Một số nét cơ bản về sản xuất chè trên địa bàn xã Phúc Xuân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT CHÈ THEO HƯỚNG HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚC XUÂN, TP THÁI NGUYÊN (Trang 42)

Trong những năm qua, nhờ các biện pháp đồng bộ, xã Phúc Xuân, Thành phố Thái Nguyên đã từng bước xây dựng chè thương hiệu Phúc Xuân vững chắc, đồng thời đẩy mạnh phát triển chè hữu cơ, an toàn và chất lượng

định hướng ưu tiên khơi dậy, tiềm năng lợi thế.

UBND xã đã xây dựng kế hoạch triển khai, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động hội viên tích cực chuyển đổi diện tích trồng chè cũ sang giống mới, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chế biến chè, đẩy mạnh hoạt động của các làng nghề chè. Xã đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, thành phố tập huấn cho trên 2.300 lượt người dân, chủ yếu về kỹ thuật sản xuất, chế biến chè hữu cơ, chè an toàn, 30% số hộ trồng chè đã chủ động mua các giàn lưới tiết kiệm.

Xã Phúc Xuân có 7 làng nghề truyền thống, một hợp tác xã sản xuất chè theo tiêu chuẩn UTZ ( diện tích 25 ha ), sản phẩm đã có mặt trên thị trường quốc tế; một tổ hợp tác trồng và chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGap ( diện tích 10 ha ), tiến tới, xã sẽ hướng các hộ dân trồng chè trên địa bàn đều theo hướng hữu cơ bền vững.

Hiện nay, tổng diện tích chè của xã là 330 ha được trồng chủ yếu bằng các giống chè cành có năng suất và chất lượng cao như: LPD1, TRI777,… Tổng sản lượng chè bình quân hàng năm đạt 5.000 tấn/năm, doanh thu ước đạt 94 tỷ đồng/năm. Việc phát triển các mô hình trồng và chế biến chè hữu cơ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại đã góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người năm 2019 của xã đạt 40 triệu đồng/người/năm.

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ xã tiếp tục tập trung phát triển cây chè theo hướng hữu cơ. Theo đó xã đề ra các giải pháp xây dựng các hợp tác xã, tổ hợp tác và liên kết hộ, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại góp phần nâng cao giá trị, chất lượng cây chè, phấn đấu giá trị cây chè 1 ha đạt 400 triệu đồng trở lên, đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/ năm.

Qua quá trình điều tra về tình hình sản xuất chè của xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên tôi thu được kết quả sau (được trình bày trong bảng 4.2.1):

Tổng số hộ điều tra là 120. Trong đó, số hộ sản xuất chè truyền thống là 103 hộ; số hộ sản xuất chè an toàn là 17 hộ. Cây chè đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân trên địa bàn xã, cây chè là cây trồng chính và mang lại thu nhập chính cho các hộ dân nơi đây.

Bảng 4.2.1: Đặc điểm chung của các hộ được điều tra

STT Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Phương thức sản xuất Truyền thống An toàn

1 Tổng số hộ điều tra Hộ 103 17

2 Tuổi trung bình Tuổi 48 45

3 Bình quân trình độ

văn hóa Lớp 7/12 9/12

4 Bình quân diện tích

đất trồng chè Sào 5 7

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Tuổi trung bình của các hộ điều tra, ở nhóm hộ làm chè truyền thống là 48, còn nhóm tuổi trung bình của các hộ trồng chè an toàn là 45. Hầu hết ở lứa tuổi này, các hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất. Chủ hộ có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ có an hiểu trong lĩnh vực trồng chè. Do vậy đây là thuận lợi đáng kể, góp phần kích thích phát triển sản xuất kinh doanh cây chè trong mỗi hộ. Về trình độ văn hóa của chủ hộ: Trình độ văn hóa của chủ hộ nhìn chung còn tương đối thấp. Bình quân trình độ văn hóa của hộ sản xuất chè truyền thống là 7/12, còn của các hộ trồng chè an toàn là cao hơn 9/12.

Do đó, việc nâng cao trình độ văn hóa của các chủ hộ trong thời gian tới đang trở thành nhiệm vụ hàng đầu.

Diện tích đất cũng là yếu tố rất quan trọng. Bình quân diện tích đất trồng chè của mỗi hộ là 5 - 7 sào. Qua đó ta thấy được diện tích đất trồng chè có ảnh hưởng rất lớn đến lựa chọn hướng sản xuất của hộ trồng chè.

4.2.2. Giống chè của các hộ được điều tra

Việc chọn được giống chè tốt và hợp lý là hết sức cần thiết để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người tiêu trồng chè. Vì chất lượng chè thành phẩm phụ thuộc vào chất lượng chè nguyên liệu, chất lượng chè nguyên liệu lại phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý, sinh hóa của giống cây chè.Điều tra nghiên cứu về cơ cấu giống chè của các hộ tôi thu được kết quả nghiên cứu như sau:

Từ số liệu thu thập được từ thực tế ta thấy, các nông hộ trồng chè chủ yếu là trồng các giống chè hạt, chè lai F1, chè TRI 777 và chè cành lai LDP1. Vì vậy trong những thời gian tới , xã Phúc Xuân sẽ triển khai nhanh các chương trình dự án trồng mới, cải thiện chè cũ, trồng thay thế, đưa dần các giống chè có năng suất, chất lượng tốt vào thay thế cho những nương chè đã già và cằn cỗi, để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nông hộ sản xuất chè.

Bảng 4.2.2: Giống chè của các hộ được điều tra STT Chỉ tiêu Hộ sản xuất chè truyền thống Hộ sản xuất chè an toàn Số lượng (sào) Cơ cấu (%) Số lượng (sào) Cơ cấu (%) 1 Diện tích trồngchè 515 100% 105 100%

3 Chè lai F1 165 32% 37 35%

4 Chè TRI 777 130 25% 29 28%

5 Chè cành lai

LDP1 123 24,2% 18 17%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

4.2.3. Chi phí sản xuất chè của nông hộ

Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chè đạt được. Tuy nhiên ở mỗi hướng sản xuất khác nhau tỷ lệ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là khác nhau. Điều đó được thể hiện ở bảng 4.2.3a dưới đây:

Bảng 4.2.3a: Bình quân số lần bón phân và sử dụng thuốc BVTV mỗi lứa Chỉ tiêu Đơn vị tính Phương thức sản xuất

Truyền thống An toàn

Bón phân Lần 1 1

Sử dụng thuốc BVTV Lần 2 1

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Nhằm nâng cao năng suất, các nông hộ đều sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất cho cây chè. Mỗi lứa chè cho thu hoạch từ 25 – 30 ngày việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để cải thiện năng suất, chất lượng chè là cần thiết nhưng cần sử dụng một cách hợp lý để đảm bảo chất lượng chè và tránh gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên để chè vừa có năng suất nhưng chất lượng chè cũng đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì các hộ dân trồng chè cũng rất hạn chế trong việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Trong thời gian tới các hộ được điều tra cần phải điều chỉnh, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học để chất lượng chè tại đây được tốt hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn

xuất cây chè thì cần có những giải pháp để chuyển từ chè truyền thống sang sản xuất hoàn toàn bằng chè hữu cơ.

Để thấy được chi phí cho sản xuất cho 1 sào chè mỗi vụ một cách đầy đủ và chính xác. Tôi tiến hành điều tra 2 nhóm hộ nông dân sản xuất chè truyền thống và chè an toàn. Chi phí trong sản xuất sẽ được tính cho từng nhóm hộ. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 4.2.3b:

Bảng 4.2.3b: Bình quân chi phí sản xuất mỗi vụ của nông hộ STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Phương thức sản xuất

Truyền thống An toàn 1 Thuốc BVTV Nghìn đồng 22 14 2 Phân bón Nghìn đồng 120 150 3 Thu hoạch Nghìn đồng 140 145 4 Tưới nước Nghìn đồng 0 0 5 Chăm sóc Nghìn đồng 0 0 6 Chế biến Nghìn đồng 20 27 7 Tổng Nghìn đồng 302 336

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Có thể thấy rằng chi phí đầu tư để sản xuất 1 sào chè mỗi vụ của hộ sản xuất chè an toàn cao hơn so với các hộ sản xuất chè truyền thống, cụ thể chi phí sản xuất một vụ của hộ sản xuất an toàn là 336.000 đồng, cao hơn hộ trồng chè truyền thống với chi phí sản xuất chè truyền thống là 302.000 đồng. Chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật của các hộ sản xuất chè an toàn thấp hơn hộ sản xuất chè truyền thống, vì sản xuất chè an toàn cần sử dụng thước bảo vệ thực vật hạn chế, thuốc hóa học có nguồn gốc, tăng cường sử dụng các phân vi sinh. Chi phí phân bón của các hộ sản xuất chè an toàn cao hơn so với các hộ sản xuất chè truyền thống vì giá thành của các loại phân vi sinh trên thị trường cao hơn so với các loại phân hóa học thông thường.

tập trung sản xuất từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Khoảng thời gian này mưa nhiều, độ ẩm lớn nên họ không tiến hành tưới nước cho nương chè.

Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm sản xuất, tuy nhiên họ quen với tư duy sản xuất lấy công làm lãi, rất ít hoặc không bao giờ hoạch toán kinh tế trong sản xuất. Những hộ điều tra cũng vậy, do đó những chi phí như chăm sóc hay những chi phí khác họ không bao giờ hoạch toán.

Chế biến là bước quyết định đến chất lượng thành phẩm của chè, đòi hỏi tay nghề của người chế biến cao. Đối với các nông hộ trồng chè tại xã Phúc Xuân, họ rất có kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến chè, vì cây chè đã có từ rất lâu tại nơi đây. Qua quá trình điều tra, tôi thấy được tất cả các hộ chế biến chè ngay tại nhà, chi phí cho chế biến là tiền củi và tiền điện do đó chi phí chế biến không cao.

4.2.4. Năng suất chè của các hộ được điều tra

Qua quá trình điều tra tôi thấy, mức độ đầu tư thâm canh, hướng sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chè. Năng suất của 2 nhóm hộ sản xuất chè truyền thống và sản xuất chè an toàn được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.2.4: Năng suất chè của các hộ được điều tra

STT Loại chè Số lứa/ năm (lứa) Năng suất/ lứa (kg) Truyền thống An toàn Truyền thống An toàn

1 Chè hạt 8 8 60 50 2 Chè cành LDP1 8 8 68 59 3 Chè cành F1 8 8 61 58 4 Chè TRI777 8 8 62 50

dài. Bình quân cả 2 hướng sản xuất đều đạt 8 lứa chè/năm. Nhìn chung ở hai hướng sản xuất chè truyền thống và chè an toàn thì mỗi hướng đều có cách chăm sóc chè riêng và sử dụng lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khác nhau nên năng suất chè búp tươi bình quân mỗi lứa/sào khá cao và có sự chênh lệch giữa hai hướng sản xuất, cụ thể:

Nhóm hộ sản xuất chè truyền thống có năng suất chè búp tươi mỗi lứa giống chè hạt đạt 60kg/lứa/sào, chè cành LDP1 đạt 68kg/lứa/sào, chè cành F1 đạt 61kg/lứa/sào và chè TRI 777 đạt 62kg/lứa/sào. Nhóm hộ sản xuất chè an toàn năng suất chè búp tươi bình quân mỗi lứa/ sào thấp hơn so với nhóm hộ sản xuất chè truyền thống, cụ thể: Giống chè hạt đạt 50kg, giống chè cành LDP1 đạt 59kg, giống chè cành F1 đạt 58kg và giống chè TRI 777 đạt 50kg/lứa/sào. Năng suất của các giống chè có sự chênh lệch không quá lớn. Sự chênh lệch đó là do sản xuất chè an toàn hạn chế sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hóa học có tác dụng nhanh thay vào đó đẩy mạnh sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vi sinh, sử dụng các biện pháp sinh học trong quá trình sản xuất đảm bảo không còn tồn dư chất hóa học trong sản phẩm từ đó kéo theo năng suất bị sụt giảm nhưng tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, bảo vệ sức khỏe cho cả người sử dụng và người sản xuất.

4.2.5. Giá bán chè bình quân của các hộ điều tra

Cây chè từ lâu đã là cây trồng chủ lực tại địa bàn xã Phúc Xuân đã góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân, nhờ trồng chè mà đã giúp đỡ những người dân nơi đây có việc làm, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, việc trồng và chế biến chè tại đây vẫn mang tính tự phát, giá bán sản phẩm không ổn định và giá chè vẫn chưa đạt ở mức cao.

STT Loại chè Mùa vụ Giá bán (nghìn đồng) Truyền thống An toàn

1 Chè hạt Đầu vụ 120 150

Cuối vụ 200 250

2 Chè Lai F1 Cuối vụĐầu vụ 150225 170285 3 Chè TRI 777 Cuối vụĐầu vụ 130200 160225

4 Chè LDP1 Đầu vụ 125 165

Cuối vụ 215 270

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Từ bảng trên ta thấy được giá chè búp khô của hai hướng sản xuất có sự chênh lệch khá cao, giá chè của nhóm hộ sản xuất chè an toàn cao và ổn định hơn so với giá chè của nhóm hộ sản xuất chè thông thường. Giá bán của cả 2 nhóm đều có xu hướng tăng vào cuối vụ, thời điểm cuối vụ là thời điểm giáp tết Nguyên Đán nhu cầu của thị trường tăng và mùa đông thời tiết khô, lạnh cây chè chậm phát triển chủ yếu là chè từ mùa thu. Từ đó ta thấy giá bán bình quân của nhóm sản xuất chè hữu cơ cao hơn so với các hộ sản xuất chè thường và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

4.2.6. Hình thức tiêu thụ của nông hộ

Sản xuất chè tại xã Phúc Xuân chủ yếu sản xuất theo hộ gia đình, sản xuất manh mún nhỏ lẻ, chất lượng chè không đồng đều, hợp đồng liên kết tiêu thụ với các tổ chức, doanh nghiệp còn hạn chế, vì vậy chè tại đây được tiêu thụ chủ yếu là bán lẻ. Qua điều tra tôi thu được kết quả về tình hình tiêu thụ chè của các hộ điều tra trong bảng 4.2.6a:

STT Hình thức Số lượngthống toàn (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) 1 Hộ sản xuất chè 103 100% 17 100% 2 Bán lẻ tại chợ 10 9,7% 0 0%

3 Bán cho thương lái 93 90,3% 17 100%

4 khác 0 0% 0 0%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Qua bảng số liệu trên ta thấy có 10 hộ chiếm 9,7% trong tổng số 103 hộ sản xuất chè truyền thống tiêu thụ chè qua hình thức bán lẻ sản phẩm tại các chợ trên địa bàn xã Phúc Xuân. Có 93 hộ chiếm 90,3% hộ sản xuất chè truyền thống và 100% hộ sản xuất chè an toàn đã tiêu thụ sản phẩm chè bằng cách bán cho các thương lái. Cả 2 hướng sản xuất chè an toàn và chè truyền thống không có hộ gia đình nào tiêu thụ theo hình thức bán cho doanh nghiệp, công ty hoặc bán tại cửa hàng gia đình.

Các thương lái thu mua chè tại xã Phúc Xuân chủ yếu đến từ các nơi khác nhau, thương hiệu về sản phẩm chè Phúc Xuân vừa có từ những năm gần đây, do vậy thương lái cũng đến từ nhiều nơi khác nhau, chất lượng chè cũng khá cao trong các vùng chè tại Thái Nguyên. Sản xuất chè tại đây vẫn mang tính tự phát, sản xuất theo phương thức truyền thống, sản xuất chè an toàn ở xã Phúc Xuân mới chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Với mục tiêu đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm chè tại đây các cơ quan, ban ngành sở tại cần thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất, tìm đầu ra, liên kết tiêu thụ các sản phẩm chè cho các hộ sản xuất, như vậy mới thúc đẩy ngành chè tại đây phát triển hơn nữa.

4.3.1. Sự tham gia tập huấn, hội thảo về chè hữu cơ của các hộ được điều tra

Nhằm nâng cao chất lượng chè, thay đổi nhận thức của người dân về phương thức sản xuất các cơ quan, ban ngành tại xã Phúc Xuân đã xây dựng các chương trình tập huấn, hội thảo về sản xuất chè hữu cơ. Tỉ lệ tham gia vào các khóa tập huấn, hội thảo của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT CHÈ THEO HƯỚNG HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚC XUÂN, TP THÁI NGUYÊN (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w