TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 7 VÀI NÉT VỀ VAI TRÒ TỔ CHỨC HỘI QUẦN CHÚNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ABOUT THE ROLE OF CURRENT MASS ORGANIZATION IN OUR COUNTRY Lê Hữu Ái Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Dương Thị Phượng Trường Chính trị TP. Đà Nẵng TÓM TẮT Hội quần chúng là một tổ chức tự nguyện tập hợp đông đảo những người cùng ngành nghề, giới, cùng sở thích và các hoạt động dựa trên những nguyên tắc chung, đó là: Tính xã hội - chính trị, tính tự nguyện, cộng đồng nghề nghiệp, cùng sở thích và giới tính không vụ lợi và tính thời đại. Sau khi phân tích những đặc trưng của hội quần chúng, bài báo khẳng định vai trò to lớn của tổ chức hội trong đời sống kinh tế-xã hội hiện nay, biểu hiện cụ thể ở các tổ chức hội ở Thành phố Đà Nẵng, đó là: Góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước với các tổ chức h ội và các hội viên. ABSTRACT Mass is a voluntary organization with numerous people of similar occupation, gender, interests and activities based on such general principles as social orientation, political interest, voluntary desire, occupational community, similar volition and gender and non-profit and time awareness. With an analysis in the characteristics of public meetings, this paper is concerned with the affirmation of the major role of mass organization in present-day socio- economic life which is concretely manifested in mass organizations in Danang City. This contributes to an effective implementation of socialist-oriented national construction and development and enhancement of the Party's leadership and the State’s management on mass organizations and their members. 1. Hội quần chúng là gì ? Hội là một thành tố trong hệ thống chính trị của Nhà nước ta. Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2 có ghi: Hội là “ tổ chức của những người cùng nghề nghiệp, hay cùng chính kiến, tự nguyện và tập hợp lại để tiến hành các hoạt động kinh tế như buôn bán, sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động văn hoá, xã hội hay cũng có thể là chính trị, được thành lập do luậ t pháp quy định. Hội có điều lệ, quy định tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức hoạt động. Trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, nhiều hội hoạt động trên lĩnh vực kinh tế ra đời, có tác dụng tham gia phát triển kinh tế và động viên mọi năng lực của mọi thành phần kinh tế và mọi người có khả năng hoạt động kinh tế. Có trường hợp hội là tổ chức chính trị ” (1) Xét về mặt lịch sử, hội ra đời cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người, khi mà chính họ ý thức được sức mạnh của sự hợp tác với nhau thành từng nhóm, từng cộng đồng người. Vì vậy, về bản chất, hội là tổ chức tự nguyện, là một trong những hình thức, phương pháp để con người tích cực và chủ động TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 8 tham gia vào các công việc chung của cộng đồng. Sự phát triển của hội gia tăng và phong phú theo trình độ phát triển của xã hội loài người nhằm bảo vệ lợi ích của những tập đoàn nhất định trong nhân dân như các tập đoàn xã hội, nghề nghiệp, xã hội - nhân khẩu hoặc các tập đoàn liên hợp lại với nhau cùng chung những mục tiêu này hoặc những mục tiêu khác hay những lợi ích như nhau. Từ thực tiễn vận động và phát triển của các hội ở một số nước, đặc biệt ở Việt Nam, các nhà khoa học và hoạt động chính trị đi đến thống nhất cách hiểu về hội như sau: Hội là những tổ chức tự nguyện của quần chúng tập hợp đông đảo những người cùng ngành nghề hoặc cùng giới cùng sở thích Họ cùng góp kiến thức, sức lực và hoạt động thường xuyên để đạt được một mục đích nào đó do những người sáng lập đề ra. Mục đích đó không trái lại với lợi ích dân tộc và Tổ quốc, không vụ lợi và trong khuôn khổ pháp luật (2). Từ những hiểu biết trên đây, có thể khái quát về Hội quần chúng mang những tính chất cơ bản như sau: - Thứ nhất: Tính xã hội - chính trị Hội xuất hiện từ khi con người có ý thức được về sức mạnh tập thể, sức mạnh của sự hợp tác với nhau giữa những nhóm người, giữa các cộng đồng người. Hơn nữa, con người là tổng hoà các mối quan hệ trong xã hội, con người với tư cách là con người khi xét trong quan hệ với cộng đồng xã hội. Mọi sở thích, nguyện vọng và hành động của mỗi cá nhân trong xã hội phần nào đó phù hợp chung với sự tiến bộ chung của xã hội. Nhu cầu của con người đa dạng, phong phú theo trình độ phát triển xã hội, trình độ văn minh chung của nhân loại. Xã hội càng phát triển, dân chủ trong xã hội được mở rộng, đời sống con người càng được nâng cao, thì tính năng động tích cực, chủ động của con người được thúc đẩy, nhu cầu và nguyện vọng gắn bó với nhau trong một tổ chức hoà hợp về tâm lý, sở thích và lợi ích đặt ra như một nhu cầu nội tại, những tác động đó khiến cho các hội vốn đã mang tính xã hội lại càng thêm đậm nét hơn. Sự phát triển của các hội đến một giới hạn nhất định, đương nhiên thể hiện tính chính trị, gắn liền với chính trị. Tính chính trị, được hiểu là ý thức về giai cấp, bảo vệ lợi ích giai cấp mà mình đại diện, xét đến cùng là biểu hiện cao nhất của tính xã hội. Trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, không có con người ngoài giai cấp, siêu giai cấp, không tổ chức nào của quần chúng đứng ngoài cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh chính trị. Hai mặt xã hội - chính trị của hội kết cấu chặt chẽ với nhau. Từng thời kỳ lịch sử, từng thời kỳ cách mạng tuỳ thái độ của giai cấp thống trị, tuỳ mức độ, mục tiêu tập hợp, cố kết của từng hội mà hai mặt này chuyển hoá cho nhau, có lúc chiếm ưu thế về mặt này, có lúc lại về mặt kia, có lúc là chính trị đứng trước, mặt xã hội đứng sau và ngược lại. - Thứ hai: Tính chất tự nguyện Bất kỳ hội quần chúng nào được lập ra đều xuất phát từ sự tự nguyện của quần TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 9 chúng. Lúc đầu có thể do một nhóm người có uy tín, có trình độ chuyên sâu, khả năng riêng biệt liên quan đến mục tiêu hoạt động của hội khởi xướng, rồi sau đó quần chúng tự nguyện xin vào, và cũng tự nguyện xin ra. Tính tự nguyện còn được biểu hiện trong việc lựa chọn mục tiêu, nội dung hoạt động theo nguyện vọng, sở thích, sở trường của tập thể hội viên. Tính tự nguyện còn được biểu hiện trong việc các hội viên tự giác thực hiện các nhiệm vụ của hội đề ra, nhiều khi không đòi hỏi một điều kiện nào trong thực hiện. Tính chất tự nguyện của hội, chính là biểu hiện tính tích cực xã hội của các thành viên trong xã hội nhằm thực hiện thỏa mãn những nhu cầu và lợi ích của mình. Những biểu hiện đó còn chỉ rõ các khát vọng riêng lẻ của cá nhân muốn biểu lộ sự đóng góp của mình với xã hội. Tính chất tự nguyện của các hội quần chúng bền vững tới mức độ trở thành một trong những nguyên tắc hoạt động nội bộ và hoạt động quan hệ đối ngoại của tất cả các hội. Nhờ tính chất này mà các hội dễ liên hiệp với nhau, hợp tác với nhau và cũng dễ tách khỏi nhau khi không thống nhất nội dung phối hợp. - Thứ ba: Tính nghề nghiệp, cộng đồng, giới và sở thích Xã hội con người, đời sống con người vô cùng phong phú, đa dạng và liên tục phát triển. Trình độ phát triển của xã hội loài người nói chung, của mỗi nước nói riêng khiến cho công dân của mỗi nước có yêu cầu riêng của mình về sự trao đổi tâm lý, trao đổi bảo vệ lợi ích và có nhu cầu tập hợp, liên kết với nhau. Sự liên kết đó không lấy tiêu chuẩn chính trị làm cơ sở mà các hội lại lấy tiêu chuẩn tự nguyện theo nghề nghiệp, theo cộng đồng, sở thích, giới, lứa tuổi làm điều kiện nền tảng để tập hợp nhau. Tính nghề nghiệp, cộng đồng, giới và sở thích còn là cơ sở để các hội đặt tên, cơ sở để phân chia các hội, từ “hội mẹ” sinh ra các “hội con” và “cháu”. Trình độ hoạt động của hội càng cao, càng sâu thì việc tách thành hội chuyên ngành, chuyên lĩnh vực, chuyên sở thích càng nhiều và càng phong phú. - Thứ tư: Tính không vụ lợi Hội là tổ chức tự nguyện nhằm thoả mãn một nhu cầu, một mục đích nào đó do họ lựa chọn. Nhưng mục đích đó không hướng vào sự chia lời cho nhau, tức là không vụ lợi. Trong quá trình hoạt động của mình, sẽ xuất hiện các khả năng tài sản, tài chính, vật chất. Và cũng có thể trong quá trình thực hiện một số dịch vụ, ở các tổ chức này sẽ xuất hiện lợi nhuận. Nhưng toàn bộ các khả năng tài chính, vật chất mà các hội có, toàn bộ lợi nhuận mà họ thu được nếu có thì cũng không phải là để chia cho các hội viên, mà là để thực hiện các mục tiêu chung của hội như nhân đạo, cứu trợ, phát triển trí tuệ, hỗ trợ năng lực Tất nhiên trong quá trình hoạt động ấy, một số hội viên đảm nhận một số nhiệm vụ chuyên trách có thể được trả tiền công, tiền lương, nhưng điều đó không phải là sự phân chia lợi nhuận. Tính chất này là tính chất đặc trưng của hội, nó giúp ta phân biệt được hội và các tổ chức kinh doanh. Nó giúp ta có những chính sách phù hợp để quản lý hội, đặc biệt là vi ệc xác định quyền và nghĩa vụ nộp thuế, hay không nộp thuế của các hội TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 10 - Thứ năm: Tính thời đại Ngày nay, lợi ích dân tộc đang gắn chặt với lợi ích nhân loại. Mục tiêu hoạt động của hội không đơn thuần mục tiêu cá nhân, tập đoàn, dân tộc mà bao hàm cả mục tiêu nhân đạo, nhân loại, quốc tế. Mặt khác, phạm vi hoạt động và quan hệ không chỉ bó hẹp ở phạm vi dân tộc, trong nước mà đã mở rộng ra phạm vi quốc tế. Mối quan hệ mở rộng không phân biệt chế độ chính trị, nhiều hội còn gia nhập các tổ chức hội quốc tế. Trong điều kiện từng bước đang hoàn thiện nền dân chủ XHCN, Đảng ta khẳng định sức mạnh của các hội quần chúng trong việc mở ra nhiều khả năng và con đường góp phần xã hội hoá các lĩnh vực mà nhà nước chưa thể quan tâm hết, cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội. 2. Về vai trò của hội quần chúng trong bối cảnh hiện nay ở nước ta Có thể nói rằng, chưa bao giờ các tổ chức hội quần chúng lại phát triển nhanh chóng như hiện nay cả về số lượng, quy mô và chất lượng trong các hoạt động của hội. Những hoạt động của các tổ chức hội góp phần không nhỏ cho sự phát triển chung của xã hội trên mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Vai trò của hội quần chúng trong thời kỳ quá độ lên CNXH được xem xét trên một số khía cạnh sau: Thứ nhất, Góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Tiến lên CNXH, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mục tiêu lâu dài mà toàn Đảng, toàn dân ta đã lựa chọn. Để đạt mục tiêu này, Đảng và Nhà nước phải huy động mọi tiềm năng và sức mạnh của toàn dân tộc, của mọi thành phần kinh tế, xã hội. Vì lẽ đó, hoạt động của các hội có vai trò quan trọng, nó mở ra khả năng huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội. Cùng với các chính sách của Đảng và Nhà nước, các hội này thu hút tất cả các thành viên của nó vào các phương hướng xây dựng CNXH không cần các điều kiện, nhữ ng đòi hỏi quá cao, mà lại được quần chúng tự nguyện hưởng ứng. Sự phát triển của các hội phù hợp với đặc điểm kinh tế thị trường, kinh tế nhiều thành phần. Nó là nguồn thông tin xã hội đầy đủ, đa dạng, nhiều chiều phản ánh tâm trạng, nguyện vọng, nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân về Đảng và Nhà nước. Hoạt động của các hội quầ n chúng rõ ràng góp phần cho mỗi cá nhân gắn bó chặt chẽ với xã hội. Nhờ vậy con người sẽ trở nên năng động hơn, tích cực hơn trong đời sống riêng của mình và nhịp sống chung của xã hội. Phát huy chức năng của mình, sử dụng có hiệu quả mọi lợi thế của mình, các hội quần chúng thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào các bước phát triển của đất nước, nâng cao hơn nữa các vị thế của mình trong hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần ổn định mọi mặt kinh tế - xã hội ngăn chặn nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế của đất nước. Kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và đã và đang tạo ra nhiều hình thức liên kết xã hội, các tổ chức xã hội của quần chúng. Sự phát triển mạnh mẽ của các hội là dấu hiệu tích cực thể hiện được sự thay đổi nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 11 của đất nước. Nhìn từ góc độ cấu trúc của hệ thống chính trị, sự phát triển của các loại hình hội quần chúng là biểu hiện xu thế vận động khách quan của nền dân chủ xã hội. Trong điều kiện và hoàn cảnh như thế, vai trò của hội quần chúng càng được nâng lên và đang có những chuyển biến theo hướng tích cực, các hội quần chúng đang từ các tổ chức hình thức, thụ động, dần dần thành tổ chức thực sự là của quần chúng, thoả mãn các nhu cầu cá nhân đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển xã hội. Thứ hai, Góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước. Vai trò đó thể hiện ở một số khía cạnh chủ yếu sau đây: - Đối với Đảng Cộng sản: Các hội quần chúng là một trong những tổ chức, một trong những con đường, một trong những phương thức để Đảng tập hợp quần chúng, lôi kéo quần chúng, sợi dây nối Đảng với quần chúng. Vai trò này được thể hiện trên các phương diện: Hội phản ánh trung thành những nhu cầu, nguyện vọng, tâm tư của hội viên với Đảng để Đảng có những chủ trương, đường lối, chính sách đúng. Hội căn cứ từ đường lối, chính sách của Đảng, hướng dẫn hội viên thực hiện tốt các nhiệm vụ của hội theo mục tiêu, đường lối của Đảng. Đảng ta thực hiện việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng nhằm xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và uy tín chính trị của Đảng, Đảng đã và đang tạo mọi điều kiện để các hội quần chúng góp phần xây dựng Đảng lớn mạnh. - Đối với Nhà nước: Các hội tuân thủ luật pháp của Nhà nước ban hành, các hội tích cực tham gia dưới các góc độ tư vấn, phản biện để Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách, chế độ liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của các lĩnh vực mà hội am hiểu, hoạt động. Nhiều hội đã trở thành chỗ dựa đáng tin cậy để Nhà nước trưng cầu ý kiến khi cần thiết, nhất là các hội thuộc Liên hiệp khoa học kỹ thuật, Văn học nghệ thuật Trong tiến trình đổi mới hiện nay, Nhà nước cũng đã yêu cầu các hội vươn tới những vai trò cao hơn như cùng các tổ chức chính trị khác giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước, các cơ quan kinh tế, các cơ quan quản lý kỹ thuật - khoa học. Thứ ba, tác dụng đối với các hội viên Hội là một tổ chức liên kết tự nguyện của những người cùng nghề nghiệp, nhu cầu, sở thích, cho nên hội viên tin cậy và uỷ quyền đại diện lợi ích của mình cho hội. Vì vậy, hội có vai trò to lớn trong việc phát huy tính năng động tích cực xã hội của quần chúng. Tính tích cực xã hội là những biểu hiện của sự hoạt động có ích về mặt xã hội của con người trong tất cả mọi lĩnh vực sinh hoạt của xã hội: kinh tế, xã hội, chính trị và tinh thần. Tương ứng với từng lĩnh vực đó có những tính tích cực khác nhau, riêng biệt. Hội quần chúng có vai trò to lớn trong việc phát triển tính tích cực xã hội của từng công dân. Như thế cũng có thể nói hội là môi trường xã hội giáo dục và tập luyện ý thức dân chủ, năng lực thực hành dân chủ cho các công dân. Vai trò của hội như trên đã phân tích chỉ được phát huy thông qua việc thực hiện TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 12 chức năng, nhiệm vụ từng thời kỳ, đặc biệt là phải phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng hội, từng địa phương, từng địa bàn. Đảng và chính quyền các cấp nên thấy rõ vai trò tích cực đó của hội để hướng dẫn và phát huy hết biên độ của tính tích cực đó. Mặt khác, những người lãnh đạo các hội cũng cần hiểu đúng vai trò của mình trong xã hội, không được cường điệu vị trí vai trò của tổ chức mình, không được tách rời hội viên của mình. 3. Hội quần chúng ở Thành phố Đà Nẵng - những vấn đề đặt ra Việc xác định Đà Nẵng là một trong những đô thị lớn của cả nước theo Nghị quyết 33- NQ/ TW của Bộ Chính trị với vai trò là trung tâm kinh tế xã hội lớn của miền Trung và cả nước Đà Nẵng xây dựng nhóm các giải pháp lớn sau: 1. Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững với tốc độ tăng bình quân trên 14% năm, GDP đầu người đến năm 2010 đạt 2000 USD, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại. Phát triển công nghiệp có chọn lọc, tập trung vào những ngành có hàm lượng công nghệ cao; 2. Xây dựng và phát triển nhanh dịch vụ, đầu tư phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung phát triển những sản phẩm có tính đặc thù. Xây dựng Đà Nẵng thành đầu mối quá cảnh và giao lưu hàng hoá, dịch vụ của miền Trung - Tây Nguyên, khu vự ASEAN; 3. Quy hoạch, xây dựng và phát triển hệ thống chuỗi đô thị một cách đồng bộ, từ kết cấu hạ tầng đến đô thị vệ tinh, tránh tập trung quá mức vào nội đô, theo hướng văn minh, hiện đại bảo đảm không gian đô thị xanh - sạch - đẹp; Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo cơ chế thông thoáng, môi trường thuận lợi nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tranh thủ thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư lớn từ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc , đầu tư cho những dự án lớn mang tính đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội; Phát triển văn hoá, xã hội, y tế, thể thao, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện bình đẳng giới, tiếp tục thực hiện chương trình Thành phố 5 không, Thành phố 3 có bảo đảm phát triển môi trường đô thị bền vững. Trong hoàn cảnh ấy tổ chức hội quần chúng đóng vai trò không nhỏ. Hiện nay, mô hình tổ chức hội quần chúng rất đa dạng phong phú, nó đuợc chia thành ba Liên hiệp hội cơ bản đó là: 1. Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật có 25 hội thành viên là tổ chức tự nguyện của trí thức hoạt động trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ; 2. Liên hiệp hội văn học nghệ thuật, với hơn 13 hội thành viên, là tổ chức tự nguyện của trí thức văn nghệ sỹ để phối hợp, cộng tác giúp đỡ nhau trong hoạt động nghề nghiệp; 3. Liên hiệp tổ chức hữu nghị gồm 14 thành viên tập hợp các nhà trí thức hoạt động chính trị xã hội, các tổ chức cá nhân hành động vì mục tiêu đấu tranh cho hòa bình, xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới gồm 14 hội thành viên. Ngoài ra các hội còn đuợc phân loại theo các lĩnh vực như: Hội hoạt động trên lĩnh vực y tế, thể thao, xã hội, từ thiện xã hội và xã hội nghề nghiệp. Trong sự phát triển của thành phố, các tổ chức hội quần chúng có những đóng góp không nhỏ trên nhiều lĩnh vực như: góp phần cùng với nhà nuớc chăm lo công tác giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, xoá đói giảm nghèo, làm từ thiện nhân đạo, giúp đỡ các đối tuợng nghèo bất hạnh, dịch vụ tư vấn, phản biện xã hội Các hoạt TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 13 động của tổ chức hội đóng góp cho sự phát triển của thành phố trên một số mặt chủ yếu sau: - Xoá đói giảm nghèo cứu trợ nhân đạo - Bảo vệ môi truờng - Nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ - Vấn đề xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao 4. Kết luận Việc xem xét một cách toàn diện về tổ chức hội quần chúng và đánh giá đúng vai trò của nó là yêu cầu cần thiết và khách quan trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 2, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2002, tr. 368. [2] Thang Văn Phúc (chủ biên), Vai trò của các hội trong đổi mới và phát triển đất nước, NXB CTQG, Hà Nội, 2002, tr. 84. . tâm hết, cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội. 2. Về vai trò của hội quần chúng trong bối cảnh hiện nay ở nước ta Có thể nói rằng, chưa bao giờ các tổ chức hội quần chúng lại phát triển. cảnh ấy tổ chức hội quần chúng đóng vai trò không nhỏ. Hiện nay, mô hình tổ chức hội quần chúng rất đa dạng phong phú, nó đuợc chia thành ba Liên hiệp hội cơ bản đó là: 1. Liên hiệp hội Khoa học. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 7 VÀI NÉT VỀ VAI TRÒ TỔ CHỨC HỘI QUẦN CHÚNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ABOUT THE ROLE OF CURRENT MASS