1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ tài lý luận về khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản những tác động của khủng hoảng kinh tế hiện nay đối với việt nam

19 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 148,5 KB

Nội dung

Đ TÀI Ề TÀILý lu n v kh ng ho ng kinh t trong ch ận về khủng hoảng kinh tế trong chủ ề khủng hoảng kinh tế trong chủ ủng hoảng kinh tế trong chủ ảng kinh tế trong chủ ế trong chủ ủng hoả

Trang 1

Đ TÀI Ề TÀI

Lý lu n v kh ng ho ng kinh t trong ch ận về khủng hoảng kinh tế trong chủ ề khủng hoảng kinh tế trong chủ ủng hoảng kinh tế trong chủ ảng kinh tế trong chủ ế trong chủ ủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa t b n & nh ng tác đ ng c a kh ng ư bản & những tác động của khủng ảng kinh tế trong chủ ững tác động của khủng ộng của khủng ủng hoảng kinh tế trong chủ ủng hoảng kinh tế trong chủ

ho ng kinh t hi n nay đ i v i Vi t Nam ảng kinh tế trong chủ ế trong chủ ện nay đối với Việt Nam ối với Việt Nam ới Việt Nam ện nay đối với Việt Nam

Trang 2

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 2

B NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ KHÁI QUÁT LỊCH SỬ CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 3

I Lý luận chung về khủng hoảng kinh tế 3

1 Thế nào là khủng hoảng kinh tế 3

2 Nguyên nhân 3

3 Tính chu kỳ cua khủng hoảng kinh tế 3

II Các cuộc khủng hoảng kinh tế trong lịch sử 4

CHƯƠNG II: CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI HIỆN NAY VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 6

I Khái quát nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay…… 6

1 Nguyên nhân 6

2 Diễn biến và những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng hiện nay đối với nền kinh tế thế giới 8

II Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đỗi với Việt Nam 10

1 Về thương mại 10

2 Về hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ 11

3 Về đầu tư nước ngoài 11

C KẾT LUẬN 15

D TÀI LIÊU THAM KHẢO 16

Trang 4

A LỜI MỞ ĐẦU

Trong chủ nghĩa tư bản, cùng với sự vận động của chu kỳ kinh tế, khủng hoảng kinh tế là điều tất yếu và không thể tránh khỏi Lịch sử kinh tế thế giới đã ghi nhận nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra trên phạm vi rộng với những hậu quả vô cùng nặng nề Trong đó phải kể đến cuộc đại khủng hoảng sản xuất thừa những năm 1929-1933 Mới đây, cuộc khủng hoảng kinh tế mới bắt nguồn từ Mĩ là điều

mà ít ai có thể ngờ, cả về mức độ nghiêm trọng lẫn quy mô ảnh hưởng của nó lên

hệ thống tài chính và kinh tế toàn cầu Hầu hết các quốc gia đều ít nhiều chịu ảnh hưởng, từ suy giảm tốc độ tăng trưởng cho đến nặng hơn là rơi vào khủng hoảng kinh tế Nhiều gói hỗ trợ kinh tế trị giá khổng lồ đã được bơm vào nền kinh tế của nhiều quốc gia Trong những năm gần đây,với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang hội nhập từng bước sâu hơn với kinh tế thế giới Do đó, khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến kinh tế Việt Nam một cách khá rõ nét

Đó cũng là đề tài chính của bài viết dưới đây Bài viết của em với hai nội dung chính, đưa ra những nghiên cứu cơ bản và sơ lược về: lý luận khủng hoảng kinh tế nói chung và những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đối với hoạt động kinh tế của Việt Nam Ngoài ra, bài viết còn đề cập tới lịch sử các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới cùng những khái quát chung nhất về nguyên nhân, diễn biến của khủng hoảng kinh tế hiện nay

Trang 5

B NỘI DUNG

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ KHÁI QUÁT LỊCH SỬ CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ.

I Lý luận chung về khủng hoảng kinh tế

1 Thế nào là khủng hoảng kinh tế.

Khủng hoảng kinh tế (tiếng Anh: economic crisis), là sự suy giảm các hoạt động

kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế Một định nghĩa khác với cách hiểu ngày nay là trong học thuyết Kinh tế chính trị của Mác-Lênin

Từ ngữ chỉ này khoảng thời gian biến chuyển rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế Khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới

Hình thức đầu tiên và phổ biến trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất thừa

2 Nguyên nhân.

 Theo học thuyết Kinh tế chính trị của Mác-Lênin, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa

tư bản, được biểu hiện ra thành những mâu thuẫn sau:

 Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ

và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội

 Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hóa

 Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai cấp lao động làm thuê

3 Tính chu kỳ cua khủng hoảng kinh tế.

Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau Mỗi chu kỳ gồm 4 giai đoạn:

 Khủng hoảng: là giai đoạn khởi điểm và cũng là giai đoạn mà các mâu thuẫn biểu hiện dưới hình thức xung đột dữ dội: hàng hóa ế thừa, giá cả giảm mạnh, sản xuất đình trệ,…

 Tiêu điều: giai đoạn mà sản xuất ở trạng thái trì trệ, không đi xuống nhưng cũng không tăng lên Trong giai đoạn này, các nhà tư bản tìm cách thoát khỏi tình

Trang 6

trạng bế tắc bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ và thời gian lao động của công nhân,… tạo điều kiện cho sự phục hồi chung của nền kinh tế

 Phục hồi: giai đoạn mà các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản xuất

 Hưng thịnh: giai đoạn sản xuất phát triển vượt quá điểm cao nhất mà chu kỳ trước đã đạt được Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hóa tăng, xí nghiệp được mở rộng và xây dựng thêm, nhu cầu tín dụng tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, do đó lại năng lực sản xuất lại vượt quá sức mua của xã hội, tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới

II. Các cuộc khủng hoảng kinh tế trong lịch sử.

Trong chủ nghĩa tư bản, khủng hoảng kinh tế là điều tất yếu và không thể tránh khỏi trong Lịch sử kinh tế thế giới đã ghi nhận nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra trên phạm vi rộng với những hậu quả nặng nề

 Khủng hoảng năm 1825 xảy ra tại Anh được coi là thảm họa tài chính thế giới đầu tiên Sau khi cuộc diễu hành giành độc lập đã lan đến Mỹ Latin, châu Âu

đã nhập thêm vốn tư bản cho lục địa đó, dẫn đến xuất khẩu và các món nợ quốc gia của những nước cộng hòa mới này tăng lên Số vàng và bạc kiếm được ở Mỹ đã chuyển về cho nước Anh Sự đầu cơ đông đảo vào các kim loại qúy hiếm đã làm cạn kiệt các ngân hàng nước Anh và dẫn đến phá sản thị trường vốn Khủng hoảng

đã lan ra phần lớn lãnh thổ Tây Âu và Mĩ Latinh

 Vào năm 1836-1837, khủng hoảng thị trường chứng khoán đã bao phủ các quốc gia Anh, Đức, Hà Lan Và kết quả là toàn bộ hệ thống ngân hàng ở những nước này bị thiệt hại nghiêm trọng

 Năm 1847 là một cột mốc trong lịch sử kinh tế thế giới, đánh dấu cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên diễn ra trên phạm vi toàn thế giói

 Vào năm 1857 một trong những khủng hoảng có quy mô lớn nhất thế kỷ 19 bùng nổ Những công ty đường xe lửa bị phá sản hoàn toàn dẫn đến sự sụp đổ của

hệ thống ngân hàng quốc gia nhiều nước, rồi đến sự sập đổ của hệ thống ngân hàng toàn châu Âu

 Cuộc nội chiến ở miền Nam và miền Bắc nước Mĩ là nguyên nhân bùng nổ cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1861 Nhà nước đã không thể thanh toán được văn

tự nợ sau khi vay ngân hàng Khủng hoảng đã xuất hiện và kéo dài đến cuối cuộc nội chiến

 Vào năm 1914 khủng hoảng tài chính tiếp theo bùng lên Nhà nước Mỹ và phần lớn những nước châu Âu đã bán tống bán tháo ngân phiếu nhiều quốc gia khác để cung cấp cho những hoạt động quân sự của nước mình

Trang 7

 Thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới hoàn toàn là khủng hoảng kinh tế Nói tới khủng hoảng kinh tế, chúng ta không thể không đề cập tới cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 Cuộc đại khủng hoảng 1929 bắt đầu từ Mỹ nhưng tác động của

nó ảnh hưởng trên toàn thế giới Những hoạt động kinh tế bắt đầu suy giảm từ mùa

hè năm 1929 và đến năm 1933, GDP của Mỹ giảm hơn 25%, xóa đi mọi thành quả kinh tế đạt được của 1/4 thế kỷ trước đó Mùng 4 tháng 10 năm 1929 (còn được gọi là“Thứ năm đen”), ở thị trường chứng khoán Newyork, giá chứng khoán giảm đi 60-70% Cùng lúc đó, nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Mỹ đã sụp đổ nhanh chóng Đến cuối tháng, những người giữ cổ phiếu bị mất hơn 15 tỷ đô-la, còn đến cuối năm giá chứng khoán sụt xuống 40 tỷ đô-la – số tiền khổng lồ vào thời điểm đó Ngay tiếp sau đó, khủng hoảng bùng lên cả ở châu Âu Vào năm

1933, ở những nước phát triển có tới hơn 30 triệu người chính thức không có việc làm

 Khủng hoảng năm 1957-1958 lan tràn ra Mỹ, Canada và những nước Tây

Âu Sản xuất công nghiệp thế giới giảm đi 4% Kinh tế Mỹ vào năm 1973-1974 bị thu hẹp lại và giống như trong thời kỳ Đình Đốn Vĩ Đại Khủng hoảng bao trùm toàn bộ châu Âu Ở Anh giá chứng khoán giảm đi 56% Tình hình còn trầm trọng thêm vì khủng hoảng dầu mỏ kèm theo, giá một thùng dầu tăng từ 3 lên thành 12 đô-la

 Ngày 19 tháng 10 năm 1987 được ghi nhớ ở lịch sử Mỹ là “Thứ hai đen tối” Trong vòng một ngày, chỉ số quỹ Dow Jones Industrial sụt đi 22,6% Tiếp theo thị trường Canada và Úc bị sụt giảm, còn sở giao dịch Hồng Kông nghỉ việc trong vòng một tuần

 Trong những năm 90 của thế kỷ 20, thế giới đã đón nhận nhiều nền Kinh tế mới nổi như Mexico, Argentine, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc , đồng nghĩa với việc đó là sự liên kết giữa các nền Kinh tế ngày càng chặt chẽ hơn Mặt khác, cuộc khủng hoảng từ những năm 1987 vẫn tiếp tục gây dư chấn ở thập niên này, minh chứng là cuộc Khủng hoảng Bảng Anh 1992, Khủng hoảng Peso Mexico 1994, Khủng hoảng tiền tệ Đông Á 1997, Khủng hoảng tài chính Nga 1998, Khủng hoảng Argentina 1999-2002 Trong số đó, gây ảnh hưởng rộng nhất và có thiệt hại mạnh

mẽ nhất chính là cuộc Khủng hoảng tiền tệ Đông Á 1997 mà còn có tên gọi khác là Khủng hoảng tài chính Đông Á Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính trên diện rộng được bắt đầu từ tháng 7/1997 tại Thái Lan và nhanh chóng ảnh hưởng tới các nền Kinh tế khác trong khu vực Cuộc khủng hoảng tuy được nhìn nhận ở khu vực Đông Á, và đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ cuộc khủng hoảng này, tuy nhiên như ở hai cuộc khủng hoảng lớn

Trang 8

trước, nó tiếp tục phát triển thành một "cơn bão" tiền tệ tầm cỡ quốc tế và ảnh hưỡng đến nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhiều quốc gia "xa xôi" nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này như Mỹ, Nga, Brazil

 Và cuối cùng là cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ từ năm 2008 cho đến nay, cũng là vấn đề chủ yếu mà bài viết này đề cập đến, bắt nguồn từ lĩnh vực tài chính

ở Mĩ và nhanh chóng lan rộng sang toàn bộ nền kinh tế của Mĩ cũng như toàn thế giới, trong đó có Việt Nam Nguyên nhân chính là các ngân hàng của nước này đã quá dễ dãi, tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền để mua bất động sản thông qua những hợp đồng không đạt tiêu chuẩn Cuộc khủng hoảng đã và đang gây ra nhiều thiệt hại trầm trọng, khiến nhiều thị trường tài chính, nhiều ngân hàng trên thế giới rơi xuống bờ vực phá sản

CHƯƠNG II: CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI HIỆN NAY VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.

I. Khái quát nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.

1 Nguyên nhân.

Như đã đề cập ở trên, cuộc khủng hoảng hiện nay bắt nguồn từ nước Mĩ Có thể nói một cách đơn giản là từ lâu nay đa số người Mỹ vay tiền từ các ngân hàng để mua nhà, với thời hạn hợp đồng từ 10 năm đến 30 năm Đó là việc bình thường Nhưng trong 10 năm trở lại đây thị trường nhà đất phát triển mạnh, các ngân hàng

và các tổ chức cho vay ào ạt tiếp thị tạo ra những hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn và khuyến khích cả những người không đủ khả năng tài chính cũng đi vay tiền để mua nhà

Ngoài ra các tổ chức cho vay còn “sáng chế” ra những hợp đồng bắt đầu với lãi suất rất thấp trong những năm đầu và sau đó điều chỉnh lại theo lãi suất thị trường Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay không đòi được nợ Nguy hại hơn nữa là các tổ chức tài chính phố Wall đã gom góp các hợp đồng cho vay bất động sản này lại làm tài sản bảo đảm, để phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế Các loại trái phiếu này được mệnh danh là “Mortgage backed securities – MBS”, một sản phẩm tài chính phái sinh được bảo đảm bằng những hợp đồng cho

Trang 9

vay bất động sản có thế chấp Các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm (Credit rating agencies) đánh giá cao loại sản phẩm phái sinh này Và nó được các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí trên toàn thế giới mua mà không biết rằng các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm là không đủ tiêu chuẩn Trong vài năm trở lại đây thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt, người đi vay

đã không có khả năng trả được nợ lại cũng rất khó bán bất động sản để trả nợ, và

kể cả bán được thì giá trị của bất động sản cũng đã giảm thấp tới mức không đủ để thanh toán các khoản còn vay nợ

Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu MBS là nợ khó đòi, các trái phiếu MBS mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí không còn mua bán được trên thị trường, khiến cho các ngân hàng, các nhà đầu tư nắm giữ những trái phiếu này không những bị lỗ nặng và mất cả khả năng thanh toán

Các nước khác cũng bắt chước Hoa Kỳ và bán ra loại trái phiếu phái sinh MBS này trong thị trường tài chính của họ Cơn chấn động tài chính ở Hoa Kỳ chắc chắn

sẽ khiến nhiều thị trường tài chính, nhiều ngân hàng trên khắp thế giới bị rung động theo, bởi hàng loạt ngân hàng lớn trên thế giới đã đầu tư mua loại trái phiếu MBS này

Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ lan rộng ra trên khắp các thị trường tài chính phát triển vì những lí do đã nói trên Hàng loạt các ngân hàng lớn nhỏ sẽ bị sụp đổ, sẽ bị sáp nhập hoặc quốc hữu hóa Tín dụng toàn cầu sẽ bị co rút lại Các tập đoàn sản xuất kinh doanh sẽ gặp khó khăn tiếp cận nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn

Đối với từng khu vực, từng lĩnh vực, tác động sẽ khác nhau vì nó phụ thuộc vào mối quan hệ kinh tế thực tế trong lĩnh vực vay trả nợ, xuất nhập khẩu, đầu tư kỹ thuật, công nghệ, những nước nào hoặc những khu vực nào phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng lớn và bị tác động trực tiếp

2. Diễn biến và những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng hiện nay đối với nền kinh tế thế giới.

Khủng khoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 là cuộc khủng khoảng kinh tế đầu tiên của thế kỷ 21 nhưng không giống các cuộc khủng khoảng kinh tế trước nó

Có thể gọi đây là cuộc khủng khoảng của các nhà băng, khủng khoảng tín dụng hay cuộc khủng khoảng "phi vật chất" Có những ngày, những tuần, hàng loạt ngân

Trang 10

hàng tuyên bố phá sản, bị mua lại hoặc bị kiểm soát đặc biệt Thế giới đã thực sự chao đảo, nghiêng ngả bởi làn sóng sụp đổ của các nhà băng

Cuộc đã nhanh chóng lan rộng ra các nền kinh tế lớn, trở thành cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu và hiện đang diễn biến rất phức tạp Nhiều quốc gia đã phải bơm vào nền kinh tế hàng trăm cho đến hàng nghìn tỷ USD để cứu vãn tình hình và ổn định kinh tế Đó là chưa kể đến những thiệt hại tiếp theo từ kinh tế suy giảm, không tăng trưởng, rối loạn đang chờ phía trước Cho đến nay, tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng này là làm thay đổi hoàn toàn và sâu sắc ngành công nghiệp tài chính Mỹ và hệ thống tài chính toàn cầu

Cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan tới châu Âu và tạo nên khủng hoảng nợ công châu Âu Nguy cơ vỡ nợ từ Hy Lạp lan sang Ireland rồi đến Bồ Đào Nha đang

đe dọa đà phục hồi kinh tế thế giới, có thể gây ra khủng hoảng tài chính mới và đòi hỏi những hộ trợ khẩn cấp từ bên ngoài

Hy Lạp đang đối mặt với 2 vấn đề thâm hụt cùng một lúc, đó là thâm hụt ngân sách (vượt 13% GDP năm 2010) và thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai (khoảng 9% GDP, so với mức trung bình của toàn khu vực Eurozone là 1%)

Sự phụ thuộc quá nhiều của Hy Lạp vào nguồn tài trợ nước ngoài đã khiến cho nền kinh tế nước này trở nên dễ tổn thương trước những thay đổi trong niềm tin của giới đầu tư Sự nghi ngờ của giới đầu tư lên đến đỉnh điểm khi Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố ước tính về thâm hụt ngân sách của Hy Lạp là 13,6% GDP - cao hơn hẳn so với con số ước tính được chính phủ Hy Lạp đưa ra trước đó

Hy Lạp đã chính thức kêu gọi hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các quốc gia thành viên Eurozone Bộ trưởng Tài chính các nước Eurozone đã quyết định hỗ trợ tài chính dành cho Hy Lạp với mức hỗ trợ 110 tỷ euro trong vòng

3 năm 2011-2013 (lãi suất ưu đãi là 5%), trong đó các nước thuộc Eurozone bỏ ra

80 tỷ euro và 30 tỷ còn lại là IMF Đổi lại, Hy Lạp phải cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 11% GDP (2011) và xuống dưới mức quy định 3% của EU vào năm 2013

Sau đó, Ireland đã đưa ra các kết quả điều tra mới nhất về các ngân hàng nước này Ngân hàng Trung Ương Ireland đã lên tiếng yêu cầu trợ giúp từ liên minh châu

Âu trong việc kiểm soát chặt chẽ lĩnh vực ngân hàng do chi phí trang trải các khoản

nợ lên tới 70 tỷ Euro, tương đương 99 tỷ USD, một con số nợ khổng lồ đối với một đất nước tạo ra 171 tỷ USD một năm

Ngày đăng: 22/07/2014, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w