Đôi điều suy nghĩ về việc ứng dụng CNTT và sử dụng blog giáo viên trong dạy học 1. Vài nét về ứng dụng CNTT trong dạy học Máy vi tính với các phần mềm phong phú đã trở thành một công cụ đa năng ứng dụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu, sản xuất và đời sống. Tuy nhiên nếu như công dụng của máy là tính là có thể đo đếm được thì sự ra đời của mạng máy tính toàn cầu (Internet) đem lại những hiệu quả vô cùng lớn, không thể đo đếm được. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ CNTT&Truyền thông (ICT) thay vì CNTT (IT). Một máy tínhnối mạngkhôngchỉ giúp chúng ta đọc báođiện tử, gửi email mà nó là kênhkết nối chúngta với cả thế giới.Chúng ta có thể tiếp cậntoàn bộ tri thức nhânloại, có thể làm quen giaotiếp với nhauhoặc thamgia nhữngtổ chứcở cách xa nửavòng trái đất. Mạng máytính toàncầu thực sự đã tạo ra một thế giới mới, trongđó cũng có gần như các hoạt độngcủa thế giới thực: thươngmại điện tử (ecommerce), giáo dụcđiện tử (elearning), tròchơi trực tuyến (gameonline),các diễn đàn(forum),các mạng xã hội (socialnetwork),các công dân điệntử (blogger), Thôngqua các diễn đànvà mạng xã hội, tất cả mọi người có thể traođổi, chia sẻ với nhaucác tài nguyên số, cũngnhư các kinhnghiệm trong côngviệc,trong đời sống thườngngày . Vídụ mọi người có thể chia sẻ cho nhau các đoạn phim hoặc các bài hát, cóthể chia sẽ các bài viết về những kiến thức khoahọc, xã hội,những suy nghĩ của bản thân về một vấn đề nào đó v.v Trong lĩnhvực giáo dục, các bậc phụ huynh trêncả nước cóthể chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóccon cái;các giáo viêncó thể chiasẻ cáctư liệu ảnh,phim,các bài giảng vàgiáo ánvới nhau, để xây dựng một" kho tàinguyên " khổnglồ phục vụ cho việc giảng dạy của mỗi người. Học sinhcũng cóthể thông quacác mạngxã hội để trao đổinhững kiến thức về học tậpvà thi cử. 1.1 Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học Hiện nay,trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2hìnhthức ứngdụng CNTT trong dạy và học, đó là Computer BaseTraining, gọitắt là CBT (dạy dựa vàomáy tính),và e-learning(học dựa vào máy tính). Trong đó: - CBT là hình thức giáo viên sử dụngmáy vi tínhtrên lớp, kèm theo các trang thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hìnhcỡ lớn) và cácthiết bị multimediađể hỗ trợ truyền tải kiến thức đến họcsinh, kết hợp với pháthuy những thế mạnh của các phần mềm máy tínhnhư hình ảnh, âm thanh sinh động,các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác người và máy. - E-learning làhình thức học sinhsử dụng máy tínhđể tự học cácbài giảng mà giáo viênđã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phimvề các tiết dạy của giáo viên, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với giáo viên thông mạngInternet.Điểm khác cơ bản của hình thức E-learninglà lấy người họclàm trungtâm, người họcsẽ tự làm chủ quá trìnhhọc tập của mình, người dạy chỉ đóng vaitrò hỗ trợ việc học tậpchongười học. Như vậy, có thể thấyCBT và e-learning là haihìnhthức ứng dụng CNTTvào dạy và học khác nhauvề mặt bản chất: + Một bên là hình thứchỗ trợ cho giáo viên, lấyngười dạylàm trungtâm và cơ bản vẫn dựa trên môhình lớp học cũ (CBT ) + Một bên là hình thứchọc hoàn toàn mới,lấy người học làm trungtâm, trongkhi người dạy chỉ là ngườihỗ trợ ( E-learning ) 1.2 Sử dụng các bài giảng điện tử trong giảng dạy Từ nhiều nămnay, trongcác nhàtrường đã sử dụng tương đốiphổ biến mô hình giảngdạy sử dụng bài giảng điện tử cùngvới cáctrang thiết bị khác như máytính, máy chiếu (projector), Bài giảng điện tử và các trangthiếtbị này có thể coi là những công cụ dạy họcđa năng vì nócó thể thay thế chohầu hếtcác công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ,bản đồ,mô hình, ) đến hiện đại(cassette, ti vi, đầu video ). Hơnnữa,nếu cácbài giảngđiện tử được đầu tư xây dựng cẩnthận thì sẽ đem lạihiệu quả hơn hẳn,tạo được sự hấp dẫn và họcsinh có thể tiếp thu bài giảngdễ dànghơn. Khác vớicác phần mềm giáo dục khác, bàigiảng điệntử không phải là phần mềm dạy học, nó chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy củagiáo viên (đối tượng sử dụng làgiáo viên, không phải làhọc sinh). Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên giao tiếp thầy-trò, chứ không phải giao tiếp máy-người. Mặt khác, vì giáoviên là người trựctiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên cóthể khaithác tối đa được những kiến thức cần chuyểntải trongphầnmềm, tuỳ thuộc vào trình độ củahọc sinh vàphương pháp giảng dạy của giáo viên. Việc sử dụngcác bài giảng điệntử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của giáo viên.Có thể nói đó là sự kết hợp những ưuđiểm của phương pháp dạy học truyền thống và của các côngnghệ hiện đại. Để soạn các bài giảng điện tử, hiện naygiáo viênđược khuyến khích học và sử dụngcác phần mềm: Microsoft Powerpoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp dẫn để làm bài giảngđiện tử. Powerpoint có thể sử dụngđược các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo đượccác hiệu ứng chuyển độngkhá hấp dẫn và chọn cácmẫu giao diện đẹp. Phần mềm Violet: Dùngcho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng đượcnhững bài giảngđiệntử sinh động,hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trênlớp (sử dụngvới máy chiếu projector hoặc ti vi),hoặcđể đưa lên mạng Internet.Tương tự như PowerpointnhưngViolet cónhiều điểm mạnhhơn như giao diện tiếng Việt, dễ dùng,có những chức năng chuyên dụng cho bài giảng như tạo các loạibài tập, chức năng thiết kế chuyêncho mỗi mônhọc, và đặcbiệt là khả năng gắnkết được với các phầnmềm côngcụ khác. Macromedia Flash: Đây là phần mềm cho phép vẽ hình,tạo ra hìnhảnh động,các hiệu ứng chuyển động và biến đổi,lập trìnhtạo ra cáchoạt độngmô phỏng và tương tác sinhđộng, hấp dẫn. Để sử dụng tốt Flashđòi trình độ ngườisử dụng cũng phải ở mức khávà phảithực hànhnhiều. Thông thường không dùng Flashđể tạo cả một bài giảng vì nó sẽ tốnkhá nhiều công sức, mà chỉ dùngđể tạo ra cáctư liệu rồi kết hợpvới ViolethoặcPowerpointđể tạo thành mộtbài giảng hoàn chỉnh. Ngoài ra, trong quá trình soạn bài, giáo viênsử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet.Trangweb của Trung tâm hỗ trợ giáo viên(http://giaovien.net)là nơi cung cấp nhiều công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho giáo viên trong quá trìnhsoạn các bài giảngđiện tử có chất lượng cao. 1.3 Sử dụng Internet trong việc tìm kiếm các thông tin trực tuyến Internet chính là một thư viện không lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toànnhân loại với hàngtỷ tư liệu và các bài viết củamọi lĩnhvực vàluôn được cập nhật từng ngày, từng giờ.Vấn đề quan trọng vàbắt buộc đối với giáo viênlà phải biết khai thác nguồn tài nguyên phongphútrên Internetđể làm tốt việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Có 2 phương pháp để khai thác các thông tin phụcvụ choviệc giảng dạy: + Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến - Wikipedia.org (trang tiếngViệtlà vi.wikipedia.org) là hệ thống bách khoa toàn thư khổng lồ, dohàng chục triệu tình nguyện viêntrênthế giới đóng góp xây dựng. Có thể tìm ở đây từ các kiến thức khoahọc phổ thông đếncácnghiên cứu khoahọc chuyên ngành,tìm hiểuvề tiểu sử những ngườinổi tiếng cho đếnnhững vấn đề thời sự được cập nhậthàng ngàyv.v - Youtube.com, là trangweb chiasẻ video lớn nhất thế giới, ở đây chúngta có thể dễ dàngtìm được nhữngtư liệu phim phù hợp với mục đích dạyhọc. Ở Việt Nam cũng có trang chia sẻ videoriêng ở địa chỉ Clip.vn - Thư viện tư liệu giáo dục ( http://tulieu.violet.vn) là trangweb chiasẻ các tư liệu phim,ảnh,flash phục vụ cho giáo dụcvà đào tạo củangười Việt Nam. - Thư viện bài giảng điện tử ( http://baigiang.violet.vn): Đâylà trang webcho phép giáo viên chia sẻ các bài giảng vàgiáo án của mình, đồngthời thamkhảocác bài giảngvà giáo án của rấtnhiều giáo viên khác trên cả nước. - Thư viện giáo trình điện tử ( http://ebook.edu.net.vn.)làtrang webtập hợp các giáo trìnhbậc đại học và chuyên ngành từ các dự án của Bộ GD&ĐT với các trường Đại học lớntrên cả nướcnhư Đại học Bách Khoa HN, ĐH Sư phạmHN, Đại học Cần Thơ Thư viện tư liệu giáo dục và Thư viện bài giảngđiện tử là các hệ thốngmở, không những giúp giáo viêncó thể downloadcáctư liệu dạy học vàcác bàigiảng mẫu mà còn chophép giáo viên có thể đưa các tư liệu vàbài giảng của mình lên để chia sẻ với mọi người. Việc sử dụng cáchệ thốngmở như trên hiệnnay đanglà xu hướng tất yếu của ngànhCNTT, với nhữngưu điểmvượt trội là: Hoàn toànmiễn phí; Có hệ thốngdữ liệu khổnglồ vì là do cộng đồngcùngxây dựng;Luônđược cậpnhật thường xuyên, từng ngày, từnggiờ; Các tư liệu cũng như bài giảng có chất lượng cao vì được chọn lọc và tổnghợp từ nhiều nguồnkhác nhau. + Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm như Google, Yahoo,Baamboo,Monava ( http://google.com.vn, http://yahoo.com.vn,http://baamboo.com, http://monav a.com ) 1.4 Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội Khi kết nối mạng Internet,giáo viên không chỉ có thể tìm thấy ngaynhữngkiến thức, nhưngtài nguyênmình cầnmàcòncóthể chiasẻ, traođổi thôngtinvớinhau. Hình thức trao đổi, chiasẻ thông tin với nhau đơn giảnnhất làphổ biến nhấthiện nay là thôngqua cácdiễn đàn (forum)trên mạng. Diễnđàn lớn nhất Việt Nam về giáo dục là trangdiễn đàn Mạnggiáo dục của Bộ GD&ĐT (http://diendan.edu.net.vn) trong đó trao đổivề mọi vấn đề liên quan đến giáo dụcnhư giảngdạy, quản lý giáodục, cáccuộc vận động, các chính sách mớicủa Bộ GD&ĐT.Ngoài ra còn cóDiễn đàngiáo viên tronghệ thống thư viện trực tuyến của Violet (http://diendan.violet.vn), diễn đàngiáo dụcBìnhDương ( http://dayhoctructuyen.org) vàcòn rất nhiều bloggiáo dục khác. Một hìnhthức trao đổi, chia sẻ thông tinkhác nữatrên Internetlà thamgia các mạng xãhội. Ở các mạngnày, mỗi người có thể xây dựngcác blog (có thể coi đó là những trang web cá nhân) cho mình. Với các blogđược tạo, giáo viên có thể: lưu trữ các tư liệu, bài giảng, tài liệu thamkhảo môn học; chiasẻ các kinh nghiệm trong dạy họcvà trongcuộc sống,bạn bè đồngnghiệp cóthể vào xemcác blog của nhau và gửi lên ý kiếncủa mình; tổ chức việc dạy họcthông qua blog; tổ chức các diễn đànvề một số chủ đề giáo dục; ngoài ra blog cũnglà nơi giáoviên khắpnơi trong cả nước có thể giaolưu,kết nghĩavới nhau Trongthực tế tuy còn cónhiều điểm chưa tốt, chưakiểm soát đượcđối vớicác blog nhưngtùy theo từng mụcđích sử dụng, các blog có thể phát huy tính tích cực rất cao.Đặc biệt, các giáo viênnếu biết tậndụng những chứcnăng của blog thì hoàn toàncó thể sử dụng blog để làm tốt hơn công việc giảng dạy củamình. Hiện tại, đã có hàng ngàngiáo viên tạo trangweb cánhân được thừa kế bảnquyền từ thư viện Violet.vn.Ngoài ra,các địa chỉ mạng xã hội khác để tạo blog được dùngnhiềunhất ở Việt Namcó thể kể đến là: http://360.yahoo.com, http://my.opera.com, http://vn.360plus.yahoo.com Vi ệc tạo blog hiện nay,thủ tục rấtđơn giản, rất dễ thực hiện đối với mọi người. 2. Một vài kinh nghiệm trong việc sử dụng blog trong dạy học ở trường Sư phạm: Sau một thời gian ngắn tạovà sử dụng websitecá nhân phục vụ cho việc giảng dạy ở trường sư phạm; mặt khác, đượcsự cộng tác, ủng hộ của nhiều bạnđồng nghiệp và sinhviên, tôi rút ra được một số nhận xét và kinh nghiệm bước đầu: 1/ Tuythực chất chưa phải là mộthình thức e-learningtheo đúng nghĩa của nó nhưng việc sử dụng trangweb cá nhântrongviệc dạy học cũng là một bước khởi đầu quantrọngcho việc phát triển hìnhthức e-learning trongthời gian tới - một xu thế tích cựccần đượcphát triển ở nước ta. Ngàynay cácgiảngviên sư phạm hoàn toàn có thể tạo cho mìnhmột trang webcá nhân để sử dụng cho mục đíchđổi mớiphương pháp dạy học. + Trướckhi tạo trang web,giảngviêncần có địnhhướngvề trangweb củamình (về nội dung,về kết cấu các thư mục cầncó) sao cho phù hợpđặc điểmmôn học, mục đích sử dụng của bản thân và cóthể duytrì, phát triển trangweb lâu dài.Điều này cầnđược cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng vànên có một thời gian nhất định cho công việc chuẩn bị những điều kliện hình thành trangweb. + Kiên trì, từng bướcthực hiện vữngchắc việcxây dựng trangweb theohướng đã dự kiến.Việc tạolập một trangweb rấtdễ dàng, nhưngduy trì, "nuôidưỡng"và pháttriển nó thì hoàn toànkhông phải là mộtviệc đơn giản, dễ dàng. Giảng viên cần có một "chiến lược" để duytrì,phát triển và sử dụngcó hiệu quả trang web cá nhâncủa mình. Luôn luônbám sát mụcđích tạo trangweb cá nhânđể phụcvụ cho việc dạyhọc. Điều nàycó khác với mụcđích dùng webđể chia sẻ thông tin đơn thuần hayghi nhật ký, tâm sự của bản thân 2/ Mỗi giảng viên có một cáchthiết kế trangweb cá nhânkhácnhau tùy theo mục đích riêng củamình. Tuynhiêntheo tôi, cần tạo nhữngthư mục riêng như: tư liệu, bài giảngđiệntử, giáo án( đề cương chitiết học phần, đề cương bài giảng), câu hỏi ôntập & đề thi, tài liệu tham khảo Điềunày cũng giúpcho sinh viên thuận lợi trong việc tìm kiếm,tham khảo những tài liệu phụcvụ việc họctập, nghiên cứu môn học. Mặtkhác, giảng viêncó thể thiết lập liên kết đếnnhững websitehoặc nhữngtài liệu có chất lượng cao, thiết thực chomôn họcở những websitekhác. Việc nàygiúp cho sinhviên thuận lợi và có định hướng đúng đắn trong việc tìm kiếmthông tin trên mạng để tham khảo, thực hiệncác bài tập theo yêu cầu của mônhọc. Theo tôi, nếutạo websitecá nhân thuộc hệ thốngviolet.vnthì chúng ta sẽ thuận tiện trong việcthực hiện điều này. Mặt khác, giảng viên và sinhviên sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn tàinguyên khá phong phú trong hệ thốngthư viện trực tuyến Violet do cộng đồng giáo viêntham giađóng góp. 3/ Để có thể sử dụngwebsite cá nhân vào việc dạy học: + Giảngviên đưa ra những bài thực hành,bài tập ( vídụ: thiếtkế bài giảngđiệntử, thiết kế hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thiết kế bài thuyết trình, thực hiện một bộ sưu tập tư liệu cho môn học )và giaocho cá nhân hoặc các nhóm sinhviên thực hiện. + Giảngviên nên tạomột thư mục riêng để thôngbáo đề tài thực hành, danh sách các nhóm thựchành của sinh viên, lưu trữ hình ảnhhoạt độngthực hành, báo cáo của sinhviên( nếu có ) + Saukhi đượcbáo cáo,trình bày, tổ chức thực hành trên lớp và được góp ý, chỉnh sửa, những bài tập đó được giảng viên hoặccác sinh viên tự đưalên trangweb ( đối với cáctrang webcá nhân củaViolet, giảngviên có thể phân quyềncho sinh viên tự đưa tài liệu lênvới điều kiện là sinhviên cần đăng ký trở thành thànhviên trangriêng của giảngviên ). + Giảngviên cóthể nhận xétcông khaicác bài thực hành trên mạng;có thể tổ chức các sinhviên khác có thể nhận xét, gópý chonhau. + Trongquá trìnhsử dụng trangweb cho việc giảng dạy, giảng viên cần xây dựng, thống nhất một" nội quy" củatrang webđể tránh tìnhtrạng bài giảng, tài liệu được tải lên tuỳ tiện, đixa mục đích của trangweb.Điều này giúp chúngta đỡ mất thời gian choviệc khắcphục, sửa chữa,chấn chỉnh không cầnthiết. Nhiều bài tậpcó chất lượng được giáo viên, sinhviênnơi khác tải về thamkhảo. Điều nàytạo cho sinh viên thêm hứng thú trongviệc học tập, sáng tạo.Bởi vì một bài giảngđược đưa lên thư việnsẽ nhậnđược rấtnhiều góp ý từ cộng đồng để tác giả chỉnh sửalại chongày một tốt hơn, đồng thời việc mộtbài giảngđượctham khảo nhiều lần cũng làmộtthước đođánh giá chất lượngbài giảng, qua đó khẳng định được trìnhđộ của tác giả. 4/ Thông qua việc thực hànhnhư trên, tôi nhận thấy hoạt động họctập củasinh viên cónhiều dấu hiệu chuyểnbiến theo hướng tích cực: + Kỹ năng thiết kế bài giảng điện tử được nânglên, ngoài phần mềmPowerpoint được sử dụng một cách khá phổ biến, nhiều sinh viênđã mạnhdạn sử dụng phần mềm Violetđể soạn bài dưới sự hướng dẫn củagiảngviên, sự trợ giúp của trang web đàotạo kỹ năng vitính cho giáo viên + Kỹ năng tìmkiếm tài liệu trênmạng được cải thiện, việc tìm kiếm tài liệu cũng được định hướng tích cực hơn. + Hình thành vàphát triển khả nănghợp tác giữa các thành viên trong nhóm để hoàn thành bài tập nhóm. + Trongnhững buổi thực hành( tổ chức hoạt động giáo dục, thuyết trình, giới thiệubộ sưu tập củanhóm )với những" sản phẩm" do chính mìnhthiết kế vàtổ chức thi công, khôngkhí học tập của sinh viên sôi nổi vàtích cực hơn( sosánh bài tập củamình với bài tập củacác bạn khác, góp ý kiến xây dựng cho các bài tập ) + Bướcđầu hìnhthành ýthức tìm kiếm,tích luỹ những tư liệu, bàigiảng có chất lượng cao để chuẩn bị cho việc giảng dạy saukhi tốt nghiệp ratrường. Nhiềusinh viên tíchcực đónggóp chotrangweb nhiều tư liệu, bài giảng, tài liệu thamkhảo có giá trị, trước mắt nóphục vụ nhiều hơncho việc học tập, nghiên cứu môn học, đồngthời qua đó sinh viên cũngđã thamgia đóng góp chothư viện củacộng đồng giáo viên.Theonhận xét của cá nhântôi, tình cảm nghề nghiệpcủa sinhviên từ đó cũng có nhữngbiểu hiệntíchcực hơn. Khi sử dụng những trangweb cá nhân, giảngviên cóthể giải đápcác thắc mắc của sinh viên thôngqua hìnhthức"tin nhắn" để lại trên trangweb. Với trangweb thuộcthư viện trựctuyến Violet,giảngviêncòn có thể hỗ trợ trực tuyến chosinh viên. Nếumuốntổ chứchỗ trợ trực tuyến,giảng viêncần ấn địnhvà thông báo thời gian trực tuyến mỗi ngàyvà việc hỗ trợ trực tuyến cần được tiến hành có nề nếp và thường xuyên. Với những hình thức hỗ trợ như vậy, sự giúpđỡ của giảngviên đối với sinhviên có thể kịp thời hơn, hiệu quả hơn. Một điều quan trọng, theo chúng tôi trang webcánhân cũng chỉ là một phương tiện giúp cho giảng viên đổimới phương phápdạy học. Tuy nhiên cũngnhư những phươngtiện dạy học khác,trang webcá nhân của giảng viêncần được sử dụng phốihợp tốt với cácphương tiện khác, cần phát huy những ưu thế cũng như cần khắc phục nhữngđiểm hạn chế của nó trong quá trình sử dụng. Tuyệt đối hóa vai trò củanó cũngsẽ dẫn đến sailầm. . Đôi điều suy nghĩ về việc ứng dụng CNTT và sử dụng blog giáo viên trong dạy học 1. Vài nét về ứng dụng CNTT trong dạy học Máy vi tính với các phần mềm phong. đổinhững kiến thức về học tậpvà thi cử. 1.1 Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học Hiện nay,trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2hìnhthức ứngdụng CNTT trong dạy và học, đó là Computer. trựctiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên cóthể khaithác tối đa được những kiến thức cần chuyểntải trongphầnmềm, tuỳ thuộc vào trình độ củahọc sinh vàphương pháp giảng dạy của giáo viên. Việc sử dụngcác