CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM BÀI GIẢNG VỀ HỆ QUY CHIẾU, PHÉP CHIẾU HỆ TOẠ ĐỘ VÀ MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TOẠ ĐỘ Ở VIỆT NAM KS... BÀI GIẢNG VỀ HỆ QUY CHIẾU, PHÉP CHIẾU HỆ
Trang 1CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
BÀI GIẢNG VỀ HỆ QUY CHIẾU, PHÉP CHIẾU
HỆ TOẠ ĐỘ VÀ MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TOẠ ĐỘ Ở VIỆT NAM
KS Nguyễn Đồng Hưng
Năm 2006
Trang 2BÀI GIẢNG VỀ HỆ QUY CHIẾU, PHÉP CHIẾU
HỆ TOẠ ĐỘ VÀ MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI TOẠ ĐỘ Ở VIỆT NAM
A MỞ ĐẦU:
1 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12 tháng
7 năm 2000 về việc áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ độ quốc gia VN-2000;
Tổng cục Địa chính có Thông tư số 973/2001/ TT-TCĐC ngày 20 tháng
6 năm 2001 hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000
2 Ngày 22 tháng 6 năm 2001, Tổng cục Địa chính đã có Quyết định số 218/QĐ-TCĐC về việc ban hành phần mềm tính chuyển toạ độ từ hệ toạ độ HN-
72 sang hệ toạ độ VN-2000
3 Bộ Công nghiệp đã có Quyết định số 325/QĐ-ĐCKS, ngày 26 tháng 02 năm 1997 trong đó có quy định các bản đồ khu vực hoạt động khoáng sản và quản lý khu vực hoạt động khoáng sản theo hệ toạ độ UTM ( Indian 1960)
4 Máy định vị GPS cầm tay và Chương trình máy vi tính Mapinfo là hai công cụ được sử dụng đắc lực trong công tác điều tra thăm dò địa chất
Với phần mềm Mapinfo chương trình gốc, và máy GPS cầm tay phần “hệ thống “ không có hệ toạ độ HN72 và VN2000:
Như vậy vấn đề đặt ra là cần có Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trong ngành địa chất để hiểu được những vấn đề cơ bản về: Hệ quy chiếu, phép chiếu, hệ toạ
độ và các chương trình chuyển đổi toạ độ Sử dụng phần mềm Mainfo có hệ quy chiếu và phép chiếu cho hệ toạ độ HN-72 và VN-2000 Sử dụng máy GPS cầm tay có hệ toạ độ HN-72 và VN-2000
Để đáp ứng yêu cầu trên, sau một thời gian ( 2000 - 2006) chúng tôi vừa nghiên cứu vừa kiểm nghiệm thực tế trên địa bàn một số tỉnh đến nay do nhu cầu thực tế của sản xuất và quản lý chúng tôi biên soạn bài giảng này
Bài giảng này gồm các phần sau:
- Một số vấn đề cơ bản về hệ quy chiếu, phép chiếu, hệ toạ độ, toạ độ;
Trang 3- Một số chương trình chuyển đổi toạ độ: Chương trình UHN, Chương trình Geotool 1.2, MTM, Công cụ "UTVN"
- Sử dụng file " Mapinfow.prj" để chuyển đổi toạ độ trong phần mềm Mapinfo
- Sử dụng máy GPS cầm tay để xác định toạ độ điểm quan sát theo hệ toạ
độ HN-72 và VN-2000
B MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
I Toạ độ và hệ toạ độ
1.Toạ thiên văn: Toạ độ thiên văn λ, ϕ được xác định bằng phương pháp
đo thiên văn ϕ là góc giữa pháp tuyến với Geoid và mặt phẳng vuông góc với trục quay trung bình của trái đất λ là góc nhị diện hợp bởi pháp tuyến với mặt Geoid và mặt phẳng kinh tuyến trung bình đi qua đài thiên văn Greenwich Độ cao thuỷ chuẩn h là độ cao so với mặt Geoid Như vậy λ, ϕ , h được xác định trên mặt Geoid, là mô hình vật lý
2 Toạ độ trắc địa: Nếu thay thế mặt Geoid bằng mặt Ellipsoid ta có hệ thống tương tự là toạ độ trắc địa B, L, H được xác định trên mặt Ellipsoid Như vậy B, L, H là mô hình toán học
3 Toạ độ vuông góc không gian:
Trang 4Giữa toạ độ thiên văn, toạ độ trắc địa và toạ độ không gian có mối quan
hệ toán học đặc trưng cho tính vật lý và toán học
4 Toạ độ phẳng
Trong hệ toạ độ phẳng Đề các có hai loại hệ toạ độ thuận và hệ toạ độ nghịch Trong toán học phổ thông ta thường gặp là hệ toạ độ thuận Lúc đó trục tung có ký hiệu là Y, trục hoành có ký hiệu là X và góc quay theo chiều nghịch kim đồng hồ có trục xuất phát là trục hoành
Trang 5Trong bản đồ học thường sử dụng hệ toạ độ nghịch vì phương vị cạnh xuất phát từ hướng bắc, trùng với trục tung và góc quay theo thuận chiều kim đồng hồ; vì vậy để ký hiệu các công thức toán học trong hai hệ toạ độ thuận nghịch không thay đổi người ta ký hiệu trục tung là X, trục hoành là Y
Ý nghĩa của trị toạ độ ghi trên bản đồ theo hệ toạ độ phẳng là:
Trị số X cho biết khoảng cách từ điểm quan sát đến xích đạo
Trị số Y sau khi trừ đi 500000 m cho biết khoảng cách từ điểm quan sát đến kinh tuyến trung tâm ( nếu là dương điểm quan sát ở phía đông, là âm điểm quan sát ở phía tây kinh tuyến trung tâm)
Chuyển đổi từ mặt Ellipsoid lên mặt phẳng cần phải thực hiện một phép biến đổi nào đó gọi là phép chiếu và phụ thuộc vào hệ quy chiếu
II Hệ quy chiếu và phép chiếu
1 Hệ quy chiếu: được xác định gồm 2 yếu tố:
- Các tham số cơ bản của Ellipsoid : kích thước của Ellipsoid ( bán trục a,
b hoặc độ dẹt f = (a-b)/a ) ; Tốc độ quay quanh trục của trái đất, gia tốc trọng trường của trái đất,
- Định vị của khối Ellipsoid trong không gian chuẩn gồm 7 yếu tố là:
Xo, Yo, Zo, α, β, γ, m
2 Phép chiếu: Để chuyển vị trí trái đất lên mặt phẳng cần phải thực hiện phép chiếu
Khi thực hiện các phép chiếu có 3 yếu tố hình học cơ bản: góc, chiều dài, diện tích thì chỉ 1 trong 3 yếu tố đố được bảo toàn Yếu tố nào được bảo toàn được gọi là đồng: đồng góc, đồng chiều dài, đồng diện tích
Khi phép chiếu sử dụng hình trụ hoặc hình nón để làm phép biến đổi trung gian thì gọi là phép biến đổi hình tru, hoặc hình nón
Vị trí tương đối của hình trụ hoặc hình nón với Ellipsoid là đứng, nằm ngang hoặc xiên ta có phép chiếu đứng, nằm ngang, xiên
Ngoài ra vị trí của hình trụ hoặc hình nón còn có thể tiếp xúc hoặc cắt Ellipsoid
Trang 6Như thế ta có thể có nhiều phép chiếu, sơ bộ ở đây chúng tôi đã nói tới 36 phép chiếu Ở đây chúng tôi xin giới thiệu một số phép chiếu đã được sử dụng ở Việt Nam
lệ 1/1.000.000 và nhỏ hơn cho toàn lãnh thổ Việt Nam
Phép chiếu Gauss là phép chiếu hình trụ, nằm ngang, đồng góc, tiếp xúc
hệ số k =1 Không thay đổi cho múi chiếu 60 và múi chiếu 30
Hệ toạ độ HN-72 theo phép chiếu Gauss đã sử dụng kích thước Ellipsoid
là kích thước Ellipsoid Krasovski 1940 có a = 6.378.245 m ; f= 1/298,3
Trang 7Phép chiếu UTM là phép chiếu hình trụ, nằm ngang, đồng góc, cắt có hệ
số k=0,9996 cho múi chiếu 60 và k= 0,9999 cho múi chiếu 30
Ở Việt Nam theo hệ toạ độ VN-2000 chọn kích thước của Ellipsoid là kích thước Ellipsoid WGS-84 có tham số chính sau:
Bán trục lớn a = 6.378.137 m
Độ dẹt f = 1/ 298,257223563
Tốc độ góc quay quanh trục ω = 7292115,0 10- 11 rad/ s
Hằng số trọng trường trái đất GM = 3986005 108 m3 s
Múi chiếu 60 và 30 chuẩn
Khi thực hiện phép chiếu để giảm độ sai số do cách xa kinh tuyến trung tâm do đó người ta thực hiện chiếu từng giải 60 hoặc 30 khi đó ta gọi lưới chiếu
là 60 hoặc lưới chiếu 30 Với phép chiếu Gauss thì hệ số k luôn luôn bằng 1 dù múi chiếu 60 hoặc múi chiếu 30 Còn với phép chiếu UTM thì với múi chiếu 60thì hệ số k = 0,9996 còn với mứi chiếu 30 thì hệ số k= 0,9999
Trang 8Ngoài ra toạ độ còn bị thuộc vào việc chọn kinh tuyến trung tâm Ở hình
vẽ trên là trình bày trong trường hợp chọn múi 60 và 30 với kinh tuyến chuẩn Theo Quy định của Thông tư 973/ 2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm
2001 thì với hệ toạ độ VN-2000 sử dụng múi chiếu 60 kinh tuyến trung tâm chuẩn 1050, 1110, 1170 cho bản đồ tỷ lệ 1/500.000 đến 1/25.000
Số hiệu của múi chiêú và kinh tuyến trung tâm của múi chiếu chuẩn được quy định như sau:
Số hiệu múi chiếu Kinh tuyến trung tâm Số hiệu múi chiếu Kinh tuyến trung tâm
Để sơ bộ xác định kinh tuyến trung tâm khi biết toạ độ 1 diểm theo giá tri
X , Y và theo giá trị B, L cần làm như sau:
l'0 = (Y km - 500 km )/ 1,7
(l'0 được tính bằng đơn vị phút , lấy số nguyên và giá trị đại số)
L0 ≈ L - l'0 ( lấy tròn số phút tương ứng 00' , 15' , 30', 45' vì giá trị của L xác định trên bản đồ chưa được chính xác )
Trang 9III Một số hệ toạ độ thường dùng ở Việt Nam
1 Hệ toạ độ Non- Earth: đây là hệ toạ độ phẳng không liên quan đến phép chiếu Trong phạm vi diện tích không lớn, lúc đó bề mặt geoid được coi là mặt phẳng Trong phần mềm Autocad sử dụng hệ toạ độ này Trong phần mềm Mapinfo có hệ toạ độ này Khi sử dụng hệ toạ độ này không thể chuyển đổi trực tiếp sang các hệ toạ độ khác trong chương trình Mapinfo
2 Hệ toạ độ Pulkovo 1942 Hệ toạ độ này sử dụng phép chiếu Gauss, kích thước Ellipsoid có tên là Kraxopski với bán trục lớn là a= 6378.245,00 m; b=6356.863,0188 m; f = 1/298,300
3 Hệ toạ độ HN-72 Hệ toạ độ này sử dụng phép chiếu Gauss, kích thước Ellipsoid có tên là Kraxopski với bán trục lớn là a= 6378.245,00 m; b=6356.863,0188 m; f = 1/298,300 Nhưng tham số định vị của Ellipsoid khác với hệ toạ độ Pulkovo 1942
4 Hệ toạ độ WGS-84 Hệ toạ độ này sử dụng phép chiếu UTM, với múi chiếu 60, có hệ số k=0,9996 Kích thước Ellipsoid WGS-84 có bán trục lớn a=6378.137,00 ; b= 6356.752,00 ; độ dẹt f = 1/ 298,257223563
5 Hệ toạ độ VN-2000 Hệ toạ độ này sử dụng phép chiếu UTM, với múi
60 có hệ số k = 0,9996 ; múi chiếu 30 có hệ số k = 0,9999 Kích thước Ellipsoid
là kích thước Ellipsoid WGS-84 có bán trục a= 6378.137,00 m; b = 6356.752,00
Độ dẹt f = 1/ 298,257223563
6 Hệ toạ độ Indian 1954 Hệ toạ độ này sử dụng phép chiếu UTM, với múi chiếu 60, hệ số k=0,9996 Kích thước Ellipsoid Everest 1830 có bán trục lớn a=6377.276,3452 m ; b=5356.075,4133 m; f=1/300,80170
7 Hệ toạ độ Indian 1960 Hệ toạ độ này sử dụng phép chiếu UTM, với múi chiếu 60, hệ số k=0,9996 Kích thước Ellipsoid Everest 1830 có bán trục lớn a=6377.276,3452 m ; b=5356.075,4133 m; f=1/300,80170
8 Hệ toạ độ Indian for Thailand and Vietnam Hệ toạ độ này sử dụng phép chiếu UTM, với múi chiếu 60, hệ số k=0,9996 Kích thước Ellipsoid Everest 1830 giống với kích thước của hệ Indian 1960 nhưng có các tham số
Trang 10định vị Ellipsoid khác Có bán trục lớn a=6377.276,3452 m ; b=5356.075,4133 m; f=1/300,80170
Như trên ta thấy có các hệ toạ độ có cùng kích thước Ellipsoid, cùng phép chiếu nhưng khác nhau các tham số định vị:
- Hệ toạ độ Pulkovo 1942 và hệ toạ độ HN-72
- Hệ toạ độ WGS84 và hệ toạ độ VN2000
- Hệ toạ độ Indian 1954, Indian 1960 và Indian for Thailand and Vietnam
Để kết thúc chúng tôi thấy cần nhấn mạnh 4 điểm cơ bản sau:
1- Cùng một vị trí trên trái đất theo các hệ quy chiếu khác nhau sẽ có giá trị khác nhau về toạ độ địa lý
2- Trong cùng hệ quy chiếu nhưng khác phép chiếu thì sẽ có toạ độ vuông góc khác nhau
3- Trong cùng hệ quy chiếu, cùng phép chiếu nếu lấy kinh tuyến trung tâm khác nhau cũng sẽ có các giá trị toạ độ khác nhau
4- Trong cùng hệ quy chiếu, cùng phép chiếu, cùng kinh tuyến trung tâm nhưng sử dụng hệ số k khác nhau thì cũng sẽ có các giá trị toạ độ khác nhau
Các hàng tiếp theo là tên của các điểm cần chuyển đổi toạ độ Mỗi điểm 1 chiếm một hàng Tên điểm không quá 4 ký tự
Trang 11Các hàng tiếp nếu là toạ độ phẳng vuông góc thì mỗi hàng có 3 cột Các cột cách nhau 1 khoảng trống Cột thứ nhất là số thứ tự Cột thứ 2 dòng là giá trị
X, Cột thứ 3 là giá trị Y Giá trị X, Y giữa phần nguyên và phần số thập phân cách nhau bằng dấu chấm ( )
Nếu là toạ độ trắc địa B, L thì mỗi hàng có 7 cột Các cột cách nhau 1 khoảng trống Cột thứ nhất là số thứ tự Cột thứ 2, 3, 4 là giá trị độ, phút, giây của vĩ độ B Cột thứ 5, 6, 7 là giá trị độ, phút, giây của kinh tuyến L Giữa phần nguyên và thập phân của giây cách nhau bằng dấu chấm ( )
Như vậy có công thức:
số hàng của file số liệu = 2 x số điểm + 1
2 Các kiểu chuyển đổi toạ độ
Chương trình thiết kế các kiểu chuyển đổi toạ độ:
- Chuyển đổi hệ toạ độ HN-72 sang hệ toạ độ Indian 1960 (UTM) và ngược lại Với hai dạng toạ độ X, Y và B, L
- Chuyển đổi toạ độ cùng hệ toạ độ nhưng khác dạng toạ độ Từ B, L sang
X, Y hoặc ngược lại
- Chuyển đổi toạ độ cùng hệ toạ độ, cùng dạng toạ độ X, Y nhưng khác kinh tuyến trung tâm Cùng dạng toạ độ X, Y
Do đô khi chạy chương trình sẽ đua ra lựa chọn ở 4 mức:
- Lựa chọn dạng toạ độ đầu vào là X, Y hay B, L;
- Lựa chọn dạng toạ độ đầu ra là X, Y hay B, L;
- Lựa chọn Hệ toạ độ đầu vào là HN-72 hay UTM
- Lựa chọn Hệ toạ độ đầu ra là HN-72 hay UTM
Còn kinh tuyến trung tâm được xác định ở file số liệu rồi
Như vậy ta có thể có 14 cặp lựa chọn tương ứng như sau:
1 X, Y hệ HN-72 → X, Y hệ UTM
2 X, Y hệ HN-72 → B, L hệ UTM
3 X, Y hệ HN-72 → X, Y hệ HN-72 (khác kinh tuyến trung tâm)
4 X, Y hệ HN-72 → B, L hệ HN-72
Trang 12Muốn xem số liệu kết quả thì có thể đọc ở Notepad, Excel
Trang 13D CHƯƠNG TRÌNH "GEOTOOL 1.2"
Đây là chương trình chuyển đổi toạ độ có 3 mô đun: trans, BLtrans, Czone để chuyển đổi từng điểm theo phương pháp giải tích
Phần mềm này có 3 chương trình, mỗi chương trình là một modun độc lập
1 Coordinate Transfer Chuyển đổi các giá trị tọa độ từ HN-72,
WGS-84 sang VN-2000
2 Change Zone Chuyển đổi các giá trị tọa độ từ múi chiếu này
sang múi chiếu khác
3 BL Transr Chuyển đổi các giá trị toạ độ trắc địa sang tọa độ
phẳng và ngược lại
Cần chú ý rằng chuyển đổi toạ độ HN-72 sang toạ độ VN2000, trong phần mềm này đã có chỉnh lý, sửa chữa các sai sót khi xây dựng hệ thống toạ độ HN-
72 và chỉ cho phép chuyển toạ độ các điểm nằm trên lãnh thổ Việt Nam
Chương trình Trans để chuyển đổi toạ độ HN-72 sang hệ toạ độ VN-2000
và chuyển đổi hệ toạ độ WGS-84 về hệ toạ độ VN-2000 ngược lại ( Điểm cần chú ý trong chương trình này có một nhánh chuyển đổi toạ độ vuông góc WGS84 sang toạ độ VN-2000 có lỗi kỹ thuật bị sai khoảng 200 mét, không sử dụng )
Chương trình BL trans để chuyển đổi toạ độ địa lý B, L sang toạ độ vuông góc X, Y và ngược lại
Chương trình Czone để chuyển đổi toạ độ vuông góc X, Y từ múi chiếu này qua múi chiếu khác , hoặc thay đổi kinh tuyến trung tâm
Các chương trình này có tài liệu hướng dẫn chi tiết, ở bài giảng này chúng tôi chỉ xin chú ý về định dạng số liệu đầu vào Có hai dạng số liệu đầu vào là dạng toạ độ vuông góc X, Y và dạng toạ độ địa lý B, L, H
Trang 14Dạng tọa độ vuông góc X, Y gồm 4 cột Có bao nhiêu điểm cần tính
chuyển đổi thì có bấy nhiêu hàng Trật tự các cột như sau: Cột số thứ tự điểm, cột tên điểm, cột giá trị toạ độ X, cột giá trị toạ độ Y Các cột cách nhau một tab Cột giá trị X, Y gồm hai phần: phần số nguyên và phần số thập phân Giữa phân số nguyên và thập phân cách nhau một dấu chấm ( ) ; Bắt buộc phải có phần thập phân, nếu không có thì phải điền số không ( 0 ) Phần nguyên của giá trị X phải có 7 chữ số, nếu các tỉnh phía nam chỉ có 6 chữ số thì điền số không ( 0 ) ở trước Phần số nguyên của giá trị Y gồm 6 chữ số
Dạng toạ độ địa lý B, L, H gồm 5 cột Có bao nhiêu điểm cần tính
chuyển đổi thì có bấy nhiêu hàng Trật tự các cột như sau: Cột số thứ tự điểm, cột tên điểm, cột giá trị toạ độ B, cột giá trị toạ độ L, cột giá trị độ cao H Các cột cách nhau một tab Cột vĩ độ B, kinh độ L có đơn vị là độ, phút, giây Giữa
độ, phút, giây được viết liên tục Phần giây và số lẻ của giây được cách nhau bởi dấu chấm ( ), phần lẻ của giây là bắt buôc, nếu không có thì điền số không ( 0 ) Giá trị nguyên của phút, giây phải viết đủ hai chữ số, nếu thiếu thì điền số không ( 0 ) ở trước Giá trị độ của vĩ tuyến phải viết đủ hai chữ số, các tỉnh phía nam nếu chỉ có 1 chữ số thì phải điền số không ( 0 ) ở trước Giá trịi độ của kinh tuyến phải viết đủ 3 chữ số Độ cao có đơn vị là mét; giữa phần nguyên và phần thập phân có dấu chấm ( ) ; nếu không có thì phải điền số không ( 0 )
E CHƯƠNG TRÌNH "MTM"
Chương trình để chuyển từng lớp đối tượng bao gồm đối tượng điểm, đường, vùng, text Chương này đã có tài liệu hướng dẫn chi tiết, tuy nhiên theo hướng dẫn ở tài liệu này chưa thể tực hiện được, ở đây chúng tôi xin trình bày một số điểm mà tài liệu chưa đề cập đến
1 Điểm đầu tiên là bạn cần cất giữ tài liệu gốc vào một thư mục để bảo quản Vì sau khi chuyển đổi thì kết quả ghi đề lên file cũ Hay nói cách khác file
cũ không còn được bảo toàn trong quá trình chuyển đổi
Trang 152 Xác định hệ toạ độ hiện thời của bạn là hệ toạ độ HN-72 hay VN-2000
để tham gia vào việc chuyển đổi
Theo tài liệu đã hướng dẫn thì cần chuyển đổi về hệ toạ độ Non-Earth, nhưng nếu bạn làm như vậy sẽ không thực hiện được các bước tiếp theo Chúng tôi xin cung cấp cho bạn file " Mapinfow.prj " và thực hiện các bước sau:
Bạn cất file " Mapinfow.prj " gốc của chương trình Mapinfo vào một thu mục khác để bảo quản và ghi file "Mapinfow.prj" chúng tôi cung cấp đề lên file gốc và ghi file này vào thư mục "MapXDll" của chương trình
Sau khi thực hiện phép chuyển đổi File mới này có đặc điểm là toạ độ đã chuyển sang hệ toạ độ mới nhưng projection vẫn xác định là hệ toạ độ cũ
Trong khi chương trình MTM chưa được bổ sung, chúng tôi đề xuất xử lý như sau:
- Sử dụng chương trình Mapinfo để exprot file đã chuyển đổi từ dạng
*.TAB sang file dạng *.MIF
- Sử dụng chương trình Notepat để sử một số tham số trong file dạng
*.MIF để có tham số phù hợp với projection tương ứng
- Sử dụng chương trình Mapinfo để improt file dạng *.MIF về file dạng *.TAB
Qua ba bước xử lý như trên chúng ta có file mới có trị toạ độ và projection phù hợp cùng hệ toạ độ mong muốn
F CÔNG CỤ CHUYỂN ĐỔI UTVN
Chúng tôi xin giới thiệu công cụ chuyển đổi toạ độ " UTVN" nhằm giải quyết việc chuyển đổi các hệ toạ độ có phép chiếu UTM đang được sử dụng ở Việt Nam về hệ toạ độ VN-2000
Công cụ này có 3 phần:
- Xây dụng file "Mapinfow.prj" để sử dụng trong chương trình Mapinfo vì chương trình gốc ( nguyên bản) không có hệ toạ độ vuông góc Indian 1960,
Trang 16Indian 1954, Indian Thailand Vietnam; không có hệ toạ độ HN-72, hệ toạ độ VN-2000
- Cung cấp quy trình tính chuyển các hệ toạ độ phép chiếu UTM đã sử dụng ở Việt Nam về hệ toạ độ VN-2000 trên cơ sở chương trình Geotool 1.2 và chương trình Mainfo
- Cung cấp bản vẽ có hiển thị các số chuyển đổi toạ độ tại các góc tờ bản
đồ 1/100.000 có số hiệu quy ước theo hệ thống UTM Nhân đây có so sánh với kết quả chuyển đổi theo một cách khác mà đa phần các đồng nghiệp đã thực hiện và kiến nghị giải pháp thực hiện
I Cơ sở lý luận
1 Sơ đồ tổng quát
Trước khi chúng tôi có giải pháp để chuyển toạ độ từ UTM về VN2000
có một số Nhà Trắc địa đã sử dụng giải pháp có mô hinh như sau:
UTM UHN HN-72 Geotool 1.2 VN2000
( Indian 1960)
Khi sử dụng mô hình này đã mắc phải sai số do:
- Chương trình UHN là chương trình gần đúng để chuyển đổi toạ độ UTM
về hệ toạ độ HN-72
- Chương trình Geotool 1.2 là chương trình đã được Tổng cục Địa chính ban hành Chương trình này xây dựng trên cơ sở chuyển đổi hệ toạ độ HN-72 sang hệ toạ độ VN2000 có sửa chữa các sai sót của hệ toạ độ HN-72
Theo khảo sát thực nghiệm của chúng tôi thì sai lệch chuyển đổi theo mô hình này khoảng 15 – 30 mét tuỳ từng vùng từ Bắc xuống Nam
Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu thực tế chúng tôi đã tìm ra giải pháp dựa trên cơ sở của hai phần mềm Geotool 1.2 của Tổng cục Địa chính và Mapinfo