Tiểu luận: THƯ TÍN DỤNG TUẦN HOÀN docx

12 2.5K 4
Tiểu luận: THƯ TÍN DỤNG TUẦN HOÀN docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG II NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ  Tiểu luận TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Đề tài: THƯ TÍN DỤNG TUẦN HOÀN (REVOLVING LETTER OF CREDIT) GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI SINH VIÊN THỰC HIỆN MSSV LỚP NGUYỄN BẢO ÂN 0953015403 K48C – A7 TRẦN VĨNH TỪ HUY 0953015433 K48C – A7 ĐỖ PHƯƠNG LINH 0953015446 K48C – A7 TRẦN THÙY LINH 0953015450 K48C – A7 TP. HCM, tháng 08 năm 2011 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 Tiểu luận TÀI TRỢ THUONG MẠI QUỐC TẾ GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai Chương 1: Tổng quan về thư tín dụng (L/C) 3 1. Khái niệm và đặc điểm của L/C 3 1.1 Khái niệm 3 1.2 Đặc điểm 3 2. Các bên tham gia 3 3. Phân loại 5 3.1 Phân theo loại hình (styles) 5 3.2 Phân theo phương thức sử dụng (use) 5 3.3 Phân theo thời điểm thanh toán (payment) 5 Chương 2: Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) 6 1. Tổng quan về thư tín dụng tuần hoàn 6 1.1 Khái niệm 6 1.2 Đặc điểm 6 1.3 Phân loại 6 2. Nội dung 6 3. Quy trình nghiệp vụ của L/C tuần hoàn 7 4. Lợi thế và rủi ro khi sử dụng L/C tuần hoàn 9 4.1 Lợi thế 9 4.1.1 Đối với nhà nhập khẩu 9 4.1.2 Đối với nhà xuất khẩu 10 4.2 Rủi ro 10 KẾT LUẬN 11 MỤC LỤC THAM KHẢO 12 LỜI MỞ ĐẦU Đứng trước những cơ hội và thách thức trong xu thế hội nhập kinh tế, các nước trên thế giới đã và đang từng bước đổi mới toàn diện về cơ chế cũng như mô 2 Tiểu luận TÀI TRỢ THUONG MẠI QUỐC TẾ GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai hình quản lý nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Sự phát triển nền kinh tế đồng nghĩa với sự phát triển của thương mại quốc tế (Đó chính là sự phát triển của hệ thống ngân hàng). Hệ thống ngân hàng phát triển thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển bởi ngân hàng là người trung gian giúp các bên đối tác thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu quả hơn thông qua nhiều nghiệp vụ ngân hàng. Hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế được thực hiện tại các thị trường xa xôi dẫn đến nhiều rủi ro do các yếu tố vi mô và vĩ mô gây ra. Vì vậy, tài trợ thương mại là cần thiết, nhằm hạn chế rủi ro. Một trong những hình thức tài trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp hoạt động là các tổ chức tín dụng tài trợ bằng chữ “tín”, điển hình là tín dụng chứng từ. Trong những năm qua, ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, phương thức thanh toán bằng thư tín dụng được sử dụng càng nhiều trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều đó cho thấy vai trò của phương thức thanh toán này rất quan trọng trong thanh toán quốc tế, nó góp phần đẩy mạnh phát triển của đất nước. Mỗi loại thư tín dụng có đặc điểm và vai trò khác nhau. Để sử dụng có hiệu quả phương thức tín dụng chứng từ đòi hỏi các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp phải hiểu rõ về từng loại thư tín dụng để sử dụng cho phù hợp. BÀI TIỂU LUẬN: THƯ TÍN DỤNG TUẦN HOÀN (Revolving Letter of credit) Sẽ trình bày những hiểu biết tổng quát về đặc điểm và vai trò của thư tín dụng tuần hoàn dưới góc độ của sinh viên khối kinh tế - ngành tài chính ngân hàng. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THƯ TÍN DỤNG (L/C) 1. Khái niệm và đặc điểm của L/C 1.1 Khái niệm Letter of credit (L/C) là phương thức tín dụng chứng từ thuộc nhóm phương thức tài trợ bằng “Chữ Tín” cho khách hàng, là một văn bản pháp lý được phát hành 3 Tiểu luận TÀI TRỢ THUONG MẠI QUỐC TẾ GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai với một tổ chức tín dụng (thông thường là Ngân Hàng) theo yêu cầu mở của khách hàng (bên mua hoặc bên nhập khẩu) hoặc nhân danh chính mình sẽ phải tiến hành trả tiền theo lệnh của một người thư ba (người hưởng lợi) hoặc chấp nhận trả tiền các hối phiếu do người này kí phát, hoặc ủy quyền cho một Ngân Hàng khác thanh toán, khi các chứng từ quy định được xuất trình phủ hợp với các điều kiện của thư tín dụng. 1.2 Đặc điểm a) L/C sẽ được liên lạc thông qua các kênh ngân hàng và được trả bởi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thông qua thông báo (ngân hàng này ở nước người bán hoặc người thụ hưởng) trong một khoảng thời gian xác định nếu bên bán xuất trình các loại chứng từ hoàn toàn phù hợp. VD: Vận đơn sẽ gồm có bản gốc và nhiều bản sao, hóa dơn lãnh sự, hối phiếu, hợp đồng bảo hiểm… b) L/C sẽ phụ thuộc vào các thông lệ: - Các thông lệ UCP và hoạt động ngân hàng quốc tế - Các thông lệ của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có). 2. Các bên tham gia a) Người xin mở L/C (Applicant): thông thường là người mua hay là tổ chức nhập khẩu. b) Người hưởng lợi (Benificiary): là người bán hay người xuất khẩu hàng hóa. c) Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (The issuing bank): là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ở bên nước người nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận, lựa chọn và dược quy định trong hợp đồng thương mại. Nếu chưa có sự quy định trước người nhập khẩu có quyền lựa chọn. d) Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The advising bank): là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đ. mở. Ngân hàng này thường ở nước người xuất khẩu và có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại lý của ngân hàng phát hành thư tín dụng. Ngoài ra, còn có các ngân hàng khác tham gia vào phương thức thanh toán này: - Ngân hàng xác nhận (The confirming bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng, bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu 4 Tiểu luận TÀI TRỢ THUONG MẠI QUỐC TẾ GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là môt ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu. Thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. - Ngân hàng thanh toán (The paying bank): có thể là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có thể là ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay m.nh thanh toán trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho người xuất khẩu. - Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank): là Ngân hàng đứng ra thương lượng cho bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo L/C. Trường hợp L/C qui định thương lượng tự do th. bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng thương lượng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C qui định thương lượng tại một ngân hàng nhất định. - Ngân hàng chuyển nhượng (The transferring bank) - Ngân hàng chỉ định (The nominated bank) - Ngân hàng hoàn trả (The reimbursing bank), - Ngân hàng đòi tiền (The claiming bank) - Ngân hàng chấp nhận (The accepting bank) - Ngân hàng chuyển chứng từ (The remitting bank) 3. Phân loại 3.1. Phân theo loại hình (styles): - L/C không hủy ngang( Irevocable L/C). - L/C hủy ngang (Revocable L/C) 3.2 Phân theo phương thức sử dụng (uses): - L/C không hủy ngang có giá trị trực tiếp (Irrevocable Straight L/C) - L/C không hủy ngang được chiết khấu (Irrevocable Negotiable L/C) - L/C không hủy ngang không xác nhận (Irrovocable Unconfirmed L/C). - L/C không hủy ngang, có xác nhận (Irrovocable Confirmed L/C). - L/C tuần hoàn (Revolving L/C) - L/C với điều kiện khoản đỏ( Red Clause L/C) - L/C dự phòng ( Standby L/C). - L/C chuyển nhượng (Transferable L/C) - L/C giáp lưng ( Back – To – Back L/C). 3.3 Phân theo thời điểm thanh toán ( payment): - L/C trả ngay (sight L/C) 5 Tiểu luận TÀI TRỢ THUONG MẠI QUỐC TẾ GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai - L/C kỳ hạn trả chậm ( deferred L/C) - L/C kỳ hạn chấp nhận ( acceptance L/C) Chương 2 THƯ TÍN DỤNG TUẦN HOÀN (REVOLVING L/C) 1. Tổng quan về thư tín dụng tuần hoàn 1.1 Khái niệm Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C ) mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực, nó lại (tự động) có giá trị như cũ và được tiếp tục sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng thực hiện. L/C tuần hoàn thường được sừ dụng đối với các trường hợp hàng hóa được mua bán như sau: - Hàng hóa được mua bán thường xuyên - Hàng hóa được mua bán định kỳ - Hàng hóa được mua bán với số lượng lớn, giao nhiều lần trong một thời gian nhất định 6 Tiểu luận TÀI TRỢ THUONG MẠI QUỐC TẾ GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai - Các bên mua bán quen thuộc và tin cậy lẫn nhau, Mục đích sử dụng của L/C tuần hoàn: tránh ứ đọng vốn không cần thiết, có lợi cho cả đôi bên mua bán. 1.2 Đặc điểm Thông thường có 3 cách thức tuần hoàn như sau: - Tuần hoàn tự động (Automatic): Khi L/C trước đã hết giá trị hay thời hạn hiệu lực, L/C sau tự động (đương nhiên) có giá trị như cũ mà không cần có sự thông báo của Ngân hàng mở L/C. - Tuần hoàn bán tự động (Part automatic): Sau một số ngày nhất định kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết giá trị mà Ngân hàng phát hành không có ý kiến gì, thì L/C kế tiếp tự động có giá trị như cũ. - Tuần hoàn không tự động (Restrictive): Nghĩa là L/C tuần hoàn sau muốn có giá trị phải có sự thông báo của Ngân hàng mở L/C. 1.3 Phân loại Có 2 loại L/C tuần hoàn: - L/C tuần hoàn có tích lũy (Cumulative Revolving L/C): Là loại L/C cho phép chuyển kim ngạch L/C trước vào L/C sau và cứ như vậy cho đến L/C cuối cùng. Điều đó có nghĩa là trong thời gian hiệu lực của L/C, người xuất khẩu vì lý do nào đó mà không thực hiện được đủ số lượng, giá trị trên L/C thì qua L/C kế tiếp người xuất khẩu có thể tiếp tục giao hàng kể cả phần số lượng trên L/C trước chưa thực hiện chuyển qua. - L/C tuần hoàn không tích lũy (Non – Cumulative Revolving L/C) là loại L/C tuần hoàn không cho phép chuyển đổi số dư của L/C trước vào L/C sau. 2. Nội dung L/C tuần hoàn cũng bao gồm các điều khoản tương tự như một L/C thông thường như: - Số hiệu L/C (Credit Number) - Địa điểm phát hành L/C - Ngày phát hành L/C (Date of Issue) - Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C - Số tiền, loại tiền, khối lượng đơn giá (Credit Currency and Amount) - Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình L/C - Thời hạn trả tiền của L/C (Date of Payment) - Ngày giao hàng ( Shipment Date) - Nội dung liên quan đến hàng hóa - Nội dung về vận tải giao nhận - Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình 7 Tiểu luận TÀI TRỢ THUONG MẠI QUỐC TẾ GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai Và ngoài ra trên L/C tuần hoàn phải thể hiện rõ nó là một L/C tuần hoàn, ngày hết hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn. Đồng thời phải ghi rõ nó cho phép số dư của L/C trước được cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không. 3. Quy trình nghiệp vụ của L/C tuần hoàn Sau khi đã kí hợp đồng ngoại thương với nhau, trong đó có điều khoản quy đinh phương thức thanh toán sử dụng L/C tuần hoàn thì trình tự các bước tiếp theo như sau: Bước 1: Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà Nhập khẩu làm đơn gửi đến Ngân hàng Phát hành yêu cầu phát hành một L/C cho người thụ hưởng (hoặc đề nghị tu chỉnh L/C). Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, Ngân hàng Phát hành lập một L/C tuần hoàn và gửi cho Ngân hàng Thông báo về việc phát hành L/C (hoặc tu chỉnh L/C) và chuyển L/C (hoặc tu chỉnh L/C) đến nhà xuất khẩu. 8 Tiểu luận TÀI TRỢ THUONG MẠI QUỐC TẾ GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai Bước 3: Khi nhận được thông báo L/C (hoặc tu chỉnh L/C), Ngân hàng Thông báo sẽ thông báo L/C cho nhà Xuất khẩu. Bước 4: Nhà Xuất khẩu nếu chấp nhận L/C (hoặc tu chỉnh L/C) thì tiến hành giao hàng nếu không thì đề nghị nhà Nhập khẩu thông qua Ngân hàng Phát hành sữa đổi bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương. Bước 5: Sau khi giao hàng, nhà Xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho Ngân hàng Phát hành thông qua Ngân hàng Thông báo. Bước 6: Ngân hàng Thông báo kiểm tra và gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng Phát hành. Bước 7: Ngân hàng Phát hành kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C mình phát hành thì tiến hành thanh toán cho nhà Xuất khẩu, nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà Xuất khẩu. Bước 8: Ngân hàng Phát hành ghi nợ nhà Nhập khẩu và gửi bộ chứng từ cho nhà Nhập khẩu. Bước 9: Đồng thời Ngân hàng Thông báo ghi có cho nhà Xuất khẩu. Bước 10: Nhà Xuất khẩu không phải đợi một L/C mới mà sử dụng ngay L/C cũ để lập bộ chứng từ thanh toán và tiến hành giao hàng, trình tự cứ như thế được tiếp tục cho đến khi thực hiện hết tổng giá trị hợp đồng. Lưu ý: Khi tiến hành tu chỉnh L/C tuần hoàn cần phải tuyên bồ rõ ràng nội dung tu chỉnh có giá trị tuần hoàn hay không, hay chỉ có giá trị cho một lần tu chỉnh. 4. Lợi thế và rủi ro khi sử dụng L/C tuần hoàn 4.1 Lợi thế Sử dụng L/C tuần hoàn trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đem lại lợi ích cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu: 4.1.1 Đối với nhà nhập khẩu: - Nhà nhập khẩu tránh được việc ứ động vốn không cần thiết khi phải ký quỹ tại ngân hàng phát hành L/C. Nếu như phải ký quỹ trên tổng giá trị hợp đồng thì số tiền ký quỹ sẽ lớn hơn nhiều so với việc phải ký quỹ trên giá trị L/C, bởi vì giá trị của L/C tuần hoàn nhỏ hơn tổng giá trị của hợp đồng đã được kí kết. 9 Tiểu luận TÀI TRỢ THUONG MẠI QUỐC TẾ GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai - Nhà Nhập khẩu tiết kiệm được thời gian và chi phí do không phải mở L/C nhiều lần. - Nhà nhập khẩu tiết kiệm được chi phí lưu kho, bảo quản khi nhận lương hàng hóa lớn trong cùng một lúc, gay khó khăn cho vấn đề quay vòng vốn. - Nhà nhập khẩu có nguồn hàng ổn định, đặc biệt khi thị trường có lợi thế cho mình. 4.1.2 Đối với nhà Xuất khẩu: Nhà Xuất khẩu không phải chờ đợi L/C mới cũng như có thuận lợi là khi giao hàng nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền ngay trong cùng một L/C 4.2 Rủi ro đặc trưng khi sử dụng L/C tuần hoàn Với khoảng thời gian dài như vậy thì tình hình tài chính của nhà nhập khẩu có thể xấu đi, hoặc có những biến động trên thị trường tiêu thụ, hàng hoá bị ứ đọng mà nhà nhập khẩu vẫn tiếp tục nhập hàng về, không hủy bỏ được L/C. Điều đó có thể dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng phát hành. Để giảm bớt rủi ro cho mình, ngân hàng phát hành nên chỉ định L/C tuần hoàn hạn chế hoặc không tự động hơn là L/C tuần hoàn tự động. KẾT LUẬN 10 [...]... TRỢ THUONG MẠI QUỐC TẾ GVHD: ThS Nguyễn Thị Tuyết Mai Nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ là một nghiệp vụ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến từng doanh nghiệp XNK và tín dụng tuần hoàn đã có cơ hội phát huy vai trò của nó Đó là tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch và mở ra cơ hội cho rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào thư ng mại quốc tế Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy, mặc dù trong thời... chưa áp dụng công nghệ thông tin và hiện đại hoá trong chuyên môn đã dẫn đến những sai sót trong thanh toán ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển và mở rộng các dịch vụ khác Vì vậy mà việc không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng hiện nay vẫn là vấn đề đáng quan tâm TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 Tiểu luận TÀI TRỢ THUONG MẠI QUỐC TẾ GVHD: ThS Nguyễn Thị Tuyết Mai - Giáo trinh THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG... Thị Tuyết Mai - Giáo trinh THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG – - PSG TS Nguyễn Văn Tiến, Học viện Ngân hàng, 2009 Giáo trình THANH TOÁN QUỐC TẾ, GS NGƯT Đinh Xuân Trình, - Trường Đại học Ngoại thư ng, 2006 Và một số tài liệu khác: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2007/12/17/1072/ http://thanhai.wordpress.com/2007/12/20/nh%E1%BB%AFng-r%E1%BB%A7iro-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-g%E1%BA%B7p-trong-thanh-toan-b%E1%BA . acceptance L/C) Chương 2 THƯ TÍN DỤNG TUẦN HOÀN (REVOLVING L/C) 1. Tổng quan về thư tín dụng tuần hoàn 1.1 Khái niệm Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang. 5 Chương 2: Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) 6 1. Tổng quan về thư tín dụng tuần hoàn 6 1.1 Khái niệm 6 1.2 Đặc điểm 6 1.3 Phân loại 6 2. Nội dung 6 3. Quy trình nghiệp vụ của L/C tuần hoàn 7 4 dụng để sử dụng cho phù hợp. BÀI TIỂU LUẬN: THƯ TÍN DỤNG TUẦN HOÀN (Revolving Letter of credit) Sẽ trình bày những hiểu biết tổng quát về đặc điểm và vai trò của thư tín dụng tuần hoàn dưới góc

Ngày đăng: 21/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan