Bệnh niêm mạc miệng LƯỠI LÔNG ( Hairy tongue) Lưỡi lông là một bệnh lý do các nhú biểu mô ở bề mặt lưỡi dài ra và dày lên, nó thường nhiễm sắc " màu đen" là do 1 loại vi khuẩn tạo sắc tố gây nên. + Dịch tễ học: - Tính thường gặp : hay gặp ( common). - Tuổi : thường ở người lớn. - Yếu tố thuận lợi phát sinh : sốt, mất nước, giảm tiết nước bọt, uống kháng sinh làm giảm cân bằng vi khuẩn. + Bệnh sử: Bệnh nhân có uống kháng sinh hoặc có các yếu tố thuận lợi khác như bị sốt, bị mất nước, bị giảm tiết nước bọt. Triệu chứng ở niêm mạc: hầu như không có. Một số bệnh nhân có thay đổi vị giác hoặc cảm giác khó nuốt. + Khám : các nhú biểu mô bị dày sừng giống như được bao bọc một lớp áo. Vị trí ở giữa bề mặt lưỡi. + Điều trị : Khi tìm ra nguyên nhân và loại bỏ thì bệnh khỏi. Tuy nhiên để bệnh nhân khỏi có thể dùng các nước súc miệng có tác dụng sát khuẩn và dùng các loaị thuốc đánh răng lám bong đi các chất bám ở mặt lưỡi. LƯỠI NỨT Fissured tongue (" Scrotali tongue"). Là một tình trạng bệnh lý thường gặp, lành tính, không có triệu chứng, bề mặt lưỡi bị thay đổi về hình thể, có rất nhiều đường nứt ở mặt lưỡi. Tên khác : lưỡi biu ( scrotal tongue). + Dịch tễ học : ước tính khoảng 5% dân số bị bệnhnày. + Bệnh sử : không có gì đặc biệt. + Khám: bề mặt lưỡi có các vết nứt sâu, có được phủ tế bào biểu mô như chỗ không nứt, nên không bị đau. + Màu sắc: màu đỏ hồng như bình thường. Sờ vào mềm mại, không bị thâm nhiễm. + Khám toàn thân : hệ thần kinh : bị liệt mặt nên kết hợp với hội chứngMelkersson Rosentheal, trí tuệ chậm phát triển ( hội chứng Down's). + Diễn biến : tồn tại suốt đời. + Điều trị : không có thuốc điều trị. Lưu ý vệ sinh răng miệng sau khi ăn. VIÊM LƯỠI DI CHUYỂN ( Migratory glossitis). Viêm lưỡi di chuyển là bệnh hay gặp nhất trong số vài bệnh về lưỡi, có thuật ngữ là các tổn thương dạng vẩy nến . Bệnh biểu hiện bằng các đám đỏ, trắng ở lưỡi. Khoảng 40% bệnh nhân có lưỡi nứt kèm theo. Tên khác : viêm lưỡi thay đổi ( Glossitis migvans), lưỡi bản đồ (geographic tongue). + Dịch tễ học và căn nguyên : - Tỷ lệ hay gặp: 2% dân số. - Tuổi : bắt đầu bị bệnh lúc tuổi trẻ, kéo dài suốt đời. - Bệnh căn : chưa rõ. + Bệnh sử : không có triệu chứng gì đặc biệt, đoi khi có cảm giác kích thích nhẹ. + Khám : tổn thương là các đám có ranh giới rõ, viền màu trắng ở giữa màu đỏ và trụi lông lưỡi. Hình thù bất thường giống như bản đồ. + Vị trí : ở bề mặt lưỡi hoặc ở niêm mạc má lúc đó gọi là geographoe stomatitis ( viêm niêm mạc miệng bản đồ). + Chẩn đoán phân biệt với : lưỡi lông, bạch sản dạng lông ở miệng, nấm candida, liken phẳng. + Cận lâm sàng: - Mô bệnh học : dày sừng ở bờ viền và xốp bào. Ở thượng bì có sự thâm nhiễm thay đổi các tế bào lymphô và tế bào N, đôi khi hình thành ổ vi áp xe. Ở trung bì có thâm nhiễm viêm không đặc hiệu. - Soi nấm để loại trừ nhiễm nấm candida. + Chẩn đoán : dựa vào lâm sàng. + Điều quan trọng là phải nhận thấy bệnh nhân trong tình trạng bệnh lành tính, tình trạng này có thể gặp ở bệnh nhân vảy nến. + Diễn biến : bệnh tồn tại suốt đời, thay đổi lúc nhiều lúc ít, có thể không có triệu chứng gì trong nhiều năm. + Điều trị : không có biện pháo gì. Chú ý vệ sinh răng miệng . trí : ở bề mặt lưỡi hoặc ở niêm mạc má lúc đó gọi là geographoe stomatitis ( viêm niêm mạc miệng bản đồ). + Chẩn đoán phân biệt với : lưỡi lông, bạch sản dạng lông ở miệng, nấm candida, liken. khuẩn. + Bệnh sử: Bệnh nhân có uống kháng sinh hoặc có các yếu tố thuận lợi khác như bị sốt, bị mất nước, bị giảm tiết nước bọt. Triệu chứng ở niêm mạc: hầu như không có. Một số bệnh nhân. Bệnh niêm mạc miệng LƯỠI LÔNG ( Hairy tongue) Lưỡi lông là một bệnh lý do các nhú biểu mô ở bề mặt lưỡi dài ra và dày lên, nó