1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết lập Toà án Hiến pháp docx

4 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thiết lập Toà án Hiến pháp Để bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp (HP), trên thế giới hiện có 3/4 số quốc gia có Toà án hiến pháp. Ở nước ta, việc giám sát và phán quyết vi phạm HP không được giao cho một cơ quan chuyên trách nào. Do vậy, thẩm quyền bảo vệ HP không được phân định trách nhiệm rõ ràng, dẫn tới, hiệu lực và hiệu quả bảo vệ HP không cao. Hầu hết các chuyên gia pháp lý đều nhận định, đã đến lúc, nước ta cần xây dựng một cơ chế bảo hiến theo đúng nghĩa của nó - Đó là Toà án Hiến pháp. Với nguyên tắc chỉ tuân theo Hiến pháp, Toà án Hiến pháp sẽ có thẩm quyền phán quyết các tranh chấp liên quan đến các vấn đề hiến định trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chính vì vậy, giới học thuật gọi toà án này là “vương miện” của nhà nước pháp quyền. Lựa chọn mô hình hợp lý Yêu cầu bảo vệ hiến pháp bằng một cơ chế hữu hiệu hơn đang là một vấn đề hết sức bức thiết. Các chuyên gia đã đưa ra ba phương án:  Một là thành lập Uỷ ban giám sát Hiến pháp trực thuộc Quốc hội.  Phương án hai là trao quyền bảo vệ Hiến pháp cho TAND Tối cao.  Phương án ba được nhiều ý kiến ủng hộ hơn cả là thành lập một Toà án Hiện pháp độc lập. Theo PGS TS Nguyễn Đăng Dung - Đại học Quốc gia Hà Nội, các quốc gia trên thế giới thường xây dựng mô hình bảo hiến theo hai hướng: mô hình tập trung hoặc mô hình phi tập trung. Nói đến mô hình bảo hiến phi tập trung, người ta thường nhắc tới mô hình của nước Mỹ, đại diện cho hệ thống pháp luật án lệ. Theo đó, nước Mỹ không thành lập cơ quan độc lập chuyên thực hiện thẩm quyền giám sát tính hợp hiến của các đạo luật, mà thẩm quyền này được trao cho tất cả các Toà án. Ngược lại, mô hình bảo hiến tập trung (Civil Law) lại trao quyền bảo hiến cho một cơ quan độc lập là Toà án HP. Mô hình này được áp dụng hầu hết ở các nước Châu Âu, nên có tên gọi khác là mô hình lục địa Châu Âu. Bàn về mô hình tài phán HP ở nước ta, PGS TS Nguyễn Đăng Dung cho rằng, VN nên thành lập Toà án HP kiểu tập trung của các nước hệ thống pháp luật Civil Law thì có khả năng phù hợp hơn. Toà án HP độc lập, không phải là toà án chuyên trách nằm trong hệ thống toà án tư pháp thường như Toà Hình sự, Toà Dân sự không nằm trong Quốc hội hay Chính phủ. Đồng tình với quan điểm này GS TS Trần Ngọc Đường – Viện nghiên cứu Lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng nhận xét, hoạt động bảo hiến của Quốc hội rất khó thực hiện do lẫn lộn giữa chức năng lập pháp và tư pháp. Nếu bảo hiến theo cơ chế cơ quan giám sát tối cao thuộc Quốc hội, nghĩa là không ai ngoài Quốc hội có thẻ thực hiện quyền giám sát đối với Quốc hội nếu cơ quan này cũng có hành vi bất hợp hiến. Trên thực tế Quốc hội chưa huỷ đạo luật nào của mình vì lý do đạo luật đó bất hợp hiến mà chỉ có hoạt động sửa đổi, bổ sung luật. Đây đơn giản chỉ là hoạt động lập pháp của Quốc hội, chứ không phải là một hoạt động bảo hiến. PGS TS Thái Vĩnh Thắng - Trường Đại học Luật Hà Nội phân tích: VN chịu ảnh hưởng khá sâu sắc văn pháp pháp luật Pháp và Nga. Đây đều là những nền pháp luật thuộc văn hoá pháp luật Châu Âu. Bộ máy nhà nước cũng chịu ảnh hưởng nhiều của mô hình cộng hoà nghị viện. Vì vậy, mô hình Toà án HP phù hợp nhất đối với VN. Bảo đảm tính độc lập của Toà án Hiến pháp Theo PGS TS Nguyễn Như Phát - Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, trong xã hội và trong hệ thống nhà nước vẫn thiếu một loại quyền lực tư pháp đặc biệt - Đó là quyền tài phán HP. Vì vậy, việc thiết lập thiết chế tài phán HP chỉ có mục đích khắc phục “khoảng trống quyền lực” này, chứ nó không làm tổn hại đến quyền lực của bất kỳ cơ quan nào trong hệ thống nhà nước hay hệ thống chính trị. Ngược lại, với công cụ sắc bén này, cơ quan tài phán HP sẽ là công cụ đắc lực để các cơ quan trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị hoàn thành tốt nhiệm vụ theo đúng chức năng của mình theo sự “phân vai” của HP. Để đảm bảo tính độc lập của Toà án Hiến pháp, PGS TS Nguyễn Như Phát đề nghị, chánh án và thẩm pháp của cơ quan này nên theo cơ chế bổ nhiệm. Sau khi, Quốc hội chuẩn y là một nhiệm kỳ duy nhất. Nhiệm kỳ, chánh án và thẩm phán có thể kéo dài 10-15 năm. Từ kinh nghiệm tài phán HP của một số quốc gia trên thế giới, PGS TS Trương Đắc Linh – Trường Đại học Luật TP HCM cho biết: Trong khi một số Toà án HP chỉ xem xét tính hợp hiến của hoạt động lập pháp, thì một số nước lại trao quyền phán quyết cả những lĩnh vực liên quan. Ví dụ một số nước ở Trung và Đông Âu, Toà án HP bên cạnh phán quyết vấn đề HP còn có thẩm quyền xét xử đối với một số trường hơp liên quan đến quyền bầu cử, trưng cầu dân ý Thẩm quyền của cơ quan tài phán HP của mối quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội tại của chính quốc gia đó. Do vậy, nếu thành lập Toà án Hiến pháp ở VN, cần có một cái nhìn đổi mới về vị trí, vai trò và mối quan hệ của Toà án HP với các thiết chế quyền lực khác của nhà nước. . Thiết lập Toà án Hiến pháp Để bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp (HP), trên thế giới hiện có 3/4 số quốc gia có Toà án hiến pháp. Ở nước ta, việc giám sát và phán quyết vi phạm. chuyên gia pháp lý đều nhận định, đã đến lúc, nước ta cần xây dựng một cơ chế bảo hiến theo đúng nghĩa của nó - Đó là Toà án Hiến pháp. Với nguyên tắc chỉ tuân theo Hiến pháp, Toà án Hiến pháp sẽ. thành lập Toà án HP kiểu tập trung của các nước hệ thống pháp luật Civil Law thì có khả năng phù hợp hơn. Toà án HP độc lập, không phải là toà án chuyên trách nằm trong hệ thống toà án tư pháp

Ngày đăng: 22/07/2014, 12:20

Xem thêm: Thiết lập Toà án Hiến pháp docx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w