1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Áp dụng phương pháp luận sáng tạo ( TRIZ) trong dạy học docx

7 610 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 149,78 KB

Nội dung

Áp dụng phương pháp luận sáng tạo TRIZ trong dạy học Mục tiêu giáo dục trong thời đại mới là phải bồi dưỡng cho học sinh HS năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, để từ đó có th

Trang 1

Áp dụng phương pháp luận sáng tạo ( TRIZ) trong dạy học

Mục tiêu giáo dục trong thời đại mới là phải bồi dưỡng cho học sinh (HS) năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, để từ đó có thể tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới Tuy

nhiên sáng tạo là một khoa học, vì vậy việc nắm vững khoa học sáng tạo sẽ tăng cường hiệu quả sáng tạo, rút ngắn thời gian và tiết kiệm tài lực.

1- Sơ lược về TRIZ

Phương pháp luận sáng tạo (Creativity methodology) là bộ môn khoa học có mục đích xây dựng và trang bị cho mọi nguời xây dựng và trang bị cho mọi người hệ thống các phương pháp, các kĩ năng thực hành tiến tiến về suy nghĩ để giải quyết vấn đề và quyết định một cách sáng tạo Ý định “ khoa học tư duy sáng tạo” đã có

từ lâu Nhà tóan học Hy lạp Pappos ( thế kỉ thứ III) gọi khoa học này là Heuristics,

là khoa học về các phương pháp và quy tắc làm sáng chế, phát minh trong mọi lãnh vực khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật, chính trị, triết học, tóan, quân sự…Tuy nhiên, việc nghiên cứu có hệ thống và trình bày lại một cách đầy đủ cho từng

phương pháp thì mãi đến đầu thế kỉ thứ XX mới xuất hiện Sau đây là một số

phương pháp đang được dạy, học và áp dụng một cách rộng rãi trên thế giới :

1- Tấn công não (Brainstorming) do Alex Osborn ( Mỹ) đề xuất năm 1938.

2- Đối tượng tiêu điểm ( Focal Objects) do F.Kunze ( Đức) đề xuất năm 1926 và

được C Waiting (Mỹ) hòan thjịen năm 1950

Trang 2

3- Phân tích hình thái (Morphological Analysis) do F Zwicky ( Mỹ) đề xuất năm

1942

4- Tư duy theo chiều ngang ( Lateral thinking) do Edward de Bono ( Anh) đề xuất

năm 1970

5- Sáu mũ tư duy ( Six thinking hats) do Edward de Bono ( Anh) đề xuất năm 1985

6- Giản đồ ý (Mind Maps) do Tony Buzan (Anh) đề xuất năm 1960

7- Sử dụng các phép tương tự (Synectics) do W.Gordon (Mỹ) đề xuất năm 1952

8- Lý thuyết giải các bài toán sáng chế TRIZ ( viết tắt từ tiếng Nga : Teopия

peшения изобретательских задач) do G.S Altsuller ( Nga) đề xuất năm 1946

Trong các phương pháp kể trên, phương pháp luận sáng tạo TRIZ là một lý thuyết với hệ thống công cụ thuộc loại hòan chỉnh nhất trong lĩnh vực khoa học sáng tạo

Từ năm 1991, TRIZ đượcc các nước phương tây và Mỹ tiếp nhận, phổ biến thành một môn khoa học dùng cho cả thế giới Ở Mỹ, TRIZ được phát triển một cách nhanh chóng và sâu rộng, từ tháng 11 năm 1996 đã xuất bản tạp chí chuyên về TRIZ, xuất bản VIện TRIZ, Viện Altshuller nghiên cứu TRIZ, thành lập Đại học TRIZ… Hiện nay, khá nhiều công ty, tổ chức nổi tiếng sử dụng TRIZ để giải quyết các vấn đề kĩ thuật như : General Motors, Ford, BMW, Kodak, Siemens, Boing, NASA, Airbus…

Trong lĩnh vực giáo dục, đã có nhiều tổ chức trường học nghiên cứu áp dụng TRIZ

để nâng cao hiệu quả dạy và học, nhất là với các môn khoa học tự nhiên TRIZ đã đuă vào giảng dạy ở các trường đại học, viện nghiên cứu ở Anh, Đức, Thụy Điển,

Mỹ, Tây Ban Nha, Phần Lan…

Trang 3

2- Nội dung cơ bản của TRIZ

TRIZ là một công cụ hỗ trợ cho sự sáng tạo, nhằm :

- Tăng cường tính hệ thống của quá trình sáng tạo, rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức

- Làm cho quá trình sáng tạo trở thành một khoa học, có những tiêu chí, nguyên tắc nhất định chứ không phải một quá trình mày mò, may rủi

- Rèn luyện cho con người, đặc biệt cho HS khả năng sáng tạo, khả năng thích ứng, khả năng và kĩ năng giải quyết vấn đề

Để giải quyết một vấn đề theo lý thuyết sáng tạo TRIZ, thông thường người ta phải thực hiện các trình tự sau :

a- Xác định bài tóan cần giải

b- Xác định cách tiếp cận bài tóan, liên quan đến bài tóan cần giải Phân tích các mâu thuẩn nảy sinh trong vấn đề

c- Vận dụng 40 nguyên tắc và 76 tiêu chuẩn để tìm ý tưởng giải bài tóan

d- Phát triển các ý tưởng thành các giải pháp và kết cấu kỹ thuật

e- Áp dụng thực tế

Bốn mươi nguyên tắc là :

1 Nguyên tắc phân nhỏ

2 Nguyên tắc “ tách khỏi”

3 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ

4 Nguyên tắc phản đối xứng

5 Nguyên tắc kết hợp

6 Nguyên tắc vạn năng

7 Nguyên tắc chứa trong

8 Nguyên tắc phản trọng lượng

9 Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ

Trang 4

10 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ

11 Nguyên tắc dự phòng

12 Nguyên tắc đẳng thế

13 Nguyên tắc đảo ngược

14 Nguyên tắc cầu hóa

15 Nguyên tắc linh động

16 Nguyên tắc giải “ thiếu” hoặc “thừa”

17 Nguyên tắc đổi chiều

18 Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học

19 Nguyên tắc tác động theo chu kỳ

20 Nguyên tắc liên tục tác động có ích

21 Nguyên tắc vượt nhanh

22 Nguyên tắc biến hại thành lợi

23 Nguyên tắc quan hệ phản hồi

24 Nguyên tắc sử dụng trung gian

25 Nguyên tắc tự phục vụ

26 Nguyên tắc sao chép

27 Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”

28 Thay thế sơ đồ cơ học

29 Sử dụng các kết cấu khí và lỏng

30 Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng

31 Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ

32 Nguyên tắc thay đổi màu sắc

33 Nguyên tắc đồng nhất

34 Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần

35 Thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng

36 Sử dụng chuyển pha

37 Sử dụng sự nở vì nhiệt

38 Sử dụng các chất oxy hóa mạnh

39 Thay đổi độ trơ

40 Sử dụng các vật liệu hợp

Trang 5

3- Một vài thí dụ

Thí dụ 1: Làm thế nào để phân loại các viên thuốc không đạt mẫu mã ra khỏi lô

thuốc mà không cần dùng đến nhiều nhân viên phân loại ?

Yêu cầu chứa

đựng các mâu

thuẩn

Không cần

dùng đến con người

mà hiệu quả cao

Nguyên tắc 25 :

tự phục vụ

Quá trình tự phân loại

Tách khỏi các

viên thuốc không đạt

chất lượng mẫu mã

Nguyên tắc 2 :

“ tách khỏi”

Những viên thuốc có mẫu mã bất thường sẽ tự động bị loại

- Dị biệt về khối

lượng

- Dị biệt về màu

sắc

- Loại bằng phương pháp cơ học ; vận tốc, quán tính…

- Loại bằng phương pháp quang học

Trang 6

Tự loại bằng phương pháp cơ học: tạo một khỏang trống trước băng chuyền những viên thuốc khiếm khuyết sẽ có sai lệch vận tốc khác và bị rơi xuống giỏ

Thí dụ 2 : Làm thế nào để hạn chế các cọc sau khi đóng xong được ổn định

lâu dài, khó lún xuống được

Mâu thuẩn : Để cọc không bị lún thì đầu cọc phải tà Nhưng nếu đầu cọc tà thì khó đóng cọc

Giải pháp : gắn đầu nhọn để đóng cọc Sau khi đóng cọc xong, sẽ nở ra để làm tăng diện tích chân đế, hoặc tự phân hủy

4- Triển vọng vận dụng TRIZ trong dạy học :

Cho tới nay, việc giảng dạy lí luận sáng tạo vẫn được quan tâm về mặt nguyên tắc, nhưng không được nghiên cứu một cách cụ thể để có thể áp dụng vào các bậc học khác nhau ở Việt Nam Hiện nay, quá trình sáng tạo là của học sinh (HS) trong quá trình học tập thường là do quá trình tự phát, là kết quả của sự vận động, khuyến khích, thúc đẩy, động viên của giáo viên( GV) mà không phải là kết quả của một quá trình rèn luyện được định hướng một cách hệ thống, khoa học Vì vậy, sinh viên (SV) và HS thường gặp nhiều khó khăn khi yêu cầu phải sáng tạo, tìm ra giải pháp xử lí vấn đề ở mức tư duy cao Cũng có thể vì vậy mà số bằng phát minh của Việt Nam hiện ở mức rất thấp trên thế giới

Trong giảng dạy vật lí, TRIZ có vai trò quan trọng khi nghiên cứu học tập theo phương pháp thực nghiêm, mô hình, tương tự Ngoài ra, TRIZ giúp người học dễ tìm ra các phương pháp giải quyết vấn đề, các biện pháp kĩ thuật, cách xử lí các khó khăn trong thực tế

Trang 7

TRIZ còn được ứng dụng trong quản lí giáo dục Việc ứng dụng 40 nguyên tắc nâng cao hiệu quả công tác quản lí giáo dục, làm tốt công tác chủ nhiệm, tăng cường chất lượng của các sáng kiến kinh nghiệm…

Vì vậy, nghiên cứu TRIZ trong giáo dục sẽ mở ra một triển vọng mới để nâng cao hiệu quả giảng dạy và quản lí giáo dục ở các cấp

Ngày đăng: 22/07/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w