Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất pdf

20 395 0
Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất V1.0 95 Nội dung  Lựa chọn địa điểm kinh doanh.  Trang bị máy móc thiết bị cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.  Trang web và vấn đề thương mại điện tử.  Hoạt động hậu cần đầu vào và tổ chức sản xuất.  Vấn đề quản lý hàng tồn kho. Hướng dẫn học Mục tiêu  Nghe giảng và đọc tài liệu để nắm bắt các nội dung chính .  Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu của từng bài.  Liên hệ và lấy các ví dụ trong thực tế để minh họa cho nội dung bài học.  Cập nhật những thông tin về kinh tế, xã hội trên báo, đài, tivi, mạng internet và tác động của chúng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Thời lượng học  5 tiết Sau khi học bài này, học viên có thể:  Nắm được nguyên tắc và các vấn đề cần lưu ý khi lựa chọn địa điểm kinh doanh.  Hiểu sự cần thiết phải trang bị các máy móc thiết bị tốt nhất phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong phạm vi nguồn lực cho phép.  Hiểu tầm quan trọng của hệ thống mạng, trang web trong thương mại điện tử.  Các vấn đề về cung ứng: nhu cầu, nhà cung cấp, các điều khoản thương lượng, giao hàng, thanh toán.  Các vấn đề lựa chọn công nghệ, quy mô và tính toán chi phí sản xuất.  Các vấn đề về quản lý hàng tồn kho. BÀI 5: CÔNG NGHỆ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất 96 V1.0 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Tình huống dẫn nhập: Bí quyết lựa chọn địa điểm kinh doanh của Phở 24 Cùng với triết lý kinh doanh bền vững và mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại được xây dựng một cách bài bản, việc lựa chọn địa điểm kinh doanh cũng là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công của thương hiệu Phở 24. Tháng 6/2003, sau khi chọn vị trí cho cửa hàng đầu tiên trên đường Nguyễn Thiệp, Quận 1, khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, Phở 24 đã tạo ra một ấn tượng về loại thức ăn nhanh đặc trưng Việt Nam. Địa điểm này đã được lựa chọn rất kỹ lưỡng. Trước hết, nó nằm trong khu vực thương mại và du lịch, có nhiều người qua lại nhưng không có quá đông xe máy và ô tô đi qua. Khu vực này cũng có nhiều cao ốc văn phòng, có nhiều người nước ngoài làm việc. Các cửa hàng lân cận bán đồ sưu tập, đồ lưu niệm đắt tiền thu hút khách du lịch hạng sang. Kinh doanh đạt quán tính, nhiều cửa hàng khác trong các khu thương mại ở trung tâm thành phố cũng rất thành công trong việc thu hút khách hàng. Khi trung tâm thành phố không còn chỗ cho các cửa hàng mới, Ban quản lý của hệ thống nhà hàng cân nhắc việc mở rộng ra khu vực mới: Các quận ngoại thành. Đây là khu vực dân cư có thu nhập thấp và trung bình, ít có sự viếng thăm của các du khách nước ngoài – nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp. Câu hỏi 1. Vấn đề lựa chọn địa điểm kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với một doanh nghiệp kinh doanh trong ngành dịch vụ ăn uống? Đối với một sản phẩm như Phở 24? 2. Theo bạn, Phở 24 có nên thực hiện chiến lược mở rộng thị trường theo kế hoạch như trên không? 3. Theo bạn, chuyện gì sẽ xảy ra nếu Phở 24 làm ngược lại: mở cửa hàng đầu tiên ở vùng ngoại thành rồi di chuyển vào vùng nội thành? Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất V1.0 97 5.1. Địa điểm và trang thiết bị 5.1.1. Xác định địa điểm kinh doanh 5.1.1.1. Địa điểm kinh doanh và lĩnh vực hoạt động Địa điểm kinh doanh luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất, cung ứng sản phẩm hàng hóa đến khách hàng. Ngày nay, để cạnh tranh, các doanh nghiệp cần thường xuyên đổi mới, phát triển sản phẩm; chiến lược kinh doanh, cũng cần thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ nhưng khi đã quyết định mua, thuê địa điểm kinh doanh thì quyết định đó lại đồng nghĩa với sự ổn định lâu dài và không thể thay đổi dễ dàng. Đối với mỗi ngành kinh doanh, tầm quan trọng của địa điểm kinh doanh có thể đôi chút khác nhau, nhưng về cơ bản đó là yếu tố P (Place) có tính ổn định nhất trong các P của Marketing hỗn hợp. Do đó, việc lựa chọn địa điểm kinh doanh cần được cân nhắc kỹ lưỡng.  Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc chọn địa điểm xây dựng nhà xưởng, kho bãi quan trọng hơn nhiều việc tìm địa điểm đặt văn phòng hay cửa hàng vì việc di chuyển máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho bãi đòi hỏi tốn kém rất nhiều thời gian, chi phí và làm gián đoạn hoạt động sản xuất. Địa điểm đặt nhà xưởng, kho bãi phải đảm bảo các nguyên tắc như có cơ sở hạ tầng phù hợp, có sẵn lực lượng lao động, giao thông thuận tiện (cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm), có khả năng mở rộng trong tương lai…  Đối với các ngành kinh doanh dịch vụ và ngành kinh doanh bán lẻ nói chung, việc lựa chọn địa điểm kinh doanh là vô cùng quan trọng. Đối với từng ngành lại có các tiêu chí đặc thù khác nhau nhưng về cơ bản địa điểm kinh doanh càng thuận tiện và dễ thu hút khách hàng mục tiêu càng tốt. Đặc trưng của các ngành này đều là ngành phân tán, do đó doanh nghiệp sẽ khó thành công nếu cứ cố gắng đạt được tính kinh tế nhờ quy mô. 5.1.1.2. Địa điểm kinh doanh và các đối tượng hữu quan Có rất nhiều yếu tố cần xem xét khi chọn địa điểm kinh doanh. Một trong những yếu tố đó là sự phù hợp của địa điểm đối với các đối tượng có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy tự trả lời xem vị trí kinh doanh sẽ chọn quan trọng với ai, quan trọng như thế nào.  Đối với bản thân doanh nhân: Không gian đó trước hết phải thật thuận tiện với cá nhân bạn. Nếu cảm t hấy nó không thuận tiện với bạn, thì có nghĩa là bạn đã chọn nhầm chỗ. Nên nhớ, bạn chính là người làm việc ở đó đầu tiên, hàng ngày và lâu nhất.  Đối với khách hàng: Địa điểm phải thuận tiện cho khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu địa điểm không thuận tiện thì dù chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt đến mấy thì khách hàng cũng sẽ thưa dần. Nếu mất khách hàng doanh nghiệp cũng chẳng tồn tại được lâu. Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất 98 V1.0  Đối với nhân viên của doanh nghiệp: Vấn đề này không quan trọng lắm, nhất là vào thời điểm ban đầu này, khi doanh nghiệp chưa có hoặc chỉ có một vài nhân viên. Tuy nhiên, khả năng thu hút và giữ các nhân viên tốt cũng là một ưu điểm nên cân nhắc tới khi chọn địa điểm doanh nghiệp.  Đối với các đối tác chiến lược: Thực tế là các mối quan hệ đối tác chiến lược dễ có được giữa các đối tác ở cùng khu vực địa lý. Ví dụ như Thung lũng Silicon trở thành điểm quy tụ của ngành công nghệ thông tin; Phố Wall là trung tâm của các ngân hàng, công ty tài chính, chứng khoán…  Đối với các nhà đầu tư hay người mua tiềm năng: Có thể khi mới thành lập, doanh nhân thậm chí còn chưa nghĩ đến khía cạnh này, nhưng các nhà đầu tư tiềm năng coi trọng giá trị dài hạn của doanh nghiệp chắc chắn sẽ coi vị trí kinh doanh của doanh nghiệp là một yếu tố rất đáng quan tâm. 5.1.1.3. Các tiêu chí lựa chọn địa điểm kinh doanh Có nhiều tiêu chí được dùng để lựa chọn địa điểm kinh doanh. Sau đây là một số các tiêu chí cơ bản:  Lựa chọn khu vực phù hợp (danh tiếng): Một địa chỉ ở khu buôn bán sầm uất có tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp của bạn không? Các khách hàng giàu có thích tìm đến những doanh nghiệp nằm trong vùng dành cho giới của họ không? Một số ngành kinh doanh đòi hỏi khu vực danh giá, sầm uất tại các trung tâm lớn (thời trang, giải trí, khách sạn, nhà hàng…) trong khi đó một số ngành lại thành công tại các khu vực dân cư nhỏ hơn (siêu thị, băng đĩa, giặt là, ăn uống, nhà nghỉ…). Như vậy, ngành nghề và khách hàng mục tiêu là yếu tố quan trọng khi chọn khu vực kinh doanh.  Lưu lượng và mức độ thuận tiện về giao thông: có thể có những địa điểm trông thật sự phù hợp vào buổi sáng nhưng có thể lạc lõng vào buổi trưa, thường xuyên tắc đường vào buổi chiều nhưng lại vắng tanh vào buổi tối và các ngày nghỉ. Do đó không nên chọn địa điểm kinh doanh vội vàng, nên khảo sát những địa điểm tiền năng vào các thời điểm khác nhau trong ngày, các ngày trong tuần hay thậm chí trong các kiểu thời tiết khác nhau để tránh những điều phiền toái không đáng có do địa điểm không phù hợp. Những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và ngành kinh doanh bán lẻ thường rất th ích nơi giao thông đông đúc, ngược lại, những người tìm chỗ thuê văn phòng thì không.  Kiểm tra các quy định trong khu vực: Nhiều thành phố có các yêu cầu khoanh vùng rất khắt khe. Hãy nghiên cứu tình hình và đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn được phép hoạt động trước khi ký hợp đồng thuê địa điểm. Cần kiểm tra các quy định về ngành nghề được phép hoạt động, các quy định về bảng biểu, nơi đỗ xe cho khách hàng và nhân viên…  Mật độ dân cư và tốc độ tăng trưởng: các doanh nghiệp dịch vụ và kinh doanh bán lẻ cần được đặt trong một khu vực có dân cư tăng trưởng cao, tăng trưởng kinh Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất V1.0 99 tế tốt và dân cư có xu hướng chi tiêu cho tiêu dùng. Điều này có thể thấy thông qua việc làm ăn đang thuận lợi phát đạt hay chật vật của các doanh nghiệp hiện đang có mặt trong khu vực.  Khoảng cách tới đối thủ cạnh tranh: cần xem xét khoảng cách từ địa điểm tiềm năng tới các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện có. Khoảng cách này quá gần hoặc quá xa đều không có lợi. Nếu khoảng cách quá gần, các đối thủ cạnh tranh sẽ có lợi thế của người đi trước. Nếu muốn tạo khoảng cách xa đối thủ cạnh tranh mà lại chọn địa điểm tại khu vực chuyên kinh doanh các mặt hàng khác cũng sẽ gặp bất lợi do khách hàng không yên tâm vì không có cơ hội lựa chọn và so sánh. Trong một số ngành, việc chọn địa điểm gần nhau cũng có tác dụng tích cực tới hiệu quả kinh doanh chung của tất cả các doanh nghiệp.  Mua hoặc thuê địa điểm: nếu tiềm lực tài chính tốt và chọn được địa điểm kinh doanh lý tưởng, doanh nghiệp có thể mua đứt luôn để đảm bảo tính ổn định và tránh các rắc rối phát sinh sau này. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp mới khởi nghiệp đều chọn phương án đi thuê để giảm bớt áp lực tài chính. Khi đó, doanh nghiệp cần quan tâm tới từng điều khoản trong hợp đồng thuê nhà như tiền thuê, tăng tiền thuê, thời gian thuê, chi phí bảo dưỡng thông thường, sửa chữa của người thuê, nhượng quyền thuê… Như vậy, để ra một quyết định chắc chắc và cẩn thận đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu một loạt các vấn đề phức tạp. Do đó cần giữ thái độ cởi mở với các lựa chọn khác, thực hiện nghiên cứu và sẵn sàng đưa ra một trong những quyết định quan trọng nhất để khởi sự hoạt động cho doanh nghiệp. 5.1.2. Trang bị máy móc văn phòng Trang bị máy móc văn phòng phù hợp là việc rất cần thiết để giảm bớt khối lượng công việc và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý. Sự phù hợp của máy móc, thiết bị được hiểu là khả năng đáp ứng yêu cầu công việc trong hiện tại và tương lai, đồng thời tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu. Các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp mới khởi nghiệp càng cần phải chú trọng điều này. Một mặt, chi phí đầu tư càng cao thì càng lâu thu hồi vốn đầu tư. Ngược lại, nếu máy móc thiết bị không bảo đảm sẽ gây ra sự lãng phí khi quy mô sản xuất và mức độ phức tạp trong quản lý tăng lên đòi hỏi máy móc hiện đại và đồng bộ. Việc trang bị máy móc, thiết bị cho văn phòng cần chú ý một số điểm sau đây:  Tùy theo yêu cầu công việc của từng bộ phận, từng cá nhân để trang bị máy móc cho đúng yêu cầu. Ví dụ, bộ phận thiết kế, đồ họa, kỹ thuật, quản trị hệ thống mạng… cần được trang bị máy tính có cấu hình mạnh, tốc độ nhanh; ngược lại, khối văn phòng với các công việc đơn giản như soạn thảo văn bản, kiểm tra và gửi thư điện tử (e-mail), tính toán chi phí… thì không cần những máy tính quá hiện đại, đắt tiền. Máy tính xách tay (laptop) chỉ thực sự cần thiết đối với nhân viên những bộ phận thường xuyên di chuyển khỏi công ty. Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất 100 V1.0  Nếu có thể, nên trang bị hệ thống máy tính đồng bộ và cùng thời điểm để tất cả các máy móc đều hoạt động thông suốt. Mặt khác, sự đồng bộ này không chỉ mang lại lợi ích trước mắt là được giảm giá từ nhà cung cấp mà còn tiết kiệm được chi phí và thuận lợi cho việc bảo dưỡng định kỳ.  Việc trang bị những thiết bị ngoại vi như máy in, máy fax, máy scan, máy chiếu… cần cân nhắc đến khả năng hoạt động của từng thiết bị và nhu cầu sử dụng thực tế của doanh nghiệp.  Thiết bị kết nối Internet: nên lắp đặt thiết bị kết nối Internet băng thông rộng để nhân viên có thể dễ dàng hoàn thành công việc và giữ mối liên hệ thông suốt, nhanh chóng với khách hàng. 5.1.3. Trang web của doanh nghiệp 5.1.3.1. Lợi ích của trang web Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, khi Internet ngày càng trở nên phổ biến và trở thành công cụ không thể thiếu trong công việc và cuộc sống, thì lợi ích của trang web đối với việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Trang web trở thành cửa ngõ để doanh nghiệp tiếp thị hình ảnh và sản phẩm, dịch vụ của mình đến khắp nơi trên thế giới. Cụ thể, trang web có thể mang lại cho doanh nghiệp các lợi ích sau đây:  Cung cấp thông tin nhanh chóng, cập nhật, không hạn chế khối lượng.  Phạm vi quảng bá toàn cầu, không bị giới hạn về khu vực địa lý.  Thông tin luôn có sẵn để phục vụ tại bất cứ thời điểm nào trong ngày.  Tiết kiệm chi phí quảng cáo, thông tin dễ dàng được thay đổi mà không cần phải in ấn lại như brochure, catalogue, danh thiếp…  Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng (để trưng bày, giới thiệu sản phẩm…) và chi phí thuê nhân công (nhân viên phục vụ, bán hàng, chăm sóc khách hàng…).  Tăng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp. 5.1.3.2. Thiết kế trang web Doanh nghiệp cần quyết định xem nên tự xây dựng trang web hay thuê những công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Mỗi lựa chọn đều có chi phí và lợi ích riêng: 5.1.3.3. Tự thiết kế trang web Doanh nghiệp có thể chọn phương án này nếu bản thân doanh nhân hay một nhân viên trong doanh nghiệp có khả năng và có hiểu biết nhất định về thiết kế trang web. Phương án này tuy có ưu điểm là tiết kiệm chi phí nhưng cũng có nhiều hạn chế như:  Mất thời gian và công sức vào thiết kế trang web thay vì tập trung thời gian cho hoạt động kinh doanh chính.  Các công cụ hỗ trợ tạo trang web như Microsoft Frontpage hay Macromedia’s Dreamweaver dù đã được cải tiến nhiều nhưng không thể thay thế hoàn hảo cho các trang web mà một người chuyên nghiệp mã hóa bằng tay. Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất V1.0 101  Có thể đánh mất thiện cảm và sự tin tưởng của khách hàng nếu trang web thiếu tính chuyên nghiệp, khó truy cập, đường dẫn không hoạt động hay thông tin không cập nhật… Do những hạn chế này mà các doanh nghiệp thường thuê những nhà thiết kế chuyên nghiệp để xây dựng cửa ngõ nối doanh nghiệp với thế giới bên ngoài. 5.1.3.4. Thuê nhà thiết kế trang web chuyên nghiệp  Lợi ích đầu tiên có thể thấy là một người lập trang web chuyên nghiệp có chuyên môn kỹ thuật để tạo ra một trang web có thể phù hợp với tất cả các trình duyệt và hoạt động trôi chảy. Việc đầu tư thuê một người lập trang web chuyên nghiệp cũng cho phép doanh nghiệp tập trung thời gian để kinh doanh và bớt thời gian tìm tòi, nghiên cứu nhằm trở thành người thiết kế trang web cho chính mình.  Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không thể giao phó hoàn toàn công việc cho nhà thiết kế chuyên nghiệp. Phải xác định rằng nhà thiết kế chuyên nghiệp chỉ dùng kiến thức chuyên môn để tư vấn và hiện thực hóa những ý tưởng và yêu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể doanh nghiệp cần phải xác định các vấn đề sau: o Mục đích lập trang web của doanh nghiệp là gì? Trang web chỉ có tác dụng giới thiệu về các sản phẩm của doanh nghiệp trên mạng hay doanh nghiệp muốn dùng nó để bán sản phẩm, dịch vụ qua Internet. o Ngân sách dành cho việc lập và duy trì hoạt động của trang web là bao nhiêu? o Ai sẽ là người chịu trách nhiệm thường xuyên bảo trì trang web của doanh nghiệp? o Ai là người cập nhật những nội dung và thông tin mới? o Người lập chỉ thiết kế hay còn chịu trách nhiệm tiếp thị cho trang web của doanh nghiệp?  Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu thông tin về nhà thiết kế trước khi chính thức chọn nhà thiết kế. Các thông tin cần tìm hiểu như: những trang web mà nhà thiết kế đã thiết kế trước đó, tính chuyên nghiệp của nhà thiết kế, thời hạn hoàn thành, chi phí… 5.1.3.5. Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế trang web Dù doanh nghiệp tự thiết kế hay thuê nhà thiết kế trang web chuyên nghiệp thì cũng cần lưu ý một số điểm sau:  Trang web nên thiết kế đơn giản: ví dụ như trang web www.google.com, www.amazon.com rất đơn giản, không nhiều hình ảnh động, không nhiều màu sắc nhưng quan trọng là tính năng rất mạnh của chúng. Khách hàng không cần những trang web quá ấn tượng mà điều cơ bản là cung cấp được những chức năng, thông tin, sản phẩm họ cần.  Hàng hóa, dịch vụ, loại hình kinh doanh phù hợp: Không phải bất cứ thứ gì cũng có thể bán được qua mạng. Ví dụ, sẽ không ai mua gạo hay dầu gội qua mạng Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất 102 V1.0 bởi vì họ có thể mua chúng dễ dàng ở các cửa hiệu ở mọi nơi. Do đó, khi quyết định bán hàng qua mạng, doanh nghiệp cần khảo sát kỹ thị trường cho sản phẩm của mình.  Tốc độ truyền tải: Tốc độ là một yếu tố rất quan trọng đối với 1 trang web, nhất là trong thương mại điện tử. Những trang web có tốc độ truyền tải chậm sẽ khiến khách hàng mất kiên nhẫn và bỏ đi. Để cải thiện tốc độ truyền tải, trang web không nên có quá nhiều hình ảnh và âm thanh không thực sự hữu ích. Ngoài ra, những khâu khác cũng cần lưu ý tốc độ như: trả lời email, giao hàng…  Tiện ích khác: cũng giống như trong thương mại truyền thống, khi khách hàng chịu dừng chân lâu trong gian hàng của doanh nghiệp ở siêu thị hay hội chợ, có nghĩa là họ đã bắt đầu quan tâm và muốn mua sản phẩm hay dịch vụ. Do đó, các trang web cũng cần cung cấp thêm các thông tin hữu ích và hấp dẫn khác để giữ chân khách hàng.  Search Engine: Đăng ký trang web của doanh nghiệp tại các Search Engine (công cụ tìm kiếm) để được liệt kê ở các trang đầu. Điều này tạo cơ hội để khách hàng tìm thấy trang web của doanh nghiệp trong hàng tỉ các trang web khác. 5.1.4. Thương mại điện tử 5.1.4.1. Thương mại điện tử là gì? Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh. TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet. 5.1.4.2. Lợi ích của thương mại điện tử Lợi ích lớn nhất mà TMĐT đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Cụ thể như sau:  Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyền thống. Ví dụ gửi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tin đến tay người nhận nhanh hơn gửi thư theo cách truyền thống.  Giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ, một doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với chi phí giống như gửi cho một khách hàng.  Các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Điều này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt trong khi mua bán. Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất V1.0 103  Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ một cách nhanh chóng. Những lợi ích như vậy chỉ có được với những doanh nghiệp thực sự nhận thức được giá trị của TMĐT. Vì vậy, TMĐT góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài. 5.1.4.3. Các loại hình ứng dụng thương mại điện tử Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử ra các loại hình phổ biến như sau: Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (Business to Business), Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (Business to Consumer), Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (Business to Government), Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C (Consumer to Consumer), Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C (Government to Consumer).  Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B: là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Theo Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển kinh tế (UNCTAD), TMĐT B2B chiếm tỷ trọng khoảng 90% trong TMĐT. Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán… qua các hệ thống này. Ở một mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động. TMĐT B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh…  Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C: là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện điện tử. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng gần 10%) trong TMĐT n hưng có sự phạm vi ảnh hưởng rộng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập trang web, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc.  Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước - B2G: là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng. Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất 104 V1.0 Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những trang web tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên trang web. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công.  Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C: là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập trang web để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một trang web có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường.  Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C: là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến… 5.2. Các vấn đề về cung ứng 5.2.1. Hoạt động cung ứng Cung ứng là tập hợp các quá trình nhằm đảm bảo nguyên vật liệu (đối với các doanh nghiệp sản xuất), hàng hoá (đối với các doanh nghiệp thương mại) cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Trong mục này, các vấn đề liên quan đến hoạt động cung ứng được trình bày trong 4 nội dung chính, bao gồm: xác định nhu cầu nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp, vấn đề vận chuyển và vấn đề hàng tồn kho. Hoạt động cung ứng là điều kiện tiền đề đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển và diễn ra trên một diện rộng thì hoạt động cung ứng cũng phát triển trên một diện rộng, xuất hiện một phạm trù mới là hậu cần kinh doanh. 5.2.2. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch  Doanh nghiệp sử dụng một số yếu tố sau đây làm cơ sở để xác định nhu cầu nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch: o Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp o Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, hàng hoá của doanh nghiệp o Phân tích sự biến động trên thị trường cung cấp nguyên vật liệu o Tình hình tài chính của doanh nghiệp o Năng lực kho tàng của doanh nghiệp  Đối với những doanh nghiệp nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh không phức tạp, nhu cầu nguyên vật liệu ít, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của quá khứ. [...]... của công nghệ được chia thành các giai đoạn ra đời, phát triển, chín muồi và suy thoái Mỗi công nghệ cụ thể xác định sẽ có một chu kỳ sống xác định 108 V1.0 Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất Tính năng kỹ thuật Chín muồi Phát triển Suy thoái Ra đời Thời gian Hình 5.1: Chu kỳ sống của công nghệ Vòng đời của công nghệ dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc điểm của công nghệ, tác dụng của nó đối với sản xuất, ... kho  Chu kỳ sống của công nghệ, công nghệ sản xuất tối ưu và tiêu chuẩn, phương pháp lựa chọn công nghệ sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp: o Phù hợp về mặt kỹ thuật o Phù hợp về mặt kinh tế (Phương pháp phân tích điểm hòa vốn, Phương pháp so sánh các phương án công nghệ) o Phù hợp về khả năng tài chính V1.0 113 Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất CÂU HỎI ÔN TẬP 1 Tầm quan trọng và tiêu chí lựa chọn... tăng giá của sản phẩm, hàng hoá mà mình đang nắm quyền chi phối để dự trữ và sẽ tung ra sản phẩm ở thời điểm cần thiết Khi đó, hàng tồn kho trở thành khoản lợi nhuận đang chờ ngày thanh toán của doanh nghiệp V1.0 107 Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất 5.4 Lựa chọn công nghệ sản xuất 5.4.1 Yêu cầu lựa chọn công nghệ Để chuẩn bị về công nghệ, một doanh nghiệp mới khởi sự phải lựa chọn công nghệ có thể... hòa vốn là điểm mà tại đó Tổng doanh thu (DT) bằng Tổng chi phí (TC) Gọi Q1 là sản lượng tại điểm hòa vốn Ta có: FCCN Q1  P  AVC KD 110 V1.0 Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất  Công nghệ thích hợp về kinh tế khi và chỉ khi thoả mãn điều kiện sản lượng sản xuất lớn hơn mức sản lượng hoà vốn: Q > Q1 DT DT TC TC FCCN 0 Q1 Q Hình 5.2 o Phương pháp so sánh các phương án công nghệ được sử dụng khi doanh... công nghệ: Việc xác định chính xác vòng đời của công nghệ và thời điểm đánh giá công nghệ đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, làm 109 Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất căn cứ để lựa chọn và quyết định việc chuyển giao, tiếp tục hoàn thiện hay chấm dứt hoạt động một công nghệ cụ thể Sự phù hợp về kỹ thuật còn được đánh giá trên cơ sở so sánh trình độ công nghệ. .. đưa công nghệ vào áp dụng, công nghệ chuyển sang giai đoạn phát triển của nó Nếu không có công nghệ thay thế, công nghệ gắn với sản phẩm thường có chu kỳ sống gắn với chu kỳ sống của sản phẩm Song đến giai đoạn này có thể đã xuất hiện việc nghiên cứu công nghệ thay thế Việc đánh giá cụ thể, đảm bảo độ chính xác nhất định về chu kỳ sống của công nghệ và xác định thời điểm chấm dứt hoạt động của công nghệ. .. chi phí kinh doanh sản xuất và doanh thu có được từ việc sản xuất và tiêu thụ loại sản phẩm được sản xuất theo công nghệ đang đánh giá Đó là các số liệu dự báo về:  Cung – cầu, từ đó suy ra dự báo về sản lượng dự kiến tiêu thụ (Q)  Giá bán sản phẩm (P)  Chi phí đầu tư cho công nghệ mới (FCCN) Chi phí đầu tư cho công nghệ mới (sáng tạo hoặc chuyển giao) bao gồm cả đầu tư cho công nghệ, trang thiết... tiếp tổng giá thành sản xuất sản phẩm của từng phương án công nghệ rồi lựa chọn phương án có tổng giá thành sản xuất nhỏ nhất So sánh giá thành từng cặp phương án công nghệ sẽ xác định được mức tiết kiệm tuyệt đối của phương án công nghệ này so với phương án công nghệ kia V1.0 111 Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất FCCN FCCN3 FCCN2 FCCN1 0 Q1 Q2 Q3 Q Hình 5.3 Thứ ba, đánh giá sự phù hợp về khả năng... của công nghệ, thị trường và cả về công nghệ thay thế nên nhiều khi không chính xác Trong quá trình đưa công nghệ vào áp dụng các thông tin ngày càng đầy đủ hơn, các nhân tố chịu tác động và tác động đến công nghệ cũng hình thành rõ dần Hoặc ngay ở giai đoạn ra đời công nghệ đã tỏ ra không phù hợp sẽ nhanh chóng bị chấm dứt Hoặc đa số công nghệ được thử nghiệm và tỏ ra có hiệu quả, thị trường sản phẩm... nghệ, tác dụng của nó đối với sản xuất, tình hình thị trường sản phẩm cũng như công nghệ thay thế Thị trường và công nghệ thay thế ảnh hưởng rất lớn đến vòng đời của công nghệ Khoa học công nghệ càng phát triển, vòng đời của mọi công nghệ càng rút ngắn vì nó nhanh chóng bị công nghệ mới tiến bộ hơn thay thế Thông thường khi sáng tạo ra một công nghệ mới, ngay ở giai đoạn mới ra đời đã phải đánh giá chu . đề lựa chọn công nghệ, quy mô và tính toán chi phí sản xuất.  Các vấn đề về quản lý hàng tồn kho. BÀI 5: CÔNG NGHỆ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất 96 V1.0. Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất 108 V1.0 5.4. Lựa chọn công nghệ sản xuất 5.4.1. Yêu cầu lựa chọn công nghệ Để chuẩn bị về công nghệ, một doanh nghiệp mới khởi sự phải lựa chọn công. của công nghệ được chia thành các giai đoạn ra đời, phát triển, chín muồi và suy thoái. Mỗi công nghệ cụ thể xác định sẽ có một chu kỳ sống xác định. Bài 5: Công nghệ và tổ chức sản xuất

Ngày đăng: 22/07/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan