Hình thức tiêu thụ của nông hộ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT CHÈ THEO HƯỚNG HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚC XUÂN, TP THÁI NGUYÊN (Trang 50)

Sản xuất chè tại xã Phúc Xuân chủ yếu sản xuất theo hộ gia đình, sản xuất manh mún nhỏ lẻ, chất lượng chè không đồng đều, hợp đồng liên kết tiêu thụ với các tổ chức, doanh nghiệp còn hạn chế, vì vậy chè tại đây được tiêu thụ chủ yếu là bán lẻ. Qua điều tra tôi thu được kết quả về tình hình tiêu thụ chè của các hộ điều tra trong bảng 4.2.6a:

STT Hình thức Số lượngthống toàn (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) 1 Hộ sản xuất chè 103 100% 17 100% 2 Bán lẻ tại chợ 10 9,7% 0 0%

3 Bán cho thương lái 93 90,3% 17 100%

4 khác 0 0% 0 0%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Qua bảng số liệu trên ta thấy có 10 hộ chiếm 9,7% trong tổng số 103 hộ sản xuất chè truyền thống tiêu thụ chè qua hình thức bán lẻ sản phẩm tại các chợ trên địa bàn xã Phúc Xuân. Có 93 hộ chiếm 90,3% hộ sản xuất chè truyền thống và 100% hộ sản xuất chè an toàn đã tiêu thụ sản phẩm chè bằng cách bán cho các thương lái. Cả 2 hướng sản xuất chè an toàn và chè truyền thống không có hộ gia đình nào tiêu thụ theo hình thức bán cho doanh nghiệp, công ty hoặc bán tại cửa hàng gia đình.

Các thương lái thu mua chè tại xã Phúc Xuân chủ yếu đến từ các nơi khác nhau, thương hiệu về sản phẩm chè Phúc Xuân vừa có từ những năm gần đây, do vậy thương lái cũng đến từ nhiều nơi khác nhau, chất lượng chè cũng khá cao trong các vùng chè tại Thái Nguyên. Sản xuất chè tại đây vẫn mang tính tự phát, sản xuất theo phương thức truyền thống, sản xuất chè an toàn ở xã Phúc Xuân mới chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Với mục tiêu đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm chè tại đây các cơ quan, ban ngành sở tại cần thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất, tìm đầu ra, liên kết tiêu thụ các sản phẩm chè cho các hộ sản xuất, như vậy mới thúc đẩy ngành chè tại đây phát triển hơn nữa.

4.3.1. Sự tham gia tập huấn, hội thảo về chè hữu cơ của các hộ được điều tra

Nhằm nâng cao chất lượng chè, thay đổi nhận thức của người dân về phương thức sản xuất các cơ quan, ban ngành tại xã Phúc Xuân đã xây dựng các chương trình tập huấn, hội thảo về sản xuất chè hữu cơ. Tỉ lệ tham gia vào các khóa tập huấn, hội thảo của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3.1: Sự tham gia tập huấn của các hộ được điều tra

Chỉ tiêu

Truyền thống An toàn

Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu

103 100% 17 100%

Đã tham gia 89 86,4% 17 100%

Chưa tham gia 14 13,6% 0 0%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Kết quả ở bảng trên cho ta thấy tỉ lệ tham gia vào các chương trình tập huấn, hội thảo của nông hộ được điều tra tương đối cao,trong tổng số các hộ sản xuất chè truyền thống đã có tới 89 hộ,chiếm 86,4% hộ tham gia vào các lớp tập huấn về sản xuất chè hữu cơ.Còn các nhóm hộ sản xuất chè an toàn đã tham gia vào các lớp tập huấn là 100%. Có thể thấy rằng các hộ sản xuất chè được điều tra rất quan tâm đến các kiến thức về chè hữu cơ mà các chương trình tập huấn, hội thảo mang lại.

4.3.2. Nhận thức về sản xuất chè hữu cơ của nông hộ

Với tỷ lệ tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo tương đối cao, các hộ gia đình được điều tra đã có kiến thức nhất định về sản xuất chè hữu cơ, điều đó được thể hiện trong bảng dưới đây:

Nhận thức Truyền thống An toàn Số lượng cấu Số lượng cấu 103 100% 17 100% Là hạn chế sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học... 19 18% 0 0%

Là đảm bảo thời gian đủ an toàn sau khi

sử dụng thuốc BVTV hóa học... 15 15% 0 0%

Là theo quy trình kỹ thuật hoàn toàn tự

nhiên... 69 67% 17 10%

Khác... 0 0% 0 0%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Từ bảng số liệu mà đã được điều tra về các hộ nhận thức về sản xuất chè hữu cơ, ta thấy có 69 hộ, chiếm 67% trên tổng số 103 hộ tham gia sản xuất chè truyền thống và 27 hộ sản xuất chè an toàn cho rằng sản xuất chè hữu cơ là sản xuất chè theo quy trình kỹ thuật hoàn toàn tự nhiên. Có 19 hộ chiếm 18% trong tổng 103 hộ nhận thức về chè hữu cơ rằng sản xuất chè hữu cơ là hạn chế sử dụng phân bón, thuốc BVTV. Có 15 hộ trong tổng số 103 hộ, chiếm 15% nhận thức là sản xuất chè hữu cơ là đảm bảo thời gian đủ an toàn sau khi sử dụng thuốc BVTV hóa học. Qua đó ta thấy rằng, nhận thức về chè hữu cơ của các hộ được điều tra là đúng đắn.

4.3.3. Nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ

Để thấy được nhận thức của hộ gia đình được điều tra về tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ, tôi đã tiến hành điều tra và kết quả được thể hiện qua bảng 4.3.3 dưới đây:

Nhận thức

Truyền thống An toàn

Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu

103 100% 17 100%

Không cần thiết 9 8,7% 0 0%

Cần thiết 29 28,2% 0 0%

Rất cần thiết 65 63,1% 17 100%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Qua bảng trên ta thấy rằng sản xuất chè theo hướng hữu cơ là rất quan trọng và cần thiết, cả nhóm sản xuất theo truyền thống và nhóm sản xuất chè an toàn đều chiếm tỷ phần trăm rất lớn trong việc sản xuất chè hữu cơ là rất cần thiết. Từ những nhận thức quan trọng này là một trong những nhân tố ảnh lớn đến nhu cầu sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra.

4.3.4. Nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra

Để đánh giá được nhu cầu và là cơ sở để đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tôi đã tiến hành điều tra nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của nông hộ, kết quả được thể hiện qua bảng 4.3.4a:

Bảng 4.3.4: Nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra

Nhu cầu

Truyền thống An toàn

Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu

103 100% 17 100%

Qua bảng số liệu đã khảo sát được thì đa số các hộ được điều tra đều có nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ, chỉ có một số ít là không tham gia sản xuất chè hữu cơ với 17 hộ trong tổng số 103 hộ sản xuất chè truyền thống.

Để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tôi đã tiến hành điều tra những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra và thu được kết quả ở bảng dưới đây:

Bảng 4.3.4a: Yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ đã được điều tra

Lý do tham gia

Truyền thống An toàn Số

lượng Cơ cấu

Số

lượng Cơ cấu

86 100% 17 100%

Tăng năng suất 2 2,2% 0 0%

Tiết kiệm chi phí và công LĐ 5 5,8% 0 0%

Đầu ra ổn định 27 31% 3 17,6%

Lợi nhuận cao 30 35% 5 29,4%

Bảo vệ sức khỏe và môi trường 22 26% 9 53%

Khác... 0 0% 0 0%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Qua kết quả ở bảng trên ta thấy rằng đối với các hộ sản xuất chè truyền thống thì có tới 30 hộ chiếm tới 35% trong tổng số 86 hộ muốn tham gia sản xuất chè hữu cơ nhằm có lợi nhuận cao nên muốn sản xuất chè hữu cơ, chiếm một tỷ lệ phần trăm lớn nhất. Còn đối với các hộ sản xuất chè an toàn thì có 9 hộ chiếm 53% trong tổng số 17 hộ sản xuất chè hữu cơ thì nhu cầu để các hộ tham gia sản xuất chè hữu cơ là bảo vệ sức khỏe và môi trường. Như vậy ta có thể thấy rằng ở 2 hướng sản xuất khác nhau, các đối tượng có nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ bởi các mục đích khác nhau.

Để làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả ở bảng 4.3.4c dưới đây:

Nguyên nhân không giam gia Số lượng17 Cơ cấu100%

Thiếu vốn 0 0%

Không có kiến thức 1 6%

Chi phí cao 0 0%

Năng suất thấp hơn 0 0%

Đầu vào khan hiếm 0 0%

Đầu ra không đảm bảo 0 0%

Quen với phương pháp truyền thống 7 41%

Diện tích nhỏ 5 29%

Quy trình khắt khe 4 24%

Thiếu nhân công 0 0%

Khác... 0 0%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Bảng số liệu thu được từ khảo sát thực tế thấy rằng, các nông hộ không có nhu cầu tham gia sản xuất chè theo hướng hữu cơ 100% nằm ở các hộ sản xuất chè truyền thống. Diện tích nhỏ và quen với phương pháp truyền thống là 2 nguyên nhân lớn nhất dẫn đến không muốn tham gia sản xuất chè hữu cơ của nông hộ. Nguyên nhân lớn thứ 2 là do quy trình khắt khe của sản xuất chè hữu cơ, và nguyên nhân cuối cùng mà hộ không tham gia sản xuất chè theo hướng hữu cơ là do thiếu kiến thức. Qua đó ta thấy rằng cần phải thay đổi tư duy sản xuất của người sản xuất và giải quyết vấn đề về diện tích nhằm tăng số lượng các hộ gia đình có nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ.

4.4. Phân tích SWOT đối với sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra

4.4.1.Thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra

Nằm ở vùng thổ nhưỡng phù hợp, khí hậu thuận hòa các hộ gia đình có những thuận lợi nhất định khi sản xuất chè nói chung và tham gia sản xuất chè hữu cơ nói riêng. Đối với những hộ sản xuất chè truyền thống thì diện tích đất trồng chè là yếu tố thuận lợi nhất để tham gia vào sản xuất chè hữu cơ, vì vậy

tế cho người dân trên địa bàn xã Phúc Xuân. Kiến thức và thị trường tiêu thụ là những thuận lợi lớn nhất đối với các hộ sản xuất chè hữu cơ, vì vậy cần phải mở nhiều lớp tập huấn để bồi dưỡng kiến thức về sản xuất chè hữu cơ cho các nông hộ trên địa bàn xã.

Những thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ gia đình điều tra tương đối lớn vì vậy khi chuyển đổi cần tận dụng triệt để những thuận lợi này để đạt hiệu quả cao trong sản xuất chè hữu cơ.

4.4.2. Khó khăn ưu tiên khắc phục khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra

Mặc dù các hộ gia đình được điều tra có những thuận lợi nhất định khi tham gia sản xuất chè hữu cơ, tuy nhiên họ cũng gặp phải không ít khó khăn, những khó khăn đó cần được giải quyết để đảm bảo sự thành công của hoạt động sản xuất chè hữu cơ, bảng 4.4.2 dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được những khó khăn cần giải quyết của các hộ được điều tra:

Bảng 4.4.2: Khó khăn ưu tiên khắc phục khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra

Khó khăn ưu tiên khắc phục

Truyền thống An toàn Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu

103 100% 17 100%

Vốn 79 77% 6 35%

Kiến thức 68 66% 5 29%

Diện tích 33 32% 0 0%

Nhân công lao động 9 8,7% 2 12%

Giống, phân bón,... 13 12,6% 2 12%

Cơ sở hạ tầng 0 0% 1 6%

Thị trường tiêu thụ 36 35% 7 41%

Chính sách nhà nước 3 3% 2 12%

Khác... 0 0% 0 0%

chè truyền thống chiếm 77% số hộ sản xuất chè truyền thống ưu tiên giải quyết khó khăn về vốn, 66% ưu tiên giải quyết khó khăn về kiến thức. Tiếp đến là khó khăn cản trở về thị trường tiêu thụ, chiếm đến 35% số hộ trong nhóm này,diện tích đất trồng chè cũng là một khó khăn cần phải được ưu tiên giải quyết để diện tích chè được mở rộng hơn. Giống, phân bón, chế phẩm hữu cơ cũng là khó khăn cản trở lớn khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của nhóm hộ sản xuất chè truyền thống với 12,6% số hộ. Quy trình sản xuất chè hữu cơ nghiêm ngặt, khắt khe, tốn nhiều công lao động đòi hỏi sự tham gia tỉ mỉ của người lao động và đây cũng là khó khăn cản trở đối với họ do đó có đến 8,7% số hộ cần ưu tiên để giải quyết khó khăn đó.

Nhóm hộ sản xuất chè an toàn khó khăn cần được ưu tiên giải quyết nhiều nhất đối với họ đó là thị trường tiêu thụ 41% số hộ gặp khó khăn này,vốn và kiến thức là những khó khăn ưu tiên thứ 2 của các hộ trồng chè hữu cơ của các hộ trồng chè trên địa bàn xã Phúc Xuân.

Những khó khăn được ưu tiên giải quyết này là cơ sở để xây dựng các giải pháp chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ.

4.4.3. Phân tích SWOT

Dựa vào kết quả đã điều tra về thuận lợi và khó khăn của các hộ sản xuất chè trên địa bàn xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. Ta có thể rút ra được kết quả sau:

Bảng 4.4.3: Phân tích SWOT khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra

Điểm Mạnh (S) Điểm yếu (W)

- Diện tích đất trồng chè tương đối

lớn - Sản xuất chè nhỏ lẻ, manh mún

- Lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ

- Sản phẩm chè có thương hiệu - Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm

Cơ Hội (O) Thách Thức (T)

- Nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng của người tiêu dùng lớn

- Khó khăn trong xây dựng vùng sản xuất tập trung

- Các chính sách hỗ trợ thúc đẩy của nhà nước

- Chất lượng đầu vào không đảm bảo

- Thị trường còn ít sản phẩm hữu cơ. - Sự chênh lệch về trình độ phát triển

- Nông nghiệp hữu cơ ngày càng thu

hút sự chú ý - Cạnh tranh gay gắt

Điểm mạnh

- Diện tích đất trồng chè lớn: Xã Phúc Xuân nằm ở phía Tây Bắc thành phố Thái Nguyên, thuộc địa hình miền núi trung du với nhiều đồi núi nằm rải rác trên toàn bộ địa hình của xã, tạo nên một địa hình khá phức tạp, có diện tích đất nông nghiệp lớn, do đó diện tích đất trồng chè cũng lớn.

- Lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ: Trong cơ cấu kinh tế của xã Phúc Xuân thì nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao. Lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp dồi dào. Thêm vào đó, tiền công lao động trong lĩnh vực nông nghiệp rẻ nên sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất cây chè nói riêng ở đây đang có lợi thế về lao động dồi dào, nhân công giá rẻ.

- Người dân có kinh nghiệm trồng chè: Ở mỗi vùng địa hình và khí hậu khác nhau thì cây chè cũng cần có chế độ chăm sóc khác nhau. Ngoài các yếu tố về giống, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, thì kinh nghiệm đúc kết truyền từ đời này sang đời khác áp dụng vào sản xuất là yếu tố hết sức quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, phát triển thương hiệu sản phẩm. Chè là loại cây trồng bản địa đã được người dân

- Sản phẩm chè có thương hiệu: Xã Phúc Xuân có điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển, người dân có kinh nghiệm trồng chè lâu năm. Cây chè tại đây đã được trồng từ lâu đời có giá trị rất cao về cả dinh dưỡng và y học hơn nữa xã Phúc Xuân còn nằm trong vùng chè Thái Nguyên, vùng chè nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước.

Điểm yếu

- Sản xuất chè nhỏ lẻ, manh mún: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng như diện tích sản xuất chè tại xã Phúc Xuân là rất lớn, tuy nhiên sản xuất chè tại đây vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún theo hộ gia

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT CHÈ THEO HƯỚNG HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚC XUÂN, TP THÁI NGUYÊN (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w