Hiến pháp vương quốc Anh docx

32 440 4
Hiến pháp vương quốc Anh docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HIẾN PHÁP VƯƠNG QUỐC ANH  Hiến pháp vương quốc Anh Hiến Pháp là văn kiện cơ bản xác định những quyền dân chủ và bình đẳng của người dân chung sống trong một Quốc Gia. Nói đến Anh Quốc, về tổ chức chính trị, là nói đến quê cha đất tổ của Đại nghị Chế (Parliamentary Government), khuôn mẫu của hầu hết các phương thức tổ chức Chính Quyền Tây Âu, cũng như Hoa Kỳ là nơi chôn nhau cắt rốn của Tổng Thống Chế, khuôn mẫu tổ chức hành pháp của một số lớn quốc gia trên thế giới, chúng tôi đã có dịp đề cập đến trong bài Tổng Thống Chế Hoa kỳ . Nhưng từ ngày Quốc Hội Anh đặt viên đá góc tường, nền tảng cho Đại nghị Chế với câu Nhà Vua ở trong Quốc Hội ( The King in Parliament ), chúng tôi đã có dịp nhắc đền trong bài Quốc Hội, phương thức tổ chức Hành Pháp ở Anh có nhiều diễn biến. Do đó, một số nhà chính trị học đề nghị thay từ ngữ Đại Nghị Chế bằng Nội Các Chế ( Cabinet Government), một số khác bằng Thủ Tướng Chế ( Prime Government). Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thể thức tổ chức Hành Pháp tại Anh Quốc cũng như lý do của những từ ngữ được đề nghị trên. I . SƠ LƯỢC VỀ QUỐC HỘI LƯỠNG VIỆN. Năm 1066 hoàng tộc Norman từ lục địa Âu Châu , vượt eo biển Manche qua chiếm hòn đảo Anh Quốc. Vua đặt quyền bính cai trị và luật lệ trên khắp tân vương quốc. Các lãnh chúa hàng năm phải nộp thuế cho vua. Không đầy hai thế kỷ sau đó, năm 1215, các lãnh chúa trong vương quốc, các nam tước ( baron) hợp nhau tại Runnynmede, gần Windsor, cùng đồng ý ký Bản Đại Tuyên Ngôn các Quyền Tự Do ( Magna Charta Libertatum) để đặt yêu sách đối với vua: - Nếu vua muốn lấy thuế nhiều hơn đã được quy định trong những điều khoản được ký kết,vua cần phải được sự thỏa thuận của Đại Hội Đồng (Magnum Consilium). - Các nam tước cũng như những người dân tự do khác ( tức không phải dân nô lệ), vua không được đem ra xét xử bằng thẩm phám đoàn gồm toàn quan chức của vua, mà phải được thẩm phán đoàn dân sự xét hỏi, thẩm định và tuyên án. Nếu chúng ta có thể xem Bản Đại Tuyên ngôn các Quyền Tự Do năm 1215 là tài liệu đầu tiên được viết ra, khởi điểm cho những điều khoản khác sẽ được ghi vào Hiến Pháp Anh Quốc, (có người còn đi xa hơn cho rằng Bản Tuyên Ngôn Tự Do trên dựa vào tinh thần tự do của Bản Tổng Kết Luật Lệ và Phong Tục của Anh Quốc (Tractatus de legibus et Consuetudinibus Angliae của Glan Will khoản năm 1189), thì trái lại Đại Hội Đồng không thể được coi là khởi điểm cho Quốc Hội Anh. Các thành viên của Đại Hội Đồng là những nhân vật do vua trực tiếp chỉ định ( gồm những lãnh chúa cao cấp và những đấng bậc cao trọng trong giáo quyền).Như vậy Đại Hội Đồng không có tính cách đại diện dân cử của Quốc Hội, một trong ba điều kiện tiên quyết mà chúng tôi đã có dịp nói đến trong bài Quốc Hội . Đại Hội Đồng chỉ là Hội Đồng Tư Vấn của vua, có đặc tính như các tổ chức của thời các lãnh chúa, kiểu Hội Đồng Thượng Thẩm của Pháp ( Etats Généraux de Paris) hay các tổ chức Quốc Hội Âu Châu trong thời Quân Chủ Chuyên Chế lúc đó. Đại Hội Đồng của Anh Quốc lúc bấy giờ là tổ chức tư vấn của vua, để góp ý kiến với vua trong nhiều việc như: - Bàn cãi những vấn đề quốc sự như đối ngoại, lập pháp, thuế má hay phụ cấp, cứu xét các đơn từ thỉnh nguyện, xét xử các vấn đề kiện tụng dân luật cũng như hình luật. - Một mặt , kể từ ngày Bản Đại Tuyên Ngôn các Quyền Tự Do ra đời, quyền hành của vua dần dà bắt đầu bị đặt điều kiện , mặt khác một vài lãnh chúa uy quyền rất ương ngạnh lắm khi hành động bất cần được sự chấp thuận của vua, như vụ lãnh chúa Simon de Monfort, vào năm 1265 bất cần vua đã tự ý đứng ra triệu tập hai kỵ mã và hai thường dân ở mỗi thôn ấp ( borough) để thành lập Quốc Hội. Trước tình trạng không mấy sáng sủa đó, nhà vua thấy thay vì mỗi năm phải thu ngân sách từ các lãnh chúa, vua có thể liên lạc trực tiếp với các cộng đồng địa phương, có nguồn lợi dồi dào và bảo đảm hơn lãnh chúa . - Nhưng với sáng kiến vừa kể, một viễn ảnh mới được phát hiện.Các cộng đồng địa phương, làng xã, thôn ấp một mặt tuyên hứa bảo đảm ngân sách cho hoàng gia khỏi thiếu hụt, nhưng với điều kiện phải được cử người đại diện trực tiếp của họ trước hoàng gia để đạo đạt yêu sách và nhu cầu của họ.Cộng đoàn đại diện của các làng xã , thôn ấp tạo thành Hội Đồng có tính cách đại diện , được dân cử, khác với Đại Hội Đồng của vua cũng như nhiều hình thức Quốc Hội thời Trung Cổ . Như vậy sự liên hệ giữa vua và làng xã thôn ấp đã được bắt đầu vào thế kỷ 13. Làng xã thôn ấp tại địa phương là những đơn vị động lực phát triển kinh tế, bảo đảm liên tục cho ngân sách hoàng gia, với tổ chức tự trị về hành chánh.Và như vậy là đại diện của họ là Hội Đồng Đại Diện bên cạnh vua ở Westminster. Nói cách khác, từ thế kỷ 13 như vừa nói, họ đã cử người vào Quốc Hội với ý nghĩa hiện đại của chúng ta . Còn nữa, theo gương của Simon de Monfort, năm 1295 vua Edward I, muốn cho Quốc Hội có nhiều đại diện của mọi tầng lớp quần chúng, đứng ra triệu tập Quốc Hội Kiểu Mẫu, gồm- thành phần các huân tước ( Lords),- các đấng bậc cao trọng trong tôn giáo (hai thành phần nầy được vua đứng ra chỉ định),- hai kỵ mã cho mỗi làng xã,- hai người dân tự do ( không phải dân nô lệ) cho mỗi thôn xóm hoàng gia và đại diện các giáo sĩ hạ cấp . Nhưng Quốc Hội Kiểu Mẫu của vua Edward I kéo dài không được bao lâu.Bởi lẽ từ nửa thế kỷ 14 trở đi, hai nhóm quân tước và đấng bậc cao trọng giáo sĩ bắt đầu có những cuộc hợp riêng rẽ, vì có nhu cầu và lợi thú riêng thuộc giai cấp và giới chức của họ, tách rời nhóm đại diện làng xã thôn ấp, vì quyền lợi và nhu cầu của các nhóm khác biệt nhau. Như vậy Quốc Hội Kiểu Mẩu tự chia thành hai nhóm, nhóm Thượng Viện và nhóm Hạ Viện. Sự việc Quốc Hội trở thành Lưỡng Viện do những cuộc nhóm hợp riêng như vừa kể bắt đầu từ năm 1351. Khác với hình ảnh thông thường mà chúng ta thấy tại Quốc Hội các nước, Quốc Hội nhóm trong một thính phòng hình bán nguyệt, ở Quốc Hội Anh quốc Quốc Hội nhóm trong một thính phòng hình chữ nhật.Ở phía cuối phòng trên bậc cao là bàn của vị Xướng Ngôn Viên ( Speaker), phía dưới, thấp hơn là bàn của các vị Thư Ký.Bên phải của vị Xướng ngôn Viên là những dãy bàn của các vị đại biểu phe thân chính phủ.Dãy bàn thứ nhất dành cho các Bộ Trưởng hay nhân viên chính phủ. Phía trái của Xướng Ngôn Viên là những dãy ban dành cho những vị lãnh đạo các chính đảng đối lập. Theo ngôn ngữ của người Anh, nếu đương kim chính phủ được gọi là Chính Phủ Hành Quyền ( Executive Government) , thì thành phần đối lập được gọi là Chính Phủ Trong Bóng Tối ( Shadow Government). Trong Quốc Hội Chính Phủ Hành Quyền có nhiệm vụ đưa ra đường lối, chương trình chính trị cho đất nước, thì Chính Phủ Trong Bóng Tối cũng có nhiệm vụ phê phán và đưa ra những đường lối , dự án mới cho Chính Phủ trong tương lai để dân chọn lựa trong kỳ bầu cử tới. Do đó trong tinh thần dân chủ của người Anh, thành phần đối lập cũng cần thiết cho dân chủ không kém gì thành phần chính phủ đương nhiệm. Vì thế, phe đối lập luôn luôn được phe đương quyền kêu gọi đối thoại một cách kính cẩn: Các Ngài Phe Đối Lập ( Her Majesty Opposition). Trước nhiều vấn đề hệ trọng, việc Thủ Tướng Chính Phủ đương quyền tham khảo ý kiến phe đối lập trước khi quyết định là thể thức hành pháp dường như bắt buộc. Trong các phiên họp tranh cãi tại Quốc Hội, vị đại biểu phát biểu ý kiến không trực tiếp nói thẳng với phía bên kia hay với một vị đại biểu khác đồng đảng với mình, mà luôn luôn quay về nói với vị Xướng Ngôn Viên, để vị nầy , sau khi thấu hiểu và thâu thập ý kiến của Quốc Hội, sẽ đến trình bày lại với vua. Và có lẽ do vị trí của phe thân chính phủ và phe đối lập ở bên phải và bên trái vị Xướng Ngôn Viên, mà từ ngữ hữu phái và tả phái phát xuất từ đó ( vì tầm hiểu biết về lịch sử của chúng tôi có hạn, mong các bạn độc giả , nhứt là các bậc đàng anh dạy bảo thêm cho, xin cám ơn). Theo tục lệ, kể từ ngày các làng xã, thôn ấp cử người vào Quốc Hội, xác thực hơn kể từ ngày Simon de Monfort gọi dân chúng ở thôn ấp ngồi vào Quốc Hội năm 1265, hay xác thực hơn nữa từ ngày Hạ Viện bắt đầu hoạt động, giữ vai trò chính yếu ( tính đến 1965 là đúng 700 năm), mọi dự án được đem ra bàn thảo trong Quốc Hội phải được đọc đi đọc lại đến 3 lần.Sỡ dĩ phải đọc lại đến 3 lần là vì các đại diện của Quốc Hội Simon de Monfort phần lớn là dân quê, nông dân mù chữ được chọn từ các thôn ấp.Thói quen đọc 3 lần đó, Quốc Hội Anh vẫn còn giữ đến ngày nay, mặc dù mục đích cũng như hoàn cảnh đã thay đổi: - Lần thứ 1: Tường trình các dự án. - Lần thứ 2: Quốc Hội bàn thảo chung sau khi nghe đọc lại, sau đó tùy theo lãnh vực của vấn đề, dự án sẽ được giao cho các Ủy Ban Chuyên Môn (Select Committees) cứ xét. - Lần thứ 3: Sau khi Ủy Ban liên hệ xem xét tường tận các dự án, Quốc Hội sẽ nhóm hợp phiên khoáng đại, trong đó Ủy Ban Chuyên Môn sẽ đọc lại một lần nữa nguyên bản của dự án cùng với những ý kiến và phương thức thực hiện để Quốc Hội biểu quyết. II - QUỐC HỘI, HIẾN PHÁP VÀ BẦU CỬ. Trong bài nói về Hiến Pháp, có lần chúng tôi đã trình bày : Nếu Anh Quốc là Quốc Gia tiền phong đặt khuôn mẫu và thể thức cho cả toà nhà Quốc Hội Dân Chủ cho các nước Tây Âu, thì đối với Hiến Pháp Anh quốc không phải là mẫu mực để các nước dân chủ Tây Âu bắt chước.Bởi lẽ Anh Quốc không có một Hiến Pháp được viết ra trên giấy trắng mực đen tất cả những điều khoản, nguyên tắt nền tảng và thể thức tổ chức cho cơ cấu quốc gia như Hiến Pháp của các nước Tây Âu , kể cả Hoa Kỳ. Nói như vậy không có nghĩa là Anh Quốc không có Hiến Pháp.Nói cách khác, các điều khoản của Hiến Pháp Anh Quốc không được ghi chép vào một bản văn duy nhứt, mà hàm chứa trong các văn bản được viết trải qua dòng lịch sữ thăng trầm của chính trị, xã hội , kinh tế của xứ sở: - Hàm chứa trong các điều khoản luật pháp của làng xã, thôn ấp, ngay cả trước khi hoàng gia Norman đến chiếm hòn đảo Anh, được gọi là Luật Pháp Thông Thường (Common Law),- hàm chứa trong các lời tuyên án của các vị thẩm phán ( Cases),- hàm chứa trong các cư xử theo thói quen, tập quán của dân chúng (consuetudinary law). Như trên chúng ta đã đề cập là văn bản đầu tiên được viết ra một cách rõ rệt , khởi đầu cho một vài nguyên tắc của Hiến Pháp Anh là Bản Đại Tuyên Ngôn các Quyền Tự Do ( Magna Charta Libertatum), từ giữa thế kỷ 13, lúc các làng xã, thôn ấp bắt đầu có đại diện trực tiếp với vua.Nói cách khác Hạ Viện bắt đầu mặc cả , đặt điều kiện với vua, biến những lời thỉnh nguyện thành những đòi hỏi , những dự án luật , những đòi hỏi dân có quyền mà nhà vua phải nhượng bộ ( Bill of Rights): Nếu nhà vua không ra sắc luật cho dân được quyền , Quốc Hội sẽ không phê chuẩn dự khoản thuế mà vua dự liệu cho ngân sách . Trong hai thế kỷ 15 và 16, nhiều cuộc chạm trán giữa Quốc Hội và Hoàng Gia đã đến độ căng thẳng, nhứt kà đối với Hoàng Gia Tudor.Sau cùng, căng thẳng đến độ các vị vua của Hoàng Gia Stewart nhiều lần định phủ quyết các quyết định của Quốc Hội, dựa vào truyền thống cố hữu. - Vua thay Trời trị dân ,- luật của vua là ý muốn của Trời ,- vua không bị luật lệ nào ràng buộc ( legibus solutus). [...]... ngôn ngữ của ngưới Anh, Quốc Hội ( như trong thành ngữ Nhà Vua ở trong Quốc Hội ) , gồm có Vua và Quốc Hội Lưỡng Viện để quyết định và hành xử quyền bính quốc gia.Trên thực tế và qua các diển biến lịch sử mà chúng tôi có dịp nhắc đến ở trên, quyền lực quốc gia được Quốc Hội hành xử chỉ là Quốc Hội Hạ Viện Do đó để nói đến Quốc Hội, nhiều lúc thay vì dùng danh từ Parliament, người Anh thường dùng Tòa... với ngày tháng, Hiến Pháp Anh Quốc cũng hàm chứa nhiều bản tuyên án của các phiên tòa ( Cases) - Bản Tuyên Án về Đặc Quyền của Hoàng Gia ( Case of Proclamations) năm 1611- hay Bản Tuyên Án Chống Lại Ngân Hàng Anh Quốc ( Bowles v Bank of England) về vấn đề tài chánh,- cũng như nhiều Bản Án về dân luật cũng như hình luật được người dân Anh coi là những điều khoản nguyên tắc của Hiến Pháp Do đó, một cách... lực Quốc Gia là nguyên tắc phân quyền và nguyên tắc kiểm soát và cân bằng , trong Đại Nghị Chế của Anh Quốc, nguyên tắc phân quyền không được nhấn mạnh môt cách tuyệt đối.Thay vì quyền lực Quốc Gia bị phân chia cách biệt giữa lập pháp và hành pháp, trong Đại nghị Chế phương thức cộng tác hỗ tương giữa các quyền lực Quốc Gia được nhấn mạnh một cách nổi bậc hơn Mặc dầu khi thực thi, Lập Pháp và Hành Pháp. .. lãnh vực hành động khác nhau Nhưng về cơ cấu quốc gia, Hành Pháp muốn có tư cách chính danh để hành quyền một cách hữu hiệu , phải được sự tín nhiệm của đa số Nghị Sĩ trong Quốc Hội, nếu ngược lại một Chính Phủ bị Quốc Hội bất tín nhiệm sẽ mất đi tư cách danh chính ngôn thuận để tiếp tục cai trị đất nước Về phía Quốc Hội cũng vậy, Quốc Hội hành xử quyền lực Quốc Gia một cách vô trách nhiệm, có thể bị... lãnh đạo hành pháp có nhiều quyền lực, để bảo đảm cho sự hợp nhất Quốc Gia Liên Bang ( gồm các Tiểu Bang độc lập ), cũng như để tổ chức Quốc Gia Liên bang vững mạnh về chính trị, kinh tế và quân sự đối đầu lại các cường quốc quân sự khổng lồ lúc bấy giờ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, nên đã chọn Tổng Thồng Chế làm tổ chức hành chánh , thì ở Âu Châu , Anh, Pháp, Đức , Ý, Tây ban Nha và hầu hết các quốc gia Tây... cách phân chia quyền lực Quốc Gia theo chiều ngang : lập pháp, hành pháp, tư pháp cùng với hệ thống kiểm soát và cân bằng ,cũng nhu theo chiều dọc : quyền lực được phân tán từ Chính Phủ và Quốc Hội Liên Bang đến Tiểu Bang, Tỉnh , Quận, Làng Xã .để khỏi rơi vào tay những kẻ bất chính có mưu đồ đen tối nào đó, thì ở Anh dân chúng chỉ thấy an tâm khi giao quyền lực Quốc Gia cho Quốc Hội , một cơ chế gồm... Đọc lại những Điều Khoản Thỏa Ước Liên Bang cũng như thành quả của Hiến Pháp Philadelphia, chúng ta đã xác định rằng mặc dầu 13 Tiểu Bang, cựu thuộc địa Anh Quốc, của Hoa Kỳ đồng ý với nhau hợp thành Quốc Gia Liên Bang, nhưng mỗi Tiểu bang vẫn giữ quyền tối thượng của mình, mà họ đã phải trả đắt giá trong cuộc chiến chống lại mẩu quốc Anh để được độc lập Tinh thần yêu chuộng tự do đó, chống lại mọi hình... của Sắc Luật về quốc Hội năm 1944 Ai trong chúng ta có được trong tay quyển Tự Điển Anh Ngữ Oxford English Dictionary, thử tìm các danh từ sau đây: Hiến Pháp, Đơn Vị Bầu Cử và Cử Tri Chúng ta sẽ ngạc nhiên thấy rằng cả ba danh từ trên đều phát xuất từ một nguyên ngữ độc nhứt Constituere của La ngữ và có nghĩa là xây dựng, đặt nền tảng Không phải vô tình hay do thiếu từ ngữ mà người Anh chỉ dùng một... đổi.Với Sắc Luật Bảy Năm , năm 1715, rồi đến Sắc Luật về Quốc Hội năm 1911, nhiệm kỳ Quốc Hội được thu ngắn lại 5 năm Với Sắc Luật Cải Tổ Qui Mô ( Great Reform Act) năm 1911, Quốc Hội phân chia lại lãnh thổ Anh Quốc thành nhiều đơn vị bầu cử mới, sau khi đã loại bỏ 56 Thôn ấp được kiểm chứng Đối với phụ nữ, cho mãi đến năm 1832, thể chế tuyển cử Anh quốc vẫn còn giữ thái độ nam tôn nữ ty Năm 1832, với... của Quốc Hội So với uy quyền của các Vị Nguyên Thủ Quốc Gia tại các nước theo Đại Nghị Chế, quyền hành của vua ( hiện nay , của Nữ Hoàng Elisabeth) Anh Quốc bị thu gọn lại rất nhiều, nhưng uy thế của vua được dân chúng rất kính nể và thương mến Nhà vua hiện là biểu tượng cho sự đoàn kết quốc gia, cũng như tượng trưng cho sự hợp tác trong khối Thịnh Vượng Chung ( Commonwealth) Đặc quyền mà Hiến Pháp . HIẾN PHÁP VƯƠNG QUỐC ANH  Hiến pháp vương quốc Anh Hiến Pháp là văn kiện cơ bản xác định những quyền dân chủ và bình đẳng của người dân chung sống trong một Quốc. cho cơ cấu quốc gia như Hiến Pháp của các nước Tây Âu , kể cả Hoa Kỳ. Nói như vậy không có nghĩa là Anh Quốc không có Hiến Pháp. Nói cách khác, các điều khoản của Hiến Pháp Anh Quốc không được. Dân Chủ cho các nước Tây Âu, thì đối với Hiến Pháp Anh quốc không phải là mẫu mực để các nước dân chủ Tây Âu bắt chước.Bởi lẽ Anh Quốc không có một Hiến Pháp được viết ra trên giấy trắng mực

Ngày đăng: 22/07/2014, 15:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan