BÀI 26: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: Nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. Tìm được một số VD về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó. 2 Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận biết kiến thức từ mẫu, tranh. Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm 3 Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. II CHUẨN BỊ: Tranh phóng to hình 26.1 -> 26.4(SGK) và một số tranh ảnh khác. Mẫu: đoạn rau má, củ khoai lang có mầm, củ gừng, nghệ có mầm, lá cây thuốc bỏng. III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1 Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS quan sát hình ảnh, xác định các loại lá biến dạng và cho biết sự biến dạng đó có ý nghĩa gì? 2 Bài mới: Đặt vấn đề: - Yêu cầu HS nhắc lại: Thực vật có hoa có mấy loại cơ quan và chức năng của các cơ quan đó. - GV chiếu hình ảnh lá bỏng có chồi -> yêu cầu HS quan sát và nhận xét -> GV thông báo: Hiện tượng này là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. Vậy sinh sản sinh dưỡng là gì? Ở những cây khác có hiện tượng như vậy không? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 I. sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa Mục tiêu : HS thấy được cơ quan sinh dưỡng của một số cây có khả năng mọc chồi -> tạo thành cây mới. - GV chiếu hình 26.1 -> 26.4 SGK lên máy. - HS quan sát và nhận xét - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm trả lời câu hỏi trong SGK. - HS hoạt động nhóm - GV cho HS các nhóm trao đổi kết quả - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung. - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng tr 88 SGK - Cá nhân nhớ lại kiến thức về các loại rễ, thân biến dạng kết hợp với câu trả lời của các nhóm -> hoàn thành bảng. - Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến. - GV cùng HS chữa bài tập - HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung. - GV chiếu đáp án đúng trên máy. - GV yêu cầu HS từ bảng rút ra nhận xét - Nhận xét : Một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng Sự tạo thành cây mới STT Tên cây Mọc từ phần nào của cây? Phần đó thuộc loại cơ quan nào? Trong điều kiện nào? 1 Rau má Thân bò Cơ quan sinh dưỡng Có đất ẩm 2 Gừng Thân rễ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm 3 Khoai lang Rễ củ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm 4 Lá thuốc bỏng Lá Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm Hoạt động 2 II. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây Mục tiêu: Hiểu được khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên - GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, thực hiện yêu cầu ở mục SGK tr 88. - HS xem lại bảng vừa hoàn thành, thực hiện các yêu cầu của sgk tr 88: Điền từ vào chỗ trống trong các câu ở sgk - GV chữa bài tập bằng cách gọi một vài HS đọc-> nhận xét-> cho HS hình thành khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) - GV cho HS xem hình ảnh 1 số cây có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. Yêu cầu HS xác định cá thể mới được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng nào. - HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm 2 người. IV CỦNG CỐ: HS đọc to phần kết luận đóng khung. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 trong SGK tr 88. Bài tập trắc nghiệm Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau đây: 1 Điều kiện để một số cây có thể sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là: A. Trong môi trường không có đủ chất dinh dưỡng B. Trong môi trường đất ẩm C. Trong môi trường thiếu không khí D. Trong môi trường khô ráo 2 Hình thức sinh sản dưới đây không phải sinh sản sinh dưỡng là: A. Bằng thân rễ C. Bằng hạt B. Bằng lá D. Bằng thân bò V DẶN DÒ: - Hướng dẫn học bài theo hệ thống câu hỏi SGK - Chuẩn bị: Mỗi học sinh tìm một cành rau muống cắm xuống đất ẩm. - Ôn lại bài : Vận chuyển các chất trong thân . BÀI 26: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: Nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. Tìm được một số VD về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. . các câu ở sgk - GV chữa bài tập bằng cách gọi một vài HS đọc-> nhận xét-> cho HS hình thành khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình. Thân rễ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm 3 Khoai lang Rễ củ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm 4 Lá thuốc bỏng Lá Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm Hoạt động 2 II. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây