Giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT CHÈ THEO HƯỚNG HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚC XUÂN, TP THÁI NGUYÊN (Trang 63 - 64)

quy mô về vốn cho sản xuất kinh doanh còn thiếu, tay nghề lao động chưa thực sự cao, nhận thức về kinh tế thị trường vẫn còn hạn chế. Đây thực sự là thách thức lớn trong tiến trình chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ.

- Cạnh tranh gay gắt: Thị trường tiêu thụ chè trong nước và quốc tế có sự cạnh tranh rất gay gắt. Chè tại xã Phúc Xuân không chỉ phải cạnh tranh với chính những vùng chè khác trong tỉnh Thái Nguyên mà còn phải cạnh tranh với các vùng chè nổi tiếng khác trong nước như Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng) và để vươn xa hơn nữa trên thị trường quốc tế chè Phúc Xuân còn phải cạnh tranh với các sản phẩm chè của các quốc gia khác trên thế giới.

Để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và tranh thủ thời cơ để khẳng định vị thế của cây chè Phúc Xuân trên thị trường trong và ngoài nước cần có những giải pháp phù hợp, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè truyền thống thông thường sang sản xuất chè hàng hóa, theo hướng hữu cơ nâng cao chất lượng và giá trị cây chè của địa phương.

4.5. Giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chèhữu cơ hữu cơ

Sản xuất chè chè hữu cơ mới chỉ bắt đầu ở Việt Nam. Hiện tại chưa có một mô hình chè hữu cơ đủ lớn, tiêu biểu trong các vùng chè. Hơn nữa với mỗi địa phương, sản xuất chè hữu cơ có những thuận lợi và gặp phải những khó khăn khác nhau, do đó việc học hỏi và làm theo hoàn toàn một mô hình hay địa phương sản xuất chè hữu cơ nào đó sẽ gặp phải rủi ro lớn ảnh hưởng đến hiệu quả mà hướng sản xuất này đem lại. Dựa vào kinh nghiệm của một

Thứ nhất: Phải đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hộ gia đình có nhu cầu chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang chè hữu cơ, phải đảm bảo họ có đủ vốn để tiến hành sản xuất và trong thời gian chuyển đổi họ vẫn có nguồn thu nhập để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày

Thứ hai: Cần xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo chất lượng, phải thiết lập được một hệ thống tổ chức, quản lý phù hợp. Sản xuất tập trung, xây dựng hệ thống quản lý nhằm giúp cho người làm chè giám sát và thực hiện tốt nhất các giải pháp đầu vào, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật. Phải kiểm soát một cách chặt chẽ các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, đẩy mạnh quá trình hữu cơ hóa phân bón, sinh học hoá thuốc trừ sâu bệnh. Các kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè phải tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, đồng thời bảo vệ và cải tạo hệ môi trường sinh thái vùng chè sạch và bền vững.

Thứ ba: Xây dựng thương hiệu và phương án tiêu thụ. Tạo ra sản phẩm chè chất lượng là rất cần thiết đồng thời cần đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, tạo chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ chè, liên kết hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp đảm bảo an toàn đầu vào, thuận lợi đầu ra.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT CHÈ THEO HƯỚNG HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚC XUÂN, TP THÁI NGUYÊN (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w