thi nó một cách công minh. Có như vậy mới mong xác lập nên địa vị thống trị của pháp luật trong nhận thức cũng như cách hành xử của công dân. . Nhà nước pháp quyền Việt Nam Sự kiện một lái xe nhẫn tâm cán chết cô gái trẻ tuổi chưa nguôi thì nay lại. trước thần linh pháp quyền hòng tìm trong đó sự tự do trong khuôn khổ của pháp luật thì hệ quả của nó chắc hẳn những ai chà đạp lên pháp luật phải chịu sự trừng trị. Một nền pháp chế nghiêm. người ai cũng có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc". Nếu như ví von nhu cầu của xã hội là một mảnh đất khô hạn thì luật như là một dòng nước. Muốn cho dòng nước mát pháp quyền đến với