MỘT SỐ PHƯƠNG CÁCH ĐIỀU CHỈNH CÂU HỎI DÙNG TRONG GIAO TIẾP Ở LỚP HỌC TIẾNG ANH SOME QUESTION MODIFICATION DEVICES USED IN ENGLISH CLASSROOM INTERACTION PHẠM THỊ QUỲNH NHƯ Trường Đại
Trang 1MỘT SỐ PHƯƠNG CÁCH ĐIỀU CHỈNH CÂU HỎI
DÙNG TRONG GIAO TIẾP Ở LỚP HỌC TIẾNG ANH
SOME QUESTION MODIFICATION DEVICES USED IN ENGLISH
CLASSROOM INTERACTION
PHẠM THỊ QUỲNH NHƯ
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Ngày nay, cùng với sự phát triển của phương pháp giảng dạy theo đường hướng giao tiếp, tương tác trong lớp học giữa người dạy và người học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực giao tiếp của người học ngoại ngữ Để tạo ra ngày càng nhiều cơ hội cho người học thực hành kỹ năng giao tiếp trong lớp học, người dạy nên tạo ra một môi trường tương tác mang tính thực tế, hữu hiệu và thường xuyên Bài báo này xin được đưa ra một số phương cách điều chỉnh câu hỏi (question modification devices) nhằm giúp cho giao tiếp được duy trì, tiến triển và kết thúc hữu hiệu trong lớp học
ABSTRACT
Nowadays, along with the development of the communicative language teaching, the interaction between teachers and learners plays an important role in improving communicative competence for foreign language learners In order to bring about more opportunities for practising communicative skills in the classroom, teachers should create an interactive environment with practicality, efficacy and regularity This article presents some question modification devices with the hope to retain, develop and finish the conversation effectively in the classroom
1 Đặt vấn đề
Lĩnh hội ngôn ngữ là quá trình phức tạp mang nhiều yếu tố tương liên Nó xảy ra thông qua quá trình tương tác Krashen (1980) khẳng định rằng sẽ không có sự lĩnh hội nếu người học không hiểu được ngôn ngữ mà họ tiếp nhận Để dẫn đến sự lĩnh hội đó, ngữ liệu giảng dạy phải được chọn lựa, đơn giản hoá hoặc điều chỉnh để trở nên dễ hiểu, phù hợp với trình độ, năng lực hiện có của người học Người dạy, trong suốt quá trình tương tác ở lớp, nên trang bị một số thủ thuật giảng giải các ngữ liệu mới để có thể duy trì hoạt động giao tiếp, giúp người học hiểu và tham gia vào hoạt động tương tác một cách hữu hiệu
2 Các phương cách điều chỉnh câu hỏi
Theo Tsui, Amy (1991) có hai loại điều chỉnh: Điều chỉnh về mặt ngôn ngữ
(Linguistic Modification và Điều chỉnh trong tương tác (Interactional Modification)
2.1 Điều chỉnh về mặt ngôn ngữ
Điều chỉnh về mặt ngôn ngữ là thay đổi các khía cạnh như ngữ âm, cú pháp, từ vựng của ngôn ngữ Ví dụ, khi nói với người học, người dạy cần nâng cao hoặc hạ thấp giọng, nhấn mạnh những từ quan trọng, dùng lời nói rút gọn hoặc từ vựng có tầng số xuất hiện cao Người dạy nên nhớ rằng người học sẽ không trả lời được khi không hiểu câu hỏi Câu hỏi không phải chỉ cần nhắc lại nguyên văn câu hỏi lần đầu mà cần phải được điều chỉnh, rút gọn hoặc giải thích để trở nên dễ hiểu hơn Theo Krashen (1985), có 2 loại câu hỏi: câu hỏi hướng về sự
nhận thức (Comprehension-oriented questions) và câu hỏi hướng về sự trả lời
(Response-oriented questions)
Trang 22.1.1 Câu hỏi hướng về sự nhận thức
Câu hỏi hướng về sự nhận thức là loại câu giúp cho người học hiểu được nội dung câu hỏi Nó bao gồm các điều chỉnh về mặt cú pháp (Syntactical Modification) và ngữ nghĩa (Semantic Modification)
a Điều chỉnh về cú pháp:
Hãy xem ví dụ dưới đây đế hiếu thêm về loại điều chỉnh này:
Ví dụ: Teacher: Could you tell me what the best means of transport to get around town is?
Student: (Silence)
Teacher: What is the best way to get around town? How can people get around town? Student: By tram and bus
Teacher: Yes, that’s right By tram and bus
Câu hỏi đầu tiên là loại câu phức đã được chuyển thành loại câu đơn thông qua sự biến đổi về cú pháp giúp cho người học dễ nhận thức hơn
b Điều chỉnh về ngữ nghĩa:
Ví dụ: Teacher: Who is responsible for buying everything that the company needs?
Student: (Silence)
Teacher: Who buys raw materials for the company?
Student: Mr Kim
Teacher: Ah, yes Mr Kim is a purchasing officer
Thầy giáo đã chuyển cụm từ “everything that the company needs” thành cụm từ “raw materials” Danh từ được đề cập đến đã được thu hẹp về nghĩa để câu hỏi trở nên đơn giản hơn Hay nói cách khác, thầy giáo đã điều chỉnh câu hỏi qua khía cạnh ngữ nghĩa
2.1.2 Câu hỏi hướng về sự trả lời
Đây là loại câu hỏi nhằm khuyến khích người cùng đối thoại đưa ra câu trả lời Đối với loại câu hỏi này có 4 loại điều chỉnh: điều chỉnh về cú pháp (Syntactical Modification), điều chỉnh về ngữ nghĩa (Semantic Modification), cung cấp thêm gợi ý (Providing clues), và dạng hỏi dẫn dắt (Socratic questioning)
a Điều chỉnh về cú pháp:
Điều chỉnh về mặt cú pháp, thông thường là sự chuyển đổi từ dạng câu hỏi “Wh” sang dạng câu hỏi “Yes - No” Dạng câu hỏi này giúp cho người học dễ dàng trả lời câu hỏi hơn Tuy nhiên, nó hạn chế khả năng sáng tạo lời nói của người học Hãy xem ví dụ dưới đây như một minh hoạ:
Ví dụ: Teacher: Mary usually leaves work at 5 o’clock and comes back home Now, what
does she often do at home in the evening?
Student: (Silence)
Teacher: Does she watch TV? Does she read books? Does she go out?
Student: Yes, she usually goes out with her husband
Người dạy đã chuyển câu hỏi có “Wh” thành một loạt câu hỏi “Yes - No” Cách chuyển đổi này giúp cho người học dễ trả lời câu hỏi hơn Người học chỉ cần trả lời “Yes” hoặc “No“
b Điều chỉnh về ngữ nghĩa:
Trang 3Điều chỉnh về từ ngữ nghĩa là thay thế những cụm từ khó, phức tạp thành những từ đơn giản, dễ hiểu
Ví dụ: Teacher: Where do the senior emloyees usually have lunch?
Student: (Silence)
Teacher: Do they eat in the executive-dining room?
Student: (Silence)
Teacher: Do they eat in the canteen for managers?
Student: Ah Yes
Vừa khi thầy giáo điều chỉnh cụm từ “the executive-dining room”thành “the canteen for managers”, là cụm từ quen thuộc hơn, người học hiểu được câu hỏi và có thể trả lời ngay
c Cung cấp gợi ý:
Loại câu hỏi cung cấp gợi ý là gợi một phần trong câu trả lời và yêu cầu người học cung cấp phần còn lại Hãy xét ví dụ dưới đây:
Ví dụ: Teacher: Yes and so you can see the what?
Student: And er flog flog there er
Teacher: Fog?
Student: Fog
Teacher: Not not really because that y’see that’s brown (uh huh) that coming out
of the chimney so what is that? d’you think?
Student: It’s er
Teacher: If you have a fire and you have
Student: Yea burn
Teacher: Yes the fire burns with flames
Student: Yes
Teacher: And sssmoke
Student: Smoke ah yeah I forgot smoke
Để giúp học sinh miêu tả “smoke” trong bức tranh thầy giáo đã cung cấp một loạt gợi ý: “It’s not really fog, it’s brown, it’s coming out of the chimney, it appears when the fire burns” Thầy giáo đã gợi ý làm cho từ “smoke” trở nên rõ ràng hơn
d Dạng hỏi dẫn dắt:
Khi người học không trả lời được câu hỏi, thầy giáo đưa ra một loạt câu hỏi khác để cuối cùng dẫn dắt đến câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên
Ví dụ: Teacher: So d’ you know it’s the winter season? but why would you send this card? Student: To indicate that er in Australia may be they send the post card to indicate
the season is
coming winter season the time of season it is winter now
Teacher: But it’s not really I have to tell you this so when we say season’s greetings that’s especially about Christmas (ooh) yea so and Australian would understand that we mean the Christmas season (uh huh) now why in Australia do
we have a picture of England with cold and snow and fire and smoke at Christmas
time why would we send a card like that to our friends do you think?
Để giúp cho học sinh trả lời câu hỏi đầu tiên “Why would you send this card? “, thầy giáo đã thu hẹp câu trả lời bằng cách đưa ra một loạt câu hỏi dẫn dắt khác: “When do we say
Trang 4season’s greetíng? Why in Australia do we have a picture of England with cold and snow and fire and Chrismas to time?”
Để làm cho câu hỏi trở nên dễ hơn cho học sinh, thầy giáo đã đi từ câu hỏi tổng quát đến cụ thể
2.2 Điều chỉnh trong tương tác (Interactional Modification)
Điều chỉnh trong tương tác là sự thay đổi có ảnh hưởng đến cấu trúc tương tác của cuộc đàm thoại Những thủ thuật điều chỉnh này được sử dụng để tránh sự ngắt quãng trong hội thoại Theo Tsui (1992), Long (1983) có 6 loại điều chỉnh: Kiểm tra sự xác nhận (Confirmation Check), Yêu cầu sự lý giải (Clarification Request), Kiểm tra Nhận thức (Comprehension Check), Tự lặp lại (Self-repetition), Yêu cầu lặp lại (Repetition Request), Phân tích (Decomposition) Trong số 6 thủ thuật trên, kiểm tra nhận thức, tự lặp lại và phân tích là những phương thức mà giáo viên thường dùng để làm cho ngữ liệu giảng dạy trở nên
dễ hiểu hơn Kiểm tra sự xác nhận, yêu cầu lý giải và yêu cầu lặp lại là những thủ thuật giúp giáo viên hiểu lời nói của học sinh hơn là làm cho học sinh hiểu mình Hãy xem xét phân tích dưới đây để nhận ra sự hữu hiệu của các thủ thuật trong giao tiếp
a Kiểm tra sự xác nhận:
Thủ thuật này được sử dụng nhằm đảm bảo người nghe hiểu được những gì người nói vừa phát ngôn Nó có thể nhận ra qua sự lặp lại một phần hoặc toàn bộ lời nói với giọng điệu cao hơn
Vi dụ: Teacher: Yes and so you can see the what?
Student: And er flog flog there er
Teacher: Fog?
Student: Fog
Thầy giáo muốn xác nhận rằng học sinh đã sử dụng từ “fog” một cách chính xác để tả bức tranh
b Yêu cầu lý giải:
Giáo viên sử dụng phương thức này khi cần sự giải thích để hiểu được điều vừa nghe
Nó cũng bao gồm yêu cầu lặp lại Những câu hỏi như: “Hm? What do you mean? You mean ?” thường được sử dụng trong loại này
Ví dụ: Teacher: The horse is what?
Student: Like the roof the “vihicle” there’s a “vihicle” here
Teacher: Vehicle?
Student: Vehicle
Teacher: You mean vehicle?
Student: Vehicle
Bằng cách đặt câu hỏi “You mean vehicle”, thầy giáo muốn có một sự giải thích từ học sinh
c Kiểm tra nhận thức:
Phương thức này là chiến thuật để tránh sự rắc rối Nó chỉ ra sự cố gắng của thầy giáo tránh sự ngắt quãng trong đàm thoại khi học sinh có biểu hiện không hiểu lời thoại Những câu hỏi như: “Right? Okay? Do you understand? cũng sử dụng để kiểm tra nhận thức
Ví dụ: Teacher: (laughing) yea and also because horses horses are very nervous (um)
d’you know the meaning “nervous”?
Student: Yes, I know
Trang 5d Tự lặp lại:
Đây là thủ thuật lặp lại chính xác hoặc một có bổ sung những điều vừa được phát ngôn
Ví dụ: - Do you know what an emperior is? What is an emperor?
- Is it late in the afternoon? Now I give you an example, if it is two o’clock, is it late in
the afternoon?
e Yêu cầu lặp lại:
Yêu cầu lặp lại được sử dụng khi người nói không nghe hoặc không hiểu những gì người khác vừa phát ngôn Nó có thể là lặp một phần lời nói vừa nghe với giọng cao lên nhằm yêu cầu người đối thoại nhắc lại phần còn lại Những câu như: “I beg your pardon”,
“Please say that again” thường xuất hiện trong thủ thuật này
f Phân tích:
Đây là thủ thuật mà trong đó câu hỏi đầu tiên được phân ra thành những câu hỏi nhỏ hơn nhằm cố gắng đạt đến câu trả lời
Ví dụ: Teacher: Do you know the name of any buiding he has designed? Does he design for
Hong Kong?
Student: The house where I live is designed by him
Teacher: Really? That’s interesting And do you know the name of the house where
you live?
Thầy giáo đã phân tích câu hỏi “Do you know the name of any buiding he has designed?” thành hai câu hỏi nhỏ hơn “Does he design for Hong Kong?” và “And do you know the name of the house where you live?” giúp cho học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi hơn
3 Một số kiến nghị về việc áp dụng các phương thức điều chỉnh câu hỏi vào lớp học ngoại ngữ
Trên đây là một số thủ thuật điều chỉnh câu hỏi trong giao tiếp giữa thầy và trò ở lớp học Thiết nghĩ, bên cạnh những kiến thức về ngôn ngữ, thầy giáo cần quan tâm đến và áp dụng hữu hiệu những thủ thuật trên để nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh, giữ cho bài học được diễn tiến, tránh sự thất bại trong tương tác ở lớp học Xin được đưa ra một đề nghị như sau:
- Khi giao tiếp với người học, thầy giáo nên chọn lựa, giải thích, điều chỉnh ngữ liệu được cung cấp Chọn những từ vựng đơn giản, cấu trúc quen thuộc để giảng giải Đối với những từ trừu tượng, khó hiểu nêu bổ nghĩa, chuyển thành từ cụ thể, gần gũi với người học Tránh sử dụng thành ngữ hoặc nhắc lại nguyên văn câu hỏi khó, nhất là đối với học sinh yếu
- Thầy giáo nên thiết kế câu hỏi hay lời giải thích cẩn thận Cố gắng nói lưu loát, tránh ngập ngừng hoặc bỏ lửng câu
- Sẽ rất cần thiết khi thầy giáo nhận ra điều gì rõ ràng và không rõ ràng với người học Nếu nghĩa của toàn bộ câu không rõ ràng, thay vì điều chỉnh một từ vựng nào đó, thầy giáo nên chuyển toàn bộ câu sang câu hoàn toàn mới, rõ ràng hơn
- Nên nhớ rằng càng biết rõ năng lực của người học, thầy giáo càng có thể cung cấp những ngữ liệu dễ hiểu Các ngữ liệu giảng dạy nên cao hơn năng lực ngôn ngữ của người học một tí Những ngữ liệu như thế là không thể thiếu trong quá trình lĩnh hội Để tiếp nhận
Trang 6ngôn ngữ một cách hữu hiệu, người học phải hiểu phần lớn ngữ liệu được cung cấp, mặt khác, gặp một phần thách đố với những cấu trúc khó hơn
- Quan trọng hơn, trong suốt quá trình tương tác, thầy giáo nên cố gắng quan sát sự phản hồi của học sinh, tìm hiểu mức độ tham gia vào giao tiếp của họ và tìm ra nguyên nhân gây cản trở cho quá trình lĩnh hội để thay đổi biện pháp, sử dụng thủ thuật thích hợp khuyến khích người học tham gia hoạt động tương tác
- Nếu có thể, nên thay đổi số lượng học sinh trong lớp học, xếp bàn ghế thích hợp để tạo môi trường giao tiếp nhằm giúp học sinh tự tin, thoải mái, tự nhiên khi nói chuyện với thầy giáo hay các học sinh giỏi hơn
4 Kết luận
Rõ ràng, sự cung cấp các ngữ liệu dễ hiểu là không thể thiếu trong quá trình lĩnh hội Ngôn ngữ đích cần được điều chỉnh, giải thích theo nhiều phương cách khác nhau khi đưa vào giảng dạy Sự phân tích trên cho ta hiểu biết sâu hơn các thủ thuật điều chỉnh câu hỏi Tùy theo đặc thù của lớp học, trình độ năng lực ngôn ngữ, tính cách của người học, thời gian, điều kiện cho phép, người dạy chọn ra cho mình một số biện pháp thích hợp để khuyến khích người học tham gia vào giao tiếp, duy trì sự tương tác và kết thúc hữu hiệu hoạt động dạy và học ở lớp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Allwright, R, Applied Linguistics, Volumn 5, 1984
[2] Ellis, Rod, Understanding Second Language Acquisition, Oxford University Press,
1985
[3] Fromkin, V Blair, D & Collins, P, An Introduction to Language, Hartcourt, 1999
[4] Goffman, E, English Conversation, Oxford University Press, Hong Kong, 1967
[5] Krashen, S, The Input hypothesis, In J.E.Alatis (ed), 1980
[6] Nunan, David, Second Language Learning and Teaching, Oxford University Press
Inc, 1999
[7] Long, M, Input and Second Language Acquisition Theory, In S.M.Gas & C Madden
(eds), 1985
[8] Tsui, Amy, Learner involvement and comprehensible input, RELC journal, Volumn
22, 1991
[9] Tsui, Amy, English conversation, Oxford University Press, Hong Kong, 1994