Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, có bản chất tín hiệu Ngôn ngữ là sự hợp nhất của cái biểu hiện vỏ âm thanh và cái được biểu hiện khái niệm về sự vật, hiện tượng được phản ánh, gọi tên
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Mục đích và ý nghĩa của đề tài:
Con người muốn biểu đạt ý tưởng, suy nghĩ của mình cần có ngôn ngữ và các hình thức tồn tại của ngôn ngữ Trong hoạt động xã hội và nghiên cứu khoa học, ngôn ngữ là một phương tiện không thể thiếu Việc khai thác bản chất, chức năng, nguồn gốc của ngôn ngữ là hết sức cần thiết để hiểu rõ và sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp
Bên cạnh bản chất xã hội, ngôn ngữ còn có bản chất trừu tượng, khái quát Tìm
hiểu quan điểm của các nhà kinh điển bàn về bản chất trừu tượng khái quát của ngôn ngữ để có định hướng đúng và làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành
2 Lịch sử nghiên cứu:
Ngành ngôn ngữ học có từ cuối thế kỷ IV tr.CN Vấn đề bản chất trừu tượng khái quát của ngôn ngữ cũng được Mác – Ăngghen – Lênin bàn rất sớm, trong nhiều
công trình nghiên cứu như: Bút ký triết học (Lênnin), Chống Đuyrinh (Ăngghen), Biện chứng của tự nhiên (Ăngghen),… Bên cạnh đó, các nhà ngôn ngữ học hiện đại,
các bài báo cáo khoa học, tạp chí cũng đã bàn nhiều về vấn đề này
3 Phạm vi nghiên cứu:
Tiếng Việt; các tác phẩm kinh điển của Mác – Ăngghen – Lênin
4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp: chọn lọc; phân tích; so sánh; tổng hợp; …
B NỘI DUNG
I Quát chung về về bản chất và chức năng của ngôn ngữ:
I.1 Bản chất của ngôn ngữ
I.1.1 Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người Bên ngoài xã hội, ngôn ngữ không thể phát sinh
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân tôi hay cá nhân anh mà là của chúng ta Đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn
và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng đồng
Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính di
truyền
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt Nó không thuộc về kiến trúc thượng
tầng của riêng một xã hội nào Ngôn ngữ không mang tính giai cấp
Chi tiết
Trang 2Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp và là công cụ của tư duy.
“Hoạt động ngôn ngữ có một mặt cá nhân và một mặt xã hội, và không thể quan niệm mặt này mà thiếu mặt kia được”.
“Tất nhiên, hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn nhau: ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thể hiểu được và gây được tất cả những hiệu quả của nó; nhưng lời nói lại cần thiết để cho ngôn ngữ được xác lập; về phương diện lịch
sử, sự kiện của lời nói bao giờ cũng đi trước ( ) Cuối cùng, chính lời nói làm cho ngôn ngữ biến hoá.”
Ngôn ngữ (langue) được thực tại hoá trong lời nói (parole); và lời nói chính là ngôn
ngữ đang hành chức, đang được dùng để giao tiếp giữa người với người
I.1.3 Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, có bản chất tín hiệu
Ngôn ngữ là sự hợp nhất của cái biểu hiện (vỏ âm thanh) và cái được biểu hiện (khái niệm về sự vật, hiện tượng được phản ánh, gọi tên) Hai mặt này không bao giờ tách nhau nhưng lại có quan hệ võ đoán với nhau Mặt biểu hiện của ngôn ngữ mang tính hình tuyến
Ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tín hiệu, mang bản chất tín hiệu Chính bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tất cả những đặc trưng riêng biệt và tính phức tạp trong hệ thống tổ chức của mình, là một nhân tố trung tâm bảo đảm nó trở thành phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
Khi nói về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, chúng ra bàn về đặc trưng cấu trúc ngôn ngữ Còn khi nói về bản chất xã hội của ngôn ngữ là chúng ta nói về các mặt chức năng khác nhau của ngôn ngữ trong xã hội Như là một sự kiện quan trọng của đời sống nhân loại, ngôn ngữ mang trong mình nó cả những đặc điểm của cấu trúc lẫn chức năng
Bởi vì con người là những thực thể vật chất rất cụ thể cho nên những gì đối với con người là quen thuộc thì cũng phải được vật chất hoá như vậy Chính vì vậy, khi nói về bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, người ta thường nói về hình thức tín hiệu, đó chính là phương tiện vật chất rất cụ thể mà trong ý thức con người, người ta có thể cảm nhận được thông qua các giác quan cụ thể của mình
Các tín hiệu ngôn ngữ đã tác động trực tiếp đến con người thông qua hai giác quan
quan trọng nhất là thính giác và thị giác Trong hai kênh để truyền tín hiệu đó thì kênh
thông quan thính giác là kênh cổ xưa hơn rất nhiều (trong vòng 5000 năm trở lại đây mới
- Trong quá trình lao động, khi đôi tay phải làm việc, đôi chân phải trụ thì chỉ có mắt và tai là rỗi Tuy nhiên, trong hai cơ quan ấy thì mắt bận rộn hơn do phải thâu nhận hơn 90% thông tin cuộc sống Chính vì thế, một cách tiêu cực, có thể suy ra rằng tai (thính giác) là có khả năng được sử dụng nhiều hơn cho thông tin về lời nói
- Mặt khác, khi sử dụng thị giác thì đương nhiên sẽ liên quan đến vấn đề ánh sáng trong khi những thông tin cần phải trao đổi giữa con người với nhau thì lại bất kể tối sáng
- Lí do thứ 3 mà loài người chọn âm thanh là do điều kiện lao động của người nguyên thuỷ Môi trường làm việc lúc bấy giờ là các khu rừng sâu có nhiều cây cối che
Trang 3lấp Với điều kiện như vậy, thị giác rất khó làm việc [1] Chính vì vậy, loài người ngay từ
cổ xưa đã chọn kênh thính giác làm kênh thông tin chủ yếu để giao tiếp
Engels đã từng nói: “trước hết là lao động và sau đó đồng thời với lao động là ngôn ngữ đã biến bầy vượn thành loài người” Sự khẳng định này của Engels cũng đồng thời
nhấn mạnh rằng: ngôn ngữ nảy sinh từ lao động và chính nhờ lao động, con người đã tìm
ra một kênh tối ưu nhất cho việc truyền tải các thông tin qua phương tiện âm thanh
Bên cạnh kênh âm thanh, loài người, sau khi đã phát kiến ra chữ viết, còn sử dụng kênh thị giác cho việc truyền tải các thông tin trong giao tiếp giữa người với người Tuy nhiên, do hạn chế về phương diện truyền, điều kiện chọn lựa người truyền nên phương tiện thông qua văn tự, chữ viết vẫn chỉ là một dạng phương tiện phái sinh trên một phương tiện vạn năng hơn là ngôn ngữ có âm thanh
Với mỗi một tín hiệu ngôn ngữ, theo nguyên lí chung của việc thành lập một tín hiệu, bao giờ cũng phải có hai mặt: Đó là mặt biểu hiện (hình thức tín hiệu) và mặt được biểu hiện (nội dung tín hiệu) Mặt hình thức của tín hiệu là những dạng âm thanh khác nhau mà trong quá trình nói năng con người đã thiết lập lên mã cụ thể cho mình, đó chính
là đặc trưng âm thanh cụ thể của từng ngôn ngữ Còn mặt nội dung (cái được biểu hiện)
là những thông tin, những thông điệp về những mảnh khác nhau của thế giới hiện tại mà con người đang sống, hoặc những dấu hiệu hình thức để phân cắt tư duy, phân cắt thực tại
Như vậy, để trở thành một tín hiệu, bất kì một hiện tượng ngôn ngữ nào đã xuất hiện trong giao tiếp của loài người cũng phải bao gồm 2 mặt khác nhau là mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện Mặt biểu hiện làm nhiệm vụ trung chuyển những ý nghĩ, tình cảm, xúc cảm, nhu cầu khác nhau của người nói tới được cơ quan thụ cảm của người nghe Nếu không có cái biểu hiện thì quá trình giao tiếp giữa người nói và người nghe sẽ bị
hoàn toàn cắt đứt Lúc đó, người ta gọi là ngôn ngữ không hành chức.
Mối liên hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là mối liên hệ rất đặc trưng của ngôn ngữ Đặc trưng này được thể hiện ở chỗ: mỗi một cái biểu hiện luôn chỉ có một cái được biểu hiện tương ứng Khi mối liên hệ 1–1 này bị cắt đứt thì các quá trình giao tiếp
sẽ bị ảnh hưởng hoặc không thể thực hiện được Do tính chất và số lượng của các từ
Cơ chế tạo nên quan hệ 1–1 được hình dung theo tạo sinh luận như sau:
Trang 4Trong mỗi ngôn ngữ đều có một bộ hay một tập tín hiệu gọi là bộ từ vựng (lexicon) của một ngôn ngữ Nhưng để một bộ từ vựng có thể hành chức còn cần thêm các luật ngữ pháp (grammartical rules) là quy tắc nối kết các hạng tử (items) có trong bộ từ vựng
theo những quy tắc nhằm bộc lộ những thông điệp có riêng trong một ngôn ngữ (Như
thường của chúng ta)
Tổng hợp của bộ từ vựng và bộ ngữ pháp tạo thành cơ chế phân định và thiết lập mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện của từng tín hiệu trong ngôn ngữ Khi mối quan hệ cơ giới 1–1 bị phá vỡ thì nó có nguy cơ làm phương hại tới quá trình giao tiếp của một cộng đồng nói năng cụ thể Nguyên nhân của sự phá vỡ này có thể là:
1, Vì cơ chế của bộ từ vựng một ngôn ngữ là cơ chế mở (open) để đáp ứng nhu cầu
phản ánh thực tại
2, Các luật ngữ pháp có những biến động do có sự tiếp xúc văn hoá (culture contact)
từ những ngôn ngữ khác Chính những biến động như vậy sẽ làm ngôn ngữ phát triển nhưng cũng có thể sẽ làm ngôn ngữ bị phân tầng, phân lớp mạnh mẽ có khi đến mức không thể kiểm soát được
Trong lí thuyết tín hiệu học hiện đại, bộ từ vựng và bộ ngữ pháp của một ngôn ngữ
còn được gọi là mã của ngôn ngữ đó.
Trong ngôn ngữ học, mặc dù cái được biểu hiện (hay mặt nội dung) là quan trọng nhưng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ học, do nguyên tắc tín hiệu học quy định, người ta thường chú trọng rất nhiều đến cái biểu hiện hay mặt hình thức của ngữ nghĩa Theo nguyên tắc của chủ nghĩa miêu tả Mĩ thì thậm chí người ta có thể bỏ mặt cái được biểu hiện mà vẫn có thể khái quát hoá được đặc trưng của ngôn ngữ Đó chính là khuynh hướng hình thức hoá trong việc nghiên cứu ngôn ngữ mà trường phái hậu tạo sinh luận đang kế tục và phát huy
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các đặc trưng tín hiệu của ngôn ngữ thì việc nghiên cứu các quan hệ giữa các tín hiệu cũng là một công việc rất quan trọng Bởi, giá trị của một yếu tố (một tín hiệu) ngoài việc được xác định bằng các đặc trưng của cái được biểu hiện – mặt ngữ nghĩa của tín hiệu – thì còn được xác định, trong tuyệt đại đa số các trường hợp, bằng các đặc điểm phân bố của yếu tố đó trong các phát ngôn khác nhau Các đặc điểm phân bố này chính là sự thể hiện ra bên ngoài của các mối quan hệ có thật giữa
các tín hiệu trong một ngôn ngữ Ngôn ngữ học thường chia các quan hệ này theo các cấp độ mang tính phổ quát c a t t c các ngôn ng ó là các c p ủa tất cả các ngôn ngữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan ất cả các ngôn ngữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan ả các ngôn ngữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan ữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan ất cả các ngôn ngữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan độ âm vị học và mối quan âm v h c và m i quan ị học và mối quan ọc và mối quan ối quan
h âm v h c; c p ị học và mối quan ọc và mối quan ất cả các ngôn ngữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan độ âm vị học và mối quan hình thái h c (t ) và các quan h t pháp h c; c p ọc và mối quan ừ) và các quan hệ từ pháp học; cấp độ cú pháp học (câu, ừ) và các quan hệ từ pháp học; cấp độ cú pháp học (câu, ọc và mối quan ất cả các ngôn ngữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan độ âm vị học và mối quan cú pháp h c (câu, ọc và mối quan phát ngôn) và các quan h cú pháp h c; c p ọc và mối quan ất cả các ngôn ngữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan độ âm vị học và mối quan ăn bản (trên câu và phát ngôn) và các quan hệ liên v n b n (trên câu và phát ngôn) và các quan h liên ả các ngôn ngữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan
Trang 5k t trong v n b n Thông tin do các quan h này ăn bản (trên câu và phát ngôn) và các quan hệ liên ả các ngôn ngữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan đưa lại thường không phải là các thông ại thường không phải là các thông a l i th ưa lại thường không phải là các thôngờng không phải là các thông ng không ph i là các thông ả các ngôn ngữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan tin v nh danh h c (ngh a t v ng c a t ) c ng không ph i là các thông tin logic h c đị học và mối quan ọc và mối quan ĩa từ vựng của từ) cũng không phải là các thông tin logic học ừ) và các quan hệ từ pháp học; cấp độ cú pháp học (câu, ựng của từ) cũng không phải là các thông tin logic học ủa tất cả các ngôn ngữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan ừ) và các quan hệ từ pháp học; cấp độ cú pháp học (câu, ũng không phải là các thông tin logic học ả các ngôn ngữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan ọc và mối quan (thông tin logic c a m t câu) mà là nh ng thông tin v giá tr c a tín hi u thông tin ó ủa tất cả các ngôn ngữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan ộ âm vị học và mối quan ữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan ị học và mối quan ủa tất cả các ngôn ngữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan đ trong h th ng, nh ng thông tin v h th ng, c u trúc hay nói nh Nguy n Tài C n ó là ối quan ữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan ối quan ất cả các ngôn ngữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan ưa lại thường không phải là các thông ễn Tài Cẩn đó là ẩn đó là đ các ngh a c u trúc ĩa từ vựng của từ) cũng không phải là các thông tin logic học ất cả các ngôn ngữ Đó là các cấp độ âm vị học và mối quan
Tín hiệu (hạng tử) Các tín hiệu (quy luật) Thực thể - cbh: vật chất hoá tín
hiệu
- cđbh: phi vật chất, ý
niệm
→ mã ngôn ngữ
- tín hiệu: đơn vị
- quan hệ tín hiệu: theo các cấp độ xác
định (4 cấp)
Sự dùng
(usage)
- định danh, phân cắt
- dấu hiệu ngữ pháp
phản ánh tính trọn vẹn của thực tại vào tư duy
I.2 Chức năng của ngôn ngữ
Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện duy nhất thoả mãn được tất cả các nhu cầu của con người Sở dĩ ngôn ngữ trở thành một công cụ giao tiếp vạn năng của con người vì nó hành trình cùng con người,
từ lúc con người xuất hiện cho đến tận ngày nay Phương tiện giao tiếp ấy được bổ sung
và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo những trào lưu và xu hướng tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận ngày nay Ngày nay, hầu như không còn ngôn ngữ nào là chưa có ảnh hưởng của nền văn hoá ngoại lai Nói cách khác, tất cả các ngôn ngữ đang tồn tại hiện nay đều đã từng trải qua những quá trình tiếp xúc văn hoá với ngôn ngữ khác bên ngoài Chính vì vậy, chúng ta không thể nói về độ thuần khiết (pure), độ trong sáng của một ngôn ngữ xét theo nguồn gốc, xét theo nguyên lai
Thông thường, khi nói về các chức năng của ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ thường bàn về 2 chức năng quan trọng:
- Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vạn năng trong xã hội
I.2.1 Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng
Chức năng thứ nhất này là chức năng về mặt kí hiệu hoá các tư tưởng hệt như mối
quan hệ giữa cái biểu hiện – cái được biểu hiện trong lí thuyết của tín hiệu học hiện đại.
Trong mối quan hệ này, tư tưởng và tư duy là cái được biểu hiện còn ngôn ngữ là cái biểu
hiện Chính nhờ có ngôn ngữ mà thực tại được phân cắt ra thành các khái niệm (mà cái
biểu hiện của nó là các từ, ngữ) Nếu không có ngôn ngữ thì con người không có một phương tiện này để phân cắt thực tại ra các khái niệm Chính các từ, ngữ định danh của
Trang 6một ngôn ngữ đã cố định hoá các ý tưởng về thực tại của con người vào các khái niệm cụ thể
Vd: Khái niệm "cái bàn" và từ bàn
Trong tiến trình phát triển nhận thức của loài người, đầu tiên, các từ có nội dung nghèo nàn và mờ nhạt Nhưng do ảnh hưởng của tiến trình văn hoá nhân loại mà các từ dần dần được cấp thêm những nét nghĩa tinh tế hơn cho phù hợp với tư duy của con người về sự vật mà từ phản ánh Trong tiến trình này, từ chỉ còn là một cái vỏ – nơi để đổ đầy tư duy của chúng ta về một sự vật cụ thể
Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ thường được các nhà logic học hình dung theo 3 cấp độ sau đây:
CĐBH
Tư duy (HT ý niệm)
CBH
Ngôn ngữ (HT tín hiệu)
1.2.2 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vạn năng
Để đáp ứng được các nhu cầu giao tiếp của xã hội, loài người đã tạo ra và thiết lập rất nhiều các hệ thống tín hiệu khác nhau bên cạnh hệ thống tín hiệu ngôn ngữ Có những
hệ thống tín hiệu có thể vượt qua các biên giới quốc gia, các ranh giới của thể chế chính trị để phục vụ loài người (Ví dụ: hệ thống kí hiệu hoá học, toán học) Nhưng người dùng chúng lại rất chọn lọc (Ví dụ: ít nhất phải có trình độ học vấn nhất định, hoặc phải là những nhà chuyên môn có trình độ cao) Tính chọn lọc cao như vậy là xa lạ với ngôn ngữ từng tộc người (ngôn ngữ tự nhiên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội, trình
độ học vấn mà phục vụ cộng đồng một cách vô tư)
Như vậy, khái niệm vạn năng của ngôn ngữ phải được hiểu là một phương tiện
không kén người dùng Vạn năng có nghĩa là sự phổ biến và phổ thông (phổ cập) Đó là
nghĩa về số lượng.
Nghĩa thứ hai của vạn năng là nghĩa về chất lượng của phương tiện giao tiếp: Ngôn
ngữ có thể chuyển tải được tất cả các nội dung thông tin khác nhau mà người nói có nhu cầu (từ việc bộc lộ cảm xúc, thái độ của người nói đến những nhu cầu tinh tế về tình cảm; đến những nhu cầu về khuyến lệnh (request) của người nói với người nghe; đến những nhu cầu về trao đổi các kinh nghiệm chinh phục thiên nhiên hoặc truyền bá tri thức) Trong khi đó, những phương tiện khác chỉ đáp ứng được một phần nào đó rất nhỏ những nhu cầu về bộc lộ và giao tiếp của con người
Tóm lại, ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp vạn năng, bởi vì:
- Về mặt số lượng: Nó phục vụ đông đảo các thành viên trong cộng đồng;
- Về mặt chất lượng: Nó giúp cho các thành viên trong cộng đồng có thể bộc lộ hết các nhu cầu giao tiếp
Trang 7II Quan điểm của các nhà kinh điển về bản chất trừu tượng và khái quát của ngôn ngữ:
II 1 Khái quát về ngôn ngữ và bản chất trừu tượng, khái quát của ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp, được phản ánh trong ý thức của tập thể một cách độc lập với những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người, cũng như trừu tượng hoá khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó
Ngôn ngữ được xem là người bạn đường không thể thiếu của con người Ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hoá
- lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác Con người luôn quan tâm đến ngôn ngữ và xây dựng cả một khoa học về nó_ Ngôn ngữ học Những tài liệu về ngôn ngữ học cổ nhất được tìm thấy ở Ấn Độ, Hy Lạp và Ả rập Ngôn ngữ học ra đời không phải xuất phát từ những suy nghĩ trừu tượng của các siêu nhân mà xuất phát từ bản thân những yêu cầu trong đời sống của con người Ngôn ngữ học ra đời và phát triển để đáp ứng nhu cầu đời sống đặt ra Những tiến bộ của ngôn ngữ học được đánh dấu bằng sự ra đời, thay thế lẫn nhau của các phương pháp nghiên cứu mới
Đặc thù riêng biệt của ngôn ngữ là phục vụ xã hội, làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người, làm phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, làm phương tiện giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau và cùng tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động Gọi là đặc thù bởi chỉ riêng ngôn ngữ mới có Bên cạnh bản chất xã hội, ngôn ngữ còn có bản chất trừu tượng, khái quát
Trừu tượng nghĩa là khó hiểu, khó hình dung Khái quát nghĩa là thâu tóm
những cái có tính chất chung cho một loạt sự vật, hiện tượng
Trừu tượng trong ngôn ngữ nghĩa là những đơn vị ngôn ngữ không thể cảm nhận trực tiếp bằng giác quan, mà phải bằng tư duy, nhận thức mới nhận biết được
Muốn nhận biết cái trừu tượng ấy phải xuất phát từ lời nói Quan hệ giữa ngôn ngữ
và lời nói như mối quan hệ giữa vật chất và vật thể Những gì là sản phẩm của nhận thức đều mang tính trừu tượng, nó không tự nhiên mà có, mà là xuất phát từ lời nói
II 2 Quan điểm của các nhà kinh điển về bản chất trừu tượng, khái quát của ngôn ngữ:
Bàn về bản chất trừu tượng khái quát của ngôn ngữ, Mác cho rằng: Ngôn ngữ là
một thực thể trừu tượng khái quát Tại sao ở đây, Mác không nói ngôn ngữ là vật thể
mà là thực thể? Mặc dù ngôn ngữ là một đối tượng cách biệt có hệ thống, cấu trúc
bên trong, nhưng vì ngôn ngữ trừu tượng nên được gọi là thực thể, chứ không phải là vật thể
Lênin thì cho rằng: Trong ngôn ngữ chỉ có cái chung, cái khái quát Ở đây, Lênin lấy phạm trù cái chung, cái riêng làm cơ sở lý luận để xem xét
Trang 8Các đơn vị của ngôn ngữ (âm vị, hình vị, từ, câu, ) là những đơn vị trừu tượng được nhận thức bằng tư duy trừu tượng chứ không phải tiếp nhận trực tiếp Từ là đơn
vị trừu tượng nên nhận thức mỗi người là khác nhau Mỗi đơn vị từ mà ta nói diễn đạt một loại ý nghĩa Theo Phơ Bách: “Bất cứ một từ nào (lời nói) cũng đã là khái quát cả rồi”[4 : 87]
Bên cạnh đó, chữ viết có vai trò rất to lớn Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp chủ yếu của con người dẫu sao vẫn có những hạn chế nhất định Vì vỏ vật chất của ngôn ngữ là âm thanh cho nên nếu ở xa nhau không thể nghe nhau nói được, lại có những hạn chế rất khác Mỗi lời nói chỉ được thu nhận vào lúc nó phát ra, sau đó không còn nữa Ngôn ngữ cũng không vượt qua được cái hố ngăn cách về thời gian… Chữ viết dựa trên ấn tượng về thị giác cho nên có thế thắng được không gian, thời gian Ngôn ngữ là tập hợp của các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau Các yếu tố ấy được gọi là các đơn vị ngôn ngữ, còn mạng lưới quan hệ giữa chúng là cấu trúc hệ thống ngôn
ngữ Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa Là bộ phận nhỏ nhất cấu tạo nên
từ Một từ có thể gồm một hoặc nhiều hình vị Ví dụ; nhà, sân; hoặc: nhà máy, sân
bay; hoặc: công nghiệp hoá, hiện đại hoá;…Từ là đơn vị có khả năng hoạt động độc
lập Cụm từ là các tổ hợp từ bao gồm từ hai thực từ có quan hệ ngữ pháp với nhau trở lên Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý
kiến, một tình cảm hoặc một cảm xúc
Để nhận thức được các đơn vị trừu tượng của ngôn ngữ thì chúng ta phải dựa
vào các đơn vị cụ thể vật chất là lời nói (âm thanh, chữ viết) Với Lênin : “Ngôn ngữ,
về thực chất, chỉ diễn đạt cái phổ biến mà thôi; nhưng cái mà người ta nghĩ đến thì lại
là cái đặc thù, cái cá biệt Vì thế cho nên, không thể diễn đạt được bằng lời nói những điều mà người ta nghĩ Trong ngôn ngữ chỉ có những cái khái quát mà thôi”[4 : 88] Cái gì là sản phẩm của ý thức, cái đó luôn mang bản chất trừu tượng Ngôn ngữ là sản phẩm của ý thức, vì vậy nó mang bản chất trừu tượng Nhưng ý thức luôn được hình thành từ thế giới vật chất, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào bộ óc con người Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là tiền đề về mặt triết học để chúng ta hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngôn ngữ và lời nói “Không nên xem tư duy trừu tượng
là đơn thuần gạt bỏ tài liệu cảm tính,- tài liệu cảm tính không phải vì tư duy trừu tượng mà không giữ được nguyên vẹn tính thực tại của nó, - bởi vì vấn đề ở đây thực
ra lại là huỷ bỏ tài liệu cảm tính và đem cái chỉ có tính chất hiện tượng đơn thuần quy thành bản chất, còn bản chất thì biểu hiện trong thành khái niệm mà thôi” [1 : 86] Trừu tượng nghĩa là những đơn vị ngôn ngữ không cảm nhận trực tiếp bằng giác quan được, mà phải bằng tư duy, nhận thức mới nhận biết được Muốn nhận biết được cái trừu tượng ấy phải xuất phát từ lời nói (mang tính vật thể cụ thể) Quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói như mối quan hệ giữa vật chất và vật thể Lênin nói: “Cảm giác thì biểu thị thực tại; tư tưởng và từ thì biểu thị cái chung”[4 : 87] “Tri giác cảm tính cho ta sự vật, lý tính cho ta tên gọi sự vật Vậy tên gọi là gì? Tên gọi là một thứ phù hiệu dùng để phân biệt sự vật, một thứ dấu hiệu dùng để thay thế cho sự vật, cắt nghĩa sự vật, để có thế hình dung được toàn bộ sự vật”[4 : 88] Cái gì là sản phẩm của nhận thức đều mang tính trừu tượng Nó không tự nhiên mà có, nó xuất phát từ lời nói
Trang 9Lênin khẳng định: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tế trọng yếu nhất của con người; sự thống nhất của ngôn ngữ và sự phát triển tự do của ngôn ngữ là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho việc trao đổi thương mại thật sự tự do và rộng rãi, phù hợp với chủ nghĩa tư bản đương thời; cũng như cho việc phân chia một cách
tự do và rộng rãi dân cư thành những giai cấp khác nhau; cuối cùng, là điều kiện để liên hệ chặt chẽ giữa thị trường với hết thảy mọi người chủ kinh doanh lớn hoặc nhỏ, giữa mọi người bán với mọi người mua”[4 : 85]
Và từ đó, Lênin đi đến kết luận rằng:
“Những sự trừu tượng về vật chất, về quy luật tự nhiên, sự trừu tượng về giá trị, v.v , tóm lại là tất cả những trừu tượng khoa học (chính xác, đúng mức, không vũ đoán) đều phản ánh tự nhiên một cách sâu sắc hơn, trung thành hơn, hoàn toàn hơn,
Từ trực giác sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn –
đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của nhận thức thực tại khách quan”[4 : 86] là như vậy
II.3 Ngôn ngữ mang tính trừu tượng khái quát:
Ngôn ngữ không phải là đối tượng vật chất tiếp nhận trực tiếp từ các giác quan,
mà là “một thực thể” Nó là một đối tượng tồn tại các yếu tố, các quan hệ bên trong
và tạo thành một hệ thống cấu trúc Chẳng hạn: Tiếng việt là một ngôn ngữ nên tiếng việt là một đối tượng trừu tượng Chữ viết là viết hàng ngày là lời nói Tiếng việt là một ngôn ngữ, tiếng việt tồn tại trong bộ óc của các thành viên thuộc cộng đồng
người Việt Tất cả những âm thanh hoặc chữ viết mà người Việt nói ra, viết ra, nghe
và đọc đều không phải là ngôn ngữ Nhưng đó lại là hình thức tồn tại của ngôn ngữ, hình thức vật chất của ngôn ngữ.
Triết học Mác – Lênin ít dùng thuật ngữ “triết học ngôn ngữ”, nhưng thực chất
đã đề cập nhiều đến bản chất và vai trò của ngôn ngữ để soi sáng những vấn đề cơ bản của triết học Chỉ trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử mới có khả năng nhận thức được những quy luật của tồn tại và ý thức xã hội, cũng như vận dụng các lý thuyết để nghiên cứu hiện tượng ngôn ngữ vốn không thể tách khỏi các hiện tượng xã hội, chính trị, kinh tế, lịch sử khác Sự thống nhất không chia cắt được giữa chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở quyết định của thế giới quan mácxít và của quan điểm Mác – Lênin về ngôn ngữ Mác, Ăngghen khi phê phán triết học ngôn ngữ tư sản đã viết trong “Hệ tư tưởng Đức” rằng: “Hiện thực trực tiếp của
tư tưởng là ngôn ngữ Các nhà triết học đã xem tư duy độc lập như thế nào thì họ cũng làm như thế đối với ngôn ngữ Đó là bí quyết của ngôn ngữ triết học, trong đó
với ý nghĩ với tư cách là từ, có một nội dung riêng Vấn đề đi từ thế giới tư tưởng vào
thế giới hiện thực trở thành vấn đề đi từ ngôn ngữ vào cuộc sống”.[5: 63] Trong các công trình về lịch sử ngôn ngữ của Ăngghen, lý luận ngôn ngữ và triết học ngôn ngữ
đã cung cấp cơ sở khoa học để hiểu rõ vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển xã hội, phương pháp biện chứng trong sự phân tích nhận thức từ trừu tượng đến cụ thể, quá trình hình thành và thống nhất của các mâu thuẫn trong ngôn ngữ, các quy luật hoạt động tri giác, hoạt động trí tuệ và hoạt động ngôn ngữ Trong cuộc đấu tranh tư
Trang 10trước hết đối với tiền đồ phát triển triết học và ngôn ngữ học của thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay
Để xây dựng một khoa học ngôn ngữ, Saussure phân biệt trước hết nguyên liệu của nó là toàn bộ những hiện tượng phát sinh từ việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày
với đối tượng của nó được coi như một hệ thống các yếu tố quyết định sự tồn tại của
những hiện tượng kia Saussure gọi cái đối tượng ấy là ngôn ngữ Còn nguyên liệu là
những hiện tượng của lời nói Sự phân biệt có tính chất khoa học này được xác định
rõ ràng bằng một loạt các tiêu chí khác nhau
Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu tồn tại trong bộ óc của những người cùng nói một thứ tiếng Nó chỉ được thể hiện ra trong lời nói và bằng lời nói Như là một cái
mã chung cho cả cộng đồng Ngôn ngữ làm cho những hình ảnh thính giác ăn khớp với những khái niệm, còn lời nói là sự vận dụng cái mã này của người nói và chỉ là
cái biểu hiện cụ thể của cái hệ thống tiềm năng kia “Ngôn ngữ là một sản phẩm mà người nói ghi nhận một cách thụ động” [5 : 238], sản phẩm được tàng trữ nhờ có ký
ức dưới dạng tiềm năng Sự chiếm lĩnh ngôn ngữ và làm chủ ngôn ngữ chỉ là sự vận dụng những năng lực tàng trữ duy nhất ấy của trí óc con người Do vậy, mọi hoạt động của ngôn ngữ đều thuộc phạm vi lời nói, hành động cá nhân, hành động có ý thức và thông minh, hành động tự do và sáng tạo Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, một sản phẩm tập thể được xây dựng trên quá trình lao động sản xuất của xã hội Ngôn ngữ tồn tại dưới dạng thức tiềm năng trong bộ óc của mỗi người, “giống như một pho từ điển mà tất cả các bản tin giống hệt nhau được phân phối cho từng cá nhân” [5 : 238] Nó là một phương tiện chung cho mọi người, cho cả người nói lẫn người nghe và hoạt động như một thể chế đặc biệt với tính chất bắt buộc Mỗi cá nhân không thể tự mình sáng tạo ra ngôn ngữ, cũng không thể thay đổi nó được Cá nhân phải qua một thời gian học tập mới biết được cách hoạt động của nó để sử dụng
nó cho có hiệu lực Nó là một sự vật tách biệt đến nỗi một người mất khả năng nói thành lời vẫn có thể giữ được ngôn ngữ, miễn là người đó hiểu những tín hiệu ngữ
âm nghe được “Lời nói chỉ là hành động cụ thể, thay đổi từ người này sang người khác, vì nó là một hành động sinh lý của mỗi người: Sự phát âm thuộc lĩnh vực sinh
lý học, còn kết quả của nó là âm thanh thì là một hiện tượng vật lý; tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, ý chí của cá nhân thuộc lĩnh vực tâm lý học”.[5 : 239]
Ngôn ngữ phải được ổn định trong một thời gian tương đối dài Lời nói là hành động cá nhân thì có tính nhất thời và luôn đổi mới, được thể hiện trong nhiều hành động cụ thể Đó là tính sáng tạo của việc sử dụng ngôn ngữ để đáp ứng yêu cầu diễn đạt trước những biến chuyển không ngừng của thực tại khách quan
Tính cụ thể và tính sáng tạo của lời nói giả định tính khái quát của ngôn ngữ Vì ngôn ngữ có khái quát thì lời nói mới cụ thể được, và lời nói có cụ thể được là bởi ngôn ngữ có tính khái quát cao Đó là mâu thuẫn của tiếng nói, nhưng mà là mâu thuẫn thống nhất, động lực nội tại làm cho ngôn ngữ phát triển không ngừng Hiện tượng quan trọng này chứng minh rằng ngôn ngữ và lời nói xâm nhập vào nhau