Qua quá trình điều tra tôi thấy, mức độ đầu tư thâm canh, hướng sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chè. Năng suất của 2 nhóm hộ sản xuất chè truyền thống và sản xuất chè an toàn được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4.2.4: Năng suất chè của các hộ được điều tra
STT Loại chè Số lứa/ năm (lứa) Năng suất/ lứa (kg) Truyền thống An toàn Truyền thống An toàn
1 Chè hạt 8 8 60 50 2 Chè cành LDP1 8 8 68 59 3 Chè cành F1 8 8 61 58 4 Chè TRI777 8 8 62 50
dài. Bình quân cả 2 hướng sản xuất đều đạt 8 lứa chè/năm. Nhìn chung ở hai hướng sản xuất chè truyền thống và chè an toàn thì mỗi hướng đều có cách chăm sóc chè riêng và sử dụng lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khác nhau nên năng suất chè búp tươi bình quân mỗi lứa/sào khá cao và có sự chênh lệch giữa hai hướng sản xuất, cụ thể:
Nhóm hộ sản xuất chè truyền thống có năng suất chè búp tươi mỗi lứa giống chè hạt đạt 60kg/lứa/sào, chè cành LDP1 đạt 68kg/lứa/sào, chè cành F1 đạt 61kg/lứa/sào và chè TRI 777 đạt 62kg/lứa/sào. Nhóm hộ sản xuất chè an toàn năng suất chè búp tươi bình quân mỗi lứa/ sào thấp hơn so với nhóm hộ sản xuất chè truyền thống, cụ thể: Giống chè hạt đạt 50kg, giống chè cành LDP1 đạt 59kg, giống chè cành F1 đạt 58kg và giống chè TRI 777 đạt 50kg/lứa/sào. Năng suất của các giống chè có sự chênh lệch không quá lớn. Sự chênh lệch đó là do sản xuất chè an toàn hạn chế sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hóa học có tác dụng nhanh thay vào đó đẩy mạnh sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vi sinh, sử dụng các biện pháp sinh học trong quá trình sản xuất đảm bảo không còn tồn dư chất hóa học trong sản phẩm từ đó kéo theo năng suất bị sụt giảm nhưng tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, bảo vệ sức khỏe cho cả người sử dụng và người sản xuất.