1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "GIAO THOA VĂN HOÁ TRONG DẠY-HỌC NGOẠI NGỮ: VỀ MỘT VÀI THÓI QUEN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ" ppsx

5 1,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 311,71 KB

Nội dung

GIAO THOA VĂN HOÁ TRONG DẠY-HỌC NGOẠI NGỮ: VỀ MỘT VÀI THÓI QUEN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ CROSS CULTURE IN FOREIGN LANGUAGE TEACHING AND LEARNING

Trang 1

GIAO THOA VĂN HOÁ TRONG DẠY-HỌC NGOẠI NGỮ:

VỀ MỘT VÀI THÓI QUEN TRONG GIAO TIẾP

CỦA NGƯỜI VIỆT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC

HỌC NGOẠI NGỮ

CROSS CULTURE IN FOREIGN LANGUAGE TEACHING AND LEARNING:

ON SOME COMMUNICATIVE PRACTICES OF VIETNAMESE PEOPLE AFFECTING THE ACQUISITION OF A FOREIGN LANGUAGE

LÊ VIẾT DŨNG

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT

Những khó khăn trong dạy-học ngoại ngữ không chỉ xuất phát từ những dị biệt trong ngôn ngữ trên các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng Những sự khác biệt trong thói quen giao tiếp ngôn ngữ tạo nên những giao thoa văn hoá có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến việc dạy-học Người dạy ngoại ngữ cần có hiểu biết đầy đủ về những thói quen đặc trưng này để giúp người học vượt qua những rào cản tâm lý, mang dấu ấn văn hoá trong quá trình học ngoại ngữ

ABSTRACT

It is assumed that the dissimilarities on the phonological, grammatical and lexical aspects are not the only cause of difficulties in foreign language teaching and learning In fact, it is the differences in language communicative behaviours which cause cultural interferences that have negative influences on the teaching and learning task Therefore, foreign language teachers should be aware of these distinctive features to help learners overcome the psychological and cultural barriers in the teaching and learning process.

1 Giao tiếp ngôn ngữ và giao thoa văn hoá trong giao tiếp ngôn ngữ

Từ nhiều thập niên cuối thế kỷ 20, giao tiếp đã trở thành một nội dung nghiên cứu đặc biệt của ngành khoa học xã hội và nhân văn Con người với tư cách là chủ thể giao tiếp cùng những đặc điểm văn hoá-xã hội lại trở thành đối tượng trung tâm của những nghiên cứu liên ngành nhằm tìm câu trả lời về một hiện tượng rất xưa cũ nhưng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong xã hội hiện đại: giao tiếp giữa người với người

Ngôn ngữ, “phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” (Lênin), không còn được nghiên cứu thuần tuý như một hệ thống tín hiệu mà đã được xem xét dưới nhiều bình diện khác nhau của hoạt động giao tiếp Theo cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu ngày càng nhận ra tầm quan trọng của văn hoá trong ngôn ngữ và giao tiếp ngôn ngữ Ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành của nền văn hoá của một cộng đồng và yếu tố văn hoá hiện diện trong mọi bình diện của giao tiếp ngôn ngữ Cũng như những khác biệt và tương đồng giữa các ngôn ngữ về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng thường được gọi là giao thoa ngôn ngữ, các cộng đồng ngôn ngữ-văn hoá cũng có những phong cách giao tiếp ngôn ngữ không giống nhau Sự khác biệt trong phong cách giao tiếp này thường không dễ được nhận diện ngay và trong giao tiếp thường gây ra những ngộ nhận đôi khi còn trầm trọng hơn những ngộ nhận do sự khác biệt ngôn ngữ gây ra Do vậy những giao thoa văn hoá cũng cần được xem xét nghiên cứu đầy

đủ như các giao thoa ngôn ngữ

Trang 2

Dựa vào phân tích của KERBRAT-ORECCHIONI (1996) chúng ta có thể xem xét các giao thoa văn hoá trong phong cách giao tiếp qua các nội dung sau:

1) Ý nghĩa, tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp xã hội: những đánh giá của xã hội về sự im lặng, lời nói hay, lời nói thật, lời nói dối

2) Quan niệm về mối quan hệ liên cá nhân của các chủ thể tham gia giao tiếp: quan niệm về xa cách-gần gũi, trên-dưới, bình đẳng, sự đánh giá của xã hội về sự nhân nhượng, đồng thuận, xung đột trong giao tiếp

3) Quan niệm về lịch sự, về thể diện và gìn giữ thể hiện trong giao tiếp ngôn ngữ 4) Mức độ nghi thức hoá các hành động lời nói: cách xưng hô, cách sử dụng các nghi thức lời nói trong giao tiếp ngôn ngữ

2 Một vài thói quen trong phong cách giao tiếp ngôn ngữ của người Việt

Trong nhiều nghiên cứu trước đây (Lê Viết Dũng, 1999, 2000, 2002, 2003) chúng tôi

đã có dịp trình bày một số đặc điểm trong phong cách giao tiếp của người Việt mà đặc điểm quan trọng nhất là sự phân biệt ứng xử với thành viên trong cùng nhóm và ứng xử với người ngoài nhóm

- Người cùng nhóm là những người thân thiết có cùng một hệ thống các giá trị, những chuẩn mực văn hoá, những biểu tượng và những niềm tin Người cùng nhóm là “ta”, là “chúng ta” Cách giao tiếp, ứng xử nói năng là “trong nhà với nhau”

- Người ngoài nhóm là người lạ, là người chưa hẳn “có cùng tiếng nói”, ở “cùng một tần sóng” Cách giao tiếp để đạt an toàn, hiệu quả là “xem như thượng khách” Trong giao tiếp giữa những thành viên trong cùng nhóm, điều quan trọng nhất là sự đồng thuận, sự nhân nhượng trong trật tự đã được xác lập “Chủ nghĩa phải đạo” (Le conformisme) được mọi người tình nguyện thực hiện Ứng xử nói năng theo “lễ”, theo những nghi thức đã được quy định từ trước đã được xem như những chuẩn giao tiếp Vượt trội, độc đáo, khác lạ không được khuyến khích (thậm chí còn bị chê trách) bởi vì ảnh hưởng đến tính cộng đồng Các thành viên tham gia giao tiếp sẽ không có cơ hội (và cũng không dám tạo cơ hội) để thay đổi vị thế, vai giao tiếp Việc thương thảo để thay đổi vai giao tiếp hiếm khi xảy

ra và mọi người tự nguyện tránh những phát ngôn gây xung đột, những chỉ trích xúc phạm thể diện người cùng nhóm Trong khuôn khổ và nội dung đã được quy định và được nhận thức rõ, giao tiếp trong cùng nhóm thường dễ mang màu sắc tình cảm, có biểu hiện hoà thuận và cởi

mở Đây cũng là một nguyên tắc lịch sự trong ứng xử của người Việt

Đối với người lạ ngoài nhóm, người Việt thường có những thói quen giao tiếp mang tính đặc trưng như sau:

- Giữ gìn thể diện tập thể: khi chủ thể giao tiếp là nhóm, thể diện tập thể được xem trọng hàng đầu Bằng các “phát ngôn đại diện”, “phát ngôn thay lời” (Lê Viết Dũng, 2000: 253), các thành viên muốn được xem như là một khối thống nhất, đồng thanh nhất trí trong hành động và lời nói

- Khi giao tiếp với tư cách cá nhân, người Việt một mặt biết “giữ mồm giữ miệng”, thậm chí kín đáo, dè dặt không lộ rõ cảm nghĩ, mặt khác lại “xưng khiêm hô tốn” tìm cách đề cao người đối thoại đồng thời tự hạ mình Chiến lược nước đôi này thường được sử dụng khi chưa rõ đối tượng giao tiếp nhằm bảo đảm thể diện và an toàn cá nhân trong giao tiếp

Trang 3

3 Thói quen giao tiếp ảnh hưởng đến việc dạy-học ngoại ngữ

3.1 Những hiện tượng đáng lưu ý

3.1.1 Sự im lặng và dè dặt trong phát ngôn

Theo quan sát của chúng tôi, người học ngoại ngữ càng lớn tuổi càng ngại nói năng trong lớp học Trẻ em càng hồn nhiên bao nhiêu trong việc trả lời, đặt câu hỏi thì người lớn càng ngại ngùng, dè dặt bấy nhiêu Khá nhiều giáo viên các lớp tại chức đã tỏ vẻ không hài lòng về hoạt động của người học trong giờ dạy nói Có thể có nhiều lý do thuộc về chủ đề bài học, cách sắp xếp chỗ ngồi, sĩ số lớp nhưng lý do quan trọng nhất là sự thụ động của đa số người học

3.1.2 Những câu hỏi một chiều

Một hiện tượng dễ nhận thấy là câu hỏi trong lớp ngoại ngữ thường xuất phát từ phía giáo viên Người học chỉ chờ câu hỏi và trả lời Khi được yêu cầu đặt câu hỏi thì những câu hỏi của người học vẫn chỉ là những câu mang tính luyện tập

3.1.3 Những phát ngôn “phải đạo”

Khi tham gia thảo luận, tranh luận, người học không thể không phát ngôn nên không khí lớp học có vẻ sinh động hơn Tuy vậy nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ nhận ra rằng những phát ngôn của người học thường được chuẩn bị trước và ít mang tính tương tác, xung đột Cho

dù người dạy muốn khuyến khích mọi người học tham gia, cuộc tranh luận thường ít tiến triển hoặc chỉ tiến triển một cách hình thức vì ít có xung đột, mâu thuẩn

3.1.4 Tính sắp sẵn và chuẩn bị sẵn của mọi phát ngôn

Người học (và cả người dạy) thường thấy thoải mái hơn khi theo sát sách giáo khoa (với người dạy là giáo án) Mọi sự ứng biến (improvisation) và biến tấu (variation) ngoài sự chuẩn bị thường không được đánh giá cao và ít được khuyến khích từ cả hai phía người học

và người dạy

3.2 Phân tích và kiến nghị

3.2.1 Nếu hiểu rõ những thói quen giao tiếp của người Việt, giáo viên ngoại ngữ sẽ

bình tĩnh và có cách giải thích những hiện tượng có vẻ đáng ngại vừa nêu trên

- Sự im lặng, thụ động của số đông người học có thể không phải là sự lười biếng, từ chối tham gia mà là biểu hiện của một loại tình cảm bất an vì người học buộc phải tham gia giao tiếp (thực thụ hay mang tính sư phạm) trong khi theo họ nghĩ, họ chưa được chuẩn bị Đó cũng có thể là biểu hiện của tư tưởng cầu toàn (perfectionnisme) mang dấu ấn văn hoá dẫn đến việc ngại mất thể diện, sợ người khác chê cười vì phát ngôn không đạt chuẩn mong muốn Tư tưởng cầu toàn này

dễ dẫn đến sự thiếu tự tin buộc người học phải chuẩn bị chu đáo lời nói của mình

cả về phần nội dung lẫn hình thức phát ngôn Do thói quen, sự chuẩn bị này thường diễn ra một cách căng thẳng không cần thiết, ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ

- Vị thế của người dạy có thể là một trở ngại lớn trong thực hành giao tiếp của người học Xét về thể chế, người dạy ở vị thế cao hơn người học Thêm vào đó năng lực ngôn ngữ của người dạy, nếu không biết sử dụng và thể hiện, sẽ là một “mối đe doạ” bởi vì theo thói quen, người Việt thường nhường lời cho người nói hay, nói giỏi và như vậy, người học chỉ biết chăm chú lắng nghe thầy giáo mình Đây là lý

do giải thích vì sao người học ít hỏi, ít tranh luận (ngay cả trong giờ học sử dụng

Trang 4

tiếng mẹ đẻ) Hiện tượng này rất phổ biến ở các bậc học và đang trở thành một nguy cơ tiềm ẩn của giáo dục Việt Nam

3.2.2 Học ngoại ngữ là một loại hình lao động mang một hàm lượng quan trọng các

yếu tố văn hoá-xã hội Khi học, thực hành giao tiếp bằng một ngôn ngữ mới, những thói quen mang dấu ấn văn hoá đã trở thành một bản tính thứ hai của người học có thể tạo thuận lợi hoặc gây trở ngại cho quá trình học tập và thực hành giao tiếp Đối với người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng, việc học một ngoại ngữ phương Tây, những khó khăn không những chỉ nảy sinh từ những khác biệt về các yếu tố ngôn ngữ, phi ngôn ngữ mà còn từ những phong cách sử dụng ngôn ngữ, chiến lược tiếp cận và cung cấp thông tin, phương pháp lập luận

Do vậy, ngoài năng lực ngôn ngữ, kiến thức văn hoá đất nước học được xem như là phẩm chất cần có, người dạy ngoại ngữ cần có hiểu biết tối thiểu về nền văn hoá của người học, đặc biệt những hiểu biết liên quan đến phong cách giao tiếp của người học Sự hiểu biết này giúp người dạy:

- Nhận ra những trở ngại của người học, biết chấp nhận những e ngại, những lúng túng của người học, biết tôn trọng nhịp độ, thói quen học tập của người học để điều chỉnh dần và làm cho người học nhận thức một cách sâu sắc rằng cùng lúc với việc học hệ thống tín hiệu ngôn ngữ mới cần học cả phong cách giao tiếp mới, do vậy cần có một chiến lược học tập phù hợp Học ngoại ngữ là một quá trình tiếp biến văn hoá và hoàn toàn không phải là một sự thay đổi đột biến đơn giản như việc thay đổi một công cụ giản đơn trong đời sống hàng ngày

- Tự mình điều chỉnh phương pháp, kỹ thuật dạy để tạo nên sự liên thông hoà hợp giữa hoạt động học và hoạt động dạy Nếu người dạy không thể nhận dạng và giải thích các hành vi học tập, hành vi ngôn ngữ của người học một cách chính xác theo tình huống và theo ý nghĩa văn hoá của chúng, người dạy sẽ vô tình tạo nên những trở ngại tâm lý cho người học Xây dựng được một không khí thân thiện, tin cậy là điều kiện thuận lợi để người dạy được tập thể người học “xem như người nhà”, bởi người Việt vốn rất cởi mở khi “đồng thanh, đồng điệu” Sự dè dặt, xa cách do quan hệ thầy-trò, do năng lực nói giỏi-nói kém sẽ dần dần biến mất nhường chỗ cho sự thoải mái, sự tin cậy vốn là những yếu tố tâm lý, văn hoá không thể thiếu được cho hoạt động luyện tập và thực hành giao tiếp

Trên đây chỉ là phác thảo ban đầu những ảnh hưởng tiêu cực của thói quen giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ trong việc học ngoại ngữ

Việc nghiên cứu các giao thoa văn hoá trong dạy-học ngoại ngữ sẽ là một nội dung quan trọng của các công trình mang tính liên ngành: xã hội học văn hoá, dân tộc học giao tiếp, ngôn ngữ-xã hội học và như vậy những nghiên cứu về văn hoá của người học sẽ có đóng góp quan trọng vào lý luận dạy học ngoại ngữ, giúp các nhà sư phạm bổ sung cải tiến chương trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Kerbrat-Orecchioni C., Les Interactions verbales, t3, Armand Colin, Paris, 1994

[2] Kerbrat-Orecchioni C., La conversation Seuil, Paris, 1996

[3] Le Viet Dung, Prise de parole et identité un questionnement socio-linguistique sur la

pratique langagière quotidienne des Vietnamiens, Thesè de doctorat Université de

Rouen, 2000

Trang 5

[4] Le Viet Dung, Du comportement dans la communication en langue maternelle au

comportement dans l’apprentissage d’une langue étrangère: Le cas Vietnamien, Actes

du séminaire région aux Vientianne-Pnom Pehn-AUF-AIF, pp 94-97, 2002

[5] Rivers W., “Les dix principes de l’apprentissage/enseignement interatif des

languages” in Études de Linguistiques Appliqu é es №77, Didier, Paris, pp 47-64,

1990

[6] L’Appenant asiatique face aux langues étrangères, LIDIL, №5, Université Stendhal

de Grenoble, 1992

[7] Đào Duy Anh, Việt Nam Văn hoá sử cương, Nxb Bốn Phương, Sài Gòn, (1938, 1981)

[8] Đoàn Văn Chức, Xã hội học văn hoá, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1997

[9] Lado R., Ngôn ngữ học qua các nền văn hoá (Linguistic across cultures), Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội, (1957, 2002)

[10] Lê Văn Chương, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Trẻ, 1999

[11] Lê Viết Dũng, “Vấn đề giữ gìn thể diện tập thể của người Việt trong giao tiếp bằng

lời nói”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 9, 4/2002, tr 197-201,

2002

[12] Lê Viết Dũng, Tìm hiểu phong cách giao tiếp của người Việt Nam qua tục ngữ, Kỷ

yếu Hội thảo Ngữ học trẻ 2003, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, tr 387-391, 2003 [13] Nguyễn Quang, Một số vấn đề giao tiếp và giao tiếp văn hoá, Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2001

[14] Nguyễn Bích Hợp, Tâm lý dân tộc, tính cách và bản sắc, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1993

[15] Phạm Minh Thảo, Nghệ thuật ứng xử của người Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh,

1996

[16] Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí minh, 1997

[17] Phạm Thái Việt, Đại cương về văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, 2004

[18] Hội Ngữ học Việt Nam, Việt Nam - Những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hà Nội,

1993

Ngày đăng: 22/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w